Giáo án Kỹ năng sống Khối 7 - Tuần 7

Giáo án Kỹ năng sống Khối 7 - Tuần 7

I. Mục tiêu bài giảng.

Học xong bài này, học sinh có khả năng:

- Về kiến thức:

+ HS liệt kê được những người có liên quan đến bắt nạt học đường (nạn nhân, người gây bạo lực, người chứng kiến)

+ HS phân tích được cảm xúc của những người có liên quan.

.- Về kỹ năng:

+ Thực hành xử lý tình huống hỗ trợ nạn nhân vượt qua cảm xúc tiêu cực.

 -Về thái độ:

+ Học sinh có thái độ tôn trọng và có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

- Bảng, phấn.

- Máy chiếu/máy tính

 

doc 7 trang Trịnh Thu Thảo 3940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kỹ năng sống Khối 7 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHỐI 7 – TUẦN 7
KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BNHĐ (1)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
+ HS liệt kê được những người có liên quan đến bắt nạt học đường (nạn nhân, người gây bạo lực, người chứng kiến)
+ HS phân tích được cảm xúc của những người có liên quan.
.- Về kỹ năng:
+ Thực hành xử lý tình huống hỗ trợ nạn nhân vượt qua cảm xúc tiêu cực.
 -Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ tôn trọng và có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Bảng, phấn.
Máy chiếu/máy tính
Video: 
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Kiểm tra bài cũ và định hướng bài mới 
- Thời gian: 10 phút
- Hình thức: Tổ chức hoạt động
- Phương pháp: Trải nghiệm bằng quan sát và tưởng tượng
- Chuẩn bị: Luật chơi
- GV yêu cầu học sinh chia sẻ về những kỹ thuật cần có để phòng tránh tai nạn do vật nuôi cắn
- GV nhận xét và khen ngợi học sinh
- GV yêu cầu học sinh chia sẻ về cảm xúc, những vấn đề tại trường:
VD: thầy cô nghiêm khắc, giao nhiều bài tập về nhà, các bạn trêu chọc .
- GV yêu cầu học sinh kể lại sự việc đã chứng kiến hoặc từng trải qua liên quan đến việc bị bắt nạt tại trường học
--> GV tổng kết câu trả lời và dẫn nhập vào bài mới: Trường học là nơi chúng ta sống và làm việc chiếm một phần lớn thời gian trong ngày. Có được kỹ năng phòng tránh BNHĐ sẽ giúp chúng ta cảm thấy an toàn và vui vẻ trong môi trường mà chúng ta đang sinh sống và làm việc.
- HS lắng nghe, mở vở ghi bài.
- HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được kiến thức bài cũ.
- HS hiểu mục tiêu của bài học mới.
HĐ2: Những người liên quan đến BNHĐ
- Thời gian: 30 phút
- Nội dung trọng tâm: HS nhận biết những người liên quan đến BNHĐ
- Phương pháp và KTDH: Gợi mở
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: 
- GV yêu cầu hai học sinh tình nguyện tham gia hoạt động đứng ngoài cửa lớp 2 phút 
* HĐ1: GV yêu cầu các bạn trong lớp bỏ các đồ trong hộp bút bày lộn xộn ở trên bàn. GV và học sinh lựa chọn ra một món đồ để yêu cầu hai bạn đứng ngoài vào lớp tìm món đồ. GV thỏa thuận trước với các bạn trong lớp hai trường hợp:
* Bạn A: Khi bạn đến gần đồ vật cần tìm, cả lớp sẽ vỗ tay to và động viên bạn cố lên, khi bạn đi xa đồ vật, cả lớp sẽ vỗ tay nhỏ và không nói gì để giúp bạn tìm đồ nhanh nhất.
* Bạn B: Cả lớp không khích lệ và động viên bạn mà nói những câu chê, làm bạn chán để không tìm thấy đồ.
* HĐ2: GV yêu cầu từng bạn vào lớp và tìm đồ theo cách ở trên.
---> GV tổng kết hoạt động: Trong cuộc sống, chúng ta sẽ gặp nhiều áp lực từ việc bị bạn bè chê bai, nói xấu khiến ta không kiểm soát được cảm xúc, suy nghĩ và hành động của mình. Việc bị áp lực từ những người trong trường có thể coi là việc bị BNHĐ
- Tất cả những lời nói, hành vi của người trong trường khiến con cảm thấy bị tổn thương về tâm lý và thân thể thì đều có thể được coi là dấu hiệu hoặc việc BNHĐ.
- GV chia sẻ một số con số biết nói về BLHĐ
- GV yêu cầu học sinh chia sẻ những người có thể gây ra BNHĐ:
+ Thầy cô
+ Bạn bè
+ Nhân viên trong trường (bảo vệ, người làm vệ sinh )
- GV yêu cầu HS liệt kê được những người có liên quan đến một vụ bắt nạt học đường:
 + Nạn nhân
+ Người gây bạo lực
+ Người chứng kiến
---> GV tổng kết hoạt động: Tất cả những người trong trường đều có thể là người có thể gây ra BNHĐ. Chúng ta cần xác định rất rõ những hành vi và lời nói gây tổn thương về tâm lý và thể xác để làm dấu hiệu nhận biết việc có bị BNHĐ hay không?
- HS nhận biết những người liên quan đến BNHĐ 
HĐ3: Cảm xúc và Ảnh hưởng
- Thời gian: 30 phút
- Nội dung trọng tâm: HS nhận biết cảm xúc và ảnh hưởng tiêu cực, tích cực của những người liên quan đến BNHĐ
- Phương pháp và KTDH: Gợi mở
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: 
- GV cho học sinh xem video về BNHĐ:
 - GV yêu cầu học sinh ghi lại cảm xúc và hậu quả của những người liên quan đến BNHĐ.
Người liên quan
Cảm xúc có thể có
Ảnh hưởng
Tiêu cực
Tích cực
Tiêu cực
Tích cực
Người chứng kiến
Người Bắt nạt
Nạn nhân
- GV tổng kết: Tìm hiểu cảm xúc và ảnh thưởng tích cực và tiêu cực của những người liên quan đến BNHĐ sẽ giúp chúng ta đưa ra được những cách giải quyết phù hợp cho bản thân hoặc giúp đỡ người xung quanh.
- GV yêu cầu học sinh chia sẻ một số cách thức có thể giúp 
- HS nhận biết cảm xúc và ảnh hưởng tiêu cực, tích cực của những người liên quan đến BNHĐ
4. Tổng kết buổi học (5 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Trường học là nơi thứ hai sau gia đình mà chúng ta có nhiều thời gian tham gia các hoạt động nhất. Vì vậy, cách thức nhận biết và tạo dựng một ngôi trường học tập an toàn là nhiệm vụ của tất cả những người làm việc, học tập trong ngôi trường đó.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
- Học sinh chia thành các nhóm, chuẩn bị những vấn đề sau:
1. Nhóm 1: Chia sẻ hiểu biết về BNHĐ
2. Nhóm 2: Sáng kiến tẩy chay BNHĐ và bảo vệ những người bị bắt nạt
3. Nhóm 3+4: Xây dựng vở kịch về BNHĐ ( chú ý giải quyết tình huống và cảm xúc của những người liên quan)
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 ThS. Nguyễn Phương Hảo

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ky_nang_song_khoi_7_tuan_7.doc