Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Tiết 1+2, Bài 1: Mĩ thuật tạo hình thời kì trung đại - Năm học 2022

Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Tiết 1+2, Bài 1: Mĩ thuật tạo hình thời kì trung đại - Năm học 2022

I. MỤC TIÊU

1.1. Năng lực mĩ thuật

- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Hình thành, phát triển kĩ năng quan sát. Biết khai thác giá trị tạo hình ở thời kì Trung đại trong mô phỏng SPMT.

- Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Lựa chọn được công cụ, vật liệu phù hợp để tạo để tạo thành sản phẩm. Mô phỏng một di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại bằng hình thức tạo hình mà em yêu thích. Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm của cá nhân/nhóm.

- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá các sản phẩm của các nhóm trong lớp. Biết đặt câu hỏi và xác định được vẻ đẹp của giá trị tạo hình ở thời kì này trong SPMT của bạn.

1.2. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ được giao trong nhóm. Tự sưu tầm được các vật liệu để tạo sản phẩm. Điều chỉnh những sai sót, hạn chế khi giáo viên và các thành viên trong nhóm góp ý.

- Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập. Nhận xét được những ưu điểm, thiếu sót của bản thân và từng thành viên trong nhóm khi được giao nhiệm vụ thảo luận vụ và làm bài tập thực hành nhóm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chú ý lắng nghe và tiếp cận thông tin, ý tưởng liên quan đến tạo sản phẩm với sự cân nhắc, chọn lọc.

1.3. Năng lực đặc thù khác

- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập.

2. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Chủ động tham gia giữ gìn và bảo tồn di sản nghệ thuật. Rèn luyện tính chuyên cần, ý thức trách nhiệm trong các hoạt động thực hành, sáng tạo sản phẩm.

- Chăm chỉ: Không ngừng học hỏi, tìm tòi kiến thức.

 

docx 110 trang phuongtrinh23 26/06/2023 6060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Tiết 1+2, Bài 1: Mĩ thuật tạo hình thời kì trung đại - Năm học 2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: 
Tổ: 
Họ tên giáo viên: ..
TIẾT 01+02
CHỦ ĐỀ 1: MĨ THUẬT THẾ GIỚI THỜI KÌ TRUNG ĐẠI (4 TIẾT)
BÀI 1: MĨ THUẬT TẠO HÌNH THỜI KÌ TRUNG ĐẠI
Môn học: Mĩ thuật; lớp: 7
Thời lượng: 02 tiết
Ngày soạn: / /2022
Ngày dạy: Tiết 1: ./ ../ ..
Tiết 2: ./ ../ ..
I. MỤC TIÊU
1.1. Năng lực mĩ thuật
- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Hình thành, phát triển kĩ năng quan sát. Biết khai thác giá trị tạo hình ở thời kì Trung đại trong mô phỏng SPMT.
- Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Lựa chọn được công cụ, vật liệu phù hợp để tạo để tạo thành sản phẩm. Mô phỏng một di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại bằng hình thức tạo hình mà em yêu thích. Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm của cá nhân/nhóm. 
- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá các sản phẩm của các nhóm trong lớp. Biết đặt câu hỏi và xác định được vẻ đẹp của giá trị tạo hình ở thời kì này trong SPMT của bạn.
1.2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ được giao trong nhóm. Tự sưu tầm được các vật liệu để tạo sản phẩm. Điều chỉnh những sai sót, hạn chế khi giáo viên và các thành viên trong nhóm góp ý.
- Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập. Nhận xét được những ưu điểm, thiếu sót của bản thân và từng thành viên trong nhóm khi được giao nhiệm vụ thảo luận vụ và làm bài tập thực hành nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chú ý lắng nghe và tiếp cận thông tin, ý tưởng liên quan đến tạo sản phẩm với sự cân nhắc, chọn lọc.
1.3. Năng lực đặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập.
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Chủ động tham gia giữ gìn và bảo tồn di sản nghệ thuật. Rèn luyện tính chuyên cần, ý thức trách nhiệm trong các hoạt động thực hành, sáng tạo sản phẩm.
- Chăm chỉ: Không ngừng học hỏi, tìm tòi kiến thức. 
- Trung thực: Nghiêm túc trong việc đánh giá sản phẩm mĩ thuật của bản thân và nhóm bạn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Máy tính. 
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như sản phẩm/ TPMT trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát như: tranh, tượng, phù điêu, ...
- Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến mĩ thuật tạo hình thế giới thời kì Trung đại.
2. Học sinh
- Tìm hiểu kiến thức về mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại.
- Công cụ: màu vẽ, chì, giấy màu, đất nặn 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Tổ chức thực hiện: 
- GV chiếu video về mĩ thuật thế giới thời kì trung đại, yêu cầu HS thực hiện ở lớp những nhiệm vụ sau:
Em có hiểu biết gì về mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại?
- HS quan sát và hình thành kiến thức ban đầu.
- GV đặt vấn đề: 
Mĩ thuật thời kì Trung đại phương Tây được xác định từ khoảng thế kỉ 4 – 16. Các trường phái mĩ thuật Trung đại phương Tây di từ diễn tả những câu chuyện về các vị thánh, thần chuyển sang thời kì Phục hưng lấy con người và hiện thực làm đối tượng phản ánh.
Mĩ thuật Trung đại phương Đông được tính từ khi nhà nước phong kiến hình thành (đầu thế kỉ 1) cho đến khoảng thế kỉ 19.Các trường phái mĩ thuật phương Đông đi từ mô phỏng điển tích thần thoại sang triết lí về cuộc sống.
Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn về giá trị mĩ thuật thời trung đại và các bước tạo ra SPMT, chúng ta cùng tìm hiểu bài 1 : Mĩ thuật tạo hình thế giới thời kì trung đại. 
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 phút)
a) Mục tiêu
- Biết thêm về mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại qua tìm hiểu di sản mĩ thuật của một số nền văn hóa.
- Nhận biết được giá trị thẩm mĩ của một số trường phái nghệ thuật thời kì Trung đại.
- Nắm được các bước thực hiện mô phỏng di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại qua hình thức nặn.
b) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
2.1. Quan sát (10 phút)
1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn HS quan sát các TPMT trong SGK hoặc hình ảnh sưu tầm trên PowerPoint
- GV gợi ý để HS tìm hiểu nội dung qua các câu hỏi sau:
1. Các TPMT trên xuất hiện vào khoảng thời gian nào ?
2. Tạo hình thời kì này có gì nổi bật ?
3. MT thời kì này có nhiệm vụ gì ?
- GV : Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của các TPMT thời kì này.
- GV : Cho HS thảo luận nhóm đôi về các nội dung sau :
1. Tạo hình MT trong thời kì này có đặc điểm gì ?
2. Chất liệu chủ yếu là gì ?
2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
3. Báo cáo kết quả hoạt động. 
+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm đứng dậy trả lời.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
4. Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- TPMT xuất hiện vào khoảng thế kỉ IV đến thế kỉ XVI.
- Tạo hình trong các TPMT có sự thay đổi lớn : Các nhân vật được lấy từ kinh thánh dân được thay thế bởi con người trong hiện thực.
- Đưa nền MT thế giới thoát khỏi sự chi phối của tôn giáo đồng thời đề cao tính hiện thực, đưa con người vào trung tâm của NT.
- Đặc điểm : Giai đoạn đầu tạo hình mang tính ước lệ, tượng trưng, sang giai đoạn sau coi trọng đến hình khối và sự cân đối của cơ thể con người. Tạo hình dựa trên cơ sở các môn khoa học.
- Chất liệu :
+ Đối với HH : Tìm ra chất liệu mới là chất liệu sơn dầu.
+ Đối với điêu khắc : Vẫn sử dụng chất liệu như đá, thạch cao, đồng. 
2.2. Cách thể hiện (10 phút)
1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS tìm hiểu các bước thực hiện mô phỏng một di sản MT thế giới thời kì trung đại.
- GV hướng dẫn HS quan sát các SPMT của HS trong SGK.
1. Chất liệu được sử dụng để mô phỏng ở trên là chất liệu gì?
2. Ngoài chất liệu đó ra chúng ta có thể sử dụng các chất liệu nào?
3. Chất liệu khác nhau thì các bước mô phỏng có thay đổi không?
- GV: Yêu cầu HS quan sát SGK và nêu các bước mô phỏng.
2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
3 Báo cáo kết quả hoạt động .
- HS trình bày kết quả.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
4 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
Các bước mô phỏng một di sản MT thế giới thời kì trung đại.
Bước 1 : Lựa chọn một di sản MT thời kì trung đại.
Bước 2 : Nặn dáng người
Bước 3 : Nặn phần trang phục (quần áo, mũ )
Bước 4 : Ghép các bộ phận đã nặn ở trên.
Bước 5 : Hoàn thiện sản phẩm
(GV có thể vừa phân tích vừa thị phạm)
 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (55 phút)
a) Mục tiêu
- HS lựa chọn và sử dụng được công cụ, vật liệu phù hợp để thực hành, sáng tạo.
- Mô phỏng được một di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại bằng hình thức tạo hình mà em yêu thích.
- Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn.
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS thảo luận nhóm về nội dung câu hỏi 
1. Em hãy thực hiện sản phẩm mĩ thuật mô phỏng một di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại bằng hình thức tạo hình mà em yêu thích.
2. Em ấn tượng với di sản mĩ thuật nào thuộc thời kì Trung đại trên thế giới? Hãy viết 1đoạn văn (5-8 câu) giới thiệu về tác phẩm này.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS thông báo mức độ hoàn thành sản phẩm của học sinh tại chỗ.
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm. GV hướng dẫn học sinh khác cùng trao đổi và thực hiện những nội dung sau:
+ Bạn đã mô phỏng vẻ đẹp di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại nào?
+ Sáng tác hời kì Trung đại thường gắn với những đề tài nào?
- GV cho 5 - 6 HS chia sẻ về sản phẩm. 
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá sản phẩm của mình qua phiếu đánh giá.
Tiêu chí
Điểm
Tự ĐG
Lựa chọn và phối hợp được vật liệu để tạo được hình dáng sáng tạo, phù hợp với sản phẩm
2
Sản phẩm có bố cục cân đối, rõ nội dung, hình ảnh sinh động, đường nét phong phú, màu sắc hài hòa.
5
Sản phẩm có tính sáng tạo
3
Tổng
10
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm và phần chia sẻ của HS. 
1. Sản phẩm mĩ thuật của HS mô phỏng một di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại.
2. Nội dung giới thiệu: 
+ Tên tác phẩm, tên nghệ sĩ sáng tác, tên trường phái nghệ thuật, điểm nổi bật của tác phẩm, 
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10 phút trên lớp + về nhà hoàn thiện)
a) Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố, gắn kết kiến thức, kĩ năng đã học với hoạt động thường thức mĩ thuật. 
- Hình thành khả năng tự học, tìm kiếm thông tin liên quan đến môn học. 
b) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
1. Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV chia lớp thành các nhóm từ 5- 6 HS yêu cầu các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ sau :
+ Mô phỏng một số di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại 
+ Viết bài giới thiệu, và tuyên truyền về bảo vệ di sản mĩ thuật thời kì trung đại 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận lên ý tưởng về SPMT ( thực hiện trên lớp)
- Hòn thành sản phẩm và viết bài thuyết trình (Các nhóm hoàn thành ở nhà)
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS thông báo mức độ hoàn thành sản phẩm của nhóm.
- GV cho 1 nhóm lên trưng bày sản phẩm và thuyết trình giới thiệu sản phẩm và tuyên truyền 
- Hướn dẫn các nhóm nhận xét, nêu cảm nghĩ về SPMT 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm và phần chia sẻ của HS.
- GV căn cứ vào bài làm của HS để động viên, khuyến khích HS.
- SPMT được HS mô phỏng
- Bài giới thiệu, và tuyên truyền về bảo vệ di sản mĩ thuật thời kì trung đại của HS.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
...................., ngày ..... tháng ..... năm 2022
Ký duyệt của BGH
Trường: 
Tổ: 
Họ tên giáo viên: ..
TIẾT 03+04
CHỦ ĐỀ 1: MĨ THUẬT THẾ GIỚI THỜI KÌ TRUNG ĐẠI (4 TIẾT)
BÀI 2: MĨ THUẬT ỨNG DỤNG THỜI KÌ TRUNG ĐẠI
Môn học: Mĩ thuật; lớp: 7
	Thời lượng: 02 tiết	
Ngày soạn: / /2022
Ngày dạy: Tiết 1: ./ ../ ..
Tiết 2: ./ ../ ..
I. MỤC TIÊU
1.1. Năng lực mĩ thuật
- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Hình thành, phát triển kĩ năng quan sát. Biết khai thác giá trị tạo hình ở thời kì Trung đại trong trang trí một SPMT.
- Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Lựa chọn được công cụ, vật liệu phù hợp để tạo để tạo thành sản phẩm. Khai thác hoa văn trang trí thời kì Trung đại để thiết kế, trang trí một SPMT. Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm của cá nhân/nhóm. 
- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá các sản phẩm của các nhóm trong lớp. Biết đặt câu hỏi và xác định được vẻ đẹp của giá trị tạo hình ở thời kì này trong SPMT của bạn.
1.2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ được giao trong nhóm. Tự sưu tầm được các vật liệu để tạo sản phẩm. Điều chỉnh những sai sót, hạn chế khi giáo viên và các thành viên trong nhóm góp ý.
- Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập. Nhận xét được những ưu điểm, thiếu sót của bản thân và từng thành viên trong nhóm khi được giao nhiệm vụ thảo luận vụ và làm bài tập thực hành nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chú ý lắng nghe và tiếp cận thông tin, ý tưởng liên quan đến tạo sản phẩm với sự cân nhắc, chọn lọc.
1.3. Năng lực đặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập.
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Chủ động tham gia giữ gìn và bảo tồn di sản nghệ thuật. Rèn luyện tính chuyên cần, ý thức trách nhiệm trong các hoạt động thực hành, sáng tạo sản phẩm.
- Chăm chỉ: Không ngừng học hỏi, tìm tòi kiến thức. 
- Trung thực: Nghiêm túc trong việc đánh giá sản phẩm mĩ thuật của bản thân và nhóm bạn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Máy tính. 
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như sản phẩm/ TPMT trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát.
- Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu một số di sản mĩ thuật ứng dụng thời kì Trung đại trên thế giới.
2. Học sinh
- Tìm hiểu kiến thức về mĩ thuật ứng dụng thế giới thời kì Trung đại.
- Công cụ: màu vẽ, chì, giấy A4, đồ chơi cũ, 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và hướng học sinh vào nội dung bài học.
b. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Cho HS quan sát một số di sản mĩ thuật ứng dụng thế giới thời kì trung đại.
+ Hướng dẫn HS quan sát tìm hiểu về mục đích sử dụng SP, hình thức trang trí, giai đoạn hình thành thông qua câu hỏi gợi ý
Đối tượng phản ánh của các di sản mĩ thuật là gì?
Chất liệu và hình thức thể hiện là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, trình bày theo thực tế bản thân. GV theo dõi, điều hành.
Sản phẩm dự kiến:
+ Đối tượng phản ánh là con người và phong cảnh thiên nhiên.
+ Mĩ thuật thời kì này được thể hiện trên nhiều chất liệu như gốm, đá, ngà voi, tranh khắc gỗ màu 
+ Hình thức thể hiện: Tượng, tranh khắc gỗ 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV chọn 1-2 HS trả lời câu hỏi.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận dẫn dắt vào bài học: 
+ Mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại đã để lại cho chúng ta ngày này nhiều di sản mĩ thuật có giá trị. Tạo hình của thời kì này phong phú, thể hiện con người, cuộc sống và phong cảnh thiên nhiên. Chất liệu được sử dụng nhiều là đá, gốm bằng các hình thức thể hiện như tranh khắc gỗ, tượng, chạm khắc trang trí 
+ Mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại không chỉ có mĩ thuật tạo hình mà mĩ thuật ứng dụng cũng để lại cho nhân loại ngày nay nhiều di sản có giá trị. Bài học này sẽ giúp các em biết thêm một số di sản mĩ thuật có tính ứng dụng của thời kì Trung đại. Từ đó các em biết vận dụng các hoa văn trang trí thời kì Trung dại để trang trí các đồ vật yêu thích.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 phút)
a) Mục tiêu
- Biết đến nghệ thuật trang trí thời kì Trung đại trên thế giới thông qua một số di sản mĩ thuật.
- Hình thành ý thức về khai thác giá trị nghệ thuật tạo hình thời kì Trung đại trong thiết kế SPMT ứng dụng.
- Biết cách sử dụng hoa văn thời kì Trung đại để trang trí một túi xách (lĩnh vực thiết kế thời trang).
b) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
2.1. Quan sát (10 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành các nhóm 5- 6 HS, Yêu cầu các nhóm quan sát hình ảnh và thảo luận các nội dung sau:
Hoa văn trang trí trên các sản phẩm trên là những hình gì?
Nhận xét cách thiết kế hình dáng, hoạ tiết trang trí trên các sản phẩm trên?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, thảo luận, trả lời câu hỏi theo nhóm được phân chia. GV theo dõi, điều hành.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV chọn 1- 2 nhóm l trình bày phần tìm hiểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ các ý kiến của mình.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Căn cứ ý kiến phát biểu của HS, GV đưa ra một số ý để chốt kiến thức
Tìm hiểu một số di sản mĩ thuật ứng dụng thế giới thời trung đại
- Hình 1: Hoa văn hình chim công
- Hình 2: Hoa văn hình bò tót
- Hình 3: Hoa văn hình lá, con thú
- Hình 4: Hoa văn hoa, lá
- Hình 5: Hoa văn hoa, lá, con người
- Hình 6: Hoa văn hình con người
Kết luận: Hoa văn sử dụng trong trang trí thời kì trung đại là hình hoa, lá, chim, thú, con người... Trong đó, hoa văn được tạo nên từ những yếu tố tạo hình cơ bản như đường nét, màu sắc và được sắp xếp theo nguyên lí thị giác như tương phản, cân bằng, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, nhịp điệu... nhằm tạo nên những sản phẩm có tính thẩm mĩ, hợp lí khi sử dụng.
2.2. Cách thể hiện (10 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo các nội dung. 
1) Để tạo ra sản phẩm túi xách trên em cần làm như thế nào?
2) Hoạ tiết trang trí trên túi xách được mô phỏng lại từ di sản mĩ thuật nào của thời kì trung đại?
3) Em hãy nêu cảm nhận của em về giá trị thẩm mĩ và giá trị sử dụng của sản phẩm túi xách trên?
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV tổ chức báo cáo, thảo luận: 
1. Chọn 3-4 HS trình bày các bước thể hiện sản phẩm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ các ý kiến của mình. 
2. GV cho HS thảo luận, chia sẻ về cách thực hành thể hiện với các chất liệu, cách thức khác nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV kết luận: 
+ Có thể lựa chọn hoa văn chỉ là nét.
+ Có thể sử dụng kết hợp nhiều màu sắc trong trang trí hoa văn, không phụ thuộc vào hoa văn gốc.
Các bước khai thác, sử dụng các hoa văn trang trí thời kì trung đại để thiết kế túi xách.
Bước1:Vẽ kiểu dáng túi.
Bước: Vẽ hoa văn trang trí.
Bước 3:Vẽ màu và hoàn thiện sản phẩm thiết kế.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (55 phút).
a) Mục tiêu
- HS lựa chọn và sử dụng được công cụ, vật liệu phù hợp để thực hành, sáng tạo.
- Thiết kế được một sản phẩm mĩ thuật ứng dụng có sử dụng hoa văn của di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại để trang trí.
- Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn.
b) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao cho HS nhiệm vụ tại lớp theo nội dung sau : 
1. Em hãy thực hiện một sản phẩm mĩ thuật ứng dụng sử dụng hoa văn của di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại để trang trí.
2. Em ấn tượng với di sản mĩ thuật nào thuộc thời kì Trung đại trên thế giới? 
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-8 câu) giới thiệu về di sản.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS thông báo mức độ hoàn thành sản phẩm của học sinh tại chỗ.
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm. GV hướng dẫn học sinh cùng trao đổi và thực hiện những nội dung sau:
+ Bạn đã khai thác, mô phỏng, sao chép hoa văn nào trong thiết kế sản phẩm của mình ?
+ Hãy nêu tên và mô tả một số di sản tiêu biểu của nghệ thuật trang trí thời kì này?
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá sản phẩm của mình qua phiếu đánh giá.
Tiêu chí
Điểm
Tự ĐG
Lựa chọn và phối hợp được vật liệu để tạo được hình dáng sáng tạo, phù hợp với sản phẩm
2
Sản phẩm có bố cục cân đối, rõ nội dung, hình ảnh sinh động, đường nét phong phú, màu sắc hài hòa.
5
Sản phẩm có tính sáng tạo
3
Tổng
10
Sản phẩm MT chủa HS:
1. Sản phẩm mĩ thuật của HS: sản phẩm mĩ thuật ứng dụng sử dụng hoa văn của di sản mĩ thuật thế giới thời kì Trung đại để trang trí.
2. Nội dung giới thiệu SPMT của HS.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10 phút)
a) Mục tiêu 
- Giúp học sinh củng cố, gắn kết kiến thức, kĩ năng đã họcđể trang trí sản phẩm đồ chơi cũ. 
- Hình thành khả năng vận dụng hiệu quả kiến thức đã học với một số lĩnh vực trang trí, làm đẹp trong cuộc sống.
b) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
1. Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV : Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau :
+ Khai thác màu sắc, hoa văn của mĩ thuật ứng dụng thời kì Trung đại trên thế giới để trang trí đồ chơi cũ em yêu thích.
+ Viết bài giới thiệu về sản phẩm : ý tưởng, mục đích trang trí và sử dụng SPMT.
- GV tổ chức cho HS thực hiện sản phẩm theo 2 cách:
- Trang trí trên sản phẩm đồ chơi cũ.
- Vẽ món đồ chơi cũ mình yêu thích và trang trí.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lên ý tưởng về SPMT ( thực hiện trên lớp)
- Hòn thành sản phẩm (HS hoàn thành ở nhà)
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS thông báo mức độ hoàn thành sản phẩm của nhóm.
- GV cho 1 – 2 HS lên trưng bày sản phẩm và thuyết trình giới thiệu sản phẩm.
- Hướn dẫn HS nhận xét, nêu cảm nghĩ về SPMT 
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV gợi ý HS các bước khai thác giá trị tạo hình của nghệ thuật trang trí thời kì Trung đại trên thế giới để trang trí món đồ chơi cũ theo các bước:
- Bước 1: Lựa chọn đồ chơi cũ để trang trí.
- Bước 2: Lựa chọn hoa văn trang trí.
- Bước 3: Vẽ nét hoa văn trang trí.
- Bước 4: Lựa chọn màu thể hiện hoa văn trang trí.
- Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm.
Chuần bị bài sau: HS sưu tầm tranh, ảnh về các di tích có ở địa phương.
Sản phẩm MT của HS :
- Đồ chơi cũ đã được trang trí lại
- Bài viết giới thiệu về SPMT của HS.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
...................., ngày ..... tháng ..... năm 2022
Ký duyệt của BGH
Trường: 
Tổ: 
Họ tên giáo viên: ..
TIẾT 05+06
CHỦ ĐỀ 2: VẺ ĐẸP DI TÍCH
BÀI 3: HÌNH ẢNH DI TÍCH TRONG SÁNG TẠO MĨ THUẬT
Môn học: Mĩ thuật; lớp: 7
Thời lượng: 02 tiết
Ngày soạn: / /2022
Ngày dạy: Tiết 1: ./ ../ ..
Tiết 2: ./ ../ ..
I. MỤC TIÊU
1.1. Năng lực mĩ thuật
- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Hình thành, phát triển kĩ năng quan sát. Biết khai thác vốn văn hóa truyền thống trong sáng tạo SPMT.
- Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Lựa chọn được công cụ, vật liệu phù hợp để tạo để tạo thành sản phẩm. Biết được mỗi quan hệ giữa cảnh quan, không gian di tích và chủ động sử dụng hình, màu/khối để thể hiện thành SPMT. 
- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Phân tích được TPMT/ SPMT thể hiện về vẻ đẹp của di tích và giới thiệu với thầy cô, bạn bè và người thân.
1.2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ được giao trong nhóm. Tự sưu tầm được các vật liệu để tạo sản phẩm. Điều chỉnh những sai sót, hạn chế khi giáo viên và các thành viên trong nhóm góp ý.
- Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập. Nhận xét được những ưu điểm, thiếu sót của bản thân và từng thành viên trong nhóm khi được giao nhiệm vụ thảo luận vụ và làm bài tập thực hành nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chú ý lắng nghe và tiếp cận thông tin, ý tưởng liên quan đến tạo sản phẩm với sự cân nhắc, chọn lọc.
1.3. Năng lực đặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập.
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Chủ động tham gia giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa của quê hương, đất nước.
- Chăm chỉ: Không ngừng học hỏi, tìm tòi kiến thức. 
- Trung thực: Nghiêm túc trong việc đánh giá sản phẩm mĩ thuật của bản thân và nhóm bạn.
- Yêu nước:Có tình yêu đối với di sản văn hóa của quê hương, đất nước. Có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị thẩm mĩ về các di tích lịch sử ở địa phương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Máy tính. 
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như sản phẩm/ TPMT trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát như: hình ảnh một số di tích lịch sử của đất nước, hình ảnh một số SPMT của học sinh.
- Tranh, ảnh di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
2. Học sinh
- Sưu tầm tranh ảnh một số di tích ở địa phương.
- Công cụ: màu vẽ, chì, giấy màu, giấy A4 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)
a) Mục tiêu
- HS nắm được chủ đề bài học. Huy động được những kiến thức thực tế để phục vụ cho học tập.
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên (GV) yêu cầu HS thực hiện ở lớp những nhiệm vụ sau:
Nội dung nhiệm vụ: 
- Trưng bày tranh, ảnh về di tích ở địa phương.
- Em hãy chia sẻ về các di tích mà em đã sưu tầm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, trình bày theo thực tế. GV theo dõi, điều hành.
Sản phẩm dự kiến
- HS trưng bày tranh, ảnh theo nhóm bàn. 
-.Chia sẻ những hiểu biết về các di tích theo hiểu biết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV cho 3 - 4 HS giới thiệu và trình bày.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận: Trên đất nước ta có rất nhiều di tích lịch sử có giá trị về văn hóa cũng như nghệ thuật. Đặc biệt có một số nhiều di tích kiến trúc được công nhận là di sản văn hóa thế giới như di tích cô đô Huế, di tích thánh địa Mĩ Sơn, di tích thành nhà Hồ, di tích Hoành thành Thăng Long. Ngoài ra có hàng trăm di tích được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia. Từ các di tích này các họa sĩ đã khai thác để sáng tạo nên nhiều tác phẩm mĩ thuật có giá trị nghệ thuật 
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a) Mục tiêu
- Biết và có khả năng quan sát hình dáng bên ngoài của di tích.
- Thông qua phân tích một số TPMT thể hiện vẻ đẹp di tích, HS biết được cách xây dựng bố cục, sử dụng hình, màu để thể hiện vẻ đẹp di tích.
- Hiểu cách thực hành, sáng tạo SPMT thể hiện về vẻ đẹp di tích.
b) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
2.1. Quan sát (10 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 4 nhóm HS, yêu cầu mỗi nhóm HS thực hiện một nhiệm vụ theo các nội dung: 
Nội dung thảo luận.
1. Quan sát hình ảnh minh hoạ SGK Mĩ thuật 7, trang 13 trả lời câu hỏi:
- Nêu hiểu biết của em về di tích có trong mỗi bức ảnh ?
- Chia sẻ về một vài di tích khác mà em biết?
2. Quan sát hình ảnh minh hoạ SGK Mĩ thuật 7, trang 14 trả lời câu hỏi:
- Vẻ đẹp di tích được thể hiện như thế nào trong tác phẩm mĩ thuật?
- Hòa sắc, không gian trong hai bức tranh này có gì khác nhau?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, thảo luận, trả lời câu hỏi theo nhóm được phân chia. GV theo dõi, điều hành.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV chọn 1- 2 nhóm l trình bày phần tìm hiểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ các ý kiến của mình; 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV: Nhận xét, kết luận.
1. Hình ảnh minh hoạ SGK Mĩ thuật 7, trang 13:
Hình 1. Chùa của người Khơ-me, tỉnh Sóc Trăng: 
Những họa tiết trang trí ở đây đều mang đặc trưng kiến trúc Khmer với nhiều tháp nhỏ trên mái chùa, phía đầu hồi chạm trổ hình rắn uốn lượn.
Hình 2. Di tích tháp Nhạn, tỉnh Phú Yên:
Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới. Tháp cao khoảng 23,5m. Mỗi cạnh chân tháp dài 10m.Tháp Nhạn là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử cao của người Chăm. 
Hình 3. Nhà gươi của người Cơ-tu ở Hòa Vang, Đà Nẵng:
Nhà gươi là một biểu tượng văn hóa cao nhất của người Cơtu. Nó như một bảo tàng nghệ thuật sống, là cầu nối giữa con người với vũ trụ, nơi lưu giữ những giá trị tinh thần thiêng liêng, nơi gửi gắm niềm tin vào thần linh, ông bà, tổ tiên của người Cơ Tu.
Hình 4. Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội: 
Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. 
Một số di tích khác: di tích Hỏa Lò, quần thể kiến trúc Cố đô Huế, khu đền tháp Mỹ Sơn, phố cổ Hội An,...
 2. Hình ảnh minh hoạ SGK Mĩ thuật 7, trang 14:
Vẻ đẹp di tích được thể hiện trong tác phẩm mĩ thuật thông qua đường nét, màu sắc, hoạt động của con người...
Sự khác nhau của hai bức tranh:
Bức tranh “Chùa tháp Phổ Minh”
Bức tranh “Ô Quan Chưởng”
Hòa sắc
Sử dụng gam màu son kết hợp với màu xanh, trắng (vỏ trứng), đen (sen then)... trong sơn mài truyền thống tạo nên màu sắc độc đáo.
Các viên gạch màu nâu, thô, nhám có sắc độ đậm tạo nên sự tương phản mạnh giữa hình và nền.
Không gian
Toàn cảnh, thể hiện không gian rộng lớn của cánh động với những hoạt động quen thuộc của người nông dân.
Cận cảnh, góc hẹp
kết luận: Di tích kiến trúc là những công trình có ý nghĩa, giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật như : đình, đền, chùa, tháp,...Nhiều di tích đã được các họa sĩ khai thác để sáng tác nên tác phẩm mĩ thuật nổi tiếng theo cách tái hiện một phần, mô phỏng nguyện vẹn hay chỉ là gợi ý, tạo cảm hứng trong sáng tạo. 	
2.2. Cách thể hiện (10 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh (tr 15, SGK MT7) thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm đôi theo các nội dung: 
Nội dung: 
- Trình bày các bước thực hiện sản phẩm mĩ thuật thể hiện vẻ đẹp di tích bằng hình thức đắp nổi đất nặn?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ: tìm hiểu các bước thực hiện SPMT thể hiện vẻ đẹp di tích bằng hình thức đắp nổi đất nặn. 
(GV quan sát, điều hành).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV tổ chức báo cáo, thảo luận: 
- Chọn 3 - 4 HS trình bày các bước thể hiện sản phẩm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ các ý kiến của mình. 
- GV cho HS thảo luận, chia sẻ về cách thực hành thể hiện với các chất liệu, cách thức khác nhau.
- Nơi em ở có di tích nào tiêu biểu? 
- Em sẽ thể hiện di tích đó bằng hình thức nào?
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV kết luận: Các em có thể thực hiện sản phẩm bằng nhiều cách thức, chất liệu khác nhau. Có thể thực hiện sản phẩm 2D hoặc 3D.
Các bước thực hiện sản phẩm mĩ thuật thể hiện vẻ đẹp di tích chùa Cầu bằng hình thức đắp nổi đất nặn.
Bước1: Tư tư liệu ảnh chụp/quan sát thực tế để tìm ý tưởng thể hiện SPMT .
Bước 2:Vẽ phác thảo hình cần thể hiện, trong đó đơn giản các chi tiết, jhình rõ ráng, cân đối trong trang giấy/ bìa cần thể hiện.
Bước 3: Lựa chọn màu sắc cần thể hiện.
Bước 4: Thể hiện từ hình to đến nhỏ, dễ đến khó.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ,THẢO LUẬN (55 phút)
a) Mục tiêu
- HS lựa chọn và sử dụng được công cụ, vật liệu phù hợp để thực hành, sáng tạo.
- Thực hành được một SPMT về vẻ đẹp di tích nơi em ở theo hình thức yêu thích.
- Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn.
b) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao cho HS nhiệm vụ tại lớp. 
Nội dung: 
1. Em hãy dùng hình thức vẽ hoặc làm mô hình thể hiện một SPMT mô phỏng vẻ đẹp di tích yêu thích. 
2. Hãy viết 1đoạn ngắn giới thiệu về SPMT này.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS thông báo mức độ hoàn thành sản phẩm của học sinh tại chỗ.
- GV cho HS trưng bày sản phẩm mĩ thuật đã thể hiện và trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
+ Sản phẩm của bạn thể hiện vẻ đẹp của di tích nào?
+ Hình ảnh di tích trong sản phẩm của bạn đư

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_7_tiet_12_bai_1_mi_thuat_tao_hinh_thoi.docx