Giáo án Mĩ thuật Khối 7 - Học kì I

Giáo án Mĩ thuật Khối 7 - Học kì I

I. MỤC TIÊU

1.1. Năng lực mĩ thuật

- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Hình thành, phát triển kĩ năng quan sát. Biết khai thác giá trị tạo hình ở thời kì Trung đại trong mô phỏng SPMT.

- Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Lựa chọn được công cụ, vật liệu phù hợp để tạo để tạo thành sản phẩm. Mô phỏng một di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại bằng hình thức tạo hình mà em yêu thích. Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm của cá nhân/nhóm.

- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá các sản phẩm của các nhóm trong lớp. Biết đặt câu hỏi và xác định được vẻ đẹp của giá trị tạo hình ở thời kì này trong SPMT của bạn.

1.2. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ được giao trong nhóm. Tự sưu tầm được các vật liệu để tạo sản phẩm. Điều chỉnh những sai sót, hạn chế khi giáo viên và các thành viên trong nhóm góp ý.

- Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập. Nhận xét được những ưu điểm, thiếu sót của bản thân và từng thành viên trong nhóm khi được giao nhiệm vụ thảo luận vụ và làm bài tập thực hành nhóm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chú ý lắng nghe và tiếp cận thông tin, ý tưởng liên quan đến tạo sản phẩm với sự cân nhắc, chọn lọc.

1.3. Năng lực đặc thù khác

- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập.

2. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Chủ động tham gia giữ gìn và bảo tồn di sản nghệ thuật. Rèn luyện tính chuyên cần, ý thức trách nhiệm trong các hoạt động thực hành, sáng tạo sản phẩm.

- Chăm chỉ: Không ngừng học hỏi, tìm tòi kiến thức.

- Trung thực: Nghiêm túc trong việc đánh giá sản phẩm mĩ thuật của bản thân và nhóm bạn.

 

docx 97 trang phuongtrinh23 26/06/2023 1360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Khối 7 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1:
MĨ THUẬT THẾ GIỚI THỜI KÌ TRUNG ĐẠI
BÀI 1: MĨ THUẬT TẠO HÌNH THỜI KÌ TRUNG ĐẠI
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 7
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1.1. Năng lực mĩ thuật
- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Hình thành, phát triển kĩ năng quan sát. Biết khai thác giá trị tạo hình ở thời kì Trung đại trong mô phỏng SPMT.
- Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Lựa chọn được công cụ, vật liệu phù hợp để tạo để tạo thành sản phẩm. Mô phỏng một di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại bằng hình thức tạo hình mà em yêu thích. Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm của cá nhân/nhóm. 
- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá các sản phẩm của các nhóm trong lớp. Biết đặt câu hỏi và xác định được vẻ đẹp của giá trị tạo hình ở thời kì này trong SPMT của bạn.
1.2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ được giao trong nhóm. Tự sưu tầm được các vật liệu để tạo sản phẩm. Điều chỉnh những sai sót, hạn chế khi giáo viên và các thành viên trong nhóm góp ý.
- Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập. Nhận xét được những ưu điểm, thiếu sót của bản thân và từng thành viên trong nhóm khi được giao nhiệm vụ thảo luận vụ và làm bài tập thực hành nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chú ý lắng nghe và tiếp cận thông tin, ý tưởng liên quan đến tạo sản phẩm với sự cân nhắc, chọn lọc.
1.3. Năng lực đặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập.
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Chủ động tham gia giữ gìn và bảo tồn di sản nghệ thuật. Rèn luyện tính chuyên cần, ý thức trách nhiệm trong các hoạt động thực hành, sáng tạo sản phẩm.
- Chăm chỉ: Không ngừng học hỏi, tìm tòi kiến thức. 
- Trung thực: Nghiêm túc trong việc đánh giá sản phẩm mĩ thuật của bản thân và nhóm bạn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Máy tính. 
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như sản phẩm/ TPMT trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát như: tranh, tượng, phù điêu, ...
- Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến mĩ thuật tạo hình thế giới thời kì Trung đại.
2. Học sinh
- Tìm hiểu kiến thức về mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại.
- Công cụ: màu vẽ, chì, giấy màu, đất nặn 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu
HS nắm được chủ đề bài học. Huy động được những kiến thức thực tế để phục vụ cho học tập.
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên (GV) yêu cầu HS thực hiện ở lớp những nhiệm vụ sau:
Nội dung: 
- Em có hiểu biết gì về mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, trình bày theo thực tế bản thân. GV theo dõi, điều hành.
Sản phẩm:
Mĩ thuật thời kì Trung đại phương Tây được xác định từ khoảng thế kỉ 4 – 16. 
Mĩ thuật Trung đại phương Đông được tính từ khi nhà nước phong kiến hình thành (đầu thế kỉ 1) cho đến khoảng thế kỉ 19.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV chọn 1-2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác bổ sung ý kiến.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận: 
- Mĩ thuật thời kì Trung đại phương Tây được xác định từ khoảng thế kỉ 4 – 16. Các trường phái mĩ thuật Trung đại phương Tây di từ diễn tả những câu chuyện về các vị thánh, thần chuyển sang thời kì Phục hưng lấy con người và hiện thực làm đối tượng phản ánh.
- Mĩ thuật Trung đại phương Đông được tính từ khi nhà nước phong kiến hình thành (đầu thế kỉ 1) cho đến khoảng thế kỉ 19.Các trường phái mĩ thuật phương Đông đi từ mô phỏng điển tích thần thoại sang triết lí về cuộc sống.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (20 phút) 
a) Mục tiêu
- Biết thêm về mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại qua tìm hiểu di sản mĩ thuật của một số nền văn hóa.
- Nhận biết được giá trị thẩm mĩ của một số trường phái nghệ thuật thời kì Trung đại.
- Nắm được các bước thực hiện mô phỏng di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại qua hình thức nặn.
b) Tổ chức thực hiện
2.1. Nhiệm vụ 1: Quan sát (10 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành các nhóm 5- 6 HS, yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ theo các nội dung: 
Nội dung: Quan sát hình ảnh minh hoạ SGK Mĩ thuật 7, trang 5, 6 trả lời câu hỏi:
+ Hãy nêu những di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại mà em biết?
+ Đối tượng phản ánh của các di sản mĩ thuật là gì?
+ Chất liệu và hình thức thể hiện là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, thảo luận, trả lời câu hỏi theo nhóm được phân chia. GV theo dõi, điều hành.
Sản phẩm: 
+ Tượng gốm của người May–a; Mặt nạ bằng ngà voi, Bê–nanh; Núi Phú Sĩ nhìn từ sông Mi–nô-bư; Tương Đa-vít 
+ Đối tượng phản ánh là con người và phong cảnh thiên nhiên.
+ Mĩ thuật thời kì này được thể hiện trên nhiều chất liệu như gốm, đá, ngà voi, tranh khắc gỗ màu 
+ Hình thức thể hiện: Tượng, tranh khắc gỗ 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV chọn 1- 2 nhóm l trình bày phần tìm hiểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ các ý kiến của mình; 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Căn cứ ý kiến phát biểu của HS, GV đưa ra một số ý để chốt kiến thức:
+ Mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại đã để lại cho chúng ta ngày này nhiều di sản mĩ thuật có giá trị. 
+ Tạo hình của thời kì này phong phú, thể hiện con người, cuộc sống và phong cảnh thiên nhiên.
+ Chất liệu được sử dụng nhiều là đá, gốm bằng các hình thức thể hiện như tranh khắc gỗ, tượng, chạm khắc trang trí 
2.2. Nhiệm vụ 2: Cách thể hiện (10 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo các nội dung: 
Nội dung: Quan sát một hình ảnh (tr 7, SGK MT7), thảo luận, tìm hiểu các bước thực hiện SPMT mô phỏng di sản tượng gốm của người May - a.
- Trình bày các bước thực hiện sản phẩm mĩ thuật mô phỏng tượng gốm của người May - a?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ: tìm hiểu các bước thực hiện SPMT mô phỏng di sản tượng gốm của người May - a. 
- GV quan sát, điều hành.
Sản phẩm: Các bước thực hiện SPMT mô phỏng di sản tượng gốm của người May - a.
Bước1: Lựa chọn một si sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại để mô phỏng.
Bước 2: Nặn dáng người.
Bước 3: Nặn phần trang phục.
Bước 4: Ghép các bộ phận đã nặn trên trục
Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV tổ chức báo cáo, thảo luận: 
1. Chọn 3 - 4 HS trình bày các bước thể hiện sản phẩm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ các ý kiến của mình. 
2. GV cho HS thảo luận, chia sẻ về cách thực hành thể hiện với các chất liệu, cách thức khác nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV kết luận: Các em có thể thực hiện sản phẩm bằng nhiều cách thức, chất liệu khác nhau. Có thể thực hiện sản phẩm 2D hoặc 3D.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (55 phút)
a) Mục tiêu
- HS lựa chọn và sử dụng được công cụ, vật liệu phù hợp để thực hành, sáng tạo.
- Mô phỏng được một di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại bằng hình thức tạo hình mà em yêu thích.
- Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao cho HS nhiệm vụ tại lớp. 
Nội dung: 
1. Em hãy thực hiện sản phẩm mĩ thuật mô phỏng một di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại bằng hình thức tạo hình mà em yêu thích.
2. Em ấn tượng với di sản mĩ thuật nào thuộc thời kì Trung đại trên thế giới? Hãy viết 1đoạn văn (5-8 câu) giới thiệu về tác phẩm này.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS.
Sản phẩm: 
1. Sản phẩm mĩ thuật của HS mô phỏng một di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại.
2. Nội dung giới thiệu: 
+ Tên tác phẩm, tên nghệ sĩ sáng tác, tên trường phái nghệ thuật, điểm nổi bật của tác phẩm, 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS thông báo mức độ hoàn thành sản phẩm của học sinh tại chỗ.
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm. GV hướng dẫn học sinh khác cùng trao đổi và thực hiện những nội dung sau:
+ Bạn đã mô phỏng vẻ đẹp di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại nào?
+ Sáng tác hời kì Trung đại thường gắn với những đề tài nào?
- GV cho 5 - 6 HS chia sẻ về sản phẩm. 
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá sản phẩm của mình qua phiếu đánh giá.
Tiêu chí
Điểm
Tự ĐG
Lựa chọn và phối hợp được vật liệu để tạo được hình dáng sáng tạo, phù hợp với sản phẩm
2
Sản phẩm có bố cục cân đối, rõ nội dung, hình ảnh sinh động, đường nét phong phú, màu sắc hài hòa.
5
Sản phẩm có tính sáng tạo
3
Tổng
10
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm và phần chia sẻ của HS. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút)
a) Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố, gắn kết kiến thức, kĩ năng đã học với hoạt động thường thức mĩ thuật. 
- Hình thành khả năng tự học, tìm kiếm thông tin liên quan đến môn học. 
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao cho HS nhiệm vụ như mục Nội dung. 
Nội dung: Quan sát hình minh hoạ trang 8, SGK Mĩ thuật 7, thực hiện bài tập sau vào vở Mĩ thuật:
 Em hãy sử dụng kiến thức đã học để phân tích tác phẩm Quý bà và con chồn.
- Tác phẩm này có nội dung gì?
- Chất liệu của tác phẩm mĩ thuật này là gì?
- Tạo hình trong di sản mĩ thuật này có đặc điểm gì? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ ở lớp.
Sản phẩm: HS phân tích tác phẩm Quý bà và con chồn theo các nội dung.
Bức “Người đàn bà với con chồn” là một trong bốn bức chân dung phụ nữ do Leonardo vẽ và là bức họa duy nhất của Leonardo tại Ba Lan. Người phụ nữ trong tranh là Cecilia Gallerani, người tình của công tước Ludovico Sforza xứ Milan. Tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên gỗ.
Tác phẩm vẽ người đẹp thành Siena như một nhân vật đức hạnh với làn da trắng như sứ, tóc và phục trang tiết giản mà thanh tao với một áo choàng sbernia màu xanh dương trên vai trái che phủ bớt phần váy áo màu đỏ bên dưới, một dải lụa màu sẫm vấn quanh đầu, giữ một tấm voan phủ tóc có viền vàng tinh tế, cùng chuỗi hạt màu đen càng làm cho nhân vật thêm phần khiêm nhường. 
 Tư thế của nàng Cecilia trong tranh khác biệt với tư thế nhân vật trong các bức chân dung thường thấy thời đó. Nàng ngồi nghiêng về bên phải, khuôn mặt lại ngoảnh về bên trái, mắt không hướng về phía người xem tranh theo cách thông thường mà nhìn về một "bên thứ ba" nào đó ở cánh phải phía ngoài khung tranh.
 Với chất liệu sơn dầu mới chỉ được giới thiệu ở Ý vào năm 1470, trên mặt phẳng của tấm gỗ óc chó, danh họa người Ý đã vẽ được một hình ảnh có chuyển động, thể hiện được cả tính cách và tâm lý của nhân vật thông qua dáng điệu, cử chỉ.
 John Pope-Hennessy, nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật nổi tiếng, cho rằng đây là "bức chân dung hiện đại đầu tiên".
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV tổ chức cho HS thực hiện phân tích tác phẩm theo gợi ý.
GV cho 1-2 HS trình bày, các học sinh khác bổ sung. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV căn cứ vào bài làm của HS để động viên, khuyến khích HS.
Chủ đề 1:
MĨ THUẬT THẾ GIỚI THỜI KÌ TRUNG ĐẠI
BÀI 2: MĨ THUẬT ỨNG DỤNG THỜI KÌ TRUNG ĐẠI
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 7
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1.1. Năng lực mĩ thuật
- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Hình thành, phát triển kĩ năng quan sát. Biết khai thác giá trị tạo hình ở thời kì Trung đại trong trang trí một SPMT.
- Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Lựa chọn được công cụ, vật liệu phù hợp để tạo để tạo thành sản phẩm. Khai thác hoa văn trang trí thời kì Trung đại để thiết kế, trang trí một SPMT. Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm của cá nhân/nhóm. 
- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá các sản phẩm của các nhóm trong lớp. Biết đặt câu hỏi và xác định được vẻ đẹp của giá trị tạo hình ở thời kì này trong SPMT của bạn.
1.2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ được giao trong nhóm. Tự sưu tầm được các vật liệu để tạo sản phẩm. Điều chỉnh những sai sót, hạn chế khi giáo viên và các thành viên trong nhóm góp ý.
- Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập. Nhận xét được những ưu điểm, thiếu sót của bản thân và từng thành viên trong nhóm khi được giao nhiệm vụ thảo luận vụ và làm bài tập thực hành nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chú ý lắng nghe và tiếp cận thông tin, ý tưởng liên quan đến tạo sản phẩm với sự cân nhắc, chọn lọc.
1.3. Năng lực đặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập.
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Chủ động tham gia giữ gìn và bảo tồn di sản nghệ thuật. Rèn luyện tính chuyên cần, ý thức trách nhiệm trong các hoạt động thực hành, sáng tạo sản phẩm.
- Chăm chỉ: Không ngừng học hỏi, tìm tòi kiến thức. 
- Trung thực: Nghiêm túc trong việc đánh giá sản phẩm mĩ thuật của bản thân và nhóm bạn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Máy tính. 
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như sản phẩm/ TPMT trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát.
- Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu một số di sản mĩ thuật ứng dụng thời kì Trung đại trên thế giới.
2. Học sinh
- Tìm hiểu kiến thức về mĩ thuật ứng dụng thế giới thời kì Trung đại.
- Công cụ: màu vẽ, chì, giấy A4, đồ chơi cũ, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu
HS nắm được nội dung bài học. Huy động được những kiến thức thực tế để phục vụ cho học tập.
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên (GV) yêu cầu HS thực hiện ở lớp những nhiệm vụ sau:
Nội dung: HS nhắc lại những kiến thức đã học ở bài trước.
- Mĩ thuật tạo hình thế giới thời kì Trung đại có những tác phẩm tiêu biểu nào mà em biết? 
+ Đối tượng phản ánh của các di sản mĩ thuật là gì?
+ Chất liệu và hình thức thể hiện là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, trình bày theo thực tế bản thân. GV theo dõi, điều hành.
Sản phẩm:
+ Tượng gốm của người May–a; Mặt nạ bằng ngà voi, Bê–nanh; Núi Phú Sĩ nhìn từ sông Mi–nô-bư; Tương Đa-vít 
+ Đối tượng phản ánh là con người và phong cảnh thiên nhiên.
+ Mĩ thuật thời kì này được thể hiện trên nhiều chất liệu như gốm, đá, ngà voi, tranh khắc gỗ màu 
+ Hình thức thể hiện: Tượng, tranh khắc gỗ 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV chọn 1-2 HS trả lời câu hỏi.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận: 
+ Mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại đã để lại cho chúng ta ngày này nhiều di sản mĩ thuật có giá trị. Tạo hình của thời kì này phong phú, thể hiện con người, cuộc sống và phong cảnh thiên nhiên. Chất liệu được sử dụng nhiều là đá, gốm bằng các hình thức thể hiện như tranh khắc gỗ, tượng, chạm khắc trang trí 
.+ Mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại không chỉ có mĩ thuật tạo hình mà mĩ thuật ứng dụng cũng để lại cho nhân loại ngày nay nhiều di sản có giá trị. Bài học này sẽ giúp các em biết thêm một số di sản mĩ thuật có tính ứng dụng của thời kì Trung đại. Từ đó các em biết vận dụng các hoa văn trang trí thời kì Trung dại để trang trí các đồ vật yêu thích.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (20 phút) 
a) Mục tiêu
- Biết đến nghệ thuật trang trí thời kì Trung đại trên thế giới thông qua một số di sản mĩ thuật.
- Hình thành ý thức về khai thác giá trị nghệ thuật tạo hình thời kì Trung đại trong thiết kế SPMT ứng dụng.
- Biết cách sử dụng hoa văn thời kì Trung đại để trang trí một túi xách (lĩnh vực thiết kế thời trang).
b) Tổ chức thực hiện
2.1. Nhiệm vụ 1: Quan sát (10 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành các nhóm 5- 6 HS, yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ theo các nội dung: 
Nội dung: Quan sát hình ảnh minh hoạ SGK Mĩ thuật 7, trang 9, 10 trả lời câu hỏi:
- Hoa văn trang trí trên đồ vật thời kì Trung đại ở các hình trong bài có những hoa văn gì ?
- Em hãy nhận xét về thiết kế hình dạng, hoa văn trang trí trên di sản mĩ thuật thời kì Trung đại ở mỗi nên văn hóa mà em đã biết?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, thảo luận, trả lời câu hỏi theo nhóm được phân chia. GV theo dõi, điều hành.
Sản phẩm: 
- Hình 1: Hoa văn hình chim công
- Hình 2: Hoa văn hình bò tót
- Hình 3: Hoa văn hình lá, con thú
- Hình 4: Hoa văn hoa, lá
- Hình 5: Hoa văn hoa, lá, con người
- Hình 6: Hoa văn hình con người
Nhận xét: Hoa văn sử dụng trong trang trí thời kì trung đại là hình hoa, lá, chim, thú, con người... Trong đó, hoa văn được tạo nên từ những yếu tố tạo hình cơ bản như đường nét, màu sắc và được sắp xếp theo nguyên lí thị giác như tương phản, cân bằng, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, nhịp điệu... nhằm tạo nên những sản phẩm có tính thẩm mĩ, hợp lí khi sử dụng.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV chọn 1- 2 nhóm l trình bày phần tìm hiểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ các ý kiến của mình.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Căn cứ ý kiến phát biểu của HS, GV đưa ra một số ý để chốt kiến thức:
Hoa văn trang trí thời kì Trung đại là hình hoa, lá, chim, thú, con người Trong đó hoa văn được tạo nên từ những yếu tố tạo hình cơ bản như đường nét, màu sắc, và được sắp xếp theo nhứng nguyên lí thị giác như : tương phản, cân bằng, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, nhịp điệu nhằm tạo nên những sản phẩm có tính thẩm mĩ, hợp lí khi sử dụng.
2.2. Nhiệm vụ 2: Cách thể hiện (10 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo các nội dung. 
Nội dung: Quan sát một hình ảnh (tr 11, SGK MT7), thảo luận, tìm hiểu các bước thực hiện SPMT khai thác hoa văn trang trí thời kì Trung đại để thiết kế túi xách.
- Trình bày các bước thực hiện khai thác hoa văn trang trí thời kì Trung đại để thiết kế túi xách?
- Sản phẩm đã sao chép, mô phỏng hình ảnh nào của mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại?
- Nêu cảm nhận của em về giá trị thẩm mĩ và giá trị sử dụng của việc thiết kế sản phẩm mĩ thuật túi xách?
- Em sẽ sử dụng hoa văn nào của di sản mĩ thuật thời kì Trung đại để trang trí sản phẩm của mình?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ: tìm hiểu các bước thực hiện SPMT khai thác hoa văn trang trí thời kì Trung đại để thiết kế túi xách. GV quan sát, điều hành.
Sản phẩm: Các bước thực hiện SPMT khai thác hoa văn trang trí thời kì Trung đại để thiết kế túi xách
Bước1:Vẽ kiểu dáng túi.
Bước: Vẽ hoa văn trang trí.
Bước 3:Vẽ màu và hoàn thiện sản phẩm thiết kế.
- Sản phẩm sao chép hình ảnh người phụ nữ trên hoa văn trang trí trên đĩa, I-ta-li-a thế kỉ 14.
- Cảm nhận của em về việc thiết kế sản phẩm mĩ thuật túi xách:
+ Giá trị thẩm mĩ: bố cục hợp lí, màu sắc hài hòa, thể hiện tính sáng tạo...
+ Giá trị sử dụng: hữu ích, có thể sử dụng để đựng đồ, trang trí hoặc làm quà tặng...
- Có thể sử dụng hoa văn chim công trên lọ gốm (Syria), họa tiết hình con bò trên thảm Thổ Nhĩ Kì,...
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV tổ chức báo cáo, thảo luận: 
1. Chọn 3-4 HS trình bày các bước thể hiện sản phẩm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ các ý kiến của mình. 
2. GV cho HS thảo luận, chia sẻ về cách thực hành thể hiện với các chất liệu, cách thức khác nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV kết luận: 
+ Có thể lựa chọn hoa văn chỉ là nét.
+ Có thể sử dụng kết hợp nhiều màu sắc trong trang trí hoa văn, không phụ thuộc vào hoa văn gốc.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (55 phút)
a) Mục tiêu
- HS lựa chọn và sử dụng được công cụ, vật liệu phù hợp để thực hành, sáng tạo.
- Thiết kế được một sản phẩm mĩ thuật ứng dụng có sử dụng hoa văn của di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại để trang trí.
- Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao cho HS nhiệm vụ tại lớp. 
Nội dung: 
1. Em hãy thực hiện một sản phẩm mĩ thuật ứng dụng sử dụng hoa văn của di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại để trang trí.
2. Em ấn tượng với di sản mĩ thuật nào thuộc thời kì Trung đại trên thế giới? 
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-8 câu) giới thiệu về di sản.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS.
Sản phẩm: 
1. Sản phẩm mĩ thuật của HS: sản phẩm mĩ thuật ứng dụng sử dụng hoa văn của di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại để trang trí.
2. Nội dung giới thiệu: 
Gợi ý: Em ấn tượng nhất hoa văn trang trí trên đĩa ở I-ta-li-a vào thế kỉ 14. Chiếc đĩa được làm bằng chất liệu gốm. Màu sắc đặc trưng của chiếc đĩa là màu vàng nâu và màu xanh lá cây. Ở vị trí trung tâm là hình ảnh một người phụ nữ búi tóc, được vẽ bằng những nét vẽ trau chuốt và tỉ mỉ. Trong thời kì trung đại, những chiếc đĩa có có hình thức công phu như này thường là những bộ đồ ăn xa hoa.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS thông báo mức độ hoàn thành sản phẩm của học sinh tại chỗ.
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm. GV hướng dẫn học sinh cùng trao đổi và thực hiện những nội dung sau:
+ Bạn đã khai thác, mô phỏng, sao chép hoa văn nào trong thiết kế sản phẩm của mình ?
+ Hãy nêu tên và mô tả một số di sản tiêu biểu của nghệ thuật trang trí thời kì này?
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá sản phẩm của mình qua phiếu đánh giá.
Tiêu chí
Điểm
Tự ĐG
Lựa chọn và phối hợp được vật liệu để tạo được hình dáng sáng tạo, phù hợp với sản phẩm
2
Sản phẩm có bố cục cân đối, rõ nội dung, hình ảnh sinh động, đường nét phong phú, màu sắc hài hòa.
5
Sản phẩm có tính sáng tạo
3
Tổng
10
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm và phần chia sẻ của HS. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút)
a) Mục tiêu 
- Giúp học sinh củng cố, gắn kết kiến thức, kĩ năng đã họcđể trang trí sản phẩm đồ chơi cũ. 
- Hình thành khả năng vận dụng hiệu quả kiến thức đã học với một số lĩnh vực trang trí, làm đẹp trong cuộc sống.
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao cho HS nhiệm vụ như mục Nội dung. 
Nội dung: 
 Khai thác màu sắc, hoa văn của mĩ thuật ứng dụng thời kì Trung đại trên thế giới để trang trí đồ chơi cũ em yêu thích.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Sản phẩm:
- Món đồ chơi cũ được trang trí. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV tổ chức cho HS thực hiện sản phẩm theo 2 cách:
- Trang trí trên sản phẩm đồ chơi cũ.
- Vẽ món đồ chơi cũ mình yêu thích và trang trí.
HS nêu ý tưởng thể hiện sản phẩm.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV gợi ý HS các bước khai thác giá trị tạo hình của nghệ thuật trang trí thời kì Trung đại trên thế giới để trang trí món đồ chơi cũ theo các bước:
- Bước 1: Lựa chọn đồ chơi cũ để trang trí.
- Bước 2: Lựa chọn hoa văn trang trí.
- Bước 3: Vẽ nét hoa văn trang trí.
- Bước 4: Lựa chọn màu thể hiện hoa văn trang trí.
- Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm.
Chuần bị bài sau: HS sưu tầm tranh, ảnh về các di tích có ở địa phương.
Chủ đề 2:
VẺ ĐẸP DI TÍCH
BÀI 3: HÌNH ẢNH DI TÍCH TRONG SÁNG TẠO MĨ THUẬT
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 7
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1.1. Năng lực mĩ thuật
- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Hình thành, phát triển kĩ năng quan sát. Biết khai thác vốn văn hóa truyền thống trong sáng tạo SPMT.
- Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Lựa chọn được công cụ, vật liệu phù hợp để tạo để tạo thành sản phẩm. Biết được mỗi quan hệ giữa cảnh quan, không gian di tích và chủ động sử dụng hình, màu/khối để thể hiện thành SPMT. 
- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Phân tích được TPMT/ SPMT thể hiện về vẻ đẹp của di tích và giới thiệu với thầy cô, bạn bè và người thân.
1.2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ được giao trong nhóm. Tự sưu tầm được các vật liệu để tạo sản phẩm. Điều chỉnh những sai sót, hạn chế khi giáo viên và các thành viên trong nhóm góp ý.
- Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập. Nhận xét được những ưu điểm, thiếu sót của bản thân và từng thành viên trong nhóm khi được giao nhiệm vụ thảo luận vụ và làm bài tập thực hành nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chú ý lắng nghe và tiếp cận thông tin, ý tưởng liên quan đến tạo sản phẩm với sự cân nhắc, chọn lọc.
1.3. Năng lực đặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập.
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Chủ động tham gia giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa của quê hương, đất nước.
- Chăm chỉ: Không ngừng học hỏi, tìm tòi kiến thức. 
- Trung thực: Nghiêm túc trong việc đánh giá sản phẩm mĩ thuật của bản thân và nhóm bạn.
- Yêu nước:Có tình yêu đối với di sản văn hóa của quê hương, đất nước. Có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị thẩm mĩ về các di tích lịch sử ở địa phương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Máy tính. 
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như sản phẩm/ TPMT trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát như: hình ảnh một số di tích lịch sử của đất nước, hình ảnh một số SPMT của học sinh.
- Tranh, ảnh di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
2. Học sinh
- Sưu tầm tranh ảnh một số di tích ở địa phương.
- Công cụ: màu vẽ, chì, giấy màu, giấy A4 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu
HS nắm được chủ đề bài học. Huy động được những kiến thức thực tế để phục vụ cho học tập.
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên (GV) yêu cầu HS thực hiện ở lớp những nhiệm vụ sau:
Nội dung: 
- Trưng bày tranh, ảnh về di tích ở địa phương.
- Em hãy chia sẻ về các di tích mà em đã sưu tầm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, trình bày theo thực tế. GV theo dõi, điều hành.
Sản phẩm:
- HS trưng bày tranh, ảnh theo nhóm bàn. 
-.Chia sẻ những hiểu biết về các di tích theo hiểu biết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV cho 3 - 4 HS giới thiệu và trình bày.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận: Trên dất nước ta có rất nhiều di tích lịch sử có giá trị về văn hóa cũng như nghệ thuật. Đặc biệt có một số nhiều di tích kiến trúc được công nhận là di sản văn hóa thế giới như di tích cô đô Huế, di tích thánh địa Mĩ Sơn, di tích thành nhà Hồ, di tích Hoành thành Thăng Long. Ngoài ra có hàng trăm di tích được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia. Từ các di tích này các họa sĩ đã khai thác để sáng tạo nên nhiều tác phẩm mĩ thuật có giá trị nghệ thuật 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (20 phút) 
a) Mục tiêu
- Biết và có khả năng quan sát hình dáng bên ngoài của di tích.
- Thông qua phân tích một số TPMT thể hiện vẻ đẹp di tích, HS biết được cách xây dựng bố cục, sử dụng hình, màu để thể hiện vẻ đẹp di tích.
- Hiểu cách thực hành, sáng tạo SPMT thể hiện về vẻ đẹp di tích.
b) Tổ chức thực hiện
2.1. Nhiệm vụ 1: Quan sát (10 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành các nhóm 5- 6 HS, yêu cầu mỗi nhóm HS thực hiện một nhiệm vụ theo các nội dung: 
Nội dung: 
1. Quan sát hình ảnh minh hoạ SGK Mĩ thuật 7, trang 13 trả lời câu hỏi:
- Nêu hiểu biết của em về di tích có trong mỗi bức ảnh ?
- Chia sẻ về một vài di tích khác mà em biết?
2. Quan sát hình ảnh minh hoạ SGK Mĩ thuật 7, trang 14 trả lời câu hỏi:
- Vẻ đẹp di tích được thể hiện như thế nào trong tác phẩm mĩ thuật?
- Hòa sắc, không gian trong hai bức tranh này có gì khác nhau?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, thảo luận, trả lời câu hỏi theo nhóm được phân chia. GV theo dõi, điều hành.
Sản phẩm: 
1. Hình ảnh minh hoạ SGK Mĩ thuật 7, trang 13:
Hình 1. Chùa của người Khơ-me, tỉnh Sóc Trăng: Những họa tiết trang trí ở đây đều mang đặc trưng kiến trúc Khmer với nhiều tháp nhỏ trên mái chùa, phía đầu hồi chạm trổ hình rắn Naga uốn lượn.
Hình 2. Di tích tháp Nhạn, tỉnh Phú Yên:
Tháp Nhạn trong tiếng Ê-Đê và Jarai gọi là Yang Kơ Hmeng là một tháp Champa nằm trên núi Nhạn, thắng cảnh tiêu biểu của Tuy Hòa, Phú Yên. Tháp Nhạn nằm trên núi, soi bóng trên Đà giang vĩ đại tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình: Núi Nhạn - Sông Đà Rằng.
Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới. Tháp cao khoảng 23,5m. Mỗi cạnh chân tháp dài 10m.
Qua sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, nhiều phần của tháp bị hư hỏng nặng, nhưng nhờ được sự trùng tu, tôn tạo của chính quyền tỉnh Phú Yên, tháp được phục dựng lại nguyên gốc và mang một vẻ đẹp mới. Tháp Nhạn là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử cao của người Chăm và đây cũng là một thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. 
Hình 3. Nhà gươi của người Cơ-tu ở Hòa Vang, Đà Nẵng:
Nhà gươi là loại hình kiến trúc truyền thống lâu đời, Gươi là linh hồn của làng - một biểu tượng văn hóa cao nhất của người Cơtu. Nó như một bảo tàng nghệ thuật sống, là cầu nối giữa con người với vũ trụ, nơi lưu giữ những giá trị tinh thần thiêng liêng, nơi gửi gắm niềm tin vào thần linh, ông bà, tổ tiên của người Cơ Tu.
Hình 4. Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội: 
Là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. 
Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi quan trọng.
Một số di tích khác: di tích Hỏa Lò, quần thể kiến trúc Cố đô Huế, khu đền tháp Mỹ Sơn, phố cổ Hội An,...
 2. Hình ảnh minh hoạ SGK Mĩ thuật 7, trang 14:
Vẻ đẹp di tích được thể hiện trong tác phẩm mĩ thuật thông qua đường nét, màu sắc, hoạt động của con người...
Sự khác nhau của hai bức tranh:
Bức tranh “Chùa tháp Phổ Minh”
Bức tranh “Ô Quan Chưởng”
Hòa sắc
Sử dụng gam màu son kết hợp với màu xanh, trắng (vỏ trứng), đen (sen then)... trong sơn mài 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_khoi_7_hoc_ki_i.docx