Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 21, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) - Năm học 2020-2021

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 21, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: HS trình bày được

- Diễn biến kháng chiến chống Mông- Nguyên lần thứ hai.

- Có kĩ năng trình bày DB trên lược đồ.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng học sinh lòng tự hào dân tộc, biết ơn và ý chí kiên cường bảo vệ độc lập dân tộc

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thời Trần.

- Sống biết ơn và có trách nhiệm với đất nước.

3. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự đọc và nghiên cứu bài, tranh ảnh.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi ND đã đọc với bạn, tích cực HĐ nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng CNTT phục vụ bài học, biết xử lý tình huống.

- Năng lực ngôn ngữ : HS sử dụng ngôn ngữ đọc, nói, viết phù hợp trong các HĐ học.

b. Năng lực đặc thù:

- Có năng lực nhận thức khoa học lịch sử, tìm hiểu kiến thức LS, sử dụng tư liệu tranh ảnh, lược đồ.có liên quan để khai thác ND bài học.

- Khai thác kênh hình, trình bày các sự kiện lịch sử.

- Phân tích, nhận xét, so sánh, đánh giá các sự kiện (KG)

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Máy chiếu; Diễn biến lần KC năm 1285

- Lược đồ kháng chiến chống xâm lược Mông Cổ (1285). Bài : Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn.

2. Học sinh

- Đọc nghiên cứu trước bài mới;SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- sử dụng sách giáo khoa

- sử dụng tài liệu trực quan (tranh, ảnh)

- đàm thoại, vấn đáp;

2. Kỹ thuật

- HĐ cá nhân, động não, tia chớp; Đọc tích cực.

- HĐ nhóm đôi, nhóm 4 – KT Trình bày 1’; KT khăn trải bàn

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra đầu giờ:

Câu hỏi: Sử dụng lược đồ® Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất ?

- Tháng 1- 1258: 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thao chỉ huy tiến vào nước ta theo đường sông Thao® Bạch Hạc®Bình Lệ Nguyên

- Giặc đốt phá® giữ Thăng Long -> gặp nhiều khó khăn.

- Ta đánh lớn ở Đông Bộ Đầu.

?Vì sao quân giặc mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?

- Cuộc kháng chiến chính nghĩa

- Có sự đoàn kết của toàn dân

- Quân đội mạnh có khả năng chiến đấu lâu dài

- Sự chuẩn bị chu đáo

- Đường lối đúng đắn sáng tạo của người chỉ huy

3. Bài mới:

* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

HĐCN – KT tia chớp:

? Năm bao nhiêu quân Nguyên sang XL Đại Việt?

* Gv giới thiệu bài: Sau khi thua trận rút về nước, quân Mông Cổ vẫn nung nấu âm mưu xâm lược Đại Việt. Sau khi thống trị được Trung Quốc thành lập nhà Nguyên, quân Mông Cổ (bấy giờ là nhà Nguyên) quyết định xâm lược Đại Việt lần thứ 2.

 

doc 18 trang sontrang 5390
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 21, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 16/11/2020 ( Lớp 7A6)
TIẾT 21
 BÀI 14 BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC 
 MÔNG - NGUYÊN (thế kỉ XIII).
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN
 XÂM LƯỢC NGUYÊN (1285)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: HS trình bày được
- Diễn biến kháng chiến chống Mông- Nguyên lần thứ hai.
- Có kĩ năng trình bày DB trên lược đồ.
2. Phẩm chất
- Bồi dưỡng học sinh lòng tự hào dân tộc, biết ơn và ý chí kiên cường bảo vệ độc lập dân tộc
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thời Trần.
- Sống biết ơn và có trách nhiệm với đất nước.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ, tự học: tự đọc và nghiên cứu bài, tranh ảnh.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi ND đã đọc với bạn, tích cực HĐ nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng CNTT phục vụ bài học, biết xử lý tình huống.
- Năng lực ngôn ngữ : HS sử dụng ngôn ngữ đọc, nói, viết phù hợp trong các HĐ học.
b. Năng lực đặc thù: 
- Có năng lực nhận thức khoa học lịch sử, tìm hiểu kiến thức LS, sử dụng tư liệu tranh ảnh, lược đồ...có liên quan để khai thác ND bài học.
- Khai thác kênh hình, trình bày các sự kiện lịch sử.
- Phân tích, nhận xét, so sánh, đánh giá các sự kiện (KG)
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Máy chiếu; Diễn biến lần KC năm 1285
- Lược đồ kháng chiến chống xâm lược Mông Cổ (1285). Bài : Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn.
2. Học sinh
- Đọc nghiên cứu trước bài mới;SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- sử dụng sách giáo khoa
- sử dụng tài liệu trực quan (tranh, ảnh)
- đàm thoại, vấn đáp; 
2. Kỹ thuật 
- HĐ cá nhân, động não, tia chớp; Đọc tích cực.
- HĐ nhóm đôi, nhóm 4 – KT Trình bày 1’; KT khăn trải bàn
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ:
Câu hỏi: Sử dụng lược đồ® Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất ?
- Tháng 1- 1258: 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thao chỉ huy tiến vào nước ta theo đường sông Thao® Bạch Hạc®Bình Lệ Nguyên
- Giặc đốt phá® giữ Thăng Long -> gặp nhiều khó khăn.
- Ta đánh lớn ở Đông Bộ Đầu.
?Vì sao quân giặc mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?
- Cuộc kháng chiến chính nghĩa
- Có sự đoàn kết của toàn dân
- Quân đội mạnh có khả năng chiến đấu lâu dài
- Sự chuẩn bị chu đáo
- Đường lối đúng đắn sáng tạo của người chỉ huy
3. Bài mới: 
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
HĐCN – KT tia chớp:
? Năm bao nhiêu quân Nguyên sang XL Đại Việt?
* Gv giới thiệu bài: Sau khi thua trận rút về nước, quân Mông Cổ vẫn nung nấu âm mưu xâm lược Đại Việt. Sau khi thống trị được Trung Quốc thành lập nhà Nguyên, quân Mông Cổ (bấy giờ là nhà Nguyên) quyết định xâm lược Đại Việt lần thứ 2. 
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC- KĨ NĂNG MỚI
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản
GV: 1279 Nam Tống bị quân Mông Cổ tiêu diệt, Trung Quốc hoàn toàn bị quân Mông Cổ thống trị, năm 1271 Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên, nhà Nguyên lúc này rất manh® Hốt Tất Liệt ráo riết xâm lược Chăm pa và Đại Việt.
GV: Cung cấp kiến thức
HĐnhóm bàn 1p: Nhà Nguyên xâm lược Chăm pa và Đại Việt nhằm mục đích gì ?
- Mục đích: Làm cầu nối xâm lược và thôn tinh các nước ở phía Nam Trung Quốc.
-Hốt Tất Liệt đánh chiếm Chăm-pa trước nhằm mục đích: Làm bàn đạp tấn công vào Đại Việt
GV: Năm 1283, 10 vạn quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy ® Chăm-pa nhưng thất bại cố thủ ở phía bắc chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Âm mưu bước đầu thất bại.
GV(chuyển ý): Ngòi lửa chiến tranh bùng nổ, vua tôi nhà Trần đã làm gì để chuẩn bị kháng chiến. 
HS: Đọc sgk
 - Triệu tập hội nghị ở bến Bình Than ® bàn kế phá giặc.
 - Đầu 1285: tổ chức hội nghị Diên Hồng.
- Cử Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) ® Quốc Công Tiết Chế chỉ huy kháng chiến® soạn “Hịch tướng sĩ” khích lệ tướng sĩ.
 “Hịch tướng sĩ” ® Lời kêu gọi thiết tha, tràn đầy tinh thần yêu nước và chí căm thù quân cướp nước như ngọn lửa bốc cao
- Mở cuộc tập trận, duyệt binh ở Đông Bộ Đầu, chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.
- Cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc.
- Quân sĩ khắc vào tay hai chữ “sát thát”.
- Thống nhất ý chí quyết tâm đánh giặc của toàn thể nhân dân Đại Việt.
GV: Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến.
GV: Kể về gương hy sinh anh dũng của Trần Bình Trọng và câu nói nổi tiếng của ông. Trần Nhật Duật, Trần Quốc Tuấn.
H: Kết quả cuộc kháng chiến ?
H: Em nhận xét gì về kết quả cuộc kháng chiến ?
- Thắng lợi vẻ vang, đáng tự hào của dân tộc vì:
+ Quân Nguyên chuẩn bị một lực lượng hùng mạnh
+ Cuộc kháng chiến của ta gặp nhiều khó khăn tưởng chừng không vượt qua được
+ Nhờ kế sách tuyệt vời, cùng tinh thần đoàn kết chiến đấu của toàn dân, chúng ta đã vượt qua mọi khó khăn giành chiến thắng
H: Ý nghĩa cuộc kháng chiến ?
HĐ nhóm 4 – KT khăn trải bàn:
 Em nhận xét gì về nghệ thuật đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần 2 ?
- Giặc mạnh rút lui, chờ thời cơ.
- Thực hiện “vườn không nhà trống” 
- Lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều
1. Âm mưu xâm lược Cham pa và Đại Việt của nhà Nguyên. 
- Sau khi thống trị Trung Quốc, vua Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược Cham pa và Đại Việt.
- Năm 1283, 10 vạn quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy ® Chăm pa nhưng thất bại
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến
3. Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến:
* Diễn biến : 
+ Quân Nguyên : 
 - T1-1285: 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy® nước ta.
- Toa Đô®Cham pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá + quân Thoát Hoan tạo thế gọng kìm để tiêu diệt quân ta.
- Giặc gặp khó khăn ở Thăng Long. 
+ Quân ta : đánh ở biên giới®Rút lui về Vạn Kiếp®Thiên Trường bảo toàn lực lượng.
- Tổ chức phản công thắng giặc nhiều nơi: Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương®giải phóng Thăng Long. 
* Kết quả: 50 vạn quân Nguyên bị đánh bại. Ta giành thắng lợi to lớn.
- Ý nghĩa: 
+ Bảo vệ vững chắc nề độc lập dân tộc, khẳng đinh sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân
* HĐ 3: LUYỆN TẬP
- Gọi HS trình bày diễn biến trên lược đồ.
* HĐ4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
HS thực hiện ở nhà:
- Vẽ sơ đồ tư duy cuộc KC lần thứ 2 chống quân Mông –Nguyên XL?
- Cha ông đã bảo vệ giang sơn cho chúng ta, chúng ta cần có trách nhiệm gì?
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
HS HĐ cá nhân- tìm hiểu – sưu tầm:
- Các cuộc kháng chiến thời Trần.
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học thuộc toàn bộ nội dung đã học
- Trả lời câu hỏi ở Sgk. Xem trước phần III. Tìm hiểu âm mưu của địch, chủ trương của ta trong cuộc kháng chiến
Ngày giảng: 19/11/2020 ( Lớp 7A1) 21/11 (7A3,5,6)
TIẾT 22
 BÀI 14 BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC 
 MÔNG - NGUYÊN (thế kỉ XIII).
III. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA CHỐNG QUÂN
 XÂM LƯỢC NGUYÊN (1287- 1288)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết được sự chuẩn bị kỹ lượng của nhà Nguyên trong cuộc khang chiến lần thứ 3
- Trình bày được diễn biến của cuộc kháng chiến chông Nguyên của quân dân nhà Trần đặc biệt trận Vân Đồn, chiến thắng Bạch Đằng.
- Trình bày được nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 3
- Rèn luyện cho Hs kĩ năng sử dụng lược đồ trình bày diễn biến.
2. Phẩm chất
- Bồi dưỡng học sinh lòng tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Lòng căm thù giặc và quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc.
2. Phẩm chất
- Bồi dưỡng học sinh lòng tự hào dân tộc, biết ơn và ý chí kiên cường bảo vệ độc lập dân tộc
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thời Trần.
- Sống biết ơn và có trách nhiệm với đất nước.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ, tự học: tự đọc và nghiên cứu bài, tranh ảnh.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi ND đã đọc với bạn, tích cực HĐ nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng CNTT phục vụ bài học, biết xử lý tình huống.
- Năng lực ngôn ngữ : HS sử dụng ngôn ngữ đọc, nói, viết phù hợp trong các HĐ học.
b. Năng lực đặc thù: 
- Có năng lực nhận thức khoa học lịch sử, tìm hiểu kiến thức LS, sử dụng tư liệu tranh ảnh, lược đồ...có liên quan để khai thác ND bài học.
- Khai thác kênh hình, trình bày các sự kiện lịch sử.
- Phân tích, nhận xét, so sánh, đánh giá các sự kiện (KG)
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Máy chiếu; Diễn biến lần KC năm 1287-1288
- Lược đồ kháng chiến chống xâm lược Mông Cổ (1287-1288). 
 - Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng.
2. Học sinh
- Đọc nghiên cứu trước bài mới;SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- sử dụng sách giáo khoa
- sử dụng tài liệu trực quan (tranh, ảnh)
- đàm thoại, vấn đáp; 
2. Kỹ thuật 
- HĐ cá nhân, động não, tia chớp; Đọc tích cực.
- HĐ nhóm đôi, nhóm 4 – KT Trình bày 1’; KT khăn trải bàn
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ:
Câu hỏi: Trước âm mưu xâm lược lần thứ hai của nhà Nguyên, nhà Trần đã chuẩn bị những gì? Sự chuẩn bị đó đã có tác động đến cuộc kháng chiến ntnào? 
 - Triệu tập hội nghị ở bến Bình Than 
- Hội nghị Diên Hồng
- Cuộc tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu.
- Lính khắc hai chữ “sát thát” vào cánh tay ® quyết tâm giết giặc Mông Cổ.
Tác động: * Kết quả: 50 vạn quân Nguyên bị đánh bại. Ta giành thắng lợi to lớn
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
HĐCN – KT tia chớp: Thái độ của vua Nguyên sau 2 lần thất bại?
* Gv giới thiệu bài: Thất bại sau hai lần xâm lược, vua Nguyên rất tức tối quyết tâm xâm lược Đại Việt lần nữa....Vậy trong lần thứ 3 này nhà Nguyên có đạt được mục đích tham vọng của mình, nhân dân nhà Trần đã làm gì để chống lại cuộc xâm lược lần thứ 3 này của quân Nguyên. Chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC- KĨ NĂNG MỚI
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản
HS tự đọc 
GV: Khi nghe tin con trai Thoát Hoan của mình bị thất bại thảm hại trong cuộc xâm lược lần 2 phải chui vào ống đồng bắt quân lính khiêng chay vua Nguyên vô cùng xấu hổ quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ 3. 
HS: Đọc SGK - Mục 1
- Chưa từ bỏ ý đồ bánh trướng xuống phía nam
- Quân Nguyên muốn trả thù để rửa hận.
- Nhà Nguyên : Quyết tâm xâm lược nước ta lần nữa.
+ Chuẩn bị: Hơn 30 vạn quân, nhiều danh tướng, hàng trăm thuyền lương, thuyền chiến
-> Chuẩn bị kỹ lưỡng chu đáo hơn về quân số lương thực tướng chỉ huy, cẩn trọng hơn.
GV: Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến
HS: Lắng nghe, quan sát.
- Nhà Trần:
+ Khẩn trương chuẩn bị cho cuộc kháng chiến
+ Tăng cường quân ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.
GV: Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ thuyền lương của Trương Văn Hổ nhưng cho rằng ta không chặn được thuyền lương nên đã đi trước hội quân ở Vạn Kiếp. Trần Khánh Dư cho quân mai phục chặn đánh đoàn thuyền lương của địch.
H: Em có nhận xét gì về việc làm của Ô Mã Nhi ?
- Đây là 1 hành động sai lầm đẩy quân giặc vào tình thế khó khăn
H: Theo em nếu ta phá được đoàn thuyên lương của giặc sẽ có tác dụng gì ?
- Phá vỡ kế hoạch đánh lâu dài của địch: giặc rơi vào tình trạng không có lương ăn, vũ khí, thuốc men..
GV: Tường thuật DB của trận Vân Đồn
HS: Trình bày.
HS: Đọc hàng chữ nhỏ ở Sgk.
HĐ nhóm bàn 2p: Chiến thắng Vân Đồn có ý nghĩa như thế nào?
HS: Đọc sgk
H: Sau trận Vân Đồn, tình thế quân Nguyên như thế nào? 
GV: Chỉ trên lược đồ 2 đường rút quân của giặc. 
H: Trần Hưng Đạo có kế hoạch gì trong cuộc phản công này ?
- Chọn và bố trí mai phục ở sông Bạch Đằng
HĐ CN- KT tia chớp: Khúc sông này đã diễn ra những trận thủy chiến ?
- Đánh thắng quân Nam Hán năm 938
- Quân Tống 981
HS: Đọc chữ nhỏ
HĐ nhóm 4 (2p): Vì sao Ngô Quyền lại chọn Bạch Đằng làm nơi phản công quân địch?
- Thủy triều thuận lợi chó việc bố trí trận địa trên sông và quân mai phục.
GV: Trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng trên lược đồ kết hợp ghi bảng
H: Em hãy trình bày diễn biến trên lược đồ trận Bạch Đằng năm 1288?
HS: Lên bảng trình bày
H(K-G-Thảo luận nhóm bàn -3 phút): Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần 3 có gì giống và khác so với lần thứ 2 ?
- Giống: Vừa đánh vừa rút lui thực hiện kế: vườn không nhà trống, lợi dụng thời cơ khi giặc gặp khó khăn quân ta phản công.
- Khác: Trong lần 3 ta chủ động phản công tiêu diệt hoàn toàn quân giặc ở trận Vân Đồn, bố trí trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng.
H( K – G): So sánh trận chiến trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền và Trần Quốc Tuấn về sự chuẩn bị và cách đánh ?
- Biết lợi dụng điều kiện tự nhiên để đánh giặc, đánh nơi hiểm yếu.
HĐ nhóm bàn 1p: Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn tới thắng lợi ?
H: Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến ?
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt.
.
* Diễn biến: 
-Tháng 12- 1287: 30 vạn quân Nguyên tấn công vào nước ta :
 + Bộ: Thoát Hoan®vượt biên giới® Lạng Sơn, Bắc Giang, rồi kéo về Vạn Kiếp
 + Thuỷ: Ô Mã Nhi chỉ huy ngược sông Bạch Đằng rồi tiến về Vạn Kiếp
- Ta: 
+Bộ : Trần Quốc Tuấn chặn đánh đường bộ®rút khỏi Vạn Kiếp-> chặn Thăng Long.
+ Thuỷ: Chặn đánh ở Vân Đồn.
2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn quân lương của Trương Văn Hổ.
- Diễn biến: 
+ Trấn Khánh Dư mai phục ở Vân Đồn chờ thuyền lương giặc qua®chặn đánh®thuyền lương bị đắm, bị ta chiếm.
- Ý nghĩa: Cắt đường tiếp tế, giặc hoang mang khốn đốn. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân ta.
3. Chiến thắng Bạch Đằng.
- Sau trận Vân Đồn, quân Nguyên khó khăn, thiếu lương thực, bị cô lập. 
- Thoát Hoan quyết đinh rút lui về Vạn Kiếp và từ đây rút lui về nước theo hai đường thủy bộ
* Diễn biến
- Nhà Trần quyết định mở cuộc phản công lớn ở hai mặt trận thủy bộ.
 - Thuỷ: +Đầu Tháng 4-1288 Ô Mã Nhi rút về theo sông BĐ.
 + Ta nhử giặc vào, chờ nước rút: cọc ngầm + quân mai® giặc bị đánh tan tành, Ô Mã Nhi bị bắt.
 - Bộ: + Thoát Hoan® Vạn Kiếp® Lạng Sơn® Quảng Tây.
 + Ta chặn đánh ở biên giới.
*Kết quả : Cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống quân Nguyên đã kết thúc thắng lợi vẻ vang.
* Nguyên nhân thắng lợi
- Có chiến thuật đúng đắn biết lợi dụng địa hình địa lợi chọn thời cơ.
* Ý nghĩa
 - Đập tan hoàn toàn âm mưu xâm lược ĐV của quân Nguyên.
- Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc
* HĐ 3: LUYỆN TẬP
H: Em trình bày diễn biến trận Bạch Đằng trên lược đồ ?
HS: Gọi 1-2 Hs lên trình bày – HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét bổ sung những thiếu xót của hs 
* HĐ4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
HS thực hiện ở nhà:
- Vẽ sơ đồ tư duy cuộc KC lần thứ 3 chống quân Mông –Nguyên XL?
- Suy nghĩ của em về 3 lần KC chống quân XL Mông –Nguyên của quân dân nhà Trần?
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
HS HĐ cá nhân- tìm hiểu – sưu tầm:
Các cuộc kháng chiến thời Trần.
Vai trò của Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương trong 2 lần KC chống quân Nguyên.
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học thuộc toàn bộ nội dung đã học
- Mục đích tiến trình tiến quân xâm lược của quân Nguyên
- Chủ trương kế sách đánh giặc của nhà Trần
- Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Vân Đồn, Bạch Đằng.
- Trả lời câu hỏi ở Sgk: Xem trước phần IV tìm hiều nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên.
Ngày giảng 23/11/2020 (7A5) 7A3 ;7A6 ;7A1
TIẾT 23
BÀI 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC 
 MÔNG - NGUYÊN (thế kỉ XIII).
III. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG- NGUYÊN.
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu được vì sao ở thể kỷ XII, trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên, nhân dân Đại Việt đều dành được thắng lợi. Ý nghĩa lịch sử của thắng lợi này.
- Phân tích, so sánh sự kiện và nhân vật lịch sử qua 3 lần kháng chiến để rút ra nhận xét chung.
2. Phẩm chất: GD cho HS 
- Thấy được sức mạnh của sự đoàn kết.
- Bồi dưỡng học sinh lòng tự hào dân tộc, biết ơn và ý chí kiên cường bảo vệ độc lập dân tộc; Niềm tự hào về thuyền thống đánh giặc của dân tộc.
- Bồi dưỡng lòng yêu nước với công cuộc bảo vệ đất nước thời Trần.
- Sống biết ơn và có trách nhiệm với đất nước.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ, tự học: tự đọc và nghiên cứu bài, tranh ảnh.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi ND đã đọc với bạn, tích cực HĐ nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng CNTT phục vụ bài học, biết xử lý tình huống.
- Năng lực ngôn ngữ : HS sử dụng ngôn ngữ đọc, nói, viết phù hợp trong các HĐ học.
b. Năng lực đặc thù: 
- Có năng lực nhận thức khoa học lịch sử, tìm hiểu kiến thức LS, sử dụng tư liệu tranh ảnh, lược đồ...có liên quan để khai thác ND bài học.
- Khai thác kênh hình, trình bày các sự kiện lịch sử.
- Phân tích, nhận xét, so sánh, đánh giá các sự kiện 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Máy chiếu; Diễn biến lần KC năm 1258; 1285; 1287-1288
- Lược đồ kháng chiến chống xâm lược Mông Cổ (1287-1288). 
 - Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng.
2. Học sinh
- Đọc nghiên cứu trước bài mới;SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- sử dụng sách giáo khoa
- sử dụng tài liệu trực quan (tranh, ảnh)
- đàm thoại, vấn đáp; 
2. Kỹ thuật 
- HĐ cá nhân, động não, tia chớp; Đọc tích cực.
- HĐ nhóm đôi, nhóm 4 – KT Trình bày 1’; KT khăn trải bàn
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ:
Câu hỏi: Trình bày diễn biến trận Bạch Đằng 1288 ?
- Nhà Trần quyết định mở cuộc phản công lớn ở hai mặt trận thủy bộ.
 - Thuỷ:+ đầu Tháng 4-1288 Ô Mã Nhi rút về theo sông BĐ.
 + Ta nhử giặc vào, chờ nước rút: cọc ngầm + quân mai® giặc bị đánh tan tành, Ô Mã Nhi bị bắt.
 - Bộ: + Thoát Hoan® Vạn Kiếp® Lạng Sơn® Quảng Tây.
 + Ta chặn đánh ở biên giới.
3. Bài mới	
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
HĐCN – KT tia chớp: Cảm xúc và suy nghĩ của em về 3 lần KC chống giặc Mông Nguyên?
GV giới thiệu bài: Trong ba tiết học liên tiếp, chúng ta đã tìm hiểu 3 lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên thời Trần. Mặc dầu diễn ra trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, gian nguy, nhưng kết quả ta đã giành được thắng lợi vẻ vang. Vậy, những yếu tố nào đã giúp ta thắng lợi và thắng lợi đó có ý nghĩa lịch sử như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC- KĨ NĂNG MỚI
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức trọng tâm
 HĐ nhóm 4 (5’) - KT khăn trải bàn
H: Những nguyên nhân nào giúp ta thắng lợi trong 3 cuộc kháng chiến chống quân M-N?
HS: Trình bày, phân tích từng nguyên nhân – HS NX- GV NX
H: Hãy nêu 1 số dẫn chứng để thấy tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia đánh giặc ?
HS: Thảo luận cặp đôi-2p
+ Theo lệnh triều đình thực hiện kế “vườn không nhà trống”
+Tự vũ trang đánh giặc.
+ Hăng hái tổ chức các đội dân binh ở miền núi.
H: Nêu những việc làm của vua Trần chuẩn bị cho 3 lần kháng chiến?
+ Chăm cho đời sống của nhân dân (đọc chữ nhỏ SGK)
+ Giải quyết bất hoà trong nội bộ ® đặt lợi ích dân tộc lên trên hết.
+ Thống nhất tư tưởng, ý chí đánh giặc.
HĐ nhóm 4 (2p) Trình bày những công lao to lớn của TQ Tuấn trong 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên?
- Trần Quốc Tuấn giữa vai trò làm tổng chỉ huy quân đội
- Tổ chức các buổi duyệt binh, tập luyện binh sĩ
- Viết bài: Hịch tướng sĩ
- Là vị tướng chỉ huy dẫn đầu trong cuộc phản công lớn tiêu diệt quân địch đặc biệt trong trận Bạch Đằng.
* HS thảo luận nhóm bàn 2p
H: Cách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo thể hiện như thế nào trong kháng chiến?
+ Kế hoạch “vườn không nhà trống”.
+ Tránh chổ mạnh; đánh chỗ yếu.
+ Phát huy lợi thế của ta, lấy yếu đánh mạnh..., khoan thư sức dân....
+Buộc địch phải chuyển thế chủ động ® bị động.
GV: Mông Cổ là 1 đế quốc hùng mạnh lúc bấy giờ. Xâm lược Đại Việt với sức mạnh ghê gớm: 1258: 3 vạn quân, 1285: 50 vạn quân, 1828-1288: 30 vạn, đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản. Với lực lượng mạnh như vậy song 3 lần xâm lược nước ta đều thất bại thảm hại.
HĐCN – KT TB 1p Những thắng lợi của quân dân ta trong hoàn cảnh như vậy có ý nghĩa gì?
GV: Mông Cổ mạnh khi xâm lược Đại Việt lần 1 chúng chỉ có mđ làm bàn đạp tấn công các nước. Nhưng đến lần 3 vua Nguyên phải nói rằng “không coi Giao chỉ là nước nhỏ mà khinh thường”. Sức mạnh của Đại Việt được khẳng định: “khoan thử sức dân.. giữ nước”
1. Nguyên nhân thắng lợi
- Trong 3 lần kháng chiến tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần.
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm, dám hi sinh của tướng sỹ. Đặc biệt những người tướng tài: Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật ...
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
2. Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc đánh bại mọi kẻ thù xâm lược
- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc học thuyết quân sự
- Để lại nhiều bài học cho đời sau.
- Ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với nước khác.
* HĐ 3: LUYỆN TẬP
HĐ nhóm bàn 2p:
? Nêu những bài học lịch sử từ ba lần kháng chiến chống Mông- Nguyên ?
Dùng mưu trí mà đánh giặc, đoàn kết dân tộc để có được sức mạnh.
GV SD máy chiếu : chiếu các lược đồ:
H: Em trình bày diễn biến cuộc KC lần 1, lần 2 và trận Bạch Đằng trên lược đồ ?
HS: Gọi 1-2 Hs lên trình bày – HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét bổ sung những thiếu sót của hs 
- HS nhắc lại nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống xâm lược mông- Nguyên?
* HĐ4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
HS thực hiện ở nhà:
- Vẽ sơ đồ tư duy 3 lần chống quân Mông –Nguyên XL?
- Suy nghĩ của em về 3 lần KC chống quân XL Mông –Nguyên của quân dân nhà Trần?
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
HS HĐ cá nhân- tìm hiểu – sưu tầm:
Các cuộc kháng chiến thời Trần.
Vai trò của Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương trong 2 lần KC chống quân Nguyên.
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học thuộc toàn bộ nội dung đã học
- Trả lời câu hỏi ở Sgk. Tìm hiểu trước bài sự phát triển kinh tế văn hóa thời Trần.
+ Tìm hiểu sự phát triển kinh tế sau chiến tranh và tình hình xã hội thời Trần.
Ngày giảng: / 11/2020 (7A5) (7A1) (7A3) (7A6)
TIẾT 24
BÀI 15 . SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ THỜI TRẦN 
I. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:HS hiểu và trình bày được những nét chính về:
- Sự phát triển của kinh tế thời Trần sau chiến tranh và nguyên nhân sự phát triển đó từ những chính sách biện pháp tích cực của nhà nước và sự phát triển của nhân dân
- Tình hình xã hội sau cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
- Nhận xét các sự kiện lịch sử, vẽ sơ đồ
2. Phẩm chất
- Tự hào về nền văn hoá dân tộc, có ý thức bảo vệ, gĩư gìn và phát huy nền văn hoá dân tộc.
- Sống biết ơn và có trách nhiệm với đất nước.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ, tự học: tự đọc và nghiên cứu bài, tranh ảnh.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi ND đã đọc với bạn, tích cực HĐ nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng CNTT phục vụ bài học, biết xử lý tình huống.
- Năng lực ngôn ngữ : HS sử dụng ngôn ngữ đọc, nói, viết phù hợp trong các HĐ học.
b. Năng lực đặc thù: 
- Có năng lực nhận thức khoa học lịch sử, tìm hiểu kiến thức LS, sử dụng tư liệu tranh ảnh, lược đồ...có liên quan để khai thác ND bài học.
- Khai thác kênh hình, trình bày các sự kiện lịch sử.
- Phân tích, nhận xét, so sánh, đánh giá các sự kiện
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Máy chiếu; Tranh ảnh
2. Học sinh
- Đọc nghiên cứu trước bài mới;SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- sử dụng sách giáo khoa
- sử dụng tài liệu trực quan (tranh, ảnh)
- đàm thoại, vấn đáp; 
2. Kỹ thuật 
- HĐ cá nhân, động não, tia chớp; Đọc tích cực.
- HĐ nhóm đôi, nhóm 4 – KT Trình bày 1’; KT khăn trải bàn
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ:
? Nêu nguyên nhân thắng lợi của KC chống giặc Mông – Nguyên?
- Trong 3 lần kháng chiến tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần.
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm, dám hi sinh của tướng sỹ. Đặc biệt những người tướng tài: Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật ...
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
HĐCN – KT tia chớp:
	Sau chiến tranh nhà Trần đã làm gì để khôi phục và phát triển NN?
* Giới thiệu bài mới: Thế kỷ XIII, quân dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của vương triều Trần đã giành thắng lợi vang dội trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược M-N, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Ngay sau chiến tranh nhà Trần thực hiện nhiều chính sách để phát triển kinh tế, xã hội dưới thời Trần như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC- KĨ NĂNG MỚI
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức trọng tâm
H: Nói đến sự phát triển kinh tế là nói đến những mặt sản xuất nào?
 - Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
HS: Đọc SGK
HĐ nhóm bàn 2p: Sau chiến tranh nhà Trần đã làm gì để khôi phục và phát triển NN?
GV: Giải thích thế nào là điền trang: ruộng đất của vương hầu quý tộc quan lại, công chúa được nhà nước cho phép đi chiêu tập nông dân khai hoang các vùng đất ở ven sông ven biển.
GV: Giải thích khái niệm
- Thái ấp: đất đai của nhà vua qúy tôc phong cho các vương hầu
- Vương hầu: tầng lớp trung cao cấp thời pk
- Quý tộc: tầng lớp có nhiều đặc quyền trong xã hội phong kiến.
H: Em nhận xét gì về các biện pháp phát triển nông nghiệp?
H: Những biện pháp đó giúp NN sau chiến tranh đạt kết quả ntn?
HĐ nhóm 4 (3p): So với thời Lý, ruộng tư thời Trần có gì khác? Tại sao ruộng tư thời Trần lại phát triển mạnh ?
- Ruộng tư có nhiều hình thức sở hữu: nông dân, địa chủ, quý tộc 
- Khuyến khích khai hoang.
- Nhà nước cấp đất cho những người có công: thái ấp ...
Þ Mặc dù ruộng đất tư nhiều nhưng ruộng đất công, ruộng làng xã vẫn chiếm phần lớn và là nguồn thu chủ yếu của cả nước.
HĐ nhóm bàn 1p: Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế NN của Đại Việt sau chiến tranh?
- Càng ngày càng phát triển hơn trước
GV: Cung cấp
GV chiếu ảnh sản phẩm TCN thời Trần
HS: Quan sát h 35,36 SGK
H: Quan sát hiện vật trong ảnh em thấy có hoa văn gì? Những hoa văn trang trí thể hiện điều gì?
H: Nhận xét gì về thủ công nghiệp thời Trần?
GV: Giới thiệu về kỹ thuật đóng tàu, thuyền đánh cá và đi biển: 20 - 25 người chèo gồm 2 lớp, người chèo ngồi lớp dưới.
HS: Đọc phần còn lại SGK
H: NN và TCN phát triển đã tác động đến TN thời kỳ này ntn?
HĐ nhóm bàn 1p: Nhận xét gì về sự phát triển của thương nghiệp thời kỳ này?
- Hoạt động thương nghiệp diễn ra sầm uất, tấp nập hơn trước.
HĐ nhóm 4: Nguyên nhân sự phát triển kinh tế thời Trần?
- Mặc dù sau chiến tranh kinh tế bị tàn phá nặng nề, song nhờ những biện pháp, sự quan tâm của nhà Trần do đó nhanh chóng phục hồi và phát triển.
HS: tự đọc SGK mục 2.
H: Nhắc lại, XH thời Lý có những tầng lớp nào?
- Giai cấp thống trị: vua, quan lại quý tộc địa chủ.
- Giai cấp bị trị: Nông dân, thợ thủ công thương nhân nô tì.
H: Thời Trần có những tầng lớp xã hội nào? Đặc điểm và đời sống của các tầng lớp đó?
- Tầng lớp thống trị:
+Vua, vương hầu, quý tộc.
+Quan lại, địa chủ.
-> Có quyền lực, giàu có.
- Tầng lớp bị trị:
+ Nông dân, nông dân tá điền: Đông đảo.
+TCN, thương nhân.
+Nông nô, nô tì.
Þ XH ngày càng phân hoá sâu sắc. Địa chủ ngày càng đông, nông nô, nô tỳ ngày càng nhiều.
H(K-G): So sánh các tầng lớp XH thời Lý và thời Trần?
- Các tầng lớp như nhau nhưng mức độ tài sản và cách thức bóc lột có khác.
H: Từ đó ta rút ra nhận xét gì về XH thời Trần?
1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh
*Nông nghiệp: 
- Biện pháp:
+ Khuyến khích sản suất mở rộng diện tích trồng trọt.
+ Khai khẩn đất hoang.
+ Thành lập làng xã.
+ Củng cố đê điều.
+ Các vương hầu quý tộc chiêu tập nông đân không có đất đi khai hoang lập điền trang
- Ban thái ấp cho các vương hầu quý tộc
-> Biện pháp tích cực, phù hợp
-> Nông nghiệp được phục hồi và nhanh chóng phát triển.
*Thủ công nghiệp:
+Do nhà nước có quản lý: Nhiều ngành nghề: dệt, gốm, đúc đồng, đóng tàu, chế tạo vũ khí.
+ TCN trong nhân dân: phổ biến và phát triển.
-> Xuất hiện nhiều làng nghề, phường nghề, các sản phẩm làm ra nhiều với trình độ kỹ thuật cao.
*Thương nghiệp:
- Trao đổi, buôn bán trong ngoài nước đẩy mạnh.
- Nhiều trung tâm kinh tế mở ra: Thăng Long, Vân Đồn ...
2. Tình hình xã hội sau chiến tranh.
* HĐ 3: LUYỆN TẬP
+Trình bày tình hình kinh tế Đại Việt thời Trần sau chiến tranh.
+ Xã hội thời Trần phân hoá như thế nào?
* HĐ4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
HS thực hiện ở nhà: 
- Vẽ sơ đồ tư duy về kinh tế thời Trần
- Bài tập: Vẽ sơ đồ sự phân hoá XH thời Trần
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
HS HĐ cá nhân- tìm hiểu – sưu tầm:
- Kinh tế và XH thời Trần.
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học thuộc toàn bộ nội dung đã học
- Xem trước bài 15- phần II. Tìm hiểu đời sống văn hóa, thành tự về giáo dục, khoa học kỹ thuật, thành tựu điêu khắc, kiến trúc thời Trần.
PHỤ LỤC
* Sơ đồ tổ chức xã hội thời Trần.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_21_bai_14_ba_lan_khang_chien_chon.doc