Giáo án Kỹ năng sống Khối 7 - Tuần 5

Giáo án Kỹ năng sống Khối 7 - Tuần 5

I. Mục tiêu bài giảng.

Học xong bài này, học sinh có khả năng:

- Về kiến thức:

+ HS trình bày được các nguy cơ bị tai nạn thương tích do vật sắc nhọn.

+ HS phân tích được cách phòng tránh bị tai nạn thương tích do vật sắc nhọn.

.- Về kỹ năng:

+ HS thực hành về kĩ năng băng bó vết thương do chảy máu, gãy xương ở các mức độ, vị trí tổn thương khác nhau trên cơ thể

 -Về thái độ:

+ Học sinh có thái độ tôn trọng và có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh.

 

doc 12 trang Trịnh Thu Thảo 28/05/2022 5060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kỹ năng sống Khối 7 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHỐI 7 – TUẦN 5
KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN (1)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
+ HS trình bày được các nguy cơ bị tai nạn thương tích do vật sắc nhọn.
+ HS phân tích được cách phòng tránh bị tai nạn thương tích do vật sắc nhọn.
.- Về kỹ năng:
+ HS thực hành về kĩ năng băng bó vết thương do chảy máu, gãy xương ở các mức độ, vị trí tổn thương khác nhau trên cơ thể
 -Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ tôn trọng và có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Video: 
Băng, gạc theo số lượng học sinh
Tranh in phụ lục 1,2 phù hợp với số lượng học sinh
Bảng, phấn.
Máy chiếu/máy tính
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Kiểm tra bài cũ và định hướng bài mới 
- Thời gian: 10 phút
- Hình thức: Tổ chức hoạt động
- Phương pháp: Trải nghiệm bằng quan sát và tưởng tượng
- Chuẩn bị: Luật chơi
- GV yêu cầu học sinh chia sẻ về việc thực hiện công thức 5 in 1 tuần trước.
- GV nhận xét và khen ngợi học sinh
- GV yêu cầu mỗi nhóm là một công ty kinh doanh quảng cáo cho một bộ sản phẩm trò chơi từ 3 đến 5 tuổi. Nhiệm vụ của nhóm là viết 3 ý quảng cáo cho sản phẩm của công ty mình và cử một bạn trong nhóm lên bán sản phẩm đó trong lớp.
+ Nhóm 1+2: Bộ đồ nấu ăn
+ Nhóm 3+4: Bộ đồ sửa xe
- GV mời các nhóm lên bán sản phẩm và viết 3 ý chính để quảng cáo cho sản phẩm của mình.
- GV nhận xét và yêu cầu các nhóm tìm ra điểm chúng của phần giới thiệu sản phẩm kinh doanh của các nhóm ( đồ chơi giúp trẻ làm quen với những vật dụng một cách an toàn ( dao, bếp, kìm .những vật sắc nhọn).
- GV khen ngợi các nhóm và nhận mạnh về việc con người luôn chú ý đến yếu tố an toàn khi sử dụng đồ dùng xung quanh mình.
--> GV tổng kết câu trả lời và dẫn nhập vào bài mới: Con người tạo ra rất nhiều dụng cụ để giúp ích cho công việc của họ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu như không biết cách sử dụng chúng thì chúng ta có thể làm mình hoặc người khác bị thương. Ngày hôm nay, cô/thầy trò chúng ta sẽ tìm hiểu về Kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích do vật sắc nhọn + Thực hành sơ cứu nạn nhân chảy máu để giữ an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
- HS lắng nghe, mở vở ghi bài.
- HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được kiến thức bài cũ.
- HS hiểu mục tiêu của bài học mới.
HĐ2: Truy tìm đồ vật
- Thời gian: 30 phút
- Nội dung trọng tâm: Biết cách sử dụng và vận chuyển đồ sắc nhọn một cách an toàn
- Phương pháp và KTDH: Quan sát trải nghiệm
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Phụ lục 1
- GV hướng dẫn hoạt động: Truy tìm đồ vật
- Luật chơi: GV yêu cầu các nhóm trong vòng 5 phút sẽ truy tìm các đồ vật sắc nhọn tại khu vực mà nhóm mình bốc thăm được. ( Khu bếp, Trên đường, quán ăn, công viên). Mỗi nhóm sẽ hoàn thành bảng biểu phụ lục 1.
- GV yêu cầu các nhóm chia sẻ nhanh về bài làm của mỗi nhóm.
--> GV tổng kết: Phòng tránh tai nạn thương tích từ các vật sắc nhọn có nghĩa là chúng ta học cách sử dụng và vận chuyển đồ vật đó một cách an toàn cho mình và mọi người xung quanh. 
Một số vật sắc nhọn
Dao, kéo, vật liệu xây dựng, đồ sửa chữa xe 
Cách sử dụng
- Cầm tại khu vực không sắc nhọn.
- Hướng đầu sắc nhọn xuống phía mặt đất
- Không chạy nhảy khi đang cầm đồ sắc nhọn
Cách vận chuyển
- Bao bọc đầu sắc nhọn
- Hướng đầu sắc nhọn xuống phía mắt đất.
- Vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng
- HS biết một số đồ vật nguy hiểm tại một số nơi.
- HS biết cách sử dụng và vận chuyển đồ sắc nhọn một cách an toàn.
HĐ3: An toàn của bạn và tôi
- Thời gian: 40 phút
- Nội dung trọng tâm: Học sinh thực hành kỹ năng băng bó vết thương cho mình và người khác ở ba vị trí: tay, chân, đầu
- Phương pháp và KTDH: Quan sát và trải nghiệm thực tế
- Hình thức tổ chức: Cá nhân
- Chuẩn bị: 
+ Băng, gạc phù hợp với số lượng học sinh.
+ Video
- GV chia sẻ các vật sắc nhọn chủ yếu sẽ gây ra thương tích chảy máu cho người sử dụng hoặc không sủ dụng. Chúng ta sẽ thực hành về kĩ năng băng bó vết thương do chảy máu ở các mức độ, vị trí tổn thương khác nhau trên cơ thể: tay, đầu, chân. 
- GV yêu cầu học sinh chú ý những việc quan trọng khi bản thân hoặc người xung quanh bị chảy máu:
+ Cầm máu
+ Băng bó vết thương
+ Nhận diện tình trạng và gọi cấp cứu
- GV sử dụng ba hình ảnh cung cấp ở Slides và phụ lục 2 để in và chiếu cho học sinh xem và thực hành (GV chủ động tìm hiểu và thực hành các băng bó để hướng dẫn học sinh. Không nên cho học sinh xem video hướng dẫn mà GV sẽ mời học sinh lên làm mẫu và GV làm cho học sinh xem trực tiếp theo hướng dẫn ở phụ lục 2).
- GV mời học sinh lên và hướng dẫn học sinh thực hành quấn băng cứu thương cho mình và người khác.
- GV yêu cầu học sinh chia làm nhóm hai thực hành: Sơ cứu ở tay, chân và đầu. (Chú ý trường hợp tự băng bó cho mình và băng bó cho người khác ).
- GV đi kiểm tra các nhóm thực hành và hướng dẫn thêm
- GV in màu phụ lục 2 và đính lên bảng. Nhóm học sinh nào chưa hiểu có thể lên bảng xem.
- GV chiếu clip vận chuyển đồ sắc nhọn gây tử vọng tại đường để học sinh tự rút ra bài học.
- GV tổng kết: Tìm hiểu cách sử dụng, vận chuyển đồ sắc nhọn và thực hành băng bó vết thương cho mình và người khác sẽ giúp chúng ta phòng tránh được những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
- HS thực hành kỹ thuật cầm máu và băng bó vết thương ở tay, chân và đầu.
4. Tổng kết buổi học (5 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích do đồ sắc nhọn giúp chúng ta bảo vệ an toàn cho bản thân mình và người xung quanh. Hãy chia sẻ kỹ năng này với mọi người xung quanh, đặc biệt là với các em nhỏ.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
- GV tuyển hai nhóm trợ giảng chuẩn bị nội dung chia sẻ cho bài học tuần sau với hai nội dung:
+ Cách tránh vật nuôi gây tổn thương
+ Cách xử lý khi bị vật nuôi gây tổn thương
( GV chú ý nhắc nhở các nhóm về việc có thể làm powerpoint, tranh vẽ, sơ đồ tư duy và nộp bài trước buổi học tuần sau 3 ngày)
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là Kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích ( Động vật nuôi)
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 ThS. Nguyễn Phương Hảo
Phụ lục 1: Bảng phòng tránh các đồ vật sắc nhọn ở khu vực .
Cách sử dụng an toàn
Cách vận chuyển an toàn
Một số vật sắc nhọn
Khu vực
 .
Phụ lục 2: Kỹ thuật cầm máu ( GV tập trung vào kỹ thuật cầm máu)
Kỹ thuật băng bó vết thương ở tay, chân, đầu ( GV tập trung vào kỹ thuật băng bó cơ bản dùng băng, gạc)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ky_nang_song_khoi_7_tuan_5.doc