Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Thủy

Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Thủy

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm và giá trị nghệ thuật của một số công trình mỹ thuật thời Trần.

2. Kỹ năng: Học sinh phân biệt được những đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam thông qua từng giai đoạn lịch sử. Nâng cao khả năng phân tích tác phẩm.

3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.

4. Định hướng PTNL: Phát triển năng lực quan sát, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật thời Trần.

2. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ (2 - 3’): Em hãy nêu vài nét về kiến trúc thời Trần?

3. Bài mới:

+ Giới thiệu bài ( 1 - 2’): Tiết học trước các em đã được tìm hiểu khái quát về sự phát triển của mỹ thuật thời Trần. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm của một số tác phẩm tiêu biểu trong thời kỳ này, hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Một số công trình MT thời Trần”.

 

doc 73 trang sontrang 3600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN MĨ THUẬT LỚP 7
Ngày soạn: 03/ 9/ 2020
Tuần 1 - Tiết 1
Bài 1: Thường thức mĩ thuật
SƠ LƯỢC MĨ THUẬT THỜI TRẦN ( 1226 - 1400)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh hiểu và nắm được một số kiến thức chung về Mỹ thuật thời Trần.
2. Kĩ năng: HS nắm được một số kiến thức cơ bản về sự hình thành và phát triển của mĩ thuật thời Trần.
3. Thái độ: Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, biết trân trọng, yêu quí vốn cổ của ông cha để lại.
4. Định hướng PTNL: Phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực thẩm mĩ...
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - SGV, SGK.
 	- Một số tranh ảnh về kiến trúc Mỹ thuật thời Trần đã in trên sách, báo.
2. Học sinh: SGK, vở tập vẽ, 	
3. Phương pháp dạy học: Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nắm bắt tình hình lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (1 - 2’) Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của học sinh. 
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: (2 - 3’): Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các triều đại phong kiến ở Việt Nam đã để lại không ít những di tích, công trình mỹ thuật có giá trị. Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc đó chúng ta cần phải có trách nhiệm và biết được đặc điểm, giá trị nghệ thuật để có biện pháp giữ gìn, bảo quản tốt hơn. Do đó hôm nay cô cùng các em nghiên cứu bài “Sơ lược về mỹ thuật thời Trần”.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 (4 - 5’): Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về bối cảnh xã hội.
- GV cho HS nhắc lại một số thành tựu của MT thời Lý, qua đó đánh giá MT thời Trần là sự nối tiếp của MT thời Lý.
- GV trình bày một số điểm nổi bật về bối cảnh lịch sử thời Trần.
- HS nhắc lại đặc điểm của MT thời Lý.
Nghe giảng
I/. Vài nét về bối cảnh xã hội:
- Nhà Trần đã có nhiều chính sách tiến bộ để củng cố và xây dựng đất nước. 
Hoạt động 2 (24 - 25’):
Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về MT thời Trần.
+ GV giới thiệu về nghệ thuật kiến trúc.
- Cho HS quan sát tranh ảnh và kể tên các loại hình nghệ thuật thời Trần.
- GV cho HS quan sát và nêu nhận xét một số công trình kiến trúc tiêu biểu.
- GV cho HS thảo luận nhóm về đặc điểm của hai loại hình nghệ thuật kiến trúc: Cung đình và Phật giáo.
- GV giới thiệu sơ bộ về lịch sử ra đời của nghệ thuật kiến trúc chùa làng.
* GV giới thiệu về nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí.
- GV giới thiệu về nghệ thuật tạc tượng tròn. 
- GV giới thiệu về nghệ thuật chạm khắc trang trí. Cho HS xem tranh một số tác phẩm tiêu biểu.
+ Em hãy cho biết về đặc điểm rồng thời Trần?
- GV giới thiệu về hình tượng con Rồng thời Trần. Cho HS so sánh Rồng thời Trần và thời Lý.
* GV giới thiệu về nghệ thuật gốm.
- Cho HS quan sát tranh ảnh về đồ gốm thời Trần.
+ Em hãy cho biết vài nét về gốm thời Trần?
- GV kết luận
- HS quan sát tranh ảnh. 
- HS quan sát và nhận xét các công trình kiến trúc tiêu biểu.
- HS thảo luận nhóm nhận xét về đặc điểm của 2 loại hình kiến trúc: Cung đình và Phật giáo.
- HS quan sát và nhận xét về kiến trúc chùa làng.
- HS quan sát giáo viên giới thiệu về tượng tròn.
- Trả lời
- Quan sát hình Rồng và so sánh giữa Rồng thời Trần và Rồng thời Lý
- HS xem tranh về đồ gốm thời Trần.
- Trả lời 
Ghi vở
II/. Vài nét về mỹ thuật thời Trần:
1. Kiến trúc:
a) Kiến trúc cung đình: Ngoài việc tu bổ lại kinh thành Thăng Long, nhà Trần còn cho xây dựng nhiều khu cung điện.
b) Kiến trúc Phật giáo: Nhiều ngôi chùa với quy mô lớn được xây dựng. Kiến trúc chùa làng cũng rất phát triển.
2. Điêu khắc và chạm khắc trang trí:
- Tượng Phật và tượng thú vật được tạc nhiều . Chạm khắc gỗ, đá đạt đến sự tinh xảo và hoàn mỹ. Rồng thời Trần có cách tạo hình mập mạp.
3. Đồ gốm:
- Gốm thời Trần có đáng thô, dày và nặng hơn. Nét vẽ phóng khoáng, họa tiết trang trí: Hoa sen, hoa cúc 
Hoạt động 3 (7 - 8’):
GV giới thiệu đặc điểm của MT thời Trần.
- Cho HS tóm tắt lại đặc điểm chính của các loại hình nghệ thuật. Qua đó rút ra đặc điểm chính của MT thời Trần.
- Tóm tắt tìm ý chính
III. Đặc điểm của mỹ thuật thời Trần:
- Mỹ thuật thời Trần mang dáng dấp chắc khỏe, phóng khoáng, cách tạo hình mập mạp và giàu tính dân tộc.
4. Đánh giá kết qủa học tập - Củng cố - dặn dò: (2 - 3’)
 - Đặt câu hỏi củng cố kiến thức; Củng cố kiến thức trọng tâm bài.
 - Về nhà học bài theo câu hỏi trong SGK sưu tầm tranh ảnh về mỹ thuật thời Trần.
Bổ sung: ......
 ........
**************************************************
KÍ DUYỆT BÀI
 Ngày..........tháng........năm 2020
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn: 07/ 9/ 2020
Tuần 2 - Tiết 2
Bài 8: Thường thức mĩ thuật
 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH MĨ THUẬT THỜI TRẦN( 1226 - 1400)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm và giá trị nghệ thuật của một số công trình mỹ thuật thời Trần.
2. Kỹ năng: Học sinh phân biệt được những đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam thông qua từng giai đoạn lịch sử. Nâng cao khả năng phân tích tác phẩm.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.
4. Định hướng PTNL: Phát triển năng lực quan sát, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực thẩm mĩ...
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật thời Trần.
2. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ (2 - 3’): Em hãy nêu vài nét về kiến trúc thời Trần?
3. Bài mới:
+ Giới thiệu bài ( 1 - 2’): Tiết học trước các em đã được tìm hiểu khái quát về sự phát triển của mỹ thuật thời Trần. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm của một số tác phẩm tiêu biểu trong thời kỳ này, hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Một số công trình MT thời Trần”.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 ( 14 - 15’):
Hướng dẫn HS tìm hiểu các tác phẩm về kiến trúc.
 + GV giới thiệu về Tháp Bình Sơn.
- GV cho HS quan sát tranh ảnh về Tháp Bình Sơn. Yêu cầu HS phát biểu cảm nhận.
- GV gợi ý để HS nhận biết Tháp Bình Sơn thuộc thể loại kiến trúc gì.
- GV phân tích trên tranh ảnh nhấn mạnh về hình dáng, cấu trúc và trang trí của tháp.
- GV phân tích giá trị nghệ thuật của Tháp.
+ GV giới thiệu về khu lăng mộ An Sinh.
- GV cho HS quan sát tranh ảnh về khu lăng mộ An Sinh. Yêu cầu HS phát biểu cảm nhận.
- GV gợi ý để HS nhận biết khu lăng mộ An Sinh thuộc thể loại kiến trúc gì.
- GV phân tích trên tranh ảnh nhấn mạnh về hình dáng, kích thước và trang trí của các lăng mộ.
- GV phân tích giá trị nghệ thuật của khu lăng mộ An Sinh.
- HS quan sát tranh ảnh về Tháp Bình Sơn và phát biểu cảm nhận của mình.
- HS nhận biết thể loại kiến trúc của Tháp Bình Sơn.
- Quan sát GV phân tích tác phẩm.
- HS quan sát tranh ảnh về khu lăng mộ An Sinh và phát biểu cảm nhận.
- HS nêu nhận biết của mình về thể loại kiến trúc này.
- Quan sát GV phân tích tác phẩm.
I/. Kiến trúc.
1. Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc).
- Là một công trình kiến trúc bằng đất nung. Tháp Bình Sơn hiện còn 11 tầng, cao 15 mét.
-Tháp Bình Sơn là niềm tự hào của kiến trúc cổ Việt Nam.
2. Khu lăng mộ An Sinh (Quảng Ninh).
- Đây là khu lăng mộ lớn của các Vua nhà Trần. Các lăng mộ được xây dựng cách xa nhau nhưng đều hướng về khu đền An Sinh. 
Hoạt động 2 ( 19 - 20’):
Hướng dẫn HS tìm hiểu các tác phẩm về điêu khắc và trang trí.
+ GV giới thiệu tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ.
- GV cho HS nêu hiểu biết của mình về Thái sư Trần Thủ Độ.
- GV cho HS quan sát tranh ảnh và yêu cầu HS nêu cảm nhận về tác phẩm.
- GV gợi ý để HS nêu nhận xét về hình dáng, đường nét, hình khối của tượng Hổ.
- GV dựa vào tranh ảnh tóm tắt lại những đặc điểm chính về tượng Hổ thông qua cách diễn tả hình khối, đường nét và dáng dấp làm nổi bật tính uy dũng của Hổ cũng như tích cách của Thái sư Trần Thủ Độ.
*GV giới thiệu sơ bộ về chùa Thái Lạc.
+ GV giới thiệu về chạm khắc gỗ ở chùa Thái Lạc.
- Cho HS quan sát các bức chạm khắc và yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình.
- GV hướng dẫn HS quan sát và nêu nhận xét cụ thể các bức chạm khắc về: Nội dung, bố cục, đường nét, họa tiết.
- GV tóm tắt lại những đặc điểm chính và phân tích tác phẩm “Tiên nữ dâng hoa”.
- HS nêu hiểu biết của mình về Thái sư Trần Thủ Độ.
- HS quan sát tranh ảnh và nêu cảm nhận về tác phẩm.
- HS nêu nhận xét về hình dáng, đường nét, hình khối của tượng Hổ.
- Quan sát GV giới thiệu bài.
 HS quan sát các bức chạm khắc và nêu cảm nhận của mình.
- HS quan sát.
Lắng nghe
II. Điêu khắc và trang trí.
1. Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ.
- Được tạc với kích thước gần như thật (dài 1,43m), cĩ cách tạo khối đơn giản, dứt khoát, chặt chẽ lột tả được khí chất, vẻ uy nghi của Thái sư Trần Thủ Độ.
2. Chạm khắc gỗ ở chùa Thái Lạc.
- Nội dung chủ yếu là cảnh dâng hoa, tấu nhạc với nhân vật là vũ nữ, nhạc công, chim thần Kinari. Bố cục các bức chạm khắc thường cân đối, cách tạo khối tròn mịn.
4. Đánh giá kết qủa học tập - Củng cố , dặn dò. ( 2 - 3’)
 - Đặt câu hỏi củng cố kiến thức bài cho HS.
Bổ sung: .....
 ........
KÍ DUYỆT BÀI
 Ngày..........tháng........năm 2020
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................
**********************************************************************
Ngày soạn: 14/ 9/ 2020
Tuần 3 - Tiết 3
Bài 2: Vẽ theo mẫu
 CÁI CỐC VÀ QUẢ (vẽ bằng bút chì đen)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của mẫu và nắm bắt phương pháp vẽ hai vật mẫu kết hợp.
2. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc nắm bắt đặc điểm của mẫu, thể hiện bài vẽ chính xác, mềm mại.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, rèn luyện thói quen làm việc khoa học, lôgíc
4. Định hướng PTNL: Phát triển năng lực quan sát, so sánh, sáng tạo, năng lực thẩm mĩ...
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Mẫu vẽ có kích thước chuẩn và chưa chuẩn; bài vẽ của HS, tranh tĩnh vật của họa sĩ.
2. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh. Chì, tẩy, giấy, 
3. Phương pháp dạy học: Trực quan, vấn đáp, luyện tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: ( 2 - 3’)
- Em hãy nêu vài nét về Tháp Bình Sơn và khu lăng mộ An Sinh?
- Em hãy nêu một số tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí?
2. Bài mới: ( 1 - 2’)
+ Giới thiệu bài: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động I: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. 
- GV sắp xếp vật mẫu ở nhiều vị trí khác nhau và cho học sinh nhận xét về cách sắp xếp đẹp và chưa đẹp.
- GV cho học sinh thảo luận và nêu nhận xét về: Hình dáng, vị trí, đậm nhạt ở vật mẫu.
- GV nhắc nhở HS khi vẽ cần quan sát kỹ để vẽ hình cho chính xác.
- HS quan sát giáo viên sắp xếp vật mẫu và nêu nhận xét về các cách sắp xếp đó.
- HS thảo luận nhóm và nêu nhận xét chi tiết vật mẫu về: 
+ Hình dáng.
+ Vị trí.
+ Tỷ lệ.
+ Đậm nhạt.
I. Quan sát và nhận xét: ( 7 - 8’)
- Quan sát chung:
- Quan sát hình dáng của cái cốc
- Quan sát hình dáng của quả
- So sánh đậm nhạt của mẫu vẽ.
Hoạt động II: Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV cho học sinh nhắc lại phương pháp vẽ theo mẫu.
* GV hướng dẫn HS vẽ khung hình.
- GV vẽ một số khung hình đúng và sai để học sinh nhận xét.
* GV hướng dẫn HS xác định tỷ lệ và vẽ nét cơ bản
- Hướng dẫn HS so sánh tỷ lệ các bộ phận của vật mẫu. 
- Cho học sinh nêu tỷ lệ các bộ phận vật mẫu của mẫu vẽ ở nhóm mình.
- GV cho HS nhận xét về đường nét tạo dáng của mẫu và hướng dẫn trên bảng về cách vẽ nét cơ bản tạo nên hình dáng của vật mẫu.
* GV hướng dẫn HS vẽ chi tiết.
- GV cho HS quan sát bài vẽ của HS năm trước và quan sát vật mẫu rồi nhận xét cụ thể về đường nét tạo hình của vật mẫu.
- GV vẽ minh họa trên bảng.
* GV hướng dẫn HS vẽ đậm nhạt.
- GV cho HS quan sát và nhận xét độ đậm nhạt của mẫu vẽ.
- Cho HS nhận xét cách vẽ đậm nhạt ở bài vẽ mẫu.
- GV hướng dẫn trên bảng cách vẽ nét đậm nhạt phù hợp với hình khối và chất liệu của mẫu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài
- GV bao quát lớp, hướng dẫn HS còn lúng túng trong dựng hình.
- HS nhắc lại phương pháp vẽ theo mẫu.
- Học sinh quan sát kỹ vật mẫu và xác định tỷ lệ khung hình chung của vật mẫu.
- HS nhận xét hình vẽ của giáo viên.
- HS quan sát kỹ mẫu và so sánh tỷ lệ các bộ phận của vật mẫu.
- HS nêu tỷ lệ các bộ phận vật mẫu của mẫu vẽ ở nhóm mình
- HS nhận xét về đường nét tạo dáng của vật mẫu và quan sát giáo viên minh họa.
- HS quan sát bài vẽ của HS năm trước, quan sát vật mẫu thật và nhận xét về cách vẽ hình.
- Quan sát GV vẽ minh họa.
- HS quan sát và nhận xét độ đậm nhạt của mẫu vẽ.
- HS quan sát bài vẽ của HS năm trước và nhận xét về cách vẽ đậm nhạt.
- Quan sát 
- Tiến hành vẽ bài theo hướng dẫn của GV
II. Cách vẽ: ( 6 - 7’)
- Bước 1: Vẽ khung hình chung.
- Bước 2: Xác định tỷ lệ vẽ khung hình riêng.
- Bước 3: Vẽ chi tiết
- Bước 4: Vẽ đậm nhạt
III. Thực hành 
( 24 - 25’)
* Câu hỏi và bài tập
- Thực hành vẽ mẫu cốc và quả đang bày trước mặt .
4. Đánh giá - Nhận xét
- GV chọn một số bài vẽ của học sinh ở nhiều mức độ khác nhau và cho HS nêu nhận xét và xếp loại.
 	- GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh.
- GV hệ thống kiến thức trọng tâm bài cho HS
* Củng cố - dặn dò: 
	- Củng cố nội dung kiến thức bài học.
	- Chuẩn bị bài sau
Bổ sung: ......
 . ........
**************************************************
KÍ DUYỆT BÀI
 Ngày..........tháng........năm 2020
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................
**********************************************************************
Ngày soạn: 21/ 9/ 2020
Tuần 4 - Tiết 4
Bài 3: Vẽ trang trí
TẠO HOẠ TIẾT TRANG TRÍ ( Kiểm tra 15’)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm và tầm quan trọng của họa tiết trong trang trí. Nắm bắt được phương pháp tạo họa tiết trang trí.
2. Kỹ năng: Biết tạo họa tiết đơn giản áp dụng vào làm các bài tập trang trí.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, yêu thích vẻ đẹp tự nhiên, yêu thích nghệ thuật trang trí dân tộc, phát huy tư duy sáng tạo.
4. Định hướng PTNL: Phát triển năng lực quan sát, so sánh, sáng tạo, năng lực thẩm mĩ...
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh ảnh về hoa lá, mây sóng, côn trùng một số bài vẽ hoa lá cách điệu. Bài vẽ của HS năm trước.
2. Học sinh: Sưu tầm tranh về hoa lá, con vật. Chì tẩy, màu, giấy, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra ĐDHT của HS.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. 
- Cho HS quan sát tranh ảnh về những hình ảnh có trong tự nhiên.
- GV cho HS quan sát bài vẽ mẫu và yêu cầu HS nêu nhận xét về họa tiết.
Gv đặt câu hỏi:
+ Em hãy cho biết các họa tiết trang trí là những hình gì?
+ Các họa tiết được đưa vào trang trí phải như thế nào?
- GV cho HS quan sát một số bài trang trí để học sinh thấy được cách sử dụng họa tiết phù hợp với các mảng hình.
-HS quan sát sát tranh ảnh về những hình ảnh có trong tự nhiên.
- HS quan sát bài vẽ mẫu và nhận xét về họa tiết.
- HS trả lời
- HS trả lời - Nhận xét
- HS quan sát một số bài trang trí để thấy được cách sử dụng họa tiết phù hợp với các mảng hình.
I. Quan sát – nhận xét
 ( 7 - 8’)
- Họa tiết trang trí thường là hình hoa lá, chim thú mây nước, mặt trời 
- Các họa tiết trang trí thường được vẽ đơn giản, cách điệu 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách tạo họa tiết trang trí.
+ Hướng dẫn HS lựa chọn nội dung họa tiết.
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về: Hoa, lá, chim, thú, sóng nước 
+ Nên lựa chọn những mẫu như thế nào để đưa vào cách điệu?
- GV nhắc nhở HS khi chọn họa tiết cần lựa chọn những hình ảnh có nét đặc trưng, tiêu biểu và dễ sáng tạo.
+ Hướng dẫn HS quan sát mẫu thật.
- GV hướng dẫn HS khi quan sát mẫu thật cần lựa chọn nhiều hướng nhìn khác nhau để tìm ra hình dáng đẹp nhất.
- Cho HS thực hành quan sát.
+ Hướng dẫn HS tạo họa tiết trang trí.
- Đơn giản họa tiết.
- Cho HS xem bài vẽ mẫu và qua đó yêu cầu HS nhận xét đơn giản họa tiết là như thế nào.
- GV vẽ minh họa.
- Cách điệu họa tiết.
- GV cho HS xem bài vẽ mẫu và yêu cầu HS nhận xét về họa tiết cách điệu.
- GV vẽ minh họa trên bảng
- HS quan sát 
- Quan sát
- HS lựa chọn một số hình ảnh đẹp và chưa đẹp để tiến hành quan sát.
- Lắng nghe
- HS quan sát GV hướng dẫn bài.
- HS thực hành quan sát và nêu nhận xét.
- HS quan sát bài vẽ mẫu và nhận xét về đơn giản họa tiết.
- Quan sát GV vẽ minh họa.
- HS quan sát bài vẽ mẫu và nhận xét về họa tiết cách điệu.
- Quan sát GV vẽ minh họa.
II. Cách tạo họa tiết trang trí ( 6 - 7’)
1. Lựa chọn nội dung họa tiết.
- Lựa chọn loại hoa lá, chim, thú có hình dáng đẹp, đường nét rõ ràng..
2. Quan sát mẫu thật.
- Quan sát tạo những mẫu thật ưng y để ghi chép lại
3. Tạo họa tiết trang trí
a) Đơn giản:
- Lược bỏ các chi tiết không cần thiết
b) Cách điệu:
Sắp xếp các chi tiết hình sao cho hợp lí, cân đối, rõ ràng 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV nhắc nhở HS lưu ý khi lựa chọn họa tiết.
- GV quan sát và giúp đỡ HS bố cục bài vẽ, nhắc HS khi cách điệu tránh làm mất đi bản chất của họa tiết
- HS làm bài tập .
III. Luyện tập.
( 19 - 20’)
- Tạo 3 họa tiết trang trí theo ý thích.
4. Đánh giá - Nhận xét ( 4 - 5’)
- GV chọn một số bài vẽ của học sinh ở nhiều mức độ khác nhau và cho HS nêu nhận xét và xếp loại theo cảm nhận của mình.
 	- GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh.
* Củng cố - dặn dò: - Học sinh về nhà hoàn thành bài tập. Sưu tầm họa tiết trang trí.
- Chuẩn bị bài mới.
Bổ sung: ......
 . ........
**************************************************
 KÍ DUYỆT BÀI
 Ngày..........tháng........năm 2020
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................
**********************************************************************
Ngày soạn: 28/ 9/ 2020
Tuần 5: Tiết 5 
BÀI 14: Thường thức mĩ thuật
SƠ LƯỢC MĨ THUẬT VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1954
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được bối cảnh lịch sử và những hoạt động của mỹ thuật cách mạng Việt Nam diễn ra trong thời kỳ này.
2. Kỹ năng: Học sinh phân biệt đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam thông qua từng giai đoạn lịch sử, cảm nhận được vẻ đẹp và tình cảm của tác giả thông qua tác phẩm.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.
4. Định hướng PTNL: Phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực thẩm mĩ...
II. ĐỒ DÙNG:
 1. Giáo viên: Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật thời kỳ cuối TK XIX đến 1954.
 2. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 2 – 3’
2. Bài mới: 1 - 2’
* Giới thiệu bài:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động I: Hướng dẫn HS tìm hiểu về bối cảnh xã hội.
- GV cho HS nhắc lại kiến thức lịch sử đã học về giai đoạn này.
- GV giới thiệu một số mốc lịch sử và những đóng góp của các họa sĩ từ cuối TK XIX đến năm 1954.
- GV giới thiệu một số tác phẩm và cho HS nhận xét về tinh thần của các họa sĩ trong giai đoạn lịch sử này.
- HS nhắc lại kiến thức lịch sử đã học về gia đoạn này.
- Quan sát GV giới thiệu bài.
- HS nhận xét về tinh thần của các họa sĩ trong giai đoạn lịch sử này thông qua các tác phẩm.
I. Vài nét về bối cảnh xã hội ( 9 – 10’)
- Năm 1858 Thực dân Pháp xâm lược VN. Năm 1946 kháng chiến toàn quốc bùng nổ các họa sĩ hăng hái tham gia kháng chiến bảo vệ tổ quốc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về một số hoạt động mỹ thuật.
- GV chia nhóm học tập và phân công nhiệm vụ. 
+ Nhóm 1: Những hoạt động của MT Việt Nam cuối TK XIX đến năm 1930.
- GV cho HS trình bày kết quả và yêu cầu các nhóm khác tham gia góp ý.
- GV tóm tắt lại những hoạt động chính và giới thiệu về sự ra đời của trường CĐMT Đông Dương.
- GV cho HS xem một số tranh và yêu cầu phát biểu cảm nghĩ.
+ Nhóm 2: Những hoạt động của MT Việt Nam từ năm 1930 đến 1945.
- GV cho HS trình bày kết quả và yêu cầu các nhóm khác tham gia góp ý.
- GV tóm tắt những hoạt động mỹ thuật chính và cho HS xem một số tác phẩm và nêu cảm nghĩ.
+ Nhóm 3: Những hoạt động của MT Việt Nam từ năm 1945 đến 1954.
- GV cho HS trình bày kết quả và yêu cầu các nhóm khác tham gia góp ý.
- GV tóm tắt những hoạt động mỹ thuật chính. Cho HS xem tác phẩm và yêu cầu HS nêu cảm nghĩ.
- HS chia nhóm và thảo luận.
- HS trình bày kết quả và các nhóm khác tham gia góp ý.
- Quan sát GV tóm tắt bài.
- HS xem một số tranh và phát biểu cảm nghĩ.
- HS trình bày kết quả và các nhóm khác tham gia góp ý.
- Quan sát GV tóm tắt bài.
- HS xem một số tranh và phát biểu cảm nghĩ.
- HS trình bày kết quả và các nhóm khác tham gia góp ý.
- Quan sát GV tóm tắt bài.
- HS xem một số tranh và phát biểu cảm nghĩ.
II. Một số hoạt động mỹ thuật ( 24 – 25’)
- Từ cuối thế kỉ XIX đến 1930: Đi đầu cho hội họa mới ở Việt Nam là họa sĩ Lê Văn Miến với tác phẩm “Chân dung cụ Tú Mền”. Năm 1925 - 1930 có các họa sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, 
-Từ năm 1930 - 1945: Chất liệu sơn dầu được chấp nhận. Các tác phẩm tiêu biểu: Thiếu nữ bên hoa huệ, hai thiếu nữ và em bé ( Tô Ngọc Vân); Chơi ô ăn quan, Rửa rau cầu ao ( Nguyễn Phan Chánh), 
- Từ năm 1945 - 1954: Tác phẩm tiêu biểu: Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ Phủ (Tô Ngọc Vân), Bát nước (Sỹ Ngọc), Trận Tầm Vu (Nguyễn Hiêm), Giặc đốt làng tôi (Nguyễn Sáng) 
4. Đánh giá kết qủa học tập - Củng cố kiến thức. ( 2 – 3’)
- GV cho HS nhắc lại kiến thức đã học chủ yếu ở giai đoạn 1945 - 1954.
- GV nhận xét buổi học, khuyến khích các nhóm hoạt động sôi nổi.
- Củng cố kiến thức bài.
 + Về nhà học bài theo câu hỏi trong SGK, sưu tầm tác phẩm mỹ thuật giai đoạn này. 
 + Chuẩn bị bài 21.
Bổ sung: ......
 . ........
**************************************************
 KÍ DUYỆT BÀI
 Ngày..........tháng........năm 2020
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................
**********************************************************************
Ngày soạn: 05/ 10/ 2020
Tuần 6: Tiết 6
BÀI 21: Thường thức mĩ thuật
 MỘT SỐ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA 
MĨ THUẬT VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1954
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được bối cảnh lịch sử và những hoạt động của mỹ thuật cách mạng Việt Nam diễn ra trong thời kỳ này.
2. Kỹ năng: Học sinh phân biệt đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam thông qua từng giai đoạn lịch sử, cảm nhận được vẻ đẹp và tình cảm của tác giả thông qua tác phẩm.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.
4. Định hướng PTNL: Phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực thẩm mĩ...
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật thời kỳ cuối TK XIX đến 1954.
 2. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ: (1 - 2’) Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của học sinh. 
 3. Bài mới: Để giúp các em hiểu rõ hơn về sự phát triển của mỹ thuật hiện đại Việt Nam, hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài ”MT Việt Nam từ TK 19 đến năm 1954”
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
Hoạt động 1 ( 9 - 10’)
Hướng dẫn HS tìm hiểu về bối cảnh xã hội.
- GV cho HS nhắc lại kiến thức lịch sử đã học về giai đoạn này.
- GV giới thiệu một số mốc lịch sử và những đóng góp của các họa sĩ từ cuối TK XIX đến năm 1954.
- GV giới thiệu một số tác phẩm và cho HS nhận xét
- Nhắc lại kiến thức.
- Quan sát GV giới thiệu bài.
- HS nhận xét về tinh thần của các họa sĩ trong 
I. Vài nét về bối cảnh xã hội.
- Năm 1858 Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Năm 1946 kháng chiến toàn quốc bùng nổ các họa sĩ hăng hái tham gia kháng chiến bảo vệ tổ quốc.
về tinh thần của các họa sĩ trong giai đoạn lịch sử này.
Hoạt động 2 ( 24 - 25’)
Hướng dẫn HS tìm hiểu về một số hoạt động mỹ thuật.
- GV chia nhóm học tập và phân công nhiệm vụ. 
+ Nhóm 1: Những hoạt động của MT Việt Nam cuối TK XIX đến năm 1930.
- GV cho HS trình bày kết quả và yêu cầu các nhóm khác tham gia góp ý.
- GV tóm tắt lại những hoạt động chính và giới thiệu về sự ra đời của trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương.
- GV cho HS xem một số tranh và yêu cầu phát biểu cảm nghĩ.
+ Nhóm 2: Những hoạt động của MT Việt Nam từ năm 1930 đến 1945.
- GV cho HS trình bày kết quả và yêu cầu các nhóm khác tham gia góp ý.
- GV tóm tắt những hoạt động mỹ thuật chính và cho HS xem một số tác phẩm và nêu cảm nghĩ.
+ Nhóm 3: Những hoạt động của MT Việt Nam từ năm 1945 đến 1954.
- GV cho HS trình bày kết quả và yêu cầu các nhóm khác tham gia góp ý.
- GV tóm tắt những hoạt động mỹ thuật chính. Cho HS xem tác phẩm và yêu cầu HS nêu cảm nghĩ.
giai đoạn lịch sử này thông qua các tác phẩm.
- HS chia nhóm và thảo luận.
- HS trình bày kết quả và các nhóm khác tham gia góp ý.
- Quan sát GV tóm tắt bài.
- HS xem một số tranh và phát biểu cảm nghĩ.
- HS trình bày kết quả và các nhóm khác tham gia góp ý.
- Quan sát GV tóm tắt bài.
- HS xem một số tranh và phát biểu cảm nghĩ.
- HS trình bày kết quả và các nhóm khác tham gia góp ý.
- Quan sát GV tóm tắt bài.
- HS xem một số tranh và phát biểu cảm nghĩ.
II. Một số hoạt động mỹ thuật.
- Từ cuối thế kỉ XIX đến 1930: Đi đầu cho hội họa mới ở Việt Nam là họa sĩ Lê Văn Miến với tác phẩm “ Chân dung cụ Tú Mền”. Năm 1925 -1930 có các họa sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, 
- Từ năm 1930 - 1945: Chất liệu sơn dầu được chấp nhận. Các tác phẩm tiêu biểu: Thiếu nữ bên hoa huệ, hai thiếu nữ và em bé ( Tô Ngọc Vân); Chơi ô ăn quan, Rửa rau cầu ao ( Nguyễn Phan Chánh), 
- Từ năm 1945 - 1954: Tác phẩm tiêu biểu: Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ Phủ (Tô Ngọc Vân), Bát nước (Sỹ Ngọc), Trận Tầm Vu (Nguyễn Hiêm), Giặc đốt làng tôi (Nguyễn Sáng) 
4. Đánh giá kết qủa học tập - Củng cố kiến thức. ( 2 - 3’)
- GV cho HS nhắc lại kiến thức đã học chủ yếu ở giai đoạn 1945 - 1954.
- GV nhận xét buổi học, khuyến khích các nhóm hoạt động sôi nổi.
- Củng cố kiến thức bài.
+ Học bài theo câu hỏi trong SGK, sưu tầm tác phẩm mỹ thuật giai đoạn này. 
+ Chuẩn bị bài mới.
Bổ sung: .....
 .......
**************************************************
 KÍ DUYỆT BÀI
 Ngày..........tháng........năm 2020
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................
**********************************************************************
Ngày soạn: 12/ 10/ 2020
Tuần 7: Tiết 7
Bài 6: Vẽ theo mẫu
LỌ HOA VÀ QUẢ ( Vẽ hình)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS biết cách vẽ lọ hoa và quả ( dạng hình cầu).
2. Kĩ năng: Vẽ được hình gần giống mẫu.
3. Thái độ: Nhận ra vẻ đẹp của mẫu thông qua bố cục, qua nét vẽ hình.
4. Định hướng PTNL: Phát triển năng lực quan sát, so sánh, năng lực thẩm mĩ...
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
 	- Mẫu vẽ: Một số lọ và quả dạng hình cầu.
 	- Một số tranh vẽ tĩnh vật của hoạ sĩ và HS.
 	- Bài vẽ của HS năm trước.
2. Học sinh: Mẫu vẽ, vở vẽ, bút chì, tẩy,...
3. Phương pháp dạy học
 	- Vấn đáp, trực quan, luyện tập, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức ( 1’): Kiểm tra sĩ số lớp 
2. Kiểm tra bài cũ ( 1 - 2’)
 - Chấm và sửa bài vẽ tạo dáng và trang trí lọ hoa. Nhận xét về bố cục, màu sắc.
3. Bài mới: 
Hoạt Động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét ( 7 - 8’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
N

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_7_nam_hoc_2020_2021_bui_thi_thuy.doc