Giáo án Kỹ năng sống Khối 7 - Tuần 11

Giáo án Kỹ năng sống Khối 7 - Tuần 11

I. Mục tiêu bài giảng.

Học xong bài này, học sinh có khả năng:

- Về kiến thức:

 HS hiểu được dự đoán hiệu quả là dự đoán đúng dựa trên các căn cứ.

 HS biết áp dụng kỹ năng dự đoán trong một số môn học

- Về kỹ năng:

 HS luyện tập dự đoán kết quả

 -Về thái độ:

+ Học sinh có thái độ tích cực, chủ động trong công việc

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

- Bảng, phấn.

- Máy chiếu/máy tính

- Video về gia đình

- Giấy A3, tranh in hình ảnh câu chuyện: Cây Táo yêu thương

 

doc 6 trang Trịnh Thu Thảo 28/05/2022 3560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kỹ năng sống Khối 7 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHỐI 7 – TUẦN 11
KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO (1)
DỰ ĐOÁN
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
HS hiểu được dự đoán hiệu quả là dự đoán đúng dựa trên các căn cứ.
HS biết áp dụng kỹ năng dự đoán trong một số môn học
- Về kỹ năng:
HS luyện tập dự đoán kết quả 
 -Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ tích cực, chủ động trong công việc
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Bảng, phấn.
Máy chiếu/máy tính
Video về gia đình
Giấy A3, tranh in hình ảnh câu chuyện: Cây Táo yêu thương
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Nếu ..thì
- Thời gian: 10 phút
- Hình thức: Tổ chức hoạt động
- Phương pháp: Trải nghiệm Chuẩn bị: Luật chơi
- GV phổ biến luật chơi Nếu .thì
- GV chia lớp thành hai nhóm. Một nhóm viết vế Nếu, một nhóm viết vế Thì. Sau đó GV thu lại và bốc ngẫu nhiên để tạo thành một câu hoàn chỉnh.
- Trong quá trình chơi, GV đọc vế Nếu và yêu cầu học sinh đoán về Thì.
- GV tổng kết hoạt động và dẫn vào bài mới: Dự đoán là một trong những kỹ năng quan trọng giúp chúng ta đưa ra những kết quả sát với thực tế. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Kỹ năng Dự đoán trong bài học ngày hôm nay.
- HS hiểu được việc ngăn chặn nạn bắt nạt học đường là cần thiết..
HĐ2: Đạo diễn phim
- Thời gian: 40 phút
- Nội dung trọng tâm: HS hiểu dự đoán đúng là dự đoán dựa trên kết quả thực tế
- Phương pháp và KTDH: Gợi mở
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- GV chia lớp thành bốn nhóm. Mỗi nhóm sẽ là ê kíp sản xuất phim truyện.
- GV chiếu bộ phim về gia đình cho cả lớp đến phút 2:02
- GV yêu cầu các nhóm sẽ dựa vào dữ liệu của bộ phim vừa xem để dự đoán kết thúc của câu chuyện.(GV chú ý, yêu cầu học sinh không dự đoán kết thúc mở).
- GV hướng dẫn học sinh sử dụng các dữ liệu đã xem và đặt ra các câu hỏi:
- GV yêu cầu các nhóm ghi lại ý tưởng ra giấy và lên bảng trình bày 
+ Những nhân vật nào xuất hiện?
+ Có tình tiết nào em muốn thay đổi
+ Điều gì sẽ xảy ra, nếu ?
+ Điều em nghĩ có thể xảy ra là ?
 dự đoán của nhóm về bộ phim.
- GV yêu cầu các nhóm giải thích vì sao lại đưa ra được những dự đoán đó.
- GV chốt: Để có thể dự đoán đúng, chúng ta cần căn cữ vào các kết quả, dữ liệu đúng để phân tích và đưa ra những dự đoán đúng, sát với thực tế bằng cách sử dụng câu hỏi: “ Điều gì sẽ xảy ra, nếu ..”
- HS bước đầu hiểu dự đoán đúng là dự đoán dựa trên những kết quả hoặc dữ liệu thực tế.
HĐ3:Siêu sao dự đoán
- Thời gian: 40 phút
- Nội dung trọng tâm: HS vận dụng một số câu gợi ý để dự đoán vấn đề
- Phương pháp và KTDH: Gợi mở
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- GV đưa ra một số dạng câu hỏi mà học sinh có thể sử dụng trong quá trình học tập để dự đoán về những kiến thức, vấn đề ở trong các môn học:
Tôi đoán là ..
 Tôi có hình dung ra ..
 Tôi có một câu hỏi là ?
 Điều này nhắc tôi nhớ đến 
 Điều này giống như .
 Ý tưởng lớn ở đây là 
Điều gì sẽ xảy ra, nếu .?
- GV yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức của bản thân và một số câu hỏi sau để đưa ra dự đoán của mình trong một câu chuyện “ The Giving Tree – Cây Táo yêu thương”
- GV chú ý các bức ảnh không đánh số thứ tự, học sinh tự xắp xếp và dự đoán nội dung truyện và kết thúc câu chuyện.
- GV yêu cầu các nhóm ghi lại dự đoán vào giấy
- GV yêu cầu các nhóm chia sẻ câu chuyện của nhóm.
GV tổng kết: Mỗi người sẽ có những dự đoán khác nhau hoặc giống nhau tùy thuộc vào khả năng tư duy sáng tạo của mỗi người. Quan trọng là đưa ra những câu hỏi để định hướng quá trình dự đoán của bản thân
HS biết cách áp dụng dự đoán trong một văn học.
4. Tổng kết buổi học (5 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: GV nhấn mạnh vào phần tổng kết giống tiết học trước: Dự đoán là một trong những kỹ năng quan trọng trong phát triển tư duy sáng tạo của mỗi cá nhân. Các con có thể vận dụng kỹ năng này trong các môn học và đời sống thực tế của bản thân. 
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 ThS. Nguyễn Phương Hảo

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ky_nang_song_khoi_7_tuan_11.doc