Giáo án Kỹ năng sống Khối 7 - Tuần 14
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
HS hiểu thế nào là cảm xúc tức giận và biết được hậu quả của cảm xúc đó.
HS trình bày được các bước để kiểm soát sự tức giận.
- Về kỹ năng:
Vận dụng được các bước kiểm soát tức giận để giải quyết một số tình huống
-Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ tích cực, chủ động trong công việc
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- Bảng, phấn.
- Máy chiếu/máy tính
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kỹ năng sống Khối 7 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHỐI 7 – TUẦN 14 KỸ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC TỨC GIẬN I. Mục tiêu bài giảng. Học xong bài này, học sinh có khả năng: - Về kiến thức: HS hiểu thế nào là cảm xúc tức giận và biết được hậu quả của cảm xúc đó. HS trình bày được các bước để kiểm soát sự tức giận. - Về kỹ năng: Vận dụng được các bước kiểm soát tức giận để giải quyết một số tình huống -Về thái độ: + Học sinh có thái độ tích cực, chủ động trong công việc II. Tài liệu và phương tiện dạy học. Bảng, phấn. Máy chiếu/máy tính III. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp: (2 phút) - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức. 2. Nội dung bài học mới: Nội dung hoạt động Hoạt động của GV và HS Kết quả cần đạt HĐ1: Phán đoán cảm xúc - Thời gian: 10 phút - Hình thức: Tổ chức hoạt động - Phương pháp: Trải nghiệm Chuẩn bị: Luật chơi - GV tổ chức hoạt động: Phán đoán cảm xúc - Luật chơi: Học sinh lên bốc thăm một gương mặt cảm xúc ( vui, buồn, sợ hãi,tức giận ). Sau đó sẽ sử dụng ngôn ngữ cơ thể để miêu tả lại cảm xúc đó. Các bạn ở dưới lớp sẽ đoán đó là cảm xúc gì? - GV tổng kết hoạt động và dẫn vào bài mới: Cảm xúc là thứ luôn song hành với con người trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, để có được cảm xúc tích cực phù hợp với hoàn cảnh thì mỗi người chúng ta cần phải biết cách kiểm soát được cảm xúc một cách hiệu quả. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ năng kiểm soát tức giận. - HS thích thú và hiểu được mục tiêu của bài học. HĐ2: Tức giận và những hậu quả đi kèm - Thời gian: 30 phút - Nội dung trọng tâm: HS hiểu thế nào là cảm xúc tức giận và biết được hậu quả của cảm xúc đó. - Phương pháp và KTDH: Gợi mở - Hình thức tổ chức: Cả lớp - GV gợi ý cho học sinh chia sẻ về những câu chuyện mà bản thân con trải qua hoặc chứng kiến về việc ai đó đã không kiểm soát được sự tức giận. - Gv đưa ra một số câu hỏi gợi ý: + Theo con tức giận là gì? + Những hậu quả của việc tức giận Gợi ý trả lời: * TỨC GIẬN là một cảm xúc rất mạnh mẽ về việc con: + Không thích, không vui, không hài lòng về một ai hoặc một điều gì. + Lúc đó con có thể cảm thấy mình bị bất lợi hoặc tổn hại. * Những hậu quả của việc tức giận: - Bị tổn thương về mặt tâm lý và thể xác - Phá vỡ mối quan hệ - Hình thành thói quen không tốt - GV cho học sinh xem video về hậu quả của việc không kiểm soát cảm xúc tức giận. GV tổng kết: Tức giận là một cảm xúc rất mạnh mẽ khi chúng ta không thích, không vui hoặc không hài lòng về một ai hoặc một điều gì đó. Việc không kiểm soát được cảm xúc tức giận gây ra hậu quả khó lường về tâm lý và thể xác. HS hiểu và đưa ra được hậu quả của việc kiểm soát tức giận HĐ3:Kiểm soát tức giận - Thời gian: 50 phút - Nội dung trọng tâm: HS vận dụng kiến thức để kiểm soát sự tức giận. - Phương pháp và KTDH: Gợi mở - Hình thức tổ chức: Cả lớp - GV yêu cầu học sinh chia sẻ về một số cách mà con thường làm để kiểm soát sự tức giận. - Gv giới thiệu các bước để kiểm soát sự tức giận bằng mô hình đèn giao thông: Đèn đỏ: STOP: Dừng lại cảm xúc nóng giận ( đếm ngược, hít thở sâu, nắm chặt tay .) Đèn vàng: THINK: Suy nghĩ theo giả định Nếu thì Đèn xanh: DO: Lựa chọn cách giải quyết tốt nhất theo hướng tích cực. - GV yêu cầu học sinh chia thành các nhóm. Mỗi nhóm nghĩ ra một tình huống trong thực tế khiến con người tức giận sau đó sẽ giải quyết theo mô hình đèn giao thông. - GV yêu cầu các nhóm chia sẻ theo cách: thuyết trình, đóng kịch - GV nhận xét và khen ngợi các nhóm. - GV tổng kết: Phương pháp mô hình đèn giao thông giúp con kiểm soát cảm xúc tức giận và tìm ra cách giải quyết tích cực để không làm con hay những người xung quanh con bị tổn thương về tâm lý và thể xác. - Nếu còn thời gian GV hướng dẫn học sinh làm mô hình con cá tức giận ( trong slide Power point) để dán vào bàn học. HS biết cách mô hình đèn giao thông trong việc kiểm soát cảm xúc tức giận. 4. Tổng kết buổi học (5 phút) - Giáo viên giải đáp thắc của học sinh. - Tổng kết: GV yêu cầu học sinh về viết, vẽ mô hình tín hiệu đèn giao thông hoặc con cá tức giận và dán vào vị trí bàn học của con. 5. Bài tập về nhà (2 phút) - GV gợi ý học sinh về nhà làm con cá tức giận theo đường link sau và dán vào bàn học: RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. GIÁO VIÊN ThS. Nguyễn Phương Hảo
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ky_nang_song_khoi_7_tuan_14.doc