Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 13: Đại việt Thời Trần( 1226- 1400)

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 13: Đại việt Thời Trần( 1226- 1400)

I/ MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Mô tả được sự thành lập nhà Trần.

- Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá,

tôn giáo thời Trần.

- Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá của Đại Việt thời Trần.

2. Về năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực hợp tác và giao tiếp:

+Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp, giao tiếp, làm việc nhóm có hiệu quả.

+ Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề liên quan đến bài học.

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo

* Năng lực riêng

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết sưu tầm, khai thác tư liệu, giải mã các tư liệu lịch sử kênh hình và chữ viết có trong bài.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Biết trình bày, giải thích, phân tích ,so sánh đối chiếu,suy luận, phản biện, tranh luận v ề một vấn đề lịch sử.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:Vận dụng kiến thức đã học để rút ra những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.

3. Về phẩm chất

- Bồi dưỡng cho HS tinh thần đấu tranh bất khuất chống áp bức bóc lột và tinh thần sáng tạo trong xây dựng đất nước.

- Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên và ý thức kế thừa truyền thống

dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho HS.

- Chăm chỉ:

+ Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

+ Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.

 

docx 16 trang phuongtrinh23 26/06/2023 4921
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 13: Đại việt Thời Trần( 1226- 1400)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 13 ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN( 1226- 1400)
Môn học/Hoạt động giáo dục: Lịch sử; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I/ MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Mô tả được sự thành lập nhà Trần.
- Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá,
tôn giáo thời Trần.
- Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá của Đại Việt thời Trần.
2. Về năng lực:
* Năng lực chung: 
- Năng lực hợp tác và giao tiếp:
+Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp, giao tiếp, làm việc nhóm có hiệu quả.
+ Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề liên quan đến bài học.
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Năng lực riêng
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết sưu tầm, khai thác tư liệu, giải mã các tư liệu lịch sử kênh hình và chữ viết có trong bài. 
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Biết trình bày, giải thích, phân tích ,so sánh đối chiếu,suy luận, phản biện, tranh luận v ề một vấn đề lịch sử.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:Vận dụng kiến thức đã học để rút ra những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.
3. Về phẩm chất
- Bồi dưỡng cho HS tinh thần đấu tranh bất khuất chống áp bức bóc lột và tinh thần sáng tạo trong xây dựng đất nước.
- Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên và ý thức kế thừa truyền thống
dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho HS.
- Chăm chỉ:
+ Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
+ Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Phiếu học tập dành cho HS.
- Đoạn clip tư liệu, hình ảnh 1,2,3,4,5,6/ SGK có liên quan. Một số mẩu chuyện lịch sử
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
- Đọc SGK.
- Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU. ( Tiết 1)
a) Mục tiêu:
-Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là Nhà Trần phát triển tiếp nối nhà Lý 
b) Nội dung: HS đọc, quan sát kênh chữ, kênh hình 1SGK/62.
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS về câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 Hãy chia sẻ những điều em đã biết, em chưa biết, em muốn biết về thời đại nhà Trần trong lịch sử. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
 HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV chọn 1-2 HS trình bày kết quả tại chỗ ( HS có thể đọc đoạn em có biết .),yêu cầu 1- 2 nhóm HS khác bổ sung, Gv quan sát,theo dõi phần trình bày của học sinh. 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
 GV khuyến khích, động viên và dẫn dắt các em vào bài học mới.
-Nhà Trần phát triển tiếp nối nhà Lý, đưa văn minh Đại Việt phát triển lên một tầm cao mới. Lê Quý Đôn - nhà bác học ở thế kỉ XVIII đã đánh giá: “Nhà Trần... làm cho quang vinh cả sử sách, không thẹn với trời đất”. 
-Theo em, vì sao Lê Quý Đôn có những đánh giá cao về nhà Trần như vậy? Hãy cùng nhau đi tìm hiểu đầy đủ hơn về thời đại nhà Trần trong lịch sử. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: 1/Sự thành lập nhà Trần
a) Mục tiêu: HS hiểu,biết ,mô tả được sự thành lập nhà Trần
b) Nội dung: HS quan sát đoạn clip về sự thành lập nhà Trần-tranh ảnh, đọc kênh chữ SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, trả được câu hỏi của GV
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA THÀY VÀ TRÒ
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân-đọc thông tin mục 1 trong SGK, sau đó thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi: 
 + Hãy cho biết nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh như thế nào?
 + Ai làVị vua đầu tiên của nhà Trần. 
 + Em hãy cho biết sự thành lập triều Trần thay cho triều Lý đầu thế kỷ XIII có phù hợp với yêu cầu lịch sử không? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc SGK và thu thập thông tin trả lời câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV
-GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:
+ Nhà Trần thành lập vào thời gian nào? 
+ Ai là vị vua đầu tiên của nhà Trần. 
+ Việc nhân dân ta lập đền Trần nói lên điều gì
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
 GV gọi 1 - 2 HS lên trình bày, cho một số HS khác phân tích, nhận xét, đánh giá bổ sung kết quả 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
GV chốt lại ý và khẳng định:
1/Sự thành lập nhà Trần
-Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu, phải dựa vào họ Trần để đánh dẹp các thế lực chống đối. Nhờ đó, họ Trần đã từng bước thâu tóm quyền hành. 
-Tháng 1 - 1226, Lý Chiêu Hoàng (vị vua cuối cùng của nhà Lý) buộc phải nhường ngôi cho chổng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
=> Nhà Trần được thành lập là cần thiết trong hoàn cảnh lịch sử nước Đại Việt bấy giờ
GV mở rộng: 
 Sự suy yếu của của nhà Lý cuối thế kỉ XII qua các biểu hiện: Chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, hầu hết quan lại đều lao vào ăn chơi sa đọa,không chăm lo đời sống cho nhân dân. Nhân dân đói khổ,bất mãn và nổi dậy khởi nghĩa. Các thế lực phong kiến ở các địa phương đánh giết lẫn nhau càng làm cho triều đình nhà Lý thêm suy yếu,xã hội rối loạn. 
 “ Bấy giờ nhà vua vẫn cứ tiến hành mọi việc thổ mộc không ngừng, nghe nói ngoài kinh thành có giặc cướp,cũng giả vờ làm ngơ để bưng bít đi,chỉ ham thích của cải. Các bầy tôi ( quan lại) đều bắt chước,tranh nhau bán quan buôn ngục,ngoài ra không còn nghĩ đến việc gì” 
 ( Khâm định Việt sử thông giám cương mục)
“ Chính sự ngày một đổ nát, đói kém xảy ra luôn luôn. Nhân dân cùng quẫn khốn khổ,giặc cướp nổi lên ở nhiều nơi”
 ( Khâm định Việt sử thông giám cương mục)
- Trong hoàn cảnh đó nhà Trần thành lập thay nhà Lý quản lí đất nước là việc làm cần thiết để ổn định tình hình chính trị,xã hội,cải thiện đời sống cho nhân dân,xây dựng và bảo vệ đất nước.
1/Sự thành lập nhà Trần
-Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu, phải dựa vào họ Trần để đánh dẹp các thế lực chống đối. Nhờ đó, họ Trần đã từng bước thâu tóm quyền hành. 
-Tháng 1 - 1226, Lý Chiêu Hoàng (vị vua cuối cùng của nhà Lý) buộc phải nhường ngôi cho chổng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
=> Nhà Trần được thành lập là cần thiết trong hoàn cảnh lịch sử nước Đại Việt bấy giờ
 Hoạt động 2: 2/Tình hình chính trị:
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được tình hình chính trị thời Trần.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát tranh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: hoàn thành phiếu học tập và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HĐ CỦA THÀY VÀ TRÒ
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.
Tình hình chính trị
Những nét chính
Tổ chức chính quyền
Quân đội
Luật pháp
Chính sách đối nội
Chính sách đối ngoại
GV: Sau khi Hs hoàn thiện phiếu học tập, đại diện nhóm trình bày và nhận xét, GV tiếp tục cho HS trả lời một số câu hỏi:
? So sánh với bộ máy chính quyền thời Lý, em thấy có điểm gì giống và khác nhau? 
* So với thời Lí:
Giống nhau
Khác nhau
- Nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (mọi quyền hành nằm trong tay vua).
- Giúp việc cho vua có các quan đại thần, quan văn, quan võ.
- Thời Trần:
+ Thực hiện chế độ Thái 
Thượng Hoàng.
+ Đặt thêm một số cơ 
quan như: Quốc sử viện, 
Thái y viện, Tôn nhân phủ.
+ Cả nước chia thành 12 
lộ.
- Thời Lý không có các cơ quan đó.
 ? Em có nhận xét gì về tổ chức chính quyền thời Trần?
- Chính quyền thời Trần được tổ chức
quy củ từ trung ương đến địa phương, chứng tỏ chế độ chuyên chế trung ương tập quyền
thời Trần ngày càng được củng cố hơn.
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2 : ? H2 giúp em hiểu điều gì?:
Hình 2. Thạp gốm có trang trí cảnh chiến binh luyện tập võ nghệ: Thạp gốm hoa nâu
này được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, tiêu biểu nhất cho kĩ thuật làm gốm thời
Lý - Trần. Lịch sử nước Đại Việt thời Trần gắn liền với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
với hào khí Đông A và lời thề “Sát Thát”... Trong bối cảnh đó, trên nhiều sản phẩm của người thợ thủ công thời Trần đã thể hiện những hình ảnh rất sinh động, phản ánh lòng yêu nước, tự hào dân tộc và tinh thẩn thượng võ. H. 2 trong SGK là một sản phẩm như vậy. Đó là hình ảnh
một phần của chiếc bình gốm hoa nâu thời Trần. Trên đó có hình ảnh của những người chiến
binh trong tay cầm khiên, cầm mác,... đang hăng say luyện tập; bên cạnh là chú voi chiến, con
vật được coi như “người bạn” chiến đấu thân thiết của các tướng lĩnh và binh sĩ thời Trần,...
Hình ảnh phần nào khắc hoạ tinh thần thượng võ, ý chí quyết tâm kháng chiến chống giặc
ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc của nhân dân ta thời kì này.
? Em có nhận xét gì về tình hình chính trị thời Trần?
GV: Bằng nhiều biện pháp tích cực, nhà Trần đã củng cổ được chế độ quân chủ trung ương tập quyến, tăng cường pháp luật; nhờ vậy quốc gia Đại Việt thời Trần đã có bước phát triển mới trên các mặt.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.	
2. Tình hình chính trị:
- Tổ chức chính quyền: Nhà Trần tiếp tục củng cổ chế độ quân chủ trung ương tập quyển, thi hành chính sách cai trị khoan hoà, gần gũi với dân chúng. Cả nước được chia thành 12 lộ, phủ. Đơn vị hành chính ở địa phương phổ biến là xã.
- Quân đội: bao gồm quân triều đình; quân các lộ, phủ; quân vương hầu và dân binh các làng xã. Nhà Trần tiếp tục thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.
- Luật pháp: Nhà Trần ban hành bộ Quốc triều hình luật, các cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện hơn.
- Chính sách đối nội: Nhà Trần tăng cường quản lí các địa phương, nhất là các khu vực miền núi và biên viễn.
- Chính sách đối ngoại: Nhà Trần thi hành chính sách ngoại giao hoà hiếu với các vương triều phương Bắc. Chăm-pa, Chân Lạp, Ai Lao,... đều đến tiến cống, thiết lập quan hệ bang giao và buôn bán với Đại Việt.
 Dự kiến sản phẩm:
Tình hình chính trị
Những nét chính
Tổ chức chính quyền
- Tổ chức chính quyền: 
+ Cấp trung ương: đứng đầu là vua rồi đến quan lại + Địa phương : cả nước chia thành 12 lộ, phủ. Đơn vị hành chính ở địa phương phổ biến là xã.
Quân đội
- Quân đội: bao gồm quân triều đình; quân các lộ, phủ; quân vương hầu và dân binh các làng xã. Nhà Trần tiếp tục thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.
Luật pháp
- Luật pháp: Nhà Trần ban hành bộ Quốc triều hình luật, các cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện hơn.
Chính sách đối nội
- Chính sách đối nội: Nhà Trần tăng cường quản lí các địa phương, nhất là các khu vực miền núi và biên viễn.
Chính sách đối ngoại
- Chính sách đối ngoại: Nhà Trần thi hành chính sách ngoại giao hoà hiếu với các vương triều phương Bắc. Chăm-pa, Chân Lạp, Ai Lao,... đều đến tiến cống, thiết lập quan hệ bang giao và buôn bán với Đại Việt.
 Hoạt động 3. 3/Tình hình kinh tế, xã hội 
a. Mục tiêu: Trình bày được những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội thời Trần
b. Nội dung: 
- Giáo viên
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu lịch sử, phương pháp nêu vấn đề, thuyết trình,... 
+ Tổ chức cho HS làm việc cá nhân, căp đôi, nhóm...
- HS: Suy nghĩ, trả lời theo yêu cầu của GV. 
c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS đọc thông tin trong GSK, tổ chức cho HS làm việc cá nhân, nhóm thực hiện yêu cầu:
? Nêu những dẫn chứng chứng tỏ nhà Trần chú trọng và khuyến khích phát triển nông nghiệp?
? Mô tả những nét chính về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS khai thác thông tin trong SGK và làm việc cặp đôi: Nêu những dẫn chứng chứng tỏ nhà Trần chú trọng và khuyến khích phát triển nông nghiệp
HS trả lời cá nhân
GV mở rông thêm: ? Vì sao việc lập điền trang của các tôn thất nhà Trần cũng là một biện pháp phát triển nông nghiệp?
- HS có thể trả lời được, có thể không
- GV giải thích: việc nhằm chiêu tập những người phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tì để khai khẩn ruông đất bỏ hoang -> góp phần mở rông diện tích.
GV dẫn dắt HS tìm hiểu về thủ công nghiệp và thương nghiệp
? Quan sát hình 3,4 SGK, em có nhận xét gì về sản xuất thủ công nghiệp thời Trần?
? Sự phát triển của một số thương cảng thời Trần chứng tỏ điều gì?
PHIẾU HỌC TẬP
Nội dung
Những nét chính
Thủ công nghiệp
Thương nghiệp
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
GV cho 1 - 2 HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp.
 HS trình bày, các HS còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu có).
 Bước 4. Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. 
GV chốt ý:
GV dẫn dắt vào mục b
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho HS đọc tư liệu và thông tin trong SGK, yêu cầu hoạt động nhóm: 
? Xã hội thời Trần bao gồm những tầng lớp nào? Nêu đặc điểm của mỗi tầng lớp đó?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
 HS thảo luận trả lời
Sau khi HS trả lời, GV có thể cho HS vẽ sơ đồ theo các cách khác nhau về các tầng lớp trong xã hội
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trình bày. 
- HS góp ý bổ sung (Nếu có)
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả hoạt động của HS.
GV nhận xét, bổ sung và chốt ý 
HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
a, Chính sách kinh tế
- Nhà Trần đề ra nhiều chính sách tích cực nhằm phục hồi và phát triển nông nghiệp như khai hoang, đắp đê phòng lụt 
- Thủ công nghiệp có bước phát triển mới với các sản phẩm đa dạng, tinh xảo thể hiện trình độ thẩm mĩ và đời sống tinh thần vô cùng phong phú
- Hoạt động buôn bán diễn ra ở khắp nơi
b. Tình hình xã hội
- Xã hội tiếp tục có sự phân hóa
+ Tần lớp quý tộc: có nhiều đặc quyền, nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền.
Nông dân lao động: cày cấy ruộng đất công làng xã 
+ Thợ thủ công và thương nhân tăng nhanh
+ Tầng lớp nông nố và nô tì chiếm số lượng ngày càng đông đảo.
 Hoạt động 4. 4/Tình hình kinh tế, xã hội ( Tiết 2)
a. Mục tiêu: 
- Trình bày được những thành tựu chủ yếu về văn hóa Đại Việt dưới thời Trần.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh, đọc sgk và khai thác thông tin trong SGK để nêu ra những thành tựu chủ yếu về văn hóa Đại Việt dưới thời Trần.
c. Sản phẩm học tập: Hoàn thành phiếu học tập, trả lời được câu hỏi của giáo viên 
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV : giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:
Phiếu học tập 
1.Trình bày những nét chính về tư tưởng- tôn giáo thời Trần?
2.Trình bày những nét chính về tình hình giáo dục thời Trần?
3.Nêu một số thành tựu chính về KHKT dưới thời Trần? 
4.Nêu những nét nổi bật về văn học thời Trần. Sự phát triển dòng văn học chữ Nôm thời Trần có ý nghĩa như thế nào?
5.Hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc thời Trần?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS xác định nhiệm vụ và hoàn thành phiếu học tập. GV quan sát, điều hành, hỗ trợ nếu học sinh gặp khó khăn. Giáo viên bố ung thêm một số câu hỏi để mở rộng và khắc sâu kiến thức:
? Trình bày những hiểu biết của em về Thượng Hoàng Trần Nhân Tông?
- Là vị tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi ông qua đời 2 vị thiền sư là Pháp Loa và Huyền Quang tiếp tục sự nghiệp gọi là Trúc Lâm Tam Tổ.
? Trong những thành tựu về KHKT em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?
- Hs lựa chọn và lí giải được lí do mình yêu thích thành tựu đó.
?Trình bày sự hiểu biết của em về một công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của nhà Trần?
Theo sử sách ghi lại, vào năm 1308, Kim Phật Trần Nhân Tông băng hà ở am Ngọa Vân trên ngọn Tử Phong – Yên Tử ( theo Đại Việt Sử Ký toàn thư, kỷ Anh Tông). Sau đó ít lâu, con ngài là vua Anh Tông đã đem 7 trong số 21 hạt xá lợi đặt trong cỗ kiệu bát cống bằng đá rồi xây tháp Phổ Minh lên trên.Tháp Phổ Minh được xây dựng hình vuông, gồm 14 tầng, cao 19,5 m. Hai tầng dưới làm bằng đá mỗi chiều dài 5,2 m. Các tầng còn lại xây bằng gạch bắt mạch để trần. Mỗi đầu viên gạch có dòng chữ “Hưng – Long thập tam niên” và khắc họa con rồng nổi thời Trần. Sau đó, một thương nhân giàu có đã bỏ tiền trát vữa lên các mặt tháp.
Tháp nằm ngay trước cửa Tam Bảo. Dưới chân tháp còn có những dấu mốc bằng đá. Xưa kia sân chùa có đặt một chiếc vạc đồng rất lớn được xếp vào An Nam Tứ Đại Khí (gồm tháp Báo Thiên, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, Vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền).
Những dấu mốc bằng đá này chính là dấu còn sót của những chân đỡ của chiếc vạc. Sau đó quân Minh xâm lược đã phá cả tứ đại khí của nước ta với âm mưu làm mất sử sách và những công trình văn hóa để đồng hóa dân ta.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV quan sát, chọn 2 HS đại diện cho nhóm trình bày sản phẩm, đồng thời yêu cầu các học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung kết quả. Sau phần trình bày và góp ý của học sinh, GV nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận như mục Sản phẩm 
Giáo viên mở rộng thêm để khắc sâu kiến thức:
- Tình hình văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần phát triển mạnh mẽ hơn thời Lý.
- Đã đạt được nhiều thành tựu về các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật.
- Có sự phát triển trên là do các chính sách quan tâm của nhà Trần trên tất cả các mặt, tạo điều kiện cho văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật phát triển.
=> Chứng tỏ Đại Việt dưới thời Trần là một quốc gia cường thịnh.
a) Tư tưởng - tôn giáo
- Nho giáo, phật giáo được coi trọng:
+ Nho giáo ngày càng được nâng cao vị thế.Nhiều nhà nho được giữu các chức vụ quan trong trong triều.
+ Phật giáo được vua, quý tộc và nhân dân tôn sùng. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời do Trần Nhân Tông sáng lập.
b) Giáo dục
- Quốc Tử Giám được mở rộng là nơi dạy học cho các hoàng tử và con em quý tộc, quan lại cao cấp.
- Trường học xuất hiện ở nhiều địa phương.
- Các kì thi Nho học được tổ chức thường xuyên và quy củ hơn.
c) Khoa học - kĩ thuật 
- Về sử học: Lê Văn Hưu biên soạn bộ Đại Việt sử ký - bộ sử đầu tiên của nước ta.Ngoài ra còn có một số bộ sử khác như: sử Việt lược, Việt sử cương mục và Việt Nam thế chí, 
- Về quân sự: có các tác phẩm như Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Toản.
- Về y học: thầy thuốc Tuệ Tĩnh - chuyên nghiên cứu và viết sách về cây thuốc nam.
d,Văn học, nghệ thuật
* Văn học: Văn học chữ Hán và chữ Nôm rất phát triển.
- Chữ Hán: sử dụng để sáng tác thơ, phú, hịch,... phản ánh âm hưởng hào hùng của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, lòng yêu nước và tự hào dân tộc, ngợi ca cảnh thái bình thịnh trị.
- Văn học chữ Nôm: phản ánh cuộc sống bình dân với những tác giả nổi tiếng như Nguyễn Thuyên, Trần Nhân Tông, Chu Văn An,...
- Ý nghĩa sự phát triển của dòng văn học chữ Nôm thời Trần:
+Thể hiện ý thức dân tộc cao khi sử dụng ngôn ngữ riêng của đất nước mình để sáng tác các tác phẩm văn học.
+Góp phần khẳng định người Việt có chữ viết, ngôn ngữ riêng của mình, thể hiện ý thức tự lập, tự cường của dân tộc.
+Làm cho nền văn học dân tộc ngày càng phát triển.
*Nghệ thuật 
+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc rất phát triển thể hiện rõ nét trong các công trình xây dựng như: kinh đô Thăng Long, thành Tây Đô, các lăng mộ vua Trần, tháp Phổ Minh.
+ Nghệ thuật diễn xướng phát triển nhiều loại hình như: chèo, tuồng, hát sẩm, múa rối, 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội ở Hoạt động Hình thành kiến thức mới vào việc làm bài tập cụ thể.
b. Nội dung: 
- GV: Giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. 
- HS: Làm bài tập cá nhân. Trong quá trình làm việc có thể trao đổi với bạn hoặc thầy/cô giáo.
c. Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV giao bài cho HS: Bài tập 1 
Lập bảng thống kê về một số thành tựu chính trên các lĩnh vực theo mẫu dưới đây:
Lĩnh vực
Thành tựu
Ý nghĩa
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
 HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập.
 GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
 GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
 HS trình bày; HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định 
 GV nhận xét bài làm của HS, chốt nội dung.
HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
Lĩnh vực
Thành tựu
Ý nghĩa
Tư tưởng, tôn giáo
Nho giáo ngày càng phát triển, Phật giáo được tôn sùng
Hệ tư tưởng phát triển.
Giáo dục: 
Quốc tử giám được mở rộng, nhiều trường công và trường tư xuất hiện khắp nơi
Nhà Trần rất quan tâm tới giáo dục.
Sử học
Nhiều bộ sử lớn và có giá trị được biên soạn
Sử học được coi trọng phát triển
Y học
Thầy thuốc Tuệ Tĩnh nghiên cứu về cây thuốc nam
Y học phát triển
Văn học
Chữ Hán và chữ Nôm phát triển.
Văn học phát triển
Kiến trúc, điêu khắc
Nhiều công trình được xây dựng
Trình độ thợ thủ công cao
Nghệ thuật
Diễn xướng phát triển gồm nhiều loại hình
Đời sống tinh thần phong phú
 D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân và hoàn thành sản phẩm học tập.
c. Sản phẩm: Bài giới thiệu về thành tựu văn hóa Đại Viêt thời Trần còn được bảo tồn và phát huy giá trị cho đến ngày nay 
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV: Hs đọc kênh chữ, quan sát kênh hình trong sgk và sưu tầm tư liệu,GV giao nhiệm vụ cho HS như sau:
Câu 1. Tìm hiểu thêm từ sách, báo và in ternet, em hãy viết bài giới thiệu về một thành tựu văn hóa Đại Viêt thời Trần còn được bảo tồn và phát huy giá trị cho đến ngày nay?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS xác định nhiệm vụ, làm việc cá nhân hoàn thành nhiệm vụ học tập, GV quan sát, điều hành, hỗ trợ nếu học sinh gặp khó khăn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV quan sát, chọn 2 HS trình bày sản phẩm học tập, đồng thời yêu cầu các hs khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận như mục Sản phẩm
- Chuẩn bị bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên ( Tìm hiểu về nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của nhà Trần).
1. Trình bày cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ 1258.
2. Trình bày cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285.
3. Trình bày cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287- 1288.
- Sưu tầm tư liệu về các cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của nhà Trần.
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông nặng 138 tấn. Đây là tượng Phật đầu tiên được đúc nổi trên vị trí núi đá cao với khối lượng đồng lớn, khuôn cao, đường kính lớn. Phật hoàng Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam, có vai trò lãnh đạo quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2 và thứ 3. Không chỉ vậy, Ngài còn là vị Tổ sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Đây là Thiền phái mang tư tưởng hòa nhập đạo với đời, thấm nhuần tính nhân văn sâu sắc, một tư tưởng riêng của Phật giáo Việt Nam. Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được đúc cân đối ở tư thế ngồi ở trạng thái tĩnh tại, ung dung thư thái. Tượng sẽ phù hợp với bối cảnh và địa hình chung, được lấy từ bản gốc bức tượng đá đang được thờ tại Tháp tổ chùa Hoa Yên. Khu vực xây dựng tượng Trần Nhân Tông là một phần quan trọng trong hệ thống di tích chùa tháp tại Yên Tử và ở khu vực đồng bằng Bắc bộ nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, góp phần tạo thành một quần thể di tích lịch sử danh thắng tâm linh nổi tiếng.
 Tháp chùa Phổ Minh được xây dựng vào năm 1308, đến nay đã hơn 700 năm tuổi. Khi vua Trần Nhân Tông băng hà, vua Trần Anh Tông đã đem 7 trong số 21 hạt xá lợi đặt trong cỗ kiệu bát cống làm bằng đá rồi xây tháp Phổ Minh lên trên. Vua Trần Thái Tông là người khai sinh ra triều đại nhà Trần, đồng thời là một nhà Phật học đã đặt nền móng vững chắc để sau này Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng ra dòng thiền phái Trúc Lâm của Việt Nam. Dù trải qua nhiều lần tu tạo qua các thời đại, đến nay quần thể di tích lịch sử chùa tháp Phổ Minh vẫn còn giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật đời Trần. Kết cấu chùa bao gồm các hạng mục chính là Tam quan, Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện, Hậu điện, nhà tổ, nhà tăng, nhà bia, hành lang, phủ Mẫu, ao sen. Tam quan dẫn vào chùa có kết cấu 3 gian làm bằng khung gỗ, tường gạch. Mặt ngoài có bức hoành phong đề 4 chữ “Đại hùng bảo điện”. Bậc thềm ở chính giữa có chạm đôi sóc đá theo kiến trúc thời Trần. Hai bên cổng là hai hồ tròn thả sen nằm đăng đối.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_7_bai_13_dai_viet_thoi_tran_1226_1400.docx