Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Hóa học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 2: Nguyên tử - Năm học 2021-2022
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử).
- Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về nguyên tử, cấu tạo nguyên tử và giải thích tính trung hoà về điện trong nguyên tử.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về nguyên tử, các hạt tạo thành nguyên tử (proton, electron, neutron); Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn để trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Năng lực nhận biết KHTN: Trình bày được mô hình nguyên tử của Ruther¬ford- Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử); Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các hình ảnh về nguyên tử, mỏ hình Rutherford - Bohr để tìm hiểu cấu trúc đơn giản về nguyên tử được học trong bài.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Giải thích được nguyên tử trung hoà về điện; Sử dụng được mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr để xác định được các loại hạt tạo thành của một số nguyên tử học trong bài; Tính được khối lượng nguyên tử theo đơn vị amu dựa vào số lượng các hạt cơ bản trong nguyên tử.
3. Phẩm chất:
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cẩu trong chủ đề bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
Chủ đề 1: NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Bài 2: NGUYÊN TỬ Số tiết: 3 Tiết thep ppct: 1,2,3 Ngày soạn: 15/09/2021 Tuần dạy: 1,2,3 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử). - Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử). 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về nguyên tử, cấu tạo nguyên tử và giải thích tính trung hoà về điện trong nguyên tử. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về nguyên tử, các hạt tạo thành nguyên tử (proton, electron, neutron); Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn để trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên: - Năng lực nhận biết KHTN: Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford- Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử); Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử). - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các hình ảnh về nguyên tử, mỏ hình Rutherford - Bohr để tìm hiểu cấu trúc đơn giản về nguyên tử được học trong bài. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Giải thích được nguyên tử trung hoà về điện; Sử dụng được mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr để xác định được các loại hạt tạo thành của một số nguyên tử học trong bài; Tính được khối lượng nguyên tử theo đơn vị amu dựa vào số lượng các hạt cơ bản trong nguyên tử. 3. Phẩm chất: - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cẩu trong chủ đề bài học. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời sáng tạo) - Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.1) - Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.1) - Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.1) - Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.1) - Phiếu học tập số 5: (nội dung hoạt động 2.1) - Phiếu học tập số 6: (nội dung hoạt động 2.1) - Phiếu học tập số 7: (nội dung hoạt động 2.1) - Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.2) - Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.2) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Xác định vấn đề cần học. b. Nội dung: là phần câu hỏi giới thiệu bài. Từ những vật thể đơn giản như cây bút, quyển vở, chai nước cho đến những công trình nổi tiếng như tháp Eiffel, đều được tạo nên từ chất. Mỗi chất lại được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ. Những hạt đó là gì? c. Sản phẩm học tập: -Mỗi chất lại được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ. Những hạt đó là nguyên tử. -Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ, tạo nên các chất. d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: đọc nội dung phần câu hỏi giới thiệu bài sgk tr 14. Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách và hoàn thành câu trả lời. Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Ø Bước 4: GV nhận xét và kết luận: Vậy hôm nay chúng ta tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến hạt nguyên tử nhé. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1.Tìm hiểu về Mô hình nguyên tử Rutherpord - Bohr a. Mục tiêu: Hiểu sơ lược về nguyên tử và khái quát về mô hình nguyên tử b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 1 sgk tr 14,15,16, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2,3,4,5,6 và 7. Phiếu học tập số 1 1/Những đối tượng nào trong Hình 2.1 ta có thể quan sát bằng mắt thường? Bằng kính lúp? Bằng kính hiển vi? Phiếu học tập số 2 2/Quan sát Hình 2.2, em hãy cho biết khí oxygen, sắt, than chì có đặc điểm chung gì về cấu tạo? Phiếu học tập số 3 3/Theo Rutherford – Bohr, nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Phiếu học tập số 4 4/Quan sát Hình 2.5, hãy cho biết nguyên tử nitrogen và potassium có bao nhiêu a) điện tích hạt nhân nguyên tử? b) lớp electron? c) electron trên mỗi lớp? Phiếu học tập số 5 5/Tại sao nguyên tử trung hòa về điện? Phiếu học tập số 6 Cho biết các thành phần cấu tạo nên nguyên tử trong hình minh hoạ sau: Phiếu học tập số 7 Quan sát Hình 2.6, hãy hoàn thành bảng sau: Để lớp electron ngoài cùng của nguyên tử oxygen có đủ số electron tối đa thì cần thêm bao nhiêu electron nữa? c. Sản phẩm học tập: *Phiếu học tập số 1: 1/ Quan sát bằng mắt thường: Ruột bút chì Quan sát bằng kính lúp: Hạt bụi trong không khí Quan sát bằng kính hiển vi: Tế bào máu, vi khuẩn. *Phiếu học tập số 2: 2/Khí oxygen, sắt, than chì đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ. *Phiếu học tập số 3: 3/Theo Rutherford – Bohr, nguyên tử gồm các electron được sắp xếp thành từng lớp và chuyển động xung quanh hạt nhân theo quỹ đạo giống như hành tinh trong hệ Mặt Trời. Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và phân bố theo từng lớp với số lượng electron nhất định trên mỗi lớp ở vỏ nguyên tử. Lớp đầu tiên gần sát hạt nhân chứa tối đa 2 electron, lớp thứ hai chứa tối đa 8 electron, Các electron được sắp xếp vào các lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết. + Electron, kí hiệu là e, mỗi electron mang điện tích -1 + Proton (kí hiệu là p), mỗi proton mang điện tích +1 Trong nguyên tử, số hạt proton và electron luôn bằng nhau. *Phiếu học tập số 4: 4/- Nguyên tử nitrogen có: + Điện tích hạt nhân nguyên tử là +7 + Có 2 lớp electron + Lớp thứ nhất có 2 electron. Lớp thứ 2 có 5 electron. - Nguyên tử potassium có: + Điện tích hạt nhân nguyên tử là +19 + Có 4 lớp electron + Lớp thứ nhất có 2 electron. Lớp thứ hai có 8 electron. Lớp thứ ba có 8 electron. Lớp thứ tư có 1 electron. *Phiếu học tập số 5: 5/ Mỗi electron mang điện tích -1, mỗi proton mang điện tích +1. Mà trong nguyên tử, số hạt proton và electron luôn bằng nhau. ⇒ Nguyên tử trung hòa về điện. *Phiếu học tập số 6: -Các thành phần cấu tạo nên nguyên tử trong hình minh hoạ: +Hạt nhân: gồm các proton mang điện tích âm và neutron không mang điện. +Lớp electron. +Electron mang điện tích dương. *Phiếu học tập số 7: Số đơn vị điện tích hạt nhân Số proton Số electron trong nguyên tử Số electron ở lớp ngoài cùng 8 8 8 6 Để lớp electron ngoài cùng của nguyên tử oxygen có đủ số electron tối đa là 8 thì cần thêm 2 electron nữa. d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 1, sgk tr 14,15,16. Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình và hoàn thành câu trả lời. Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 1. Mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr 1.1. Sơ lược về nguyên tử - Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ, tạo nên các chất. Ví dụ: + Kim cương được cấu tạo nên từ các nguyên tử carbon. Chú ý: Không thể quan sát nguyên tử bằng kính hiển vi quang học thông thường. Người ta sử dụng kính hiển vi điện tử với độ phóng đại lớn để quan sát nguyên tử. 1.2. Khái quát về mô hình nguyên tử ∎ Theo Ernest Rutherford (1871 – 1937): - Nguyên tử có cấu tạo gồm: + Vỏ tạo bởi một hay nhiều electron (kí hiệu là e), mỗi electron mang điện tích -1. + Hạt nhân ở bên trong chứa các hạt proton (kí hiệu là p), mỗi proton mang điện tích +1. - Trong nguyên tử, số proton = số electron nên nguyên tử trung hòa về điện. - Trong hạt nhân nguyên tử: + Điện tích hạt nhân = tổng điện tích các hạt proton. + Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton. ∎ Sau này, dựa trên mô hình của Rutherford, Niels Bohr đã phát triển một mô hình hoàn thiện hơn về nguyên tử: - Mô hình Rutherford – Bohr: Trong nguyên tử, các electron ở vỏ được xếp thành từng lớp và chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời. Chú ý: Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và phân bố thành từng lớp với số lượng electron nhất định. + Lớp đầu tiên gần sát hạt nhân chứa tối đa 2 electron. + Lớp thứ hai chứa tối đa 8 electron, ∎ Năm 1932, sau khi nghiên cứu sâu hơn về nguyên tử bằng các thiết bị tiên tiến, James Chadwick (1891 – 1974) đã phát hiện ra bên trong hạt nhân còn có hạt không mang điện, gọi là neutron. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về khối lượng nguyên tử a. Mục tiêu: Hiểu về khối lượng nguyên tử b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin ở mục 2 sgk tr 17, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1 và 2. Phiếu học tập số 1 6/Vì sao người ta thường sử dụng amu làm đơn vị khối lượng nguyên tử? Phiếu học tập số 2 Quan sát mô hình dưới đây, cho biết số proton, số electron và xác định khối lượng nguyên tử magnesium (biết số neutron bằng 12) c. Sản phẩm học tập: *Phiếu học tập số 1: 6/Vì khối lượng của nguyên tử rất nhỏ nên để biểu thị khối lượng nguyên tử người ta sử dụng đơn vị khối lượng nguyên tử, viết tắt là amu. 1 amu = 1,6605 × 10-24 gam *Phiếu học tập số 2: Một nguyên tử magnesium (Mg) gồm: 12 proton, 12 electron. Khối lượng nguyên tử Mg bằng 12 + 12 = 24 amu. d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 2, sgk tr 17. Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách và hoàn thành câu trả lời. Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 2. Khối lượng nguyên tử - Khối lượng nguyên tử là khối lượng của một nguyên tử, bằng tổng khối lượng các hạt (proton, neutron và electron) có trong nguyên tử. - Tuy nhiên, khối lượng nguyên tử rất nhỏ nên để biểu thị khối lượng nguyên tử người ta sử dụng đơn vị khối lượng nguyên tử, viết tắt là amu (atomic mass unit, 1 amu = 1,6605 × 10-24 gam). - Proton và neutron có khối lượng xấp xỉ nhau (gần bằng 1 amu); electron có khối lượng rất bé (chỉ bằng khoảng 0,00055 amu). Do đó, có thể xem như khối lượng của hạt nhân là khối lượng của nguyên tử. - Cách tính: Khối lượng nguyên tử = số proton + số neutron. Ví dụ: Nguyên tử magnesium (Mg) trong hạt nhân có 12 proton và 12 neutron ⇒ Khối lượng nguyên tử magnesium (Mg) = 12 + 12 = 24 (amu) 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố và rèn luyện lại những kiến thức về Nguyên tử. b. Nội dung: Hãy hệ thống được một số kiến thức đã học trong bài này bằng sơ đồ tư duy (phần này GV sưu tầm hay tự vẽ đưa vô, mình không có thời gian để làm, nếu không làm xin bỏ qua câu này) c. Sản phẩm học tập: HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung. Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu. Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS báo cáo kết quả, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. b. Nội dung: Làm bài tập 1 và 2 sgk tr 17. 1. Em hãy điền vào chỗ trống các từ, cụm từ thích hợp sau để được câu hoàn chỉnh: 2. Vì sao nói khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử? c. Sản phẩm học tập: 1/(1) vô cùng nhỏ; (2) trung hòa về điện; (3) hạt nhân; (4) điện tích dương; (5) vỏ nguyên tử; (6) các electron; (7) điện tích âm; (8) chuyển động; (9) sắp xếp 2/Proton và neutron có khối lượng xấp xỉ bằng nhau (gần bằng 1 amu). Electron có khối lượng rất bé (chỉ khoảng bằng 0,00055 amu), nhỏ hơn rất nhiều lần so với khối lượng của proton và neutron. Do đó khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử. d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: như mục Nội dung. ØBước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà ØBước 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ: HS làm và nộp bài cho GV qua zalo cá nhân v.v ØBước 4: GVnhận xét bài làm, chọn một số bài làm tốt (có thể cho điểm) ở tiết học sau.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_bai.docx