Giáo án Lịch sử 7 - Học kỳ I - Năm học 2021-2022

Giáo án Lịch sử 7 - Học kỳ I - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến châu Âu.

- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến.

- Biết nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế thành thị.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu.

- Bản đồ TG

- Lược đồ châu Âu thời phong kiến

2. Học sinh

- SGK, vở ghi, đồ dùng

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là chế độ phong kiến được hình thành ở châu Âu, thành thị trung đại xuất hiện. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: GV giới thiệu bài mới

c. Sản phẩm: HS lắng nghe

d. Tổ chức thực hiện:

 GV giới thiệu bài mới: Khi đế quốc Ro-ma suy yếu các dân tộc phía bắc ngày càng lớn mạnh trong đó người Giéc-man đã đánh xuống và làm chủ hình thành nên các vương quốc và sau này là Anh, Pháp. Họ thiết lập chế độ phong kiến và khi sản xuất phát triển ở đây hình thành nên các thành thị trung đại.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

 * Hoạt động 1: Sự hình thành chế độ phong kiến ở châu Âu

a. Mục tiêu: HS Nắm được hoàn cảnh hình thành chế độ phong kiến ở châu Âu. Khai thác và sử dụng kiến thức trong SGK.

b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

 

doc 185 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 3600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Học kỳ I - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 BGH ký duyệt 
 Ngày soạn: 05/9/2021 
 Ngày dạy: 08/9/2021
Phần I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Tiết 1- Bài 1: 
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU ( Thời sơ, trung kì trung đại )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến châu Âu.
- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến.
- Biết nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế thành thị.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu.
- Bản đồ TG
- Lược đồ châu Âu thời phong kiến
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, đồ dùng 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là chế độ phong kiến được hình thành ở châu Âu, thành thị trung đại xuất hiện. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: GV giới thiệu bài mới
c. Sản phẩm: HS lắng nghe
d. Tổ chức thực hiện:
 GV giới thiệu bài mới: Khi đế quốc Ro-ma suy yếu các dân tộc phía bắc ngày càng lớn mạnh trong đó người Giéc-man đã đánh xuống và làm chủ hình thành nên các vương quốc và sau này là Anh, Pháp... Họ thiết lập chế độ phong kiến và khi sản xuất phát triển ở đây hình thành nên các thành thị trung đại.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
 * Hoạt động 1: Sự hình thành chế độ phong kiến ở châu Âu
a. Mục tiêu: HS Nắm được hoàn cảnh hình thành chế độ phong kiến ở châu Âu. Khai thác và sử dụng kiến thức trong SGK.
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
- Sau đó người Giéc-man đã làm gì?
- Những việc làm ấy làm cho xã hội phương Tây biến đổi như thế nào?
- Lãnh chúa là những người như thế nào?
- Nông nô do những tầng lớp nào hình thành?
- Quan hệ giữa lãnh chúa với nông nô như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1/ Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.
-Cuối thế kỉ V, người Gíec-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma. Thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glôXắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt 
- Người Giéc-man đã chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau. Phong tước vị .
- Biến đổi xã hội: Xuất hiện các giai cấp mới lãnh chúa và nông nô.
- Nông nô phụ thuộc lãnh chúa → xã hội phong kiến hình thành.
* Hoạt động 2: Lãnh địa phong kiến.
a. Mục tiêu: Biết được thế nào là lãnh địa phong kiến và lãnh chúa phong kiến.
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân để trả lời:
- Em hiểu như thế nào là “lãnh địa” phong kiến?
- Hãy miêu tả và nêu nhận xét về lãnh địa phong kiến qua H1?
- Trình bày đời sống, sinh hoạt trong lãnh địa?
- Nền kinh tế lãnh địa có đặc điểm gì?
- Phân biệt sự khác nhau giữa xã hội cổ đại với xã hội phong kiến?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
2/ Lãnh địa phong kiến.
- Lãnh địa là vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ trong đó có lâu đài và thành quách.
- Đời sống trong lãnh địa: lãnh chúa xa hoa, đầy đủ, nông nô nghèo khổ.
- Đặc điểm kinh tế: Tự cung, tự cấp không trao đổi với bên ngoài.
* Hoạt động 3: Sự xuất hiện các thành thị trung đại.( Học sinh tự học)
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
Câu 1. Lãnh địa phong kiến là
A. vùng đất rộng lớn của các quý tộc chiếm đoạt được. 
B. vùng đất do các chủ nô cai quản.
C. vùng đất do các thương nhân và thợ thủ công xây dựng nên.
D. vùng đất đã bị bỏ hoang nay được khai phá.
Câu 2. Cuối thế kỉ V các bộ tộc nào đã đánh chiếm đế quốc Rô-ma?
A.Các bộ tộc từ vường quốc Tây Gốt.
B. Các bộ tộc từ vương quốc Đông Gốt.
C. Các bộ tộc người Giéc-man.
D. Các bộ tộc từ vương quốc Phơ-răng.
d) Tổ chức thực hiện:
GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để miêu tả kinh tế lãnh địa phong kiến Châu Âu với kinh tế đô thị ngày nay.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Kinh tế lãnh địa phong kiến Châu Âu với kinh tế đô thị ngày nay.
d) Tổ chức thực hiện:
GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
Kinh tế lãnh địa phong kiến Châu Âu với kinh tế đô thị ngày nay.
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
 Ngày soạn: 05/9/2021
 Ngày dạy: 09/9/2021
Tiết 2 - BÀI 2: 
SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CNTB Ở CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giúp hs hiểu rõ nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí một trong những nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho việc hình thành quan hệ sản xuất TBCN
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo án: Máy tính, máy chiếu.
- Giáo án
- Bản đồ thế giới.
- Tư liệu hoặc những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.
2. Học sinh
- sgk, vơ ghi, đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu:
- Giúp hs nắm được những cuộc phát kiến địa lí lớn, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV trực quan H.3sgk Tàu Ca – ra – ven. Các nhà thám hiểm đã dùng tàu này để vượt đại dương đến các châu lục. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách ghi ra giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới:Thế kỷ XV nền KT hàng hóa phát triển. Đây là nguyên nhân thúc đẩy người phương Tây tiến hành các cuộc phát kiến địa lí để tìm ra những vùng đất mới và con đường mới như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
- Do SX phát triển, TN, TTC cần nguyên liệu, cần thị trường
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
* Hoạt động 1: Những cuộc phát kiến lớn về địa lí.
a) Mục tiêu: HS nắm được những cuộc phát kiến địa lí lớn về địa lí.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK (6 phút), thảo luận và trả lời câu hỏi:
- GV giải thích k/n phát kiến địa lí?
- Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:
- Kể tên các cuộc phát kiến?
- GV nêu sơ lược hành trình đó trên bản đồ: 
? Kết quả của các cuộc phát kiến?
? Các cuộc phát kiến đó có ý nghĩa gì? 
 thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS trả lời, HS khác bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí.
- Nguyên nhân : do nhu cầu phát triển sản xuất. Tiến bộ về kĩ thuật hàng hải : la bàn, hải đồ, kĩ thuật đóng tàu...
- Những cuộc phát kiến lớn : 
Cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, nhiều cuộc phát kiến lớn về địa lí được tiến hành như : B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi (1487) ; Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ (1498) ; C.Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ (1492) ; Ph.Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất (1519 - 1522).
- Ý nghĩa các cuộc phát kiến địa lí : thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu. 
* Hoạt động 2: Sự hình thành CNTB ở Châu Âu ( Học sinh tự học)
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về những cuộc phát kiến địa lí .
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi.
GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
	+ Phần trắc nghiệm khách quan 
Câu 1. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến những cuộc phát kiến địa lí?(B)
 A. Do khát vọng muốn tìm mãnh đất có vàng. B. Do yều cầu phát triển của sản xuất.
 C. Do muốn tìm những con đường mới. D. Do nhu cầu của những người dân.
Câu 2. Những nước nào đi đầu trong cuộc phát kiến địa lí?(vdc)
A. Anh, Tây Ban Nha. B. Pháp, Bồ Đào Nha. 
C. Anh, I-ta-li-a. D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Câu 3. Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu?(H)
A. Ấn Độ và các nước phương Đông
B. Trung Quốc và các nước phương Đông.
C. Nhật Bản và các nước phương Đông
D. Ấn Độ và các nước phương Tây
Câu 4. Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?(H) 
A. Công nhân, quý tộc. B. Thương nhân, quý tộc. 
C. Tướng lĩnh, quý tộc. D. tăng lữ, quý tộc.
+ Phần tự luận
Câu 1: Kể tên các cuộc phát kiến? Kết quả của các cuộc phát kiến?
 - Dự kiến sản phẩm:
	+ Phần trắc nghiệm 
Câu
1
2
4
5
ĐA
D
A
A
 B
d) Tổ chức thực hiện:
GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Liên hệ để khắc sâu kiến thức, chuẩn bị bài mới
b) Nội dung:
+ Phát vấn
+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao
d) Tiến trình hoạt động
Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các cuộc phát kiến địa lí.
+ Chuẩn bị bài mới 
- Học bài cũ, đọc và soạn bài 3 cuộc đấu tranh.......
- Nắm được nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa phục hưng.
- Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo và tác động trực tiếp của phong trào này đến xã hội phong kiến Châu Âu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 .
 TUẦN 2 BGH ký duyệt 
 Ngày soạn: 09/9/2021 
 Ngày dạy: 13/9/2021
Tiết 3: Bài 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giúp hs hiểu được XHPK Trung Quốc được hình thành ntn? Thứ tự các triều đại, tổ chức bộ máy chính quyền đặc điểm KT, VH,....
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo án: tivi, máy tính. Tranh ảnh thời kì văn hóa Phục hưng.
- Bản đồ TQ thời PK
- Tranh ảnh một số công trình kiến trúc TQ.
2. Học sinh
- sgk, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tìm hiểu được nét nổi bật của tình hình chính trị, kinh tế Trung Quốc thời phong kiến : Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
b) Nội dung: GV giới thiệu bài mới
c) Sản phẩm: HS lắng nghe ghi nhớ
d) Tổ chức thực hiện:
GV giới thiệu bài mới: Là một trong những quốc gia ra đời sớm và phát triển nhanh. TQ đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị thời phong kiến. Vậy bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
*Hoạt động 1: Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
a) Mục tiêu: Nắm được sự hình thành xã hội phong kiến
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - HS trả lời các câu hỏi sau: 
- Sự hình thành XHPK ở TQ như thế nào?
- GV hd h/s quan sát bản đồ CA.
- Sản xuất thời Xuân thu chiến quốc có gì tiến bộ? 
- Phân tích tác dụng của công cụ bằng sắt? 
- Những biến đổi về SX đã tác động đến XH ntn? 
- Giải thích: Địa chủ?
- Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền đã được hình thành như thế nào ở xã hội TQ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS trả lời, HS khác bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
- Xã hội phong kiến hình thành từ thế kỉ III TCN.
- Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng, có quyền lực trở thành địa chủ.
- Nhiều nông dân mất ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ trở thành tá điền, phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là địa tô.
 -> Xã hội phong kiến Trung Quốc được xác lập.
* Hoạt động 2: Xã hội Trung Quốc thời Tần - Hán
a) Mục tiêu: Nắm được tổ chức bộ máy nhà nước, chính sách đối ngoại, tình hình kinh tế của thời Tần – Hán.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Những biện pháp để củng cố chính quyền và phát triển KT thời Tần -Hán?
- ý nghĩa của những chính sách đó?
- GV giới thiệu cho hs vài nét của Tần Thủy Hoàng hậu quả của sự bạo ngược đó.
- Quan sát hình 8 nêu ý nghĩa của hình 8.
- Kể chuyện về xây dựng Vạn Lí Trường Thành
- Vua Hán đã có những chính sách gì để củng cố phát triển KT?
- Những chính sách đối ngoại của nhà Hán ntn? ý nghĩa của chính sách đó? 
 GV liên hệ với các triều đại phong kiến VN
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
2. Xã hội Trung Quốc thời Tần - Hán
a. Tổ chức bộ máy nhà nước.
 - Thời Tần: chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị , thi hành chế độ cai trị rất hà khắc.
+ Nhà Hán: chế độ pháp luật hà khắc được bãi bỏ.
b. Chính sách đối ngoại.
- Tiến hành mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chiến tranh xâm lược
c. Tình hình kinh tế.
- Thời Tần - Hán : ban hành chế độ đo lường thống nhất, giảm tô thuế, khuyến khích nông dân nhận ruộng cày và khẩn hoang...
* Hoạt động 3: Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.
a) Mục tiêu: Biết đượcý nghĩa của cách mạng tư sản Anh
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Cuộc cách mạng Tư sản Anh có ý nghĩa gì đối với nước Anh? Cuộc cách mạng này đem lại quyền lợi cho giai cấp nào?
Phân tích điểm hạn chế của cách mạng?
Tại sao nói đây là cuộc cách mạng không triệt để?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.
a. Tổ chức bộ máy nhà nước.
- Bộ máy nhà nước được củng cố hoàn thiện hơn, cử người thân tín đi cai quản các địa phương, mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
b. Chính sách đối ngoại.
- Tiến hành mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chiến tranh xâm lược: Triều Tiên, Nội Mông, Đại Việt 
c. Tình hình kinh tế.
- Thi hành nhiều biện pháp giảm tô, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân 
- Thực hiện chế độ quân điền, do đó sản xuất phát triển. 
-> Kinh tế phồn thịnh.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về các triều đại phong kiến TQ mà các em đã được tìm hiểu.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi.
GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).
Câu 1: Tần Thủy Hoàng đã thi hành những chính sách gì để cai trị đất nước?(H)
 A. Chia đất nước thành quận, huyện để cai trị, thi hành chế độ cai trị rất hà khắc.
 B. Giảm tô thuế cho nhân dân và nông nô.
 C. Chia đất nước thành các quận, huyện để dễ quản lí, khuyến khích nhân dân.
 D. Chia đất nước thành các quận, huyện ,cử quan lại trực tiếp quản lí.
Câu 2: Vì sao chế độ phong kiến nhà Tần lại bị sụp đổ?(B)
 A. Vì Tần Thủy Hoàng chia đất nước thành quận huyện
 B. Vì Tần Thủy Hoàng ăn chơi sa đọa
 C. Vì Tần Thủy Hoàng là một ông vua tàn bạo, bóc lột nhân dân.
 D. Vì Tần Thủy Hoàng bóc lột nhân dân.
Câu 3: Tại sao đến thời nhà Đường kinh tế ổn định và phát triển?(B)
 A. Vì có bộ máy nhà nước được củng cố nền độc lập.
 B. Vì có nhiều biện pháp để khai hoang, phát triển nông nghiệp.
 C. Vì nhà nước ổn định và phát triển không ngừng
 D. Vì kinh tế phát triển , xã hội được ổn định.
Câu 4. Xã hội phong kiến Trung Quốc xuất hiện hai giai cấp nào? (B)
 A. Địa chủ , tá điền B. Địa chủ, nông nô. 
 C. Quý tộc, nông dân D. Quý tộc, nông nô
d) Tổ chức thực hiện:
GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Liên hệ để khắc sâu kiến thức, chuẩn bị bài mới
b) Nội dung:
+ Phát vấn
+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao
d) Tiến trình hoạt động
Câu hỏi: Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào ?
 => Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện :
 - Xã hội ổn định, đạt đến sự phồn thịnh.
 - Bờ cõi đưuọc mở rộng bằng tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng.
 - Bộ máy nhà nước được củng cố, hoàn thiện.
 → Dưới nhà Đường, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 .
 Ngày dạy: 16/9/2021
Tiết 4: Bài 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc và các triều đại phong kiến của Trung Quốc.
- Những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học kĩ thuật của Trung Quốc.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo án: tivi, máy tính. Tranh ảnh thời kì văn hóa Phục hưng
+ Bản đồ TQ thời PK.
+ Tranh ảnh về một số công trình kiến trúc thời PK.
+ Một số tư liệu thành văn về các chính sách của nhà nước PK TQ.
2. Học sinh
+ sgk. Vở ghi, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nắm được tình hình Trung Quốc thời Minh – Thanh và khoa học – kĩ thuật, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Cho học sinh quan sát hình 9 và 10 SGK trang 14 và 15 và yêu cầu học sinh cho biết đây là công trình kiến trúc và sản phẩm thủ công của những triều đại nào?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
* Hoạt động 1: Trung Quốc thời Tống - Nguyên.( Học sinh tự học)
* Hoạt động 2: Trung Quốc thời Minh – Thanh.
a) Mục tiêu: Nắm được tình hình Trung Quốc thời Minh – Thanh.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Trình bày diễn biến chính trị của Trung Quốc từ sau nhà Nguyên đến nhà Thanh?
? Xã hội, kinh tế cuối thời Minh và nhà Thanh có đặc điểm gì? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
5/ Trung Quốc thời Minh – Thanh.
 * Chính trị.
- 1368 nhà Minh thành lập.
- 1644 nhà Thanh thống trị Trung Quốc.
 * Xã hội.
- Vua quan sa đoạ.
- Nông dân đói khổ.
 * Kinh tế.
- Thủ công nghiệp phát triển
- Mầm móng kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện.
- Buôn bán với nhiều nước ĐNA, Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập.
* Hoạt động 3: Văn hoá, khoa học - kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến.
a) Mục tiêu: Nắm được các thành tựu của Trung Quốc thời phong kiến.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Yêu cầu HS đọc kênh chữ.
? Trình bày những thành tựu nổi bật về văn hoá Trung Quốc thời phong kiến?
? Kể tên 1 số tác phẩm văn học lớn mà em biết?
? Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất đồ gốm qua H10?
? Kể tên 1số công trình kiến trúc lớn?
? Quan sát H9, em có nhận xét gì?
? Trình bày những hiểu biết của em về khoa học kĩ thuật của Trung Quốc?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
6/ Văn hoá, khoa học - kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến.
 a. Văn hoá.
- Nho giáo thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến. 
- Văn học, sử học rất phát triển.
- Nghệ thuật: hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc đều ở trình độ cao.
b. Khoa học – 
kĩ thuật.
Có nhiều phát minh lớn: giấy viết, nghề in, la bàn, thuốc súng , đóng tàu, khai mỏ, luyện kim 
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về tình hình Trung Quốc thời Minh – Thanh và thành tưu về khoa học – kĩ thuật của Trung Quốc.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).
Câu 1: Hệ tư tưởng và đạo đức chính thống của giai cấp phong kiến Trung Quốc là
A. Phật giáo.
B. Đạo giáo.
C. Lão giáo.
D. Nho giáo. 
Câu 2. Tác giả của tác phẩm Tây Du Kí là
 A. Thi Nại Am.
B. La Quán Trung.
C. Tào Tuyết Cần
D. Ngô Thừa Ân.
d) Tổ chức thực hiện:
GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Liên hệ để khắc sâu kiến thức, chuẩn bị bài mới
b) Nội dung:
+ Phát vấn
+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao
d) Tiến trình hoạt động
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Trong các thành tựu lớn về văn hóa, khoa học- kĩ thuật của Trung Quốc, những thành tựu nào được bảo lưu đến ngày nay.
- Chuẩn bị bài 5 Ấn Độ thời phong kiến (1 phút)
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 TUẦN 3 - 4 BGH ký duyệt 
 Ngày soạn: 19/9/2021 
 Ngày dạy: 20/9/2021
Tiết 5: Bài 5: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giúp hs nắm được các giai đoạn lớn của lịch sử ÂĐ từ thời cổ đại đến giữa TK XIX. Những chính sách cai trị của các vương triều và những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt Ấn Độ thời PK
- Biết được một số thành tựu của VH ÂĐ thời cổ, trung đại.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
- Năng lực chuyên biệt:
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ So sánh, nhận xét, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm qua thời kì phong kiến ở Ấn Độ.
+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về những thành tựu văn hóa Ấn Độ thời phong kiến HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về quá trình phát triển của Ấn Độ.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo án: tivi, máy tính. Tranh ảnh thời kì văn hóa Phục hưng.
- Giáo án word 
- Tư liệu, tranh ảnh về Ấn Độ thời phong kiến.
2. Học sinh
- sgk, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tình hình Ấn Độ thời phong kiến, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
b) Nội dung: GV giới thiệu bài mới
c) Sản phẩm: HS lắng nghe, ghi nhớ
d) Tổ chức thực hiện:
GV giới thiệu bài mới: Ấn Độ là một trong những trung tâm lớn của nhân loại được hình thành từ rất sớm. Với một bề dày lịch sử và những thành tựu văn hóa vĩ đại. Ấn Độ đã có những đóng góp lớn lao trong lịch sử nhân loại. Đó là nội dung bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: 1.Những trang sử đầu tiên. (Học sinh tự đọc)
 2. Ấn Độ thời phong kiến.
a) Mục tiêu: Biết được những nét chính về Ấn Độ thời phong kiến.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), thảo luận và trả lời câu hỏi:
Nhóm 1+ 2: Trình bày những nét chính về vương triều Gúp – ta?
Nhóm 3+ 4: Trình bày những nét chính về vương triều Hồi Giáo Đê – li?
Nhóm 5+ 6: Trình bày những nét chính về vương triều Ấn Độ Mô – gôn?
- Lập bảng niên biểu các vương triều?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học si

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_7_hoc_ky_i_nam_hoc_2021_2022.doc