Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Vật lý - Bài 1 đến 21 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Dũng

Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Vật lý - Bài 1 đến 21 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Dũng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trình bày và vận dụng được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn KHTN.

• Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

• Thực hiện các kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo

• Làm được báo cáo, thuyết trình

• Sử dụng được một số dụng cụ đo.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đểu tích cực tham gia thảo luận các câu hỏi, nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vân để trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :

- Năng lực nhận biết KHTN: Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên và các kĩ năng tiến trình (quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo) để tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên trong học tập môn Khoa học tự nhiên

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Làm được báo cáo, thuyết trình; Sửdụng được một số dụng cụ đo (dao động kí, đóng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện).

3. Phẩm chất:

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

 

doc 164 trang phuongtrinh23 27/06/2023 1260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Vật lý - Bài 1 đến 21 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: MỞ ĐẦU
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 5 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày và vận dụng được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn KHTN.
Phương pháp tìm hiểu tự nhiên
Thực hiện các kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo
Làm được báo cáo, thuyết trình
Sử dụng được một số dụng cụ đo. 
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đểu tích cực tham gia thảo luận các câu hỏi, nhiệm vụ học tập 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vân để trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập 
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : 
- Năng lực nhận biết KHTN: Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên và các kĩ năng tiến trình (quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo) để tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên trong học tập môn Khoa học tự nhiên 
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Làm được báo cáo, thuyết trình; Sửdụng được một số dụng cụ đo (dao động kí, đóng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện).
3. Phẩm chất: 
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
Dựa vào mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất liên quan đến bài học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo viên:
Chuẩn bị các hình ảnh liên quan.
Mô hình máy dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện. 
Học sinh: 
Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. 
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là đọc và xem phần mở đầu bài học) 
a) Mục tiêu: 
- Giúp HS nhận biết, tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng được kiến thức , kĩ năng đã học vào trong cuộc sống
- giới thiệu được các phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập, một số kĩ năng học tập môn KHTN, biết được công dụng và hoạt động của một vài dụng cụ đo. 
b) Nội dung:
- Học sinh đọc trước phần giới mở bài .
c) Sản phẩm: 
- Kiến thức thực tế của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Cho HS đọc phần mở bài .
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV..
- Giáo viên: giải thích và dẫn dắt HS vào nội dung bài mới.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS ghi tựa bài vào vở
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh lắng nghe:
- Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
a) Mục tiêu: 
- Vận dụng các phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong thực tế.
- Tiến trình tìm hiểu tự nhiên hay phương pháp tìm hiểu tự nhiên phải thực hiện đủ 5 bước. 
b) Nội dung: 
- Thiết lập được 5 bước khi tìm hiểu tự nhiên.
- Ví dụ minh họa về phương pháp tìm hiểu tự nhiên khi nghiên cứu về sự sinh trưởng của thực vật. 
- Chú ý khi hướng dẫn HS ở bước 4 thực hiện kế hoạch. Khi giả thiết sai thì quay lại bước 2: xây dựng giả thuyết mới. Nếu giả thuyết đúng thì đưa ra kết luận. 
- Tìm hiểu các kĩ năng học tập môn KHTN: như quan sát, phân tích, liên kết, đo đạc, dự báo, báo cáo và thuyết trình.
- Tìm hiểu 1 vài dụng cụ đo như máy dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện. 
c) Sản phẩm: 
- HS nắm được kiến thức, các bước để tiến trình tìm hiểu tự nhiên. 
- HS nắm được một số kĩ năng học tập môn KHTN 
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 2.1: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Từ việc quan sát sơ đồ các bước phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong SGK, GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên qua việc phân tích các tình huống giới thiệu trong SGK. GV yêu cầu HS nêu được một số ví dụ minh hoạ và trả lời hoàn chỉnh cho các câu hỏi luyện tập.
- GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỏi nhóm quan sát sơ đồ các bước phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong SGK (hoặc dùng máy chiếu phóng to hình), hướng dẫn từng nhóm HS quan sát một cách tổng quát đến chi tiết nội dung từng bước có trong sơ đồ và các tình huống minh hoạ đưa ra trong SGK, giúp các nhóm hoàn thành nhiệm vụ luyện tập
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiến hành quan sát 5 bước về phương pháp tìm hiểu tự nhiên.
- Chia nhóm theo yêu cầu của GV: phân tích và tìm hiểu từng bước trong sơ đồ và cho ví dụ minh họa trong từng bước.
- Lưu ý các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên: khi giả thuyết sai thì ta quay lại hình thành giả thuyết mới. 
- Trả lời các câu hỏi trong phần luyện tập. 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
- HS: tất cả các nhóm đều thảo luận và chuẩn bị sẵn sàng nội dung cần trình bày khi được GV gọi. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung: phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua 5 bước: quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu, hình thành giả thuyết, lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết, thực hiện kế hoạch và kết luận. 
I.Phương pháp tìm hiểu tự nhiên
- phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống được thực hiện qua các bước: (1) quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu, (2) hình thành giả thuyết, (3) lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết, (4) thực hiện kế hoạch và (5) kết luận
Hoạt động 2.2: Kĩ năng học tập môn KHTN
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Cho quan sát Hình 1.1, 1.2 cùng các thông tin trong SGK, HS cần nêu được một số kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên.
- GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát Hình 1.1, 1.2 cùng các thông tin trong SGK tìm hiểu các kĩ năng học tập môn KHTN để thuyết trình phần hiểu của mình về từng kĩ năng thông qua phiếu học tập số 1. 
- GV hướng dẫn từng nhóm HS quan sát và trả lời câu hỏi trong phần luyện tập 
- Sau khi biết được các kĩ nàng tìm hiểu cơ bản, GV hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ năng viết báo cáo và thuyết trình. Cho HS viết báo cáo và thuyết trình tại lớp để các bạn góp ý và nhận xét. GV Chỉ ra cho HS thấy sự thành công của việc tìm hiểu tự nhiên bảng cách thuyết phục người nghe qua bài báo cáo và thuyết trình.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động nhóm để tìm hiểu các kĩ năng học tập môn KHTN.
- Hoàn thành phiếu học tập số 1.
- Trả lời các câu hỏi trong phần luyện tập.
- Lựa chọn một đề tài để viết báo cáo và thuyết trình trình theo yêu cầu của GV
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
- Hoàn thành và kiểm tra phiếu học tập của các nhóm
- Đại diện nhóm thuyết trình và trả lời câu hỏi của nhóm khác và GV 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung về các kĩ năng học tập môn KHTN 
- Nhận xét phần thuyết trình và rút ra kết luận làm sao để bài thuyết trình của mình thuyết phục được người nghe và sinh động. 
II. Kĩ năng học tập môn KHTN
Để học tốt môn KHTN, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện một số kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình
Hoạt động 2.3: Một số dụng cụ đo
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho hs đọc thông tin và quan sát Hình 1.3 trong SGK để HS nhận biết được vai trò và ứng dụng của một số dụng cụ đo. Qua đó, HS sẽ biết cách sử dụng một số dụng cụ đo phục vụ việc học tập ở môn KHTN lớp 7..
- GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát Hình 1.3, 1.4 ở SGK về hoạt động và cấu tạo của máy dao động kí. 
- GV cho HS quan sát hình 1.5 đồng hồ đo thời gian hiện số và hình 1.6 cổng quang điện. Sau đó đặt ra các câu hỏi liên quan về cấu tạo và hoạt động của dụng cụ để HS trả lời. 
- GV hướng dẫn từng nhóm HS quan sát và trả lời câu hỏi trong phần luyện tập 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động nhóm để tìm hiểu về máy dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện
- Trả lời các câu hỏi trong phần luyện tập.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
- Trả lời theo yêu cầu của GV. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung về một số dụng cụ đo. 
III. Một số dụng cụ đo
Dao động kí là thiết bị có thể hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian (giúp chúng ta biết được dạng đồ thị của tín hiệu theo thời gian)
Đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện có thể tự động đo thời gian. 
3. Hoạt động 3: Cũng cố - luyện tập 
a) Mục tiêu: 
- Hệ thống được một số kiến thức đã học. 
b) Nội dung:
- HS làm được các bài tập GV giao .
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c) Sản phẩm: 
- HS làm được bài tập và hoàn thành tốt sơ đồ tư duy .
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm bài tập 1 trang 13
- Tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Hoàn thành bài tập
- Viết được sơ đồ tư duy
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- làm bài tập vào vở và kiểm tra lẫn nhau 
- GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. 
b) Nội dung: 
- Cho HS viết 1 bài báo cáo với nội dung tùy ý. 
c) Sản phẩm: 
- bài báo cáo của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu mỗi HS viết 1 bài báo cáo nọp cho GV sau 1 tuần . 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Sản phẩm bài báo cáo của các HS
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tuần sau.
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn KHTN
Họ và tên: 
Lớp: . Nhóm: 
Bước 1: Học sinh hoàn thành cá nhân các câu hỏi sau
H1. Nêu tên một số kĩ năng học tập môn KHTN?
 .
H2. Hãy nêu sự khác biệt về các kĩ năng trên?
 .
Bước 2: HS trao đổi trong nhóm 4 và
Trong kĩ năng thuyết trình, các em cần làm gì để bài thuyết trình của mình trở nên sinh động và hấp dẫn.?
TUẦN 10
Ngày soạn: 01/11/2022
Ngày dạy:
Tiết 37;38;39;40
BÀI 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng.
Tốc độ = quãng đường vật đi / thời gian đi quãng đường đó.
Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. Các hoạt động trong bài học này đặc biệt nhân mạnh đến khả năng tư duy độc lập của HS.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực tham gia thảo luận nhóm (cặp đôi).
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Để xuất được cách xác định tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tính được tốc độ trong những tình huống nhất định. 
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : 
Năng lực nhận biết KHTN: Hiểu được ý nghĩa vật lí của tỏc độ và liệt kê được một só đơn vị tốc độ thường dùng.
Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Phân tích, so sánh các kiểu chuyển động và thiết lập được công thức tính tốc độ trong chuyến động.
Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Tính được tốc độ chuyển động trong những tình huống nhất định.
3. Phẩm chất: 
Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các phép toán.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo viên:
- Bài giảng điện tử; tranh ảnh các hình 8.1, bảng 8.2, 8.2/SGK.
- Phiếu học tập số 1, 2, 3, 4.
Học sinh: 
Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. 
III. Tiến trình dạy học	
1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là ý nghĩa tốc độ? Công thức tính tốc độ, đơn vị tốc độ) 
a) Mục tiêu: 
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu ý nghĩa tốc độ, công thức tính tốc độ và đơn vị tốc độ. Tạo hứng thú cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi: 
“Có những cách nào để xác định được HS chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy?"
c) Sản phẩm: HS đưa ra các giải đáp theo ý kiến cá nhân như:
- Tính thời gian chạy ít nhất.
- Tính quãng đường chạy trong một khoảng thời gian nào đó.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chiếu hình ảnh các học sinh đang thi chạy
- GV yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân trả lời phiếu học tập câu hỏi: “Có những cách nào để xác định được HS chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy?" trong 2 phút.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập.
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu ý nghĩa tốc độ
a) Mục tiêu: Từ bảng 8.1 SGK ( Phiếu học tập 2) học sinh đi đến kết luận rằng muốn xác định độ nhanh hay chậm của chuyển động, thì phải so sánh quãng đường vật đi được trong 1 giây, từ đó rút ra ý nghĩa vật lí của tốc độ.
b) Nội dung: 
GV yêu cầu học sinh thực hiện phiếu học tập 2 theo nhóm
c) Sản phẩm: 
- HS dựa vào thời gian chạy của bốn HS trên cùng một quãng đường để xếp hạng thứ tự cột 3 như sau: 
HS
Thứ tự xếp hạng
A
2
B
1
c
3
D
4
HS dựa vào thứ tự xếp hạng để tìm cách tính quãng đường chạy được trong 1 s của mỗi HS và hoàn thành cột 4 như sau: 
HS
Quãng đường chạy trong 1 s (m)
A
6,0
B
6,3
c
5,5
D
5,2
- Sau khi HS hoàn thành bảng 8.1, GV dẫn dắt học sinh đến khái niệm: Tốc độ là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ học tập theo nhóm, xác định chuyển động của HS nào là nhanh, HS nào chậm dựa vào thông tin bảng 8.1/ SGK
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận theo nhóm, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập 2. 
So sánh thời gian chạy trên cùng quãng đường 60 m của mỗi HS, HS nào có khoảng thời gian ngắn nhất là HS đó chuyển động nhanh nhất.
So sánh quãng đường chạy được trong cùng khoảng thời gian 1 s của mỗi HS, HS nào có quãng đường lớn nhất là HS đó chuyển động nhanh nhất.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV yêu cầu HS hoàn thành các câu sau:
Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động (1)... hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.
Trong cùng một khoảng thời gian, nêu quãng đường chuyển động (2)... hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.
Chuyển động nào có quãng đường đi được trong mỗi giây (3)... hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.
Dự kiến trả lời: (1) nhỏ; (2) lớn; (3) lớn.
- GV nhận xét và chốt nội dung: Tốc độ là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
I. Tốc độ:
1) Tìm hiểu về ý nghĩa tốc độ:
- Tốc độ là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu công thức tính tốc độ
Mục tiêu: Tìm hiểu và áp dụng được công thức tính tốc độ
Nội dung: Để tính tốc độ, ta cần:
Xác định quãng đường vật đi được.
Xác định thời gian vật đi hết quãng đường đó.
Tốc độ = 
Sản phẩm: 
HS đưa ra được công thức :
Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh thực hiện phiếu học tập 3: tính tốc độ của người đi xe đạp hình 8.1. 
- GV thông báo: Nếu kí hiệu tốc độ là , quãng đường vật đi là và thời gian đi quãng đường là thì công thức tính tốc độ sẽ là gì?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện phiếu học tập 3 theo nhóm.
- HS thực hiện câu trả lời theo cặp đôi đưa ra công thức tính tốc độ. 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Tốc độ chuyển động của một vật được xác định bằng chiều dài quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian.
Công thức: 
2) Tìm hiểu công thức tính tốc độ:
- Tốc độ chuyển động của một vật được xác định bằng chiều dài quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian.
- Công thức: 
Hoạt động 2.3. Đơn vị tốc độ: 
Mục tiêu: Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.
Nội dung:
- Hs đọc thông tin SGK kết hợp với sự tư duy để đưa ra được một số đơn vị tốc độ thường dùng như m/s, km/h....
- Thực hiện đổi các đơn vị tốc độ 
Sản phẩm: 
HS nêu được đơn vị tốc độ chính thức ở nước ta là m/s và km/h. Ngoài ra còn có các đơn vị khác m/ min, cm/s .
HS biết cách biến đổi các đơn vị với nhau
Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK để biết được các đơn vị tốc độ
- GV yêu cầu HS thực hiện phiếu học tập 4: Đổi tốc độ của các phương tiện giao thông trong bảng 8.2 ra đơn vị m/s
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện đọc thông tin SGK tìm hiểu về đơn vị tốc độ. 
- HS thực hiện phiếu học tập 4 theo nhóm.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Trong hệ đơn vị đo lường chính thức ở nước ta, đơn vị tốc độ là mét trên giây (m/s) và kilômét trên giờ (km/h).
II. Đơn vị tốc độ:
- Trong hệ đơn vị đo lường chính thức ở nước ta, đơn vị tốc độ là mét trên giây (m/s) và kilômét trên giờ (km/h). 
- Ngoài ra, tốc độ còn có thể đo bằng các đơn vị khác như: mét trên phút (m/min), xentimét trên giây (cm/s), milimét trên giây (mm/s), 
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: 
- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung:
- Áp dụng kiến thức đã học trả lời: Vì sao ngoài đơn vị m/s, trong thực tế người ta còn dùng các đơn vị tốc độ khác? Nêu ví dụ minh hoạ.
- Một ca nô chuyển động trên sông với tốc độ không đổi 30 km/h. Tính thời gian
để ca nô đi được quãng đường 15 km
c) Sản phẩm: 
- HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên vở ghi.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân: Vì sao ngoài đơn vị m/s, trong thực tế người ta còn dùng các đơn vị tốc độ khác? Nêu ví dụ minh hoạ.
- Một ca nô chuyển động trên sông với tốc độ không đổi 30 km/h. Tính thời gian
để ca nô đi được quãng đường 15 km
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên vào vở ghi.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhấn mạnh nội dung câu trả lời
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Phát triển năng lực tự học và năng lực vận dụng kiên thức, kĩ năng đã học 
b) Nội dung: 
- Áp dụng công thức vào bài tập cụ thể
BT1. Một đoàn tàu hoả đi từ ga A đến ga B cách nhau 30 km trong 45 phút. Tính tốc độ của đoàn tàu.
BT2. Một ô tô chuyển động trên đoạn đường đầu với tốc độ 54 km/h trong 20 phút,
sau đó tiếp tục chuyển động trên đoạn đường kế tiếp với tốc độ 60 km/h trong 30 phút. Tổng quãng đường ô tô đi được trong 50 phút tính từ lúc bắt đầu chuyển động là bao nhiêu? 
c) Sản phẩm: 
- HS áp dụng được công thức để giải được bài tập 1 và 2 
BT1. Cho biết
s = 30 km
t = 45 min = 0,75 h
Giải:
Tốc độ của đoàn tàu là: 
(km/h)
Đáp số: 40 km/h
BT2. Cho biết
 54 km/h
20 min = h
 60 km/h
30 min =0,5 h
S = ? 
Giải:
Quãng đường đầu ô tô đã đi là: 
. = 54. = 18 (km)
Quãng đường kế tiếp ô tô đã đi là: 
.= 60. 0,5 = 30 ( km)
Tổng quãng đường ô tô đi được trong 50 phút là: 
S = S1+ S2 = 18 + 30 = 48 (km)
Đáp số : S = 48 km
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Yêu cầu mỗi 1, 3, 5 thực hiện giải bài tập 1, nhóm 2,4,6 thực hiện giải bài tập 2 trong thời gian 7 phút 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Sản phẩm của các nhóm
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét đánh giá 
IV. PHỤ LỤC: 
PHIẾU HỌC TẬP 1
Bài 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG
Họ và tên: 
Lớp: . Nhóm: 
“Có những cách nào để xác định được HS chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy?"
 ....
PHIẾU HỌC TẬP 2
Bài 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG
Lớp: . Nhóm: 
Tên các thành viên: 
	Các em hãy hoàn thành bảng 8.1 
PHIẾU HỌC TẬP 3
Bài 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG
Lớp: . Nhóm: 
Trình bày cách tính tốc độ của người đi xe đạp Hình 8.1
	PHIẾU HỌC TẬP 4
Bài 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG
Lớp: . Nhóm: 
HÃY ĐỔI TỐC ĐỘ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TRONG BẢNG 8.2 RA ĐƠN VỊ m/s
 BÀI 9: ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG - THỜI GIAN
Thời gian thực hiện: 03 tiết
Mục tiêu:
1. Kiến thức:
– Vẽ được đồ thị quãng đường - thời gian cho chuyển động thẳng.
– Từ đồ thị quãng đường - thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi 
(hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách biểu diễn quãng đường đi được của một vật chuyển động thẳng đều theo thời gian; Từ đồ thị quãng đường – thời gian, đề xuất được cách tìm tốc độ chuyển động. 
2.2.Năng lực khoa học tự nhiên: 
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết đọc đồ thị quãng đường – thời gian.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho vật chuyển động thẳng. Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi, tốc độ hoặc thời gian chuyển động. 
3. Phẩm chất:
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với năng lực của bản thân.Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập. 
- Tự tin đề xuất cách giải quyết vấn đề sáng tạo. Dựa vào mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất liên quan đến bài học. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo viên:
- Phiếu học tập, hình 9.1 phóng to, Bảng 9.1, Bảng 9.2, máy tính, hiệu ứng canô chuyển động...
2.Học sinh: 
- Bài cũ ở nhà.
- Sách giáo khoa, sách bài tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b) Nội dung: tìm cách để mô tả chuyển động của một vật nào đó.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ví dụ như vẽ đường đi....
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: ở bài trước chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về tốc độ, tốc độ và đơn vị đo của tốc độ, tốc độ chính là đại lượng cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động và được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách để mô tả chuyển động của một vật nào đó 1 cách đơn giản nhất.
- Vậy theo em trong thực tế đời sống hằng ngày ví dụ muốn mô tả chuyển động của ô tô đi từ đà lạt đến Thành phố Hồ chí Minh thì người ta làm thế nào ?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ: nêu tên các cách như dựa vào bản đồ, định vị GPS...
*Báo cáo kết quả và thảo luận
HS hoạt động nhóm kể tên các cách mô tả chuyển động của mô tô.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên đặt vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để xác định quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = v.t ta làm ntn? Như vậy để mô tả chuyển động của một vật ta có thể sử dụng đồ thị quãng đường -thời gian.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới – Vẽ đồ thị quãng đường thời gian
Hoạt động 2.1: Lập bảng ghi số liệu quãng đường – thời gian
a) Mục tiêu: : Từ bảng số liệu mô tả chuyển động của một vật chuyển động thẳng với tốc độ không đổi, GV hướng dẫn HS tìm cách vẽ biểu diễn sự thay đổi của quãng đường theo thời gian.
b) Nội dung: 
- Hs Tiến hành phân tích bảng số liệu 9.1 về quãng đường đi được của một canô
c) Sản phẩm: 
Học sinh xác định được thời gian để ca nô đi được quãng đường nào đó khi biết được tốc độ, Hoặc xác định được vị trí sắp đến của cano khi biết tốc độ và thời gian dự kiến...
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giải thích về chuyển động thẳng với tốc độ không đổi, sau đó giới thiệu bảng số liệu 9.1 về quãng đường đi được của một ca nô.
- GV phát phiếu học tập số 1 và yêu cầu học sinh thực hiện nhóm theo yêu cầu viết trên phiếu.
Dựa vào Bảng 9.1, hãy thực hiện các yêu cầu sau:
Xác định thời gian để ca nô đi được quãng đường 60 km.
Tính tốc độ của ca nô trên quãng đường 60 km.
Dự đoán vào lúc 9 h 00, ca nô sẽ đi đến vị trí cách bến bao nhiêu km. Cho biết tốc độ của ca nô không đổi.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
- Hs thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi yêu cầu của Gv
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
Từ 6 h đến 8 h là 2,0 h.
Tốc độ: h = 30 km/h.
Từ 8 h đến 9 h, ca nô đi thêm quãng đường 30 km. Vậy ca nô đi được đoạn đường tổng cộng 90 km tức là cách bến 90 km.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung về chuyển động , các vị trí của vật ở các thời điểm khác nhau, vạch ra trong không gian một đường thẳng hay đường cong liên tục nào đó ta gọi là quỹ đạo chuyển động. Vậy quỹ đạo chuyển động chính là đường tạo bởi tập hợp tất cả các vị trí của vật trong không gian, trong suốt quá trình chuyển động.
Vậy là từ cái bảng số liệu này thì chúng ta có thể khai thác được các thông tin về thời gian chuyển động của vật, quãng đường chuyển động của vật và có thể đưa ra được dự đoán vị trí của vật trong một khoảng thời gian hoặc một thời điểm nhất định nào đó. Như vậy nãy giờ chúng ta đã cùng nhau mô tả chuyển động bằng cách lập bảng ghi số liệu quãng đường – thời gian
1.Lập bảng ghi số liệu quãng đường – thời gian
Hoạt động 2.2: Vẽ đồ thị quãng đường thời gian
a) Mục tiêu: vẽ biểu diễn sự thay đổi của quãng đường theo thời gian.
b) Nội dung: nắm được cách mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được và thời gian đi hết quãng đường đó.
c) Sản phẩm: 
vẽ được đồ thị quãng đường thời gian:
- Đồ thị quãng đường - thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian.
- Ý nghĩa của đồ thị quãng đường thời gian: Giúp ta đọc nhanh quãng đường đi được của vật chuyển động theo thời gian mà không cần tính toán đồng thời dự đoán quãng đường vật đi được theo thời gian.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV : Vẽ hai trục vuông góc cắt nhau tại điểm O như hình 9.1 gọi là 2 trục tọa độ
Trục nằm ngang Ot biễu diễn thời gian theo một tỉ lệ thích hợp. Trên hình 9.1 mỗi độ chia tương ứng với 0,5h.
Trục thẳng đứng Os biễu diễn độ dài quãng đường theo một tỉ lệ thích hợp. Trên hình mỗi độ chia tương ứng với 15km.
Xác định các điểm có giá trị S và t tương ứng trong bảng 9.1
_ Điểm gốc O xác định nơi xuất phát của ca nô có s = 0h, t = 0km
Hãy xác định các điểm còn lại.
Điểm A(t = 0,5h; s= 15km)
Điểm B(t = 1h; s= 30km)
Điểm C(t = 1,5h; s= 45km)
Điểm D(t = 2h; s= 60km).
Sau khi các em xác định các điểm A, B, C, D các em nối các điểm A,B,C,D là các em được đồ thị biễu diễn quãng đường và thời gian.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: thực hiện theo hướng dẫn của Gv: xác định các điểm A,B,C,D trên đồ thị
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi đại diện các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung về cách vẽ đồ thị
Vẽ đồ thị quãng đường thời gian
Hoạt động 2.3: Vận dụng đồ thị quãng đường – Thời gian
a) Mục tiêu: 
- Từ đồ thị quãng đường, thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (Hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật)
b) Nội dung: 
- HS đọc nội dung SGK và kết hợp hoạt động nhóm để trả lời các câu hỏi theo các bước hướng dẫn của GV.
- Rút ra kết luận về các bước tìm được quãng đường vật đi (Hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật) từ đồ thị quãng đường, thời gian cho trước
c)Sản phẩm: 
Đáp án Phiếu học tập: 
Câu 1:
a. Cách tìm quãng đường s c

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_1_den_21_nam_hoc_2022_20.doc