Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Bài 21 đến 34

Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Bài 21 đến 34

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

2. Năng lực:

a) Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, sơ đồ sự sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm, hợp tác cùng nhau trong thực hiện hoạt động quan sát và phân tích sơ đồ sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra câu trả lời của mình cho tình huống thực tế sau khi xem xong video quảng cáo nước giải khát bù nước, bổ sung các chất điện giải cho cơ thể.

b) Năng lực khoa học tự nhiên :

- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết, phân biệt được sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật qua quan sát và phân tích sơ đồ.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu về sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, động vật.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Xác định được cơ chế của các hiện tượng thực tế như toát mồ hôi, thở nhanh, nhịp tim tăng khi vận động hay lao động nặng. Xác định được cơ chế của việc bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể

3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.

 

docx 61 trang phuongtrinh23 27/06/2023 700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Bài 21 đến 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 21: KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA
NĂNG LƯỢNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
2. Năng lực:
a) Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, sơ đồ sự sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm, hợp tác cùng nhau trong thực hiện hoạt động quan sát và phân tích sơ đồ sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra câu trả lời của mình cho tình huống thực tế sau khi xem xong video quảng cáo nước giải khát bù nước, bổ sung các chất điện giải cho cơ thể.
b) Năng lực khoa học tự nhiên : 
- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết, phân biệt được sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật qua quan sát và phân tích sơ đồ. 
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu về sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, động vật.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Xác định được cơ chế của các hiện tượng thực tế như toát mồ hôi, thở nhanh, nhịp tim tăng khi vận động hay lao động nặng. Xác định được cơ chế của việc bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể 
3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. 
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Hình ảnh minh họa cho sự sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây và con gà.
- Hình ảnh các sản phẩm bù nước, các hoạt động như vận động, lao động nặng...
- Video quảng cáo nước uống bù nước, bổ sung các chất điện giải...
2. Học sinh: 
- Bài cũ ở nhà.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. 
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là xem video quảng cáo nước uống bù nước, bổ sung các chất điện giải)
a) Mục tiêu: 
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập vì sao cần phải bù nước, bổ sung các chất điện giải cho cơ thể sau khi vận động nhiều, lao động nặng.
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện thảo luận nhóm 4, đưa ra câu trả lời cho tình huống quảng cáo đề cập đến.
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập KWL. HS làm rõ 2 vấn đề:
+ Hiện tượng gì xảy ra sau khi vận động nhiều hoặc lao động nặng?
+ Việc uống nhiều nước hay các loại nước giải khác có tác dụng gì? Cơ chế?
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chiếu video quảng cáo
- GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu viết trên phiếu trong 5 phút.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập.
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày 1 nội dung trong phiếu.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên vào bài thông qua tình huống được đề cập trong video quảng cáo và qua phần thảo luận của HS đã trình bày: Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: theo mục tiêu SGK.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
a) Mục tiêu: 
- Nêu được khái niệm của trao đổi chất.
- Nêu được khái niệm của chuyển hóa năng lượng.
- Nêu được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
b) Nội dung: 
- Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, hình ảnh minh họa và trả lời các câu hỏi sau:
Hình 1 Hình 2
Hình 3 Hình 4
H1. Theo các em, sơ đồ ở hình 1, 2 mô tả điều gì?
H2. Ở hình 3, 4 là trao đổi chất hay là chuyển hóa năng lượng?
H3. Xác định dạng năng lượng chuyển hóa ở hình 3, 4.
- HS hoạt động nhóm đôi và xung phong trả lời qua trò chơi “Cặp đôi hoàn hảo nhất”
- HS hoạt động cá nhân nghiên cứu tài liệu và qua hoạt động trên, HS trả lời câu hỏi:
H4. Phát biểu khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về sơ đồ sự trao đổi chất và quá trình chuyển hóa năng lượng ở thực vật và động vật
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi, tìm hiểu thông tin về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong SGK trả lời câu hỏi H1,H2, H3.
- GV yêu cầu HS lấy giấy A3/bảng nhóm để trả lời câu hỏi.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra giấy A3/bảng nhóm.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
HS tham gia trò chơi “Cặp đôi hoàn hảo”. GV cho HS nhanh tay giơ bảng, chọn 3 cặp nhanh nhất để tham gia “Cặp đôi hoàn hảo”. Các cặp đôi mang bảng lên bảng, lần lượt trình bày. Cặp đôi trả lời đúng nhất sẽ trở thành cặp đôi hoàn hảo nhất.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung Khái niệm Sự trao đổi chất và mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
I. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
- Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường , biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống , đồng thời trả lại môi trường các chất thải.
- Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
Hoạt động 2.2: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra câu hỏi tình huống giả định: Nếu chúng ta nhịn ăn, nhịn uống hoặc cây xanh không được tưới nước thì điều gì sẽ xảy ra? 
- Từ đây cho thấy giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có mối quan hệ như thế nào với nhau?
- Gv chiếu hình 21.1, 21.2 . Yêu cầu HS quan sát , đọc thông tin mục II , nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sự sinh trưởng của cây khoai tây và con gà.
- Lấy thêm được VD về vai trò của trao đổi chất và chuyên hóa năng lượng
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoạt động cá nhân, đưa ra quan điểm của mình.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một vài HS trả lời.
Câu 1.
- Mọi cơ thể sống đều không ngừng trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng với môi trường, khi trao đổi chất dừng lại thì sinh vật sẽ chết. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò đảm bảo cho sinh vật tồn tại.
- Ở cây khoai tây (Hình 21.1): trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản.
- Ở con gà (Hình 21.2): trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, vận động và sinh sản. 
Câu 2. Ví dụ
- Hạt nảy mầm và phát triển được ở cây con là nhờ trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp tế bào lớn lên và phân chia.
- Sau khi chúng ta ăn vào, cơ thể sẽ phân hủy các năng lượng chứa trong phân tử thức ăn, gọi là glucose và chuyển hóa thành glycogen, đây là nguồn dự trữ năng lượng của cơ thể. Ngược lại khi chúng ta đói, cơ thể thiếu năng lượng, cơ thể phân giải glycogen thành đường giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
* Lồng ghép giáo dục về chăm sóc sức khỏe (đặc biệt trong cách giảm cân) hay bảo vệ chăm sóc cây cối . 
II. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
- Mọi cơ thể sống đều không ngừng trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng với môi trường, khi trao đổi chất dừng lại thì sinh vật sẽ chết. 
à Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò đảm bảo cho sinh vật tồn tại.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: 
Củng cố cho HS kiến thức về các nhóm thực vật và vai trò của thực vật
b) Nội dung: Câu hỏi luyện tập
1, Chọn từ, cụm từ phù hợp hoàn thành đoạn thông tin sau
Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường , (1).. chúng thành các chất (2) cho cơ thể và tạo (3) cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại môi trường các (4).
Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi (5) từ dạng này sang dạng khác
2, Cho các yếu tố nước uống, carbon dioxide, Oxygen, năng lượng nhiệt, chất thải, thức ăn. Xác định những yếu tố mà cơ thể lấy vào, thải ra
c) Sản phẩm:
Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập do học sinh thực hiện
Câu 1 : 
1, biến đổi
	2, cần thiết
	3, năng lượng 
	4, chất thải
	5, năng lượng
Câu 2 : Lấy vào : nước uống, Oxygen, thức ăn
	Thải ra : carbon dioxide, năng lượng nhiệt, chất thải
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gv chiếu bài tập, yêu cầu HS hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi ra vở bài tập
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
* Báo cáo kết quả
- GV có thể hỏi theo từng câu, hoặc nhận xét vở 1 số HS.
* Kết luận, đánh giá
- Đánh giá qua Rubrics theo các mức độ nhận thức.
Phiếu đánh giá mức độ thực hiện Luyện tập
Mức ĐG
Mức biết
Mức hiểu
Mức vận dụng
Tiêu chí
Trả lời được Câu 1- Phần luyện tập.
Hoàn thành bài tập điền từ ở Câu 1
Trả lời được Câu 2- Phần luyện tập.
Hoàn thành bài tập điền từ ở Câu 1.
Trả lời được Câu 2- Phần luyện tập.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. 
b) Nội dung: 
- Dựa vào kiến thức đã học hoàn thành sơ đồ tư duy tổng kết bài học
- Yêu cầu HS tìm hiểu để trả lời câu hỏi: Tại sao trời nắng nóng cây có hiện tượng bị héo lá, người cảm thấy nhanh khát nước?
c) Sản phẩm: 
- Sơ đồ tư duy và câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS:
+ Khái quát lại nội dung trọng tâm của bài đã học bằng sơ đồ tư duy vào vở học.
+ Trả lời câu hỏi: Tại sao trời nắng nóng một số cây có hiện tượng bị héo lá, người cảm thấy nhanh khát nước?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm và trả lời câu hỏi.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Câu trả lời của HS.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, góp ý.
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 21: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
Họ và tên: 
Lớp: . Nhóm: 
H1. Theo các em, sơ đồ ở hình 1, 2 mô tả điều gì?
 .
H2. Ở hình 3, 4 là trao đổi chất hay là chuyển hóa năng lượng?
 .
H3. Xác định dạng năng lượng chuyển hóa ở hình 3, 4.
 .
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TỪNG HỌC SINH TRONG NHÓM
Nhóm ...............................
TT
Tên học sinh
Chức vụ trong nhóm
Các tiêu chí đánh giá
Điểm
Tích cực
(10 điểm)
Chưa tích cực
(5 điểm)
Không tham gia hoạt động
(0 điểm)
1
2
3
4
5
6
BÀI 20: QUANG HỢP
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp.
- Viết được phương trình quang hợp.
- Nêu được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp.
- Nêu được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, nhận xét, quan sát tranh ảnh để thực hiện các nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về quang hợp.
- Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự. Xác định nội dung hợp tác nhóm. Thảo luận nhóm nêu được khái niệm quang hợp, viết phương trình tổng quát quang hợp, phân tích được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp. đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- Giải quyết vân đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức về quang hợp ở cây vào giải thích 1 số hiện tượng trong thực tiễn. Vận dụng được những hiểu biết về vai trò của lá cây đối với quang hợp để có biện pháp chăm sóc và bảo vệ lá cây nói riêng và cây trồng nói chung.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp; Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp; Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ); Vẽ được sơ đổ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
- Tìm hiểu tự nhiên: Nêu được một só yếu tổ chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp; phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về vai trò của quang hợp đối với tự nhiên và các sinh vật khác.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trổng và bảo vệ cây xanh.
3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập nhằm tìm hiểu về quang hợp ở thực vật. Có niềm tin khoa học, luôn cố gắng vươn lên trong học tập.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Trung thực báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện.
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của các bạn trong lớp.
- Yêu thiên nhiên, có ý thức để bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Máy chiếu
- Tranh ảnh về hình thái, giải phẫu của lá, cấu tạo của lục lạp.
- Video quá trình quang hợp ở thực vật. Video về quá trình phát triển cây đậu.
- Các bảng ghi chữ để chơi trò chơi tìm hiểu nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp và sự chuyển hóa năng lượng trong quang hợp.
2. Học sinh
- Học bài cũ.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tổ chức lớp 
Lớp/ Sĩ số
HS vắng	
Ngày giảng
Lớp/ Sĩ số
HS vắng
Ngày giảng
7A1: ..../....
7A2: ..../....
7A3: ..../....
7A4: ..../....
1. Hoạt động 1: Mở đầu (Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu quang hợp ở thực vật)
a. Mục tiêu: HS xác định được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS xem video và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV cho HS xem video về quá trình lớn lên của cây xanh. Nêu vấn đề:
?1. Cây xanh chỉ cần trồng ở nơi có ánh sáng, được tưới nước là có thể sống và lớn lên, hầu hết các loài sinh vật khác như động vật hay con người có làm được như vậy không?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh xem video và suy nghĩ tìm trả lời câu hỏi. GV có thể chiếu lại video lần 2 để HS hiểu rõ hơn.
* Báo cáo kết quả và thảo luận: GV gọi 1 HS bất kì trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.
* Kết luận, nhận định: 
GV dẫn dắt vào bài Thực vật có khả năng kì diệu mà các sinh vật khác không có, vậy khả năng đó thực chất là gì? Diễn ra ở đâu và diễn ra như thê nào? Chúng ta cùng tìm hiều trong bài 20. Quang hợp ở thực vật.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm và phương trình quang hợp
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm và viết được phương trình tổng quát về quang hợp. Nêu được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp.
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học, đọc thông tin sách giáo khoa mục I, quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV giới thiệu tranh minh họa quá trình quang hợp ở thực vật.
- Tổ chức trò chơi “Tiếp sức” – Xác định nguyên liệu cây lấy vào, sản phẩm tạo ra trong quá trình quang hợp. 
+ GV thành lập 2 đội chơi. Chuẩn bị các miếng bìa ghi sẵn những từ: Nước, Carbondioxide, Glucose, Oxygen, Diệp lục, Ánh sáng, ghi chiều mũi tên. Cho HS quan sát tranh một cơ thể thực vật.
+ Khi GV hô bắt đầu lần lượt HS số 1 của mỗi đội lên gắn chú thích cho sơ đồ sau đó về chỗ đưa lại các mảnh bìa để HS số 2 lên gắn tiếp Cứ như vậy cho đến hết thời gian quy định. Nhóm nào hoàn thành nhanh, chính xác thể hiện được những chất cây lấy vào và tạo ra trong quá trình quang hợp nhóm đó thắng.
- Yêu cầu HS quan sát tranh bức tranh vừa hoàn thành chú thích, trả lời tiếp câu hỏi sau:
?1. Cho biết nguyên liệu (chất lấy vào), sản phẩm (chất tạo ra), các yếu tố tham gia trong quá trình quang hợp
?2. Lá cây lấy các nguyên liệu để thực hiện quá trình quang hợp ở đâu
?3. Viết phương trình quang hợp.
?4. Từ phương trình tổng quát phát biểu khái niệm quang hợp.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân quan sát hình, thảo luận trong đội chơi, phân công nhiệm vụ thành viên.
* Báo cáo kết quả và thảo luận: Yêu cầu đại diện lần lượt các đội chơi trò chơi ‘Tiếp sức” và trả lời câu hỏi.
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đưa đáp án 
?1. Nguyên liệu: Carbon dioxide, nước. Sản phẩm tạo thành: oxygen, chất hữu cơ. Các yếu tố tham gia: Ánh sáng, diệp lục.
?2. Lá cây lấy các nguyên liệu để thực hiện quá trình quang hợp từ đâu
Carbon dioxide: lá lấy từ không khí.
Nước: rễ hút từ đất, sau đó được vận chuyển lên lá.
Năng lượng: ánh sáng mặt trời (hoặc nhân tạo).
Chất diệp lục: trong bào quan lục lạp.
- Kết luận
I. Khái quát về quang hợp
1. Khái niệm quang hợp
Quang hợp là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon dioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen.
2. Phương trình tổng quát
Nước + carbon dioxide → Glucose + Oxygen
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp
a. Mục tiêu: HS nêu được cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học, đọc thông tin sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV giới thiệu, hướng dẫn HS quan sát hình 22.2. Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 22.2, vận dung hiểu biết bản thân cho biết: 
?1. Nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật thực hiện quá trình quang hợp.
?2. Các chất vô cơ nào đã được lá cây sử dụng để tổng hợp nên glucose trong quá trình quang hợp.
?3. Dạng năng lượng đã được chuyển hoá trong quá trình quang hợp.
?3. Tại sao nói “Trong quá trình quang hợp, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn diễn ra đồng thời”
?4. Tại sao khi trời nắng, đứng dưới bóng cây thường có cảm giác dễ chịu hơn khi sử dụng ô để che?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân quan sát hình, đọc thông tin SGK suy nghĩ tìm câu trả lời.
* Báo cáo kết quả và thảo luận: GV gọi 1 HS bất kì trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đưa đáp án.
?1. Ánh sáng mặt trời (quang năng).
?2. Các chất vô cơ đã được lá cây sử dụng để tổng hợp nên glucose trong quá trình quang hợp là nước, carbon dioxide. 
?3. Dạng năng lượng đã được chuyển hoá trong quá trình quang hợp là hoá năng (tích trữ trong các hợp chất hữu cơ: glucose, tinh bột).
?3. Nước và khí carbon dioxide từ môi trường được chuyển đến lục lạp ở lá cây để tổng hợp thành chất hữu cơ (glucose hoặc tinh bột) và giải phóng khí oxygen. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời (quang năng) được chuyển hoá thành năng lượng hoá học (hoá năng) tích luỹ trong các chất hữu cơ.
?4. Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ ánh sáng mặt trời, thải ra khí oxygen. Khi đứng dưới tán cây lúc trời nắng cảm giác dễ chịu hơn vì nhiệt độ dưới tán cây thấp hơn so với nhiệt độ mòi trường nơi không có cây, ngoài ra, khí oxygen do cây tạo ra cần thiết cho sự hô hấp.
- Kết luận, chốt kiến thức.
3. Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp
Trong quang hợp, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn diễn ra đồng thời, nước và carbon dioxide được lấy từ môi trường ngoài để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng khí oxygen, trong quá trình đó quang năng được biến đổi thành hóa năng (Năng lượng ánh sáng được biến đổi thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ (chủ yếu là glucose). 
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu vai trò của lá cây với chức năng quang hợp 
a. Mục tiêu: Nêu được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật.
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học, đọc thông tin sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, hoạt động nhóm/bàn hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập.
 d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV giới thiệu, hướng dẫn HS quan sát Hình 22.3. Sơ đồ mô tả vai trò của lá với chức năng quang hợp.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tinh SGK, quan sát hình thảo luận nhóm (2 HS trong 1 bàn là 1 nhóm), hoàn thành phiếu học tập sau
PHIẾU HỌC TẬP
BÀI 22: QUANG HỢP
Họ và tên: .
Lớp: . Nhóm: 
Câu 1. Đọc thông tin SGK mục II và quan sát Hình 22.3 rồi hoàn thành nội dung bảng 22.2 sau: 
Bộ phân
Đặc điểm
Vai trò trong quang hợp
Phiến lá
Lục lạp
Gân lá
Khí khổng
Câu 2. Ở các loài cây có lá biến đổi như xương rồng, cành giao, bộ phận nào trên cây sẽ thực hiện quá trình quang hợp?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
Cá nhân quan sát hình. Thảo luận cặp đôi thống nhất ý kiến
* Báo cáo kết quả và thảo luận: Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo. HS nhóm khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.
* Kết luận, nhận định: 
 - Nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đưa đáp án phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
BÀI 22: QUANG HỢP
Họ và tên: .
Lớp: . Nhóm: 
Câu 1. Đọc thông tin SGK mục II và quan sát Hình 22.3 rồi hoàn thành nội dung bảng 22.2 sau: 
Bộ phân
Đặc điểm
Vai trò trong quang hợp
Phiến lá
Có dạng bản mỏng, diện tích bề mặt lớn.
Phiến lá dạng bản mỏng thuận lợi cho sự trao đổi khí CO2 và O2; diện tích bề mặt lớn làm tăng diện tích tiếp xúc và khả năng hấp thụ ánh sáng.
Lục lạp
Phân bố nhiều trên phiến lá
Gân lá giúp vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp.
Gân lá
Chứa nhiều diệp lục
Diệp lục hấp thụ ánh sáng để quang hợp.
Khí khổng
Phân bố nhiều trên lớp biểu bì.
Khí khổng là nơi khí CO2 đi từ bên ngoài vào bên trong lá và khí O2 đi từ trong lá ra ngoài môi trường.
Câu 2. Ở các loài cây có lá biến đổi như xương rồng, cành giao, phần thân non màu xanh thực hiện quang hợp. Các phần xanh của cây (thân) có sắc tố diệp lục nên vẫn thực hiện được quang hợp.
- GV nêu câu hỏi mở rộng: 
?. Mật độ trung bình khí khổng của lá là bao nhiêu? Nhận xét số lượng khí khổng ở mặt trên và mặt dưới của lá ở 1 số loài cây khác nhau
- Kết luận
II. Vai trò của lá cây với chức năng quang hợp: Lá là cơ quan chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp
- Phiến lá có dạng bản mỏng, diện tích bề mặt lớn. 
- Trên phiến lá có nhiều gân giúp vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm quang hợp
- Lớp biểu bì lá có nhiều khí khổng (là nơi carbon dioxide đi từ bên ngoài vào bên trong lá và khí oxygen đi từ trong lá ra ngoài môi trường).
- Lá chứa nhiều lục lạp (bào quan quang hợp) chứa diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng sánh sáng. Chất hữu cơ được tổn hợp tại lục lạp.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi TNKQ để củng cố kiến thức đã học và tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS + Sản phẩm là sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức cơ bản của loài.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
1. GV yêu cầu HS trả lời 1 số câu hỏi sau
Câu 1: Trong quá trình quang hợp, nước được lấy từ đâu?
A. Nước được lá lấy từ đất lên.
B. Nước được rễ hút từ đất lên thân và đến lá.
C. Nước được tổng hợp từ quá trình quang hợp.
D. Nước từ không khí hấp thụ vào lá qua các lỗ khí.
Câu 2: Sản phẩm của quang hợp là
A. nước, carbondioxide.
B. ánh sáng, diệp lục.
C. oxygen, glucose.
D. glucose, nước.
Câu 3: Trong các phát biểu sau đây về quang hợp, có bao nhiêu phát biểu đúng
I. Chỉ có lá mới có khả năng thực hiện quang hợp.
II. Nước là nguyên liệu của quang hợp, được rễ cây hút từ môi trường bên ngoài vào vận chuyển qua thân lên lá.
III. Không có ánh sáng, cây vẫn quang hợp được.
IV. Trong quang hợp, năng lượng được biến đổi từ quang năng thành hóa năng.
V. Trong lá cây, lục lạp tập chung nhiều ở tế bào lá.
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
2. GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức đã học trong bài.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
* Báo cáo kết quả và thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
* Kết luận, nhận định: 
 GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức kĩ năng vào thực tế đời sống hàng ngày.
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức trả lời 1 số câu hỏi và sưu tầm tranh ảnh về thành tựu lai tạo chọn giống vận nuôi và cây trồng.
c. Sản phẩm: 
1. Câu trả lời ghi vào vở của HS .
2. HS sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về thành tựu lai tạo chọn giống vật nuôi, cây trồng.
d. Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
1. Về nhà tìm hiểu trả lời 1 số câu hỏi sau vào vở:
Câu 1: Vì sao ở đa số các loài thực vật, mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới của lá?
Câu 2: Kể tên các loại cây cảnh trồng trong nhà mà vẫn tươi tốt? Em hãy giải thích cơ sở khoa học của hiện tượng đó. Nêu ý nghĩa của việc để cây xanh trong phòng khách.
Câu 3: Bà ngoại của Mai có một mảnh vườn nhở trước nhà. Bà đã gieo hạt rau cải ở vườn. Sau một tuần, cây cải đã lớn và chen chúc nhau. Mai thấy bà nhổ bớt những cây cải mọc gần nhau, Mai không hiểu được tại sao bà lại làm thế. Em hãy giải thích cho bạn Mai hiểu ý nghĩa việc làm của bà.
2. GV yêu cầu HS làm áp phích, tuyên truyền trồng và bảo vệ cây.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
* Báo cáo kết quả và thảo luận: Sản phẩm tranh ảnh sưu tầm được và câu trả lời ghi vào vở của HS
* Kết luận, nhận định: 
 Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.
PHIẾU HỌC TẬP
BÀI 22: QUANG HỢP
Họ và tên: 
Lớp: . Nhóm: 
Câu 1. Đọc thông tin SGK mục II và quan sát Hình 22.3 rồi hoàn thành nội dung bảng 22.2 sau: 
Bộ phân
Đặc điểm
Vai trò trong quang hợp
Phiến lá
Lục lạp
Gân lá
Khí khổng
Câu 2. Ở các loài cây có lá biến đổi như xương rồng, cành giao, bộ phần nào trên cây sẽ thực hiện quá trình quang hợp?
- Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học về sự hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào rễ.
b) Nội dung:
Trò chơi: Ai là họa sĩ.
Tổ chức hoạt động nhóm vẽ con đường hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào rễ.
c) Sản phẩm: 
- Hình ảnh học sinh vẽ trên giấy khổ lớn.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS không sử dụng sách giáo khoa, vận dụng kiến thức đã học hoạt động nhóm, vẽ con đường hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào rễ. Lưu ý: có chú thích và thuyết minh sản phẩm.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tái hiện kiến thức đã học qua sản phẩm vẽ của nhóm.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV cho lần lượt các nhóm lên báo cáo sản phẩm và thuyết minh, nhóm khác nhận xét, góp ý.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
GV nhận xét, đánh giá tính thẩm mỹ và đúng đắn về kiến thức.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Phát triển năng lực tự học và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 
b) Nội dung: 
- Gv chia lớp thành 4 nhóm, GV hướng dẫn HS về nhà:
+Tự làm thí nghiệm chứng minh nước và chất khoáng hòa tan do rễ hút vào cây.
+ Làm thí nghiệm chứng minh sự vận chuyển nước trong cây cần tây.
c) Sản phẩm: 
- Kết quả thí nghiệm của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- NV1: GV hướng dẫn HS về nhà làm thí nghiệm chứng minh phần lớn nước do rễ hút vào cây. 
+ Chuẩn bị: lọ hoa thủy tinh hoặc hủ nhựa trong suốt; nước; hạt phân NPK; nhổ một cây có rễ bất kì, rửa sạch đất để dễ quan sát.
+ Tiến hành: Hòa phân 3-4 hạt phân vào lọ hoặc bình nhựa 0,5 lít nước cho đến khi tan hết. Đổ 1 lớp dầu ăn vào để hạn chế hơi nước thoát ra ngoài. Đánh dấu mực nước ban đầu. Đặt cây có rễ đã chuẩn bị vào cho ngập hết phần rễ. Sau 2-3 ngày, quan sát sự thay đổi của mực nước. Nhận xét
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm nộp sản phẩm qua gmail giáo viên.
- NV2: GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm chứng minh sự vận chuyển nước trong cây:
 + Chuẩn bị 2 cốc thủy tinh, nước sạch, dao nhỏ, hai lọ phẩm màu xanh và đỏ, hai cây cần tây dài khoảng 15cm.
+ Cắt và cắm hai cuốn cần tây có lá vào 2 cốc nước màu.
+ Đặt cả hai cốc ra chỗ thoáng gió. Thực hiện trước buổi học từ 5 - 6 tiếng.
- Yêu cầu HS thực hiện: Tiết sau đem sản phẩm đến lớp, dùng dao cắt ngang hai cuống lá cần tây và quan sát bằng kính lúp, nhận xét, rút ra kết luận.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm để tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Sản phẩm của các nhóm.
II. Sự vận chuyển các chất trong cây.
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: 
- Giúp học sinh ôn tập lại kiến thức.
- Đặt vấn đề vào bài.
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu:
1/ Mô tả con đường nước và chất khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của cây?
2/ Nước được rễ hút vào mạch gỗ, nhưng ở lá cây cũng có nước? Vậy nước ở lá từ đâu mà có?
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh hoàn thành nội dung câu hỏi 1. 
- Gv chiếu hình ảnh/video ở lá cây có nước yêu cầu HS thảo luận cặp đổi để trả lời câu hỏi 2
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân (CH1) và hoạt động cặp đôi (CH2) theo yêu cầu của GV

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_21.docx