Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 42+43, Bài 15: Nước đại ngu thời hồ (1400-1407)

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 42+43, Bài 15: Nước đại ngu thời hồ (1400-1407)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Trình bày được sự ra đời của nhà Hồ.

- Giới thiệu được một số nội dung chủ yếu và tác động của cải cách Hồ Quý Ly đối với xã hội thời nhà Hồ.

- Mô tả được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ và giải thích được nguyên nhân thất bại.

2. Về năng lực:

- Năng lực chung:

+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, có kĩ năng làm việc nhóm và thể hiện tính sáng tạo.

+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm cũng như quá trình trao đổi những kiến thức về nội dung bài học với giáo viên.

- Năng lực chuyên biệt:

- Biết sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về nước Đại Ngu thời Hồ.

- Vận dụng hiểu biết về nước Đại Ngu thời Hồ để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam.

3. Về phẩm chất:

- Tự hào và trân trọng về những giá trị của lịch sử dân tộc, bồi đắp lòng yêu nước.

- Có trách nhiệm gìn giữ, phát huy và quảng bá lịch sử văn hóa Việt Nam.

 

docx 7 trang phuongtrinh23 27/06/2023 3360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 42+43, Bài 15: Nước đại ngu thời hồ (1400-1407)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
BÀI 15- TIẾT 42,43 
NƯỚC ĐẠI NGU THỜI HỒ (1400-1407)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Trình bày được sự ra đời của nhà Hồ.
- Giới thiệu được một số nội dung chủ yếu và tác động của cải cách Hồ Quý Ly đối với xã hội thời nhà Hồ.
- Mô tả được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ và giải thích được nguyên nhân thất bại.
2. Về năng lực: 
- Năng lực chung:
+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, có kĩ năng làm việc nhóm và thể hiện tính sáng tạo.
+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm cũng như quá trình trao đổi những kiến thức về nội dung bài học với giáo viên.
- Năng lực chuyên biệt:
- Biết sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về nước Đại Ngu thời Hồ.
- Vận dụng hiểu biết về nước Đại Ngu thời Hồ để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam.
3. Về phẩm chất: 
- Tự hào và trân trọng về những giá trị của lịch sử dân tộc, bồi đắp lòng yêu nước.
- Có trách nhiệm gìn giữ, phát huy và quảng bá lịch sử văn hóa Việt Nam.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo viên: 
+ Giáo án biên soạn theo định hướng phát triền năng lực; Phiếu học tập dành cho HS.
+ Tập bản đồ Lịch sử và Địa lí 7 –phần Lịch sử.
+ Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định chung và một số tranh ảnh khác do GV sưu tầm, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
+ Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Học sinh: SGK, tư liệu về nhà Hồ
III. Tiến trình dạy học
1. KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.
b) Tổ chức thực hiện: 
- GV tổ chức hoạt động chung cả lớp:
? Hãy nêu hiểu biết của em về những đóng góp của nhà Trần cho lịch sử dân tộc?
- HS bộc lộ 
- GV: Nhà Trần với “ Hào khi Đông A” đã ba lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên xây dựng quốc gia Đại Việt hùng mạnh. Nhưng đến cuối thời Trần, xã hội xảy ra nhiều biến động, giặc ngoại xâm lăm le xâm phạm bờ cõi, đất nước đứng trước nhiều thử thách cam go. Nhà Hồ được thành lập thay thế nhà Trần. 
? Theo hiểu biết của em, nhà Hồ đã làm gì để củng cố chính quyền trung ương cũng như tăng cường tiềm lực đất nước cũng như chống ngoại xâm?
- HS: Để củng cố chính quyền trung ương cũng như tăng cường tiềm lực đất nước, nhà Hồ đã tiến hành hàng loạt các chính sách cải cách trên nhiều lĩnh vực như: chính trị - quân sự; kinh tế – xã hội và văn hóa...
- GV dẫn vào bài: Để tìm hiểu nội dung này, cô và các em tìm hiểu trong bài học hôm nay. 
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
1. Sự thành lập nhà Hồ
a) Mục tiêu: Học sinh trình bày được sự ra đời của nhà Hồ.
b) Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS đọc tư liệu / tr74,75 – hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi:
? Hãy cho biết nhà Hồ được thành lập như thế nào?
(+ Tình hình nhà Trần và giới quý tộc Trần nửa sau TKXIV ntn?
+ Vì sao có nhiều ckn nông dân nổ ra ở thời kì này?
+ Hành động của Chu Văn An thể hiện điều gì?)
- HS thực hiện nhiệm vụ
- HS báo cáo kết quả: HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV. Nhận xét, đánh giá thái độ làm việc và phần trình bày của các nhóm, chốt kiến thức lên màn hình. 
GV yêu cầu HS quan sát H1+ lược đồ nước ta thời Đại Ngu + đọc tư liệu về thành Tây Đô (MC)
?Nêu hiểu biết về Hồ Quý Ly? Tại sao Hồ Quý Ly xây kinh đô mới ở Thanh Hóa?
- Vào cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu, tầng lớp quý tộc có xu hướng ăn chơi, hưởng lạc, khiến nhân dân bất bình. Các cuộc đấu tranh chống triều đình diễn ra sôi nổi.
- Trong bối cảnh đó, Hồ Quý Ly dần thâu tóm quyền lực. Năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần dời đô vào Thanh Hóa.
- Năm 1400, Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra nhà Hồ, đặt tên nước là Đại Ngu (niềm vui lớn).
* Gợi ý:
- Hồ Quý Ly tự là Lý Nguyên, dòng dõi trạng nguyên Hồ Hưng Dật, người Chiết Giang (Trung Quốc) sang Đại Việt sinh sống ở Nghệ An. Hồ Quý Ly Xuất thân trong 1 gia đình quan lại, có 2 người cô lấy vua, Hồ Quý Ly giữ chức vụ cao cấp nhất trong triều Trần (Đại vương). Trước tình hình nhà Trần lung lay, ông quyết tâm thực hiện mưu đồ chiếm ngôi
- Việc dời đô về Thanh Hóa của Hồ Quý Ly là để phòng chống giặc xâm lăng từ phía bắc là chủ yếu. Mặt khác, ông cũng muốn rời Thăng Long bởi đó là nơi gắn với vương hầu quý tộc nhà Trần gần hai thế kỷ.
GV. Giải thích cách đặt tên nước của Hồ Quý Ly (Quốc hiệu Đại Ngu này bắt nguồn từ truyền thuyết cho rằng họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn – một vị vua của Trung Hoa cổ đại nổi tiếng vì đã đem lại sự bình yên và thịnh vượng cho dân chúng. Chữ “Ngu” trong quốc hiệu “Đại Ngu” của nhà Hồ có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình". “Đại Ngu” có thể hiểu là ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn.)
GV khái quát nội dung mục 1, chuyển ý.
2. Một số nội dung và tác động của những cải cách của Hồ Quý Ly
a) Mục tiêu: HS trình bày được những nét chính về cải cách của Hồ Quý Ly trên các lĩnh vực (chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục) và nêu được tác động (ưu điểm, hạn chế) của những cải cách đó đối với xã hội
b) Tổ chức thực hiện: 
GV. Yêu cầu HS quan sát tư liệu và hoạt động nhóm theo câu hỏi: 
? Trình bày những nét chính về cải cách của Hồ Quý Ly trên các lĩnh vực. Tác động của những cải cách đó đối với xã hội ntn?
HS thực hiện nhiệm vụ
HS đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhận xét.
GV nhận xét, đánh giá các nhóm, chốt kiến thức.
GV. Giới thiệu thêm về thành tựu nổi bật của nhà Hồ: Thành Tây Đô, súng thần cơ. (MC: hình ảnh, tư liệu); một số nhân tài. 
? Trong những cải cách của HQL, em tâm đắc với cải cách nào nhất? Vì sao?
HS bộc lộ
a/ Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly:
 - Về chính trị, quân sự:
+ Củng cố chế độ quân chủ tập quyền bằng các biện pháp: cải tổ quy chế quan lại, lập lại kỉ cương 
+ Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng thành lũy như Tây Đô, Đa Bang (Hà Nội) . Chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến... 
- Về kinh tế - xã hội:
+ Thực hiện chính sách hạn điền và hạn nô.
+ Phát hành tiền giấy, cải cách chế độ thuế khóa, thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.
- Về văn hoá, giáo dục:
+ Cải cách chế độ học tập và thi cử để tuyển chọn nhân tài.
+ Đề cao văn hóa dân tộc, khuyến khích sử dụng chữ Nôm để dịch sách chữ Hán, dạy học và sáng tác văn chương 
b/ Tác động:
- Ưu điểm:
+ Góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương, giảm bớt thế lực tầng lớp quý tộc nhà Trần, tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước, phát triển văn hóa dân tộc.
- Hạn chế: cải cách chưa triệt để và kết quả trong thức tế còn hạn chế, gây bất mãn trong một bộ phận nhân dân.
3. Kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ
a) Mục tiêu: Mô tả được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ và giải thích được nguyên nhân thất bại.
b) Tổ chức thực hiện: 
GV giới thiệu về âm mưu của nhà Minh đối với Đại Ngu: năm 1377, Minh Thái Tổ có ý định xâm chiếm Đại Việt. Thái sư triều Minh Lý Thiện Trường can ngăn, vua Minh tạm thôi. Từ năm 1384, nhà Minh nhiều lần ra yêu sách đòi nhà Trần cống nạp, đòi cung cấp nhà sư, phụ nữ xoa bóp, giống cây hoặc giúp quân lính, lương thực, voi chiến... để đánh người Man ở biên giới Việt – Trung. Nhà Trần đáp ứng các yêu sách đó, có lúc hoàn toàn, hoặc một phần. Năm 1400, Hồ Quý Ly bức vua Trần nhường ngôi. Nhà Hồ thành lập, đổi tên nước thành Đại Ngu. Không lâu sau, vua Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương để lên làm Thượng hoàng. Nhà Minh tiếp tục ra yêu sách khiến Hồ Hán Thương phải vất vả cung ứng. Dù được đáp ứng nhà Minh vẫn không thôi ý định đánh chiếm nước Đại Ngu để biến trở thành quận huyện như các thời Bắc thuộc trước đây. Tháng 4 năm 1406, lấy cớ đưa Trần Thiêm Bình về nước, nhà Minh bắt đầu tiến quân ssang đánh Đại Ngu.
GV cho HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi: 
? Hãy mô tả những nét chính của cuộc kháng chiến chống Minh?
HS trả lời, bổ sung
GV nhận xét, chốt.
GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm:
? Khai thác tư liệu 1,2 và thông tin trong mục, hãy giải thích vì sao cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại nhanh chóng.
 HS báo cáo, nhận xét bổ sung
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
* Diễn biến:
- Cuối năm 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh đã huy động một lực lượng lớn (gồm 20 vạn quân cùng với hàng chục vạn dân phu) do tướng Trương Phụ và Mộc Thạnh chỉ huy tiến sang xâm lược Đại Ngu.
- Cuối tháng 1/1407, quân Minh đánh chiếm Đa Bang và Đông Đô, nhà Hồ phải lui về cố thủ ở thành Tây Đô.
- Cuối tháng 6/1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại.
* Nguyên nhân thất bại của nhà Hồ:
+ Nhà Hồ quá chú trọng vào việc xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy nên tự “giam mình” trong thế trận phòng ngự bị động.
+ Chưa kế thừa được truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta là chiến tranh nhân dân.
3. Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài học ở mục Hình thành kiến thức qua hệ thống các bài tập.
b) Tổ chức thực hiện
Câu 1. Lập bảng thống kê hoặc (sơ đồ tư duy) về nội dung chủ yếu trong cải cách của Hồ Quý Ly. Từ đó hãy chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế trong những cải cách đó.
HS thực hiện theo nhóm:
a/ Bảng thống kê những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly
Lĩnh vực
Nội dung cải cách
Chính trị 
và quân sự
- Củng cố chế độ quân chủ tập quyền bằng các biện pháp: cải tổ quy chế quan lại, lập lại kỉ cương 
- Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng thành lũy như Tây Đô, Đa Bang (Hà Nội) . Chế tạo súng, đóng thuyền.
Kinh tế - xã hội
- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.
- Cải cách chế độ thuế khóa, thống nhất đơn vị đo lường.
- Thực hiện chính sách hạn điền và hạn nô.
Văn hóa
- Cải cách chế độ học tập và thi cử để tuyển chọn nhân tài.
-Đề cao văn hóa dân tộc, khuyến khích sử dụng chữ Nôm để dịch sách chữ Hán, dạy học và sáng tác văn chương 
b/ Tác động của chính sách cải cách:
- Tích cực: 
+ Góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương, giảm bớt thế lực tầng lớp quý tộc nhà Trần.
+ Tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước.
+ Phát triển văn hóa dân tộc.
- Hạn chế: cải cách chưa triệt để và kết quả trong thức tế còn hạn chế, gây bất mãn trong một bộ phận nhân dân.
Câu 2. Theo em, đường lối kháng chiến của nhà Hồ có gì khác so với đường lối kháng chiến của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
HS hoạt động cặp đôi:
* Điểm khác biệt trong đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ
- Đường lối kháng chiến của nhà Trần:
+ Dựa vào sức dân, đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc.
+ Đường lối kháng chiến linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn của cuộc chiến đấu: “lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều”; thực hiện “vườn không nhà trống”; rút lui chiến lược (để tránh thế mạnh của giặc, bảo toàn và phát triển lực lượng) và tiến hành tổng phản công khi có thời cơ (địch suy yếu).
- Đường lối kháng chiến của nhà Hồ: Không dựa vào sức mạnh toàn dân mà hoàn toàn dựa vào thành lũy (thành Đa Bang, thành Tây Đô,...), vào sức mạnh quân sự (súng thần cơ, chiến thuyền có lầu,..) để đối kháng với quân Minh.
4. Vận dụng
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS.
b) Tổ chức thực hiện: 
 Câu 3. Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ đã để lại bài học gì cho công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
- Bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của nhà Hồ cho công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc là phải dựa vào sức dân. Phải đoàn kết huy động sức mạnh toàn dân mới có thể đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. 
+ Giáo dục, nâng cao tình yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc.
+ Tăng cường củng cố hệ thống quốc phòng an ninh.
GV sử dụng Bảng kiểm: Đánh giá kết quả học tập cuối bài
TT
Các tiêu chí
(Nội dung hoạt động)
Có
(Hoàn thành)
Không
(Chưa TH)
1
Em có trình bày được sự ra đời của nhà Hồ.
2
Em có trình bày được những nét chính về cải cách của Hồ Quý Ly trên các lĩnh vực (chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục) và nêu được tác động (ưu điểm, hạn chế) của những cải cách đó đối với xã hội
3
Em có mô tả được được những nét chính về chính trị , kinh tế xã hội, văn hóa, tôn giáo thời Lý.
4
Em có Mô tả được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ và giải thích được nguyên nhân thất bại
--------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_4243_bai_15_nuoc_dai_ngu_thoi_ho.docx