Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 4: Trung quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX - Năm học 2022

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 4: Trung quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX - Năm học 2022

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học này, giúp HS:

 1. Về kiến thức

 - Lập được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX (các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh);

 - Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc Dưới thời Đường;

 - Mô tả được sự phát triển kinh tế của Trung Quốc dưới thời Minh - Thanh;

 - Giới thiệu và nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX (Nho giáo, Sử học, Kiến trúc, ).

 2. Về năng lực

 a) Năng lực chung

 - Tự chủ và tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

 - Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả.

 - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, nhận xét, đánh giá vấn đề và liên hệ thực tiễn.

 b) Năng lực đặc thù

 - Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.

 - Nhận thức và tư duy lịch sử:

 + Biết đọc trục thời gian bảng niên biểu về các triều đại Trung Quốc.

 + Rèn luyện kỹ năng miêu tả tranh ảnh lịch sử, kỹ năng so sánh, đánh giá, hợp tác.

 - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Bước đầu biết vận dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu giá trị của các chính sách xã hội của mỗi triều đại cùng những thành tựu văn hóa.

 3. Về phẩm chất

 - Yêu nước: Có thái độ khách quan trong nhìn nhận các sự kiện và nhân vật lịch sử.

 - Nhân ái: Tôn trọng văn hóa, tự do tín ngưỡng của dân tộc khác.

 - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia hoạt động nhóm.

 - Trung thực: Hiểu được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn điển hình ở phương Đông, đồng thời là một nước láng giềng gần gũi của Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển lịch sử Việt Nam.

 - Trách nhiệm: Có ý thức tôn trọng và học hỏi cái hay, cái đẹp trong những thành tựu tiêu biểu của Trung Quốc.

 

doc 23 trang phuongtrinh23 26/06/2023 4120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 4: Trung quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX - Năm học 2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2022
BÀI 4. TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
(Thời gian thực hiện: 3 tiết)
	I. MỤC TIÊU
	Sau bài học này, giúp HS:
	1. Về kiến thức
	- Lập được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX (các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh);
	- Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc Dưới thời Đường;
	- Mô tả được sự phát triển kinh tế của Trung Quốc dưới thời Minh - Thanh;
	- Giới thiệu và nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX (Nho giáo, Sử học, Kiến trúc, ).
	2. Về năng lực
	a) Năng lực chung
	- Tự chủ và tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
	- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả.
	- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, nhận xét, đánh giá vấn đề và liên hệ thực tiễn.
	b) Năng lực đặc thù
	- Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
	- Nhận thức và tư duy lịch sử:
	+ Biết đọc trục thời gian bảng niên biểu về các triều đại Trung Quốc.
	+ Rèn luyện kỹ năng miêu tả tranh ảnh lịch sử, kỹ năng so sánh, đánh giá, hợp tác. 
	- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Bước đầu biết vận dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu giá trị của các chính sách xã hội của mỗi triều đại cùng những thành tựu văn hóa.
	3. Về phẩm chất
	- Yêu nước: Có thái độ khách quan trong nhìn nhận các sự kiện và nhân vật lịch sử.
	- Nhân ái: Tôn trọng văn hóa, tự do tín ngưỡng của dân tộc khác.
	- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia hoạt động nhóm.
	- Trung thực: Hiểu được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn điển hình ở phương Đông, đồng thời là một nước láng giềng gần gũi của Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển lịch sử Việt Nam.
	- Trách nhiệm: Có ý thức tôn trọng và học hỏi cái hay, cái đẹp trong những thành tựu tiêu biểu của Trung Quốc.	
	II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
	1. Giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu học tập cho HS;
- Một số tranh ảnh, lược đồ (Trung Quốc thời phong kiến) được phóng to (để trình chiếu), một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học;
- Máy tính, máy chiếu (tivi), bài powerpoit.
2. Học sinh	
- SGK;
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
	III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
b. Nội dung: 
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Sử dụng di sản, sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình. 
+ Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- HS:
+ Xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. 
+ Lắng nghe và tiếp thu kiến thức. 
c. Sản phẩm: 
Hiểu biết đúng của bản thân HS về di tích Tử Cấm Thành (Thời gian, triều đại xây dựng).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
 GV chiếu cho HS quan sát hình 1 (SGK trang 24):
 GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời:
 ? Em có biết di tích Tử Cấm Thành không ? Công trình này được xây dựng vào triều đại nào của Trung Quốc ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
 GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu, tìm câu trả lời.
 HS quan sát, suy nghĩ tìm câu trả lời. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
 GV yêu cầu HS trả lời.
 HS trả lời (có thể đúng, có thể sai): Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm 1420 dưới thời Minh Thành Tổ, đến năm 1655 dưới thời Thuận Trị thì được trùng tu.
 Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định
 Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt vào bài mới: Hình trên đây là di tích Tử Cấm Thành - một cung điện lớn và là một trong những biểu tượng của Trung Quốc thời phong kiến. Từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Trung Quốc tiếp tục phát triển như thế nào trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ?
 (Hoặc: Dân tộc Trung Hoa có một lịch sử lâu đời, trải qua hàng nghìn năm với nhiều triều đại nối tiếp nhau trong thời phong kiến. Có triều đại đạt được sự toàn thịnh trên các mặt chính trị, kinh tế; có triều đại sớm suy vong. Song các triều đại đó đã có những đóng góp to lớn vào nền văn minh chung của đất nước này, có ảnh hưởng đến những quốc gia lân cận và toàn nhân loại, nhất là nền văn hóa. Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng khám phá).
 HS lắng nghe, tiếp nhận.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Mục 1. Tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc từ thế kỷ VII 
đến giữa thế kỷ XIX
a. Mục tiêu: HS lập được sơ đồ Tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX.
b. Nội dung: 
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu lịch sử, phương pháp nêu vấn đề, thuyết trình,... 
+ Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- HS: Suy nghĩ, vẽ sơ đồ theo yêu cầu của GV. 
c. Sản phẩm: Sơ đồ Tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX (đúng, khoa học/sáng tạo, đẹp).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS đọc thông tin trong GSK, tổ chức cho HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu:
? Vẽ trục thời gian thể hiện tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc từ thế kỳ VII đến giữa thế kỳ XIX ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu, thực hiện.
HS suy nghĩ, vẽ sơ đồ Tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX.
GV lần lượt chiếu các lược đồ Trung Quốc thời phong kiến, mở rộng (sự ra đời, nối tiếp của các triều đại Trung Quốc):
 Cuối nhà Tùy, tình hình rối ren. Sau khi Tùy Dượng Đế chết, năm 618 Lý Uyên xưng Hoàng đế, đặt tên nước là Đường. Năm 847, cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàgn Sào lãnh đạo làm nhà Đường suy sụp. Đến năm 960, Triệu Khuông Dẫn dẹp tan các thế lực phong kiến đối lập, lập ra nhà Tống. Đầu thế kỷ XIII, trên thảo nguyên Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn lên ngôi Đại Hãn (tiếng Mông Cổ tức là "vua của cả thế giới"), tiến đánh Bắc Trung Quốc. Sau đó Hốt Tất Liệt diệt Nam Tống, lên ngôi Hoàng đế, thiết lập triều Nguyên ở Trung Quốc vào năm 1279. Giữa thế kỷ XIV, Chu Nguyên Chương, lãnh tụ của phong trào nông dân, lật đổ nhà Nguyên, lên ngôi hoàng để lập ra nhà Minh vào năm 1368. Năm 1644 tộc người Mãn ở phương Bắc kéo vào xâm lược nước Minh, lập ra nhà Thanh (1644 - 1911). Vua, quan Nhà Thanh cưỡng bức nhân dân phải theo phong tục của người Mãn, đưa ra nhiều chính sách áp bức dân tộc tàn bạo. Do đó, các cuộc khởi nghĩa, chống đối ngày một nhiều, làm cho triều đại ngày càng suy yếu. Nhân cơ hội đó, tư bản phương Tây đua nhau nhòm ngó, xâm lược Trung Quốc. Nhà Thanh bất lực, dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến. 
 HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
 GV cho 1 - 2 HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp.
 HS trình bày, các HS còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu có).
 Lịch sử Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX đó là sự thành lập, phát triển và suy vong của các triều đại phong kiến: 
- Thời Đường (618 - 907);
- Thời kì Ngũ đại (907 - 960);
- Thời Tống (960 – 1279);
- Thời Nguyên (1271 – 1368);
- Thời Minh (1368 – 1644); 
- và nhà Thanh (1644 – 1911) – triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc.
Bước 4: 
 GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. 
 GV chiếu lược đồ, chốt ý: 
 HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
2.2. Mục 2. Trung Quốc dưới thời Đường
a. Mục tiêu: HS biết cách khai thác tư liệu, nội dung SGK tìm dẫn chứng để chứng minh cho sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường. Sự thịnh vượng đó được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, nội thương - ngoại thương).
b. Nội dung: 
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, đàm thoại, sử dụng tư liệu, kể chuyện, 
+ Tổ chức cho HS làm việc nhóm (nhóm nhỏ - nhóm đôi).
- HS: Làm việc nhóm trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS (dẫn chứng để chứng minh cho sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường trên tất cả các lĩnh vực).
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho HS đọc tư liệu và thông tin trong SGK, yêu cầu hoạt động nhóm đôi: 
? Trình bày những biểu hiện chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường ?
Bước 2, Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ và Báo cáo, thảo luận
 GV dẫn dắt: 
 ? Điểm mới của chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường là gì ?
 HS thảo luận cặp đôi, sau đó trả lời; HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần).
 GV kết luận: Thông qua việc mở các khoa thi để chọn người giỏi. Điều này thể hiện sự tiến bộ và chính sách trọng dụng người tài dưới thời Đường.
 GV cho HS đọc thêm thông tin ở phần "Em có biết" và kể cho HS nghe một số câu chuyện về Đường Thái Tông và chính sách cai trị đất nước của ông để HS hiểu thêm về con người cũng như tư tưởng cai trị đất nước rất tiến bộ của Đường Thái Tông, để HS có thể đánh giá đúng về nhà vua và triều đại này. Đó cũng chính là lí do vì sao mà chế độ phong kiến đạt được sự thịnh vượng dưới thời Đường (GV nhấn mạnh nội dung này).
 Về chính trị (chính sách đối ngoại): 
 ? Hãy nêu những chính sách đối ngoại của nhà Đường ? 
 HS cần biết được nhà Đường luôn tìm mọi cách mở rộng bờ cõi bằng những cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng.
 GV nhấn mạnh đến các cuộc xâm lược nước ta của phong kiến Trung Quốc là phi nghĩa và cuối cùng đều thất bại.
 Về kinh tế:
 GV cho HS làm việc cá nhân:
 ? Nhà Đường thi hành chính sách gì để phát triển về nông nghiệp ? Chính sách đó mang lại kết quả gì ?
 HS suy nghĩ tìm câu trả lời: Nhà nước thi hành chính sách giảm tô, thuế, thực hiện chế độ quân điền - lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, áp dụng nhiều kỹ thuật canh tác mới như chọn giống, xác định thời vụ, Những chính sách đó đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển xã hội đạt đến sự phồn thịnh.
 GV cho HS đọc và khai thác tư liệu để tìm ra một số dẫn chứng về sự phát triển của nông nghiệp và sự thịnh vượng của xã hội dưới thời Đường (được mùa lớn, cổng ngoài mấy tháng không đóng, ngựa bò đầy đồng, khách đi mấy nghìn dặm không cần mang lương thực, ).
 GV tiếp tục cho HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi:
 ? Thủ công nghiệp, nội thương và ngoại thương thời Đường phát triển như thế nào ?
 HS suy nghĩ trả lời: 
 Thủ công nghiệp: Nhiều xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền, với hàng chục nhân công xuất hiện.
 Thương nghiệp: Nhiều thành thị xuất hiện và ngày càng phồn thịnh như Trường An, Lạc Dương, Nhà Đường có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á; từ các tuyến đường giao thông truyền thống nối các châu lục được hình thành từ các thế kỉ trước, đến thời Đường, trở thành "con đường tơ lụa" kết nối giữa phương Đông và phương Tây.
 GV kể cho HS nghe một số thông tin về "con đường tơ lụa"; HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Năm 618, Lý Uyên lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Đường.
- Về chính trị:
+ Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh, mở khoa thi chọn người tài để tuyển dụng làm quan.
+ Các hoàng đế các thời Đường tiếp tục chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ 
- Về kinh tế: 
+ Nhà nước thực hiện chính sách giảm thuế, chính sách quân điền, nhiều kỹ thuật canh tác mới được áp dụng. Nông nghiệp có bước phát triển.
+ Thủ công nghiệp phát triển. Nhiều thành thị xuất hiện và ngày càng phồn thịnh.
+ Thương nghiệp phát triển mạnh: Nhà Đường có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á. Từ những tuyến đường giao thông truyền thống nối các châu lục được hình thành từ các thế kỉ trước, đến thời Đường trở thành "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử.
 GV chốt lại ý những biểu hiện chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.
HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
2.3. Mục 3. Sự phát triển kinh tế thời Minh - Thanh
a. Mục tiêu: HS trình bày và nêu được dẫn chứng chứng minh cho bước phát triển trong nông ngiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Minh - Thanh. Trình bày được thành tựu nổi bật nhất thời Minh - Thanh và lí giải được vì sao.
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng di sản, thuyết trình, 
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm (nhóm lớn - nhóm tổ)/cá nhân.
- HS: Làm việc nhóm/cá nhân trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS (dẫn chứng chứng minh cho bước phát triển trong nông ngiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Minh - Thanh; thành tựu nổi bật nhất thời Minh - Thanh và lí giải được vì sao).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm tổ để hoàn thành Phiếu học tập:
? Trình bày những biểu hiện nổi bật về sự phát triển kinh tế dưới thời Minh - Thanh ?
Lĩnh vực
Biểu hiện nổi bật
Nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Thương nghiệp
Ngoại thương
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và hoàn thiện phiếu bài tập.
 HS xác định yêu cầu của bài và trao đổi nhóm để hoàn thiện phiếu bài tập.
GV khắc sâu thêm về sự phát triển của kinh tế dưới thời Minh - Thanh bằng các hoạt động cung cấp tư liệu, yêu cầu HS quan sát để trả lời những câu hỏi nhỏ của GV.
GV giới thiệu Hình 2. Đó gốm men xanh thời Minh: Đây là dòng gốm sứ da dưa xanh điển hình thời vua Minh Thế Tông (trị vì từ năm 1521 đến năm 1567). Men da dưa xanh là một loại men lấy nhiệt độ thấp với oxit chì làm yếu tố chính. Lò nung nhà Minh bắt đầu nung đốt men này từ thời vua Minh Thành Tổ (trị vì từ năm 1402 đến năm 1424), sau đó các triều đại khác nhau đều có sự sáng tạo, phát triển loại men này. Đến thời vua Minh Thế Tông thì màu sắc của sản phẩm là tinh khiết nhất.
GV sử dụng tư liệu về các thành thị Nam Kinh, Bắc Kinh: Ở Nam kinh thời Minh khoảng một triệu người, Bắc Kinh có khoảng 600 nghìn người Trong thành phố có nhiều khu vực đặt tên theo nghề thủ công như Nam Kinh có phường Gốm, phường Đồng, phường Sắt, 
Sau đó yêu cầu HS quan sát hình 3 trả lời câu hỏi:
? Em rút ra điều gì về các thành thị lớn ở Trung Quốc thời Minh - Thanh ?
HS suy nghĩ, rút ra được nhận xét: Các thành thị lớn ở Trung Quốc như Nam Kinh, Bắc Kinh, có dân cư đông đúc, buôn bán tấp nập, sầm uất, kinh tế thủ công nghiệp phát triển với nhiều nghề thủ công được hình thành và dần chuyên môn hóa, 
GV giới thiệu thêm: Bức tranh "Thanh minh thượng hà đồ" nghĩa là "tranh vẽ cảnh bên bờ sông vào tiết Thanh minh" hay có ý khác là "tranh vẽ cảnh bên bờ sông vào tiết trời trong sáng" là tên của một số tác phẩm hội họa nổi tiếng của Trung Quốc, trong đó bản đầu tiên và nổi tiếng nhất là bức tranh của họa sĩ Trương Trạch Đoan vẽ đời nhà Tống. Tác phẩm mô tả cảnh sống của người dân Trung Quốc tại Biện Kinh (tức Khai Phong ngày nay) với đầy đủ những cảnh sinh hoạt thường nhật, trang phục, ngành nghề, các chi tiết kiến trúc, đường xá cũng được mô tả kỹ lưỡng với nhiều màu sắc trên một diện tích rộng. Danh tiếng của Thanh minh thượng hà đồ tại Trung Quốc rất lớn. Tranh là báu vật của nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc và hiện được trưng bày tại Cố Cung Bắc Kinh.
Sau này rất nhiều họa sĩ khác của Trung Quốc đã mô phỏng phong cách vẽ chi tiết và cách bố cục bức tranh. Hình 3 trong SGK là cảnh Hồng Kiều do họa sĩ Qiu Ying (thế kỷ XV) vẽ, mô tả sự thịnh vượng của các thành thị thời nhà Minh.
GV có thể giới thiệu thêm cho học sinh về một số thành thị tiêu biểu của Trung Quốc như: Tùng Giang - trung tâm công nghiệp dệt, là nơi "chăn áo của thiên hạ", nhà nào cũng quay thơ dệt vải, 
GV đặt câu hỏi cho HS:
? Các trung tâm kinh tế đóng vai trò gì về chính trị ?
HS trả lời: Nhiều thành thị ở Trung Quốc thời Minh - Thanh vừa là trung tâm kinh tế, vừa là trung tâm chính trị lớn, có dân số đông nhưng Bắc Kinh, Nam Kinh.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
 Sau khi HS hoàn thành Phiếu học tập, GV yêu cầu HS trả lời.
 HS trình bày; HS các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần).
- Nông nghiệp có những bước tiến về kỹ thuật gieo trồng, diện tích trồng trọt vượt xa thời kỳ trước, sản lượng lương thực tăng nhiều, 
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Minh - Thanh có bước phát triển vượt bậc:
+ Hình thành những xưởng thủ công tương đối lớn, thuê nhiều nhân công và sản phẩm rất đa dạng.
+ Nhiều thành thị trở nên phồn thịnh. Bắc Kinh, Nam Kinh không chỉ là những trung tâm chính trị mà còn là những trung tâm kinh tế lớn. Nhiều Thương cảng lớn đã trở thành những trung tâm buôn bán sầm uất. Từ đây, thương nhân Trung Quốc mở rộng giao thương với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư, Đồng thời, thương nhân nước ngoài cũng mang tới đây nhiều loại hàng hóa để buôn bán.
Bước 4: Kết luận, nhận định
 GV đánh giá kết quả hoạt động của HS.
GV nhận xét, bổ sung và chốt ý (nhấn mạnh thủ công nghiệp và thương nghiệp).
HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
 Từ kết quả hoạt động trên, GV cho HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi:
 ? Theo em, thành tựu nào là nổi bật nhất ? Vì sao ?
Bước 2 và Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ và Báo cáo, thảo luận
HS động não, tìm câu trả lời.
GV gọi 1 - 2 HS trả lời, GV khuyến khích HS trả lời được lý do vì sao đánh giá thành tựu đó là nổi bật nhất để khuyến khích tư duy độc lập của các em.
GV tiếp tục đặt câu hỏi:
? Vì sao đến thời Minh - Thanh, mầm mống quan hệ tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc ?
GV định hướng, HS căn cứ vào kiến thức đã được làm rõ trong hoạt động trên và rút ra được: Thời Minh - Thanh đã xuất hiện các cơ sở sản xuất (công trường thủ công) với quy mô tương đối lớn, thuê nhiều nhân công, quan hệ giữa chủ xưởng với người làm thuê thể hiện ở việc "chủ xuất vốn", "thợ xuất sức"; thương nghiệp phát triển, thành thị được mở rộng, 
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV chốt lại: Thời Minh - Thanh, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhưng còn nhỏ bé, chưa đủ sức tạo nên ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ đến nền kinh tế - xã hội Trung Quốc.
 HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.

- Đến thời Minh - Thanh, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhưng còn nhỏ bé, chưa đủ sức tạo nên ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ đối với nền kinh tế - xã hội Trung Quốc.
2.4. Mục 4. Những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc 
từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX 
a. Mục tiêu: 
- HS giới thiệu được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX;
- HS rút ra được nhận xét: Những thành tựu văn hóa mà người Trung Quốc đạt được rất toàn diện và rực rỡ trên cơ sở kế thừa những di sản văn hóa từ các thế kỷ trước. Đồng thời, nhiều thành tựu trong số đó có ảnh hưởng đến nhiều nước láng giềng và trở thành thành tựu của văn minh thế giới.
b. Nội dung: 
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, thảo luận, vấn đáp, sử dụng di sản, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu, kể chuyện, thuyết trình, 
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm (nhóm lớn - nhóm tổ, nhóm nhỏ - nhóm bàn - cặp đôi)/cá nhân.
- HS: Làm việc nhóm/cá nhân trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS (những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX và nhận xét).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm lớn (nhóm tổ), quan sát hình, khai thác thông tin trong SGK để hoàn thành phiếu bài tâp:
? Thống kê những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX ?
Lĩnh vực
Thành tựu văn hóa tiêu biểu
Tư tưởng - Tôn giáo
Sử học
Văn học
Kiến trúc - Điêu khắc
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
 GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và hoàn thiện phiếu học tập.
 HS xác định yêu cầu của bài và trao đổi nhóm để hoàn thiện phiếu học tập.
 Trong quá trình dạy học, GV đặt câu hỏi và giải thích thêm:
 ? Em có biết nội dung của "Tam cương, Ngũ thường" là gì ? 
 (Đó là quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, vợ - chồng; về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, được coi là giường mối, kỷ cương của đạo đức phong kiến).
 GV giới thiệu thêm về Hình 4: 
 Một trang trong Kinh Kim Cương được thực hiện từ năm 868 chứng tỏ nghề in đã phát triển ở Trung Quốc từ hơn 1000 năm trước. Ấy chính là cuốn sách in xưa nhất còn tồn tại đến ngày nay. Cuốn Kinh Kim Cương có độ dài 5 m với chiều rộng 17 cm, là một trong những bài kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại thừa.
 GV: Ở lớp 6, các em đã biết về Tư Mã Thiên với bộ Sử kí, đến đời Đường, các hoàng đế lập cơ quan biên soạn lịch sử gọi là "Sử quán". Đây là bước tiến mới và góp phần dẫn đến sự ra đời nhiều bộ sử lớn có giá trị đến ngày nay.
 GV nhấn mạnh hai thành tựu tiêu biểu về văn học có ảnh hưởng lớn đến sáng tác và thưởng thức văn học hiện nay, đó là thơ Đường và tiểu thuyết chương hồi.
 GV cho HS đọc thông tin phần "Kết nối với văn hóa" và đặt câu hỏi:
 ? Các em đã từng đọc hoặc từng nghe về những tiểu thuyết này chưa ? Hãy kể vắn tắt nội dung một trong bốn cuốn tiểu thuyết đó.
 Gợi ý: 
 + "Thủy hử" của Thi Nại Am: Kể lại cuộc khởi nghĩa nông dân ở Lương Sơn Bạc do Tống Giang lãnh đạo;
 + "Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung: Miêu tả cuộc đấu tranh của ba nước Ngụy, Thục, Ngô;
 + "Tây du ký" của Ngô Thừa Ân: Viết về nhà sư Huyền Trang và các đồ đệ tìm đường sang Tây Trúc (Ấn Độ) lấy kinh Phật;
 + "Hồng lâu mộng" của Tào Tuyết Cần: Xoay quanh chuyện tình trắc trở giữa hai anh em con cô, con cậu là Gia Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, qua đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc thời Minh, 
 GV giới thiệu thêm về Hình 5: Tượng Phật tạc trên đá ở hang Mai Cao (Đôn Hoàng): Hang đá Mạc Cao là một hệ thống kiến trúc Phật giáo, nằm cách trung tâm thành phố Đôn Hoàng (Trung Quốc) 25 km về phía đông nam. Những bích hoạ ở hang đá hay tượng Phật khác trên đó phần lớn nói về lịch sử và quá trình truyền bá Phật giáo vào Trung Hoa. Bên cạnh đó, còn thể hiện nghệ thuật kiến trúc và hội hoạ vô cùng tinh xảo của người Trung Quốc thời phong kiến.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Sau khi học sinh hoàn thành phiếu học tập, GV gọi đại diện từng nhóm trả lời thành tựu tiêu biểu thuộc từng lĩnh vực.
HS trình bày; HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định
 GV nhận xét và chốt lại ý.
HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
a) Tư tưởng, tôn giáo: 
- Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc;
- Phật giáo Tiếp tục thịnh hành nhất dưới thời Đường.
b) Sử học, văn học:
- Sử học: Từ thời Đường, các cơ quan chép sử được thành lập, nhiều bộ sử lớn được biên soạn.
- Văn học:
+ Thời Đường, xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
+ Từ thời Nguyên đến thời Thanh: xuất hiện nhiều tiểu thuyết đồ sộ, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học các nước khác.
c) Kiến trúc điêu khắc:
- Các triều đại phong kiến đã xây dựng nhiều cung điện cổ kính, nổi tiếng với phong cách đặc sắc như: Cố Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành.
- Những bức họa đạt tới đỉnh cao, tượng Phật được chạm khắc tinh xảo, sinh động đã chứng tỏ sự tài hoa và sáng tạo của các nghệ nhân Trung Quốc.
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
 GV cho HS thảo luận nhóm nhỏ - cặp đôi (nhóm bàn):
 ? Em có nhận xét gì về những thành tựu văn hóa Trung Quốc ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
 GV hướng dẫn HS thông qua những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực đã trình bày trong Phiếu học tập ở trên để rút ra nhận xét theo gợi ý:
 + Em thấy những thành tựu văn hóa của Trung Quốc từ cuối thế kỷ VII đến thế kỷ XIX nhiều hay ít ? Có đa dạng không ? 
 + Những thành tựu có giá trị như thế nào đối với ngày nay ? 
 + Qua đó em nhận thấy kỹ thuật và trí tuệ của người Trung Quốc xưa như thế nào ?
 ? Văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng dến Việt Nam như thế nào ? 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
 Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV gọi 2 - 3 đại diện cặp đôi trả lời, HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định
 GV chốt lại ý: Những thành tựu văn hóa mà người Trung Quốc đạt được rất toàn diện và rực rỡ trên cơ sở kế thừa những di sản văn hóa từ các thế kỷ trước. Đồng thời, nhiều thành tựu trong số đó có ảnh hưởng đến nhiều nước láng giềng và trở thành thành tựu của văn minh thế giới.
 GV giới thiệu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến các nước láng giềng, Việt Nam (Tư tưởng, Nho giáo, Văn học, ).
HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội ở Hoạt động Hình thành kiến thức mới vào việc làm bài tập cụ thể.
b. Nội dung: 
- GV: Giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. 
- HS: Làm bài tập cá nhân. Trong quá trình làm việc có thể trao đổi với bạn hoặc thầy/cô giáo.
c. Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV giao bài cho HS (Bài tập 1,2,3 - SGK trang 28):
1. Tại sao nói thời Đường là thời kì thịnh vượng của chế độ phong kiến Trung Quốc ? 
2. Kinh tế dưới thời Minh – Thanh có điểm gì mới so với thời Đường ? 
3. Trong những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, em ấn tượng với thành tựu nào nhất ? Vi sao ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
 HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập.
 GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
 GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
 HS trình bày; HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định 
 GV nhận xét bài làm của HS, chốt nội dung.
HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
Câu 1.
Thời Đường là thời kỳ thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc là vì:
- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương được hoàn thiện;
- Các vị vua Đường đều cho mở khoa thi để tuyển chọn hiền tài phục vụ đất nước;
- Giảm tô, thuế, thi hành chế độ quân điền, kinh tế phát triển vượt bậc hơn các triều đại trước;
- Là đế quốc hùng mạnh, rộng lớn vào bậc nhất thế giới lúc đó với nền văn hóa rất phát triển.
Câu 2.
Điểm mới của kinh tế thời Minh - Thanh so với thời Đường:
- Nông nghiệp: Có những bước tiến về kỹ thuật gieo trồng, diện tích trồng trọt vượt xa thời kỳ trước, sản lượng lương thực tăng nhiều,...
- Thủ công nghiệp: Đã hình thành những xưởng thủ công tương đối lớn, thuê nhiều nhân công và sản phẩm rất đa dạng. 
+ Nhiều xưởng dệt lớn, chuyên môn hóa cao xuất hiện ở Tô Châu, Tùng Giang, 
+ Các xưởng đóng tàu đã đóng được những loại thuyền lớn.
- Thương nghiệp: Nhiều thương cảm lớn như Quảng Châu, Phúc Kiến, đã trở thành những trung tâm buôn bán sầm uất - nơi giao thương với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư, 
Câu 3. 
- Văn hóa Trung Quốc giai đoạn này rất phong phú, đa dạng và cũng có ảnh hưởng đến Việt Nam (Tư tưởng - Tôn giáo, Sử học, Văn học, Khoa học - Kỹ thuật, Kiến trúc, Điêu khắc).
- Một thành tựu văn hóa tiêu biểu mà HS ấn tượng nhất (theo quan điểm riêng. Điều quan trọng là HS giải thích được lý do vì sao).
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Phát triển năng lực của HS thông qua yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
b. Nội dung: 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà.
- HS hoạt động nhóm hoàn thiện bài tập.
c. Sản phẩm: Bài tập nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV giao bài cho HS (Bài tập 4 - SGK trang 28):
? Liên hệ với lịch sử Việt Nam, em hãy tìm hiểu thêm và chia sẻ: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, triều đại phong kiến Trung Quốc nào đã xâm lược nước ta ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
 HS xác định yêu cầu của đề bài và trao đổi để làm bài tập.
 GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và lên ý tưởng.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
 GV yêu cầu HS trình bày ý tưởng của mình.
 HS trình bày; HS nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định 
 GV nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không tích cực hoạt động nhóm (nếu có).
GV chốt định hướng nội dung; HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
 GV dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau:
 (1) Đối với bài cũ:
 - Học bài cũ:
 + Lập được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX (các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh);
 + Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc Dưới thời Đường;
 + Mô tả được sự phát triển kinh tế dưới thời Minh - Thanh;
 + Giới thiệu và nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX (Nho giáo, Sử học, Kiến trúc, ).
 - Hoàn thiện câu 4.
 (2) Đối với bài mới "Ấn Độ từ thế kỷ IV đến giữa thế kỷ XIX":
 - Đọc kĩ SGK;
 - Tìm hiểu: 
 + Những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ; 
 + Sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ dưới thời các vương triều Gup-ta, Đê-li và Mô-gôn; 
 + Một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX.
Câu 4. 
- Liên hệ với lịch sử Việt Nam: Các triều đại phong kiến Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX đều mang quân xâm lược nước ta như nhà Đường, nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh.
- Mở rộng thêm: Các vị anh hùng của dân tộc Việt Nam đã xuất hiện để lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống xâm lược đó là: Mai Thúc Loan, Khúc Thừa Dụ, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Quang Trung - Nguyễn Huệ.
	TÀI LIỆU THAM KHẢO
	(1). Biện pháp nhà Đường cai trị Trung Quốc: "Khi nhà Đường đã có một giang sơn, tình hình xã hội trong nước không được ổn định, trộm cướp, giặc đã nổi lên khắp nơi, do đó chính quyền có phần nào không được bền vững. Lúc ấy Đường Thái Tông mới lên ngôi được 3 tháng, nhà vua Thế tình hình đó, vội họp với quần thần để tìm cách ngăn chặn trộm cướp. Một vị đại thần khác nói: "Trộm cướp ngày càng nhiều, nguyên nhân là về hình pháp không nghiêm". Đường Thái Tông rất đồng ý với ý kiến đó, bởi vậy nhà vua hạ lệnh cho hai vị đại thần là Trưởng Tôn Vô Kỵ và Phòng Huyển Linh với một số quan pháp khác cùng tu sửa các bộ luật.
	Niên hiệu Trinh Quán thứ 11 (năm 637) bộ luật hình sự mới được tu sửa xong đó là bộ Đường luật nổi tiến

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_4_trung_quoc_tu_the_ki_vii_den_giu.doc