Giáo án Kỹ năng sống Khối 7 - Tuần 12

Giáo án Kỹ năng sống Khối 7 - Tuần 12

I. Mục tiêu bài giảng.

Học xong bài này, học sinh có khả năng:

- Về kiến thức:

 HS trình bày được các nguyên tắc xây dựng bản đồ tư duy

- Về kỹ năng:

 HS lập được bản đồ tư duy trong học tập (ôn tập 1 bài học; tóm tắt một chương.)

 -Về thái độ:

+ Học sinh có thái độ tích cực, chủ động trong công việc

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

- Bảng, phấn.

- Máy chiếu/máy tính

III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp: (2 phút)

 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.

2. Nội dung bài học mới:

GV lưu ý: Bài dạy này, GV dành nhiều thời gian để học sinh tập sử dụng Sơ đồ tư duy ở phần thực hành: Làm một sơ đồ tư duy và nhận xét sơ đồ của các bạn trong lớp để có thể nắm và hiểu được quy tắc xây dựng sơ đồ tư duy ngay tại trên lớp. Tránh tổ chức các hoạt động mất thời gian khác.

 

doc 8 trang Trịnh Thu Thảo 28/05/2022 4150
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kỹ năng sống Khối 7 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHỐI 7 – TUẦN 11
KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO (2)
BẢN ĐỒ TƯ DUY
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
HS trình bày được các nguyên tắc xây dựng bản đồ tư duy
- Về kỹ năng:
HS lập được bản đồ tư duy trong học tập (ôn tập 1 bài học; tóm tắt một chương...)
 -Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ tích cực, chủ động trong công việc
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Bảng, phấn.
Máy chiếu/máy tính
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Nội dung bài học mới:
GV lưu ý: Bài dạy này, GV dành nhiều thời gian để học sinh tập sử dụng Sơ đồ tư duy ở phần thực hành: Làm một sơ đồ tư duy và nhận xét sơ đồ của các bạn trong lớp để có thể nắm và hiểu được quy tắc xây dựng sơ đồ tư duy ngay tại trên lớp. Tránh tổ chức các hoạt động mất thời gian khác.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Thử tài trí nhớ
- Thời gian: 10 phút
- Hình thức: Tổ chức hoạt động
- Phương pháp: Trải nghiệm Chuẩn bị: Luật chơi
- GV hướng dẫn hoạt động thử tài trí nhớ
- GV yêu cầu học sinh nghe và ghi nhớ một đoạn văn bản. Sau khi nghe xong học xong, học sinh sẽ đưa ra những thông tin quan trọng của đoạn văn đó. 
“Đã từ lâu, người ta biết rằng bộ não của con người có thể được chia ra làm hai phần. Phần não trái và phần não phải. Người ta cũng biết rằng não trái điều khiển phần bên phải của cơ thể, trong khi đó ngược lại, não phải điều khiển phần bên trái cơ thể. Bên cạnh đó, người ta cũng phát hiện rằng việc não trái bị hư tổn sẽ gây ra nửa phần cơ thể bên phải bị tê liệt. Tương tự, nếu như não phải bị hư tổn sẽ khiến nửa phần cơ thể bên trái bị tê liệt”
- GV yêu cầu học sinh chia sẻ nội dung mà mình ghi nhớ được và cách mà con vừa nghe vừa ghi nhớ.
- GV hướng dẫn cách ghi nhớ đoạn văn trên bằng từ khóa:
1. “ não người chia hai phần não trái não phải não trái điều khiển bên phải cơ thể não phải điều khiển bên trái cơ thể não trái hư tổn, cơ thể bên phải tê liệt não phải hư tổn, cơ thể bên trái tê liệt ”
2. “Đã từ lâu, người ta biết rằng bộ của con có thể được ra làm Phần và phần Người ta cũng biết rằng phần của , trong khi đó, ngược lại, phần Bên cạnh đó, người ta cũng phát hiện rằng việc bị sẽ gây ra nửa bị Tương tự, nếu như bị sẽ khiến nửa phần bị ”
- Đoạn 1 ghi lại từ khóa khiến mình dễ nhớ hơn.
- GV tổng kết và dẫn vào bài mới: Bộ não của con người có khả năng ghi nhớ kỳ diệu. Tuy nhiên khả năng ghi nhớ này không phải ai cũng giống ai. Điều quan trọng nhất là người nào phải tìm ra được những phương pháp ghi nhớ phù hợp với mình. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu phương pháp ghi nhớ hiệu quả đó là Phương pháp ghi nhớ Bản đồ tư duy
- HS thích thú và hiểu được mục tiêu của bài học.
HĐ2: Nguyên tắc xây dựng Bản đồ tư duy
- Thời gian: 40 phút
- Nội dung trọng tâm: HS hiểu nguyên tắc xây dựng Bản đồ tư duy
- Phương pháp và KTDH: Gợi mở
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- GV giới thiệu một số hình ảnh về sơ đồ tư duy
- GV yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ tư duy mẫu và đưa ra dự đoán về các nguyên tắc để có thể xây dựng được SĐTD.
- GV hướng dẫn các bước xây dựng sơ đồ tư duy
Bước 1 : Xác định từ khóa
Bước 2 : Vẽ chủ đề ở trung tâm.
Để vẽ được chủ đề chính bạn chỉ cần nhớ: 
- Luôn vẽ chủ đề trung tâm ở giữa tờ giấy để từ đó có thể phát triển ra các nhánh khác
- Có thể tự do sử dụng màu sắc, hình ảnh
- Chủ đề cần được làm nổi bật để dễ nhớ, không nên đóng khung hay vẽ gì đó che chắn mất hình 
- Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ nếu chủ đề không rõ ràng
Bước 3 : Vẽ nhánh chính
Khi vẽ nhánh chính bạn cần lưu ý:
- Tiêu đề phụ nên viết bằng CHỮ IN HOA năm trên nét vẽ dày để làm nổi bật
- Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm
- Tiêu đề phụ nên vẽ theo hướng chéo góc, để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng
Bước 4 : Vẽ các nhánh thứ cấp
Quy tắc vẽ nhánh thứ cấp
- Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh
- Hãy dùng biểu tượng và cách vẽ tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thơi gian
- Mỗi từ khóa/hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc chỉ nên có tối đa 1 từ khóa.
- Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm
- Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu
- Các quy tắc cần chú ý:
- Các ý nên được triển khai một cách liên tục để duy trì sự liên kết
- Sơ đồ tư duy được vẽ Bước 5 : Thêm các hình ảnh minh họa
, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài, và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, các từ ngữ nằm bên trái Sơ đồ tư duy nên được đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài)
- HS biết các bước, các nguyên tắc xây dựng sơ đồ tư duy.
HĐ3:Sử dụng Sơ đồ tư duy trong học tập
- Thời gian: 40 phút
- Nội dung trọng tâm: HS vận dụng kiến thức để làm một sơ đồ tư duy.
- Phương pháp và KTDH: Gợi mở
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- GV yêu cầu học sinh sử dụng các bước và quy tắc ở hoạt động trên để xây dựng Sơ đồ tư duy về các Nguyên tắc xây dựng Sơ đồ tư duy đã được học ở trên.
- GV yêu cầu học sinh sau khi làm xong sẽ chia sẻ và dán sơ đồ tư duy quanh lớp.
- GV yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ tư duy của các bạn trong lớp và đưa ra nhận xét theo các gợi ý:
+ Sơ đồ đi đúng các bước chưa?
+ SĐTD tuân thủ đúng các quy tắc chưa?
+ SĐTD có đầy đủ kiến thức được học không?
- GV nhận xét một vài sơ đồ của các bạn.
- GV tổng kết: Với 5 bước và hai nguyên tắc, SĐTD phù hợp với các bạn học sinh và có tác dụng ghi nhớ tốt.
HS biết cách áp dụng để làm một sơ đồ tư duy.
4. Tổng kết buổi học (5 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: GV nhấn mạnh vào phần tổng kết giống tiết học trước: Để não bộ ghi nhớ hiệu quả, chúng ta cần tìm ra được những phương pháp và kỹ năng để vừa ghi nhớ được lượng thông tin cần thiết, vừa khiến não bộ không bị mệt. Sơ đồ tư duy là một giải pháp mà các con nên sử dụng trong quá trình ghi nhớ kiến thức.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 ThS. Nguyễn Phương Hảo

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ky_nang_song_khoi_7_tuan_12.doc