Giáo án môn Địa lý Lớp 7 - Bài 1: Dân số
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hình thành khái niệm địa lí: Dân số và nguồn lao động.
- Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới.
- Giải thích được nguyên nhân của việc gia tăng dân số quá nhanh.
- Phân tích được hậu quả của quá trình gia tăng dân số quá nhanh.
- Đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết những hậu quả mà quá trình gia tăng dân số quá nhanh trên thế giới để lại.
2. Kĩ năng
- Hình thành kĩ năng đọc và phân tích tháp tuổi.
- Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số thế giới.
- Củng cố kĩ năng phân tích thông tin từ ảnh địa lí, rèn luyện tư duy, tổng hợp.
- Phát triển kĩ năng tư duy, logic
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, thu thập thông tin ngoài xã hội, thông tin thực tế,
3. Thái độ
- Thái độ nghiêm túc học tập tốt tất cả các môn học, yêu thích, say mê tìm hiểu kiến thức của nhiều môn học qua các kênh thông tin khác nhau.
- Có ý thức chấp hành các chính sách về dân số và môi trường. Không đồng tình với những hành vi đi ngược với chính sách dân số, môi trường và lợi ích cộng đồng. Nhằm đạt tỉ lệ dân số hợp lí.
4. Năng lực
- Năng lực tư duy địa lí: Tìm kiếm và xử lí thông tin từ dữ liệu GV đưa cho.
- Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với tranh ảnh.
- Năng lực phân tích các mối liên hệ địa lí: mối quan hệ giữa nguyên nhân, và hậu quả và giải pháp nhằm hạn chế bùng nổ dân số.
- Năng lực giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.
- Năng lực tự nhận thức: tự tin khi trình bày về kết quả làm việc nhóm nhỏ.
Tuần - Ngày soạn: PPCT: Bài 1: DÂN SỐ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hình thành khái niệm địa lí: Dân số và nguồn lao động. - Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới. - Giải thích được nguyên nhân của việc gia tăng dân số quá nhanh. - Phân tích được hậu quả của quá trình gia tăng dân số quá nhanh. - Đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết những hậu quả mà quá trình gia tăng dân số quá nhanh trên thế giới để lại. 2. Kĩ năng - Hình thành kĩ năng đọc và phân tích tháp tuổi. - Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số thế giới. - Củng cố kĩ năng phân tích thông tin từ ảnh địa lí, rèn luyện tư duy, tổng hợp. - Phát triển kĩ năng tư duy, logic - Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, thu thập thông tin ngoài xã hội, thông tin thực tế, 3. Thái độ - Thái độ nghiêm túc học tập tốt tất cả các môn học, yêu thích, say mê tìm hiểu kiến thức của nhiều môn học qua các kênh thông tin khác nhau. - Có ý thức chấp hành các chính sách về dân số và môi trường. Không đồng tình với những hành vi đi ngược với chính sách dân số, môi trường và lợi ích cộng đồng. Nhằm đạt tỉ lệ dân số hợp lí. 4. Năng lực - Năng lực tư duy địa lí: Tìm kiếm và xử lí thông tin từ dữ liệu GV đưa cho. - Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với tranh ảnh. - Năng lực phân tích các mối liên hệ địa lí: mối quan hệ giữa nguyên nhân, và hậu quả và giải pháp nhằm hạn chế bùng nổ dân số. - Năng lực giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm. - Năng lực tự nhận thức: tự tin khi trình bày về kết quả làm việc nhóm nhỏ. II. CHUẨN BỊ CỦA GV và HS 1. Giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Giáo án. Phiếu học tập. - Tư liệu bài dạy. 2. Học sinh - Đồ dùng học tập. - Tìm hiểu về dân số thế giới. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Hình thành khái niệm địa lí: Dân số và nguồn lao động. Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới - Giải thích được nguyên nhân của việc gia tăng dân số quá nhanh. - Phân tích được hậu quả của quá trình gia tăng dân số quá nhanh. - Sử dụng kênh hình hiệu quả, phân tích, đánh giá được đặc điểm dân số thế giới Đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết những hậu quả mà quá trình gia tăng dân số quá nhanh trên thế giới để lại. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 2. Hoạt động dạy bài mới Hoạt động 1 - Hoạt động khởi động (5 phút) Bước 1: GV nêu câu hỏi định hướng: Hãy rút ra cảm nhận của em sau khi xem xong đoạn video Bước 2: GV cho HS xem video “Những con số báo động về dân số” Đường link video: Bước 3: GV dẫn dắt vào bài Với diện tích phần đất liền trên bề mặt Trái đất là 149 triệu km2. Liệu Trái đất của chúng ta có còn được bình yên khi đứng trước sự tăng nhanh vượt bậc của dân số thế giới? Câu trả lời sẽ có trong bài học ngày hôm nay. B. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân số và nguồn lao động (18 phút) 1. Mục tiêu - Hình thành khái niệm địa lí: Dân số và nguồn lao động. - Hình thành kĩ năng đọc và phân tích tháp tuổi. 2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, thảo luận, Chia sẻ nhóm đôi (Think, Pair, Share) 3. Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp 4. Các bước tiến hành Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm dân số Bước 1: GV cho HS quan sát bức ảnh sau: - Chú Bảo vệ và cậu bé đang trao đổi vấn đề gì? - Theo em tại sao chú bảo vệ và cậu bé lại đưa ra những thông tin khác nhau như vậy? Bước 2: GV cùng HS phân tích sơ đồ dưới đây để hình thành khái niệm dân số. Khái niệm dân số: Dân số là tổng số dân sinh sống ở 1 địa điểm hoặc 1 vùng, 1 lãnh thổ, 1 quốc gia trong 1 thời gian cụ thể. Bước 3: Liên hệ dân số VN GV đặt câu hỏi: Có 3 bạn sau đang tranh cãi về dân số Việt Nam năm 2019? Theo em bạn nào nói đúng? Vì sao? Cả Anh hai và anh ba của Tèo đều nói đúng? Anh hai Tèo nói dân số VN theo cách nói tương đối (khoảng), còn anh ba Tèo nói chính xác dân số Việt Nam theo cách nói tuyệt đối. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về cách điều tra dân số ở địa phương Bước 1: GV đặt vấn đề “ Vậy làm thế nào để chúng ta biết được chính xác số liệu về dân số?” - GV đặt những câu hỏi nhỏ: GV bốc thăm tên của 1 học sinh và yêu cầu học sinh đó trả lời các câu hỏi sau + Gia đình em có mấy người? + Ông bà bố mẹ làm nghề gì? + Gia đình em có mấy anh chị em? + Các anh chị em sinh ngày tháng năm bao nhiêu? Nam hay Nữ? Đang học lớp mấy? đã người nào đi làm chưa? Làm nghề gì? + Em đã từng thấy ai đến nhà mình và hỏi bố mẹ những câu hỏi trên chưa? Họ là ai? (Đó chính là các cán bộ dân số trong thôn đấy các em ạ!) + Mục đích của việc làm đó là gì? Điều tra dân số cho ta biết? Tổng số người Số người theo từng độ tuổi Tổng số Nam và Nữ Số người trong độ tuổi lao động Trình độ văn hóa Nghề nghiệp đang làm Nghề nghiệp được đào tạo Bước 2: GV tiến hành cho HS vẽ cây gia đình nhanh trong 2 phút: HS vẽ phác thảo cây gia đình vào giấy bìa cứng theo mẫu trên. Dựa vào chú giải, điền tên người thân vào ô các hình (phân theo giới tính). Ghi rõ người đó là cụ, ông bà, bố mẹ, anh chị em vào dấu dưới mỗi hình. Trường hợp các anh chị em nhiều hay ít thì có thể thêm hoặc xóa bớt hình. Vẽ bông hoa màu đỏ cạnh tên người thân đã mất. - Các em có biết cô vừa giúp các em điều tra dân số của gia đình mình đấy. Theo em sau 4 năm cây gia đình của em có thay đổi không? Dự đoán sự thay đổi đó? Bước 3: HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV. Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về tháp tuổi Bước 1: GV dẫn dắt vào câu hỏi Dân số thường được biểu hiện cụ thể bằng 1 tháp tuổi (Tháp dân số). Vậy tháp tuổi có hình dạng như thế nào? Dựa vào tháp tuổi ta biết được những thông tin gì về dân số? Bước 2: GV giới thiệu tháp tuổi - Tháp tuổi được cấu tạo bởi 2 trục đứng - Giữa 2 trục dọc thể hiện nấc của từng nhóm độ tuổi - Người ta gộp các nhóm nấc tuổi thành 3 nhóm + Nhóm dưới độ tuổi lao động (được thể hiện bằng màu xanh lá cây): Từ 0-14 tuổi + Nhóm trong độ tuổi lao động (được thể hiện bằng màu xanh nước biển): Từ 15-59 tuổi + Nhóm trong độ tuổi lao động (được thể hiện bằng màu da cam): Từ 60 trở lên - Mỗi nhóm tuổi có 2 trục ngang được thể hiện bằng đơn vị triệu người - Bên trái thể hiện số Nam. Bên phải thể hiện số Nữ Bước 3: GV sử dụng kĩ thuật Chia sẻ nhóm đôi (Think, Pair, Share) để trả lời các câu hỏi liên quan đến tháp tuổi - Giáo viên giới thiệu vấn đề, đặt câu hỏi mở, dành thời gian để học sinh suy nghĩ. - Sau đó học sinh thành lập nhóm đôi và chia sẻ ý tưởng, thảo luận, phân loại. - Nhóm đôi này lại chia sẻ tiếp với nhóm đôi khác. Bước 4: HS hoạt động theo hướng dẫn của GV Bước 5: GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gợi ý câu trả lời của học sinh - Tháp tuổi là biểu hiện cụ thể dân số của 1 địa phương - Tháp tuổi cho ta biết: + Tổng số dân + Tổng số Nam và Nữ phân theo từng nhóm tuổi + Số người dưới, trong, trên độ tuổi lao động + Cho biết nguồn lao động hiện tại và dự báo nguồn lao động trong tương lai + Hình dạng tháp tuổi cho ta biết dân số trẻ hay già: Tháp có cơ cấu dân số trẻ: Chân tháp mở rộng, thân tháp thon dần, đỉnh tháp nhọn. Tháp có cơ cấu dân số già: Chân tháp bị thu hẹp, thân tháp và đỉnh tháp ngày 1 phình ra. Bước 6: Liên hệ tháp tuổi VN GV đưa câu hỏi nhận định: Có ý kiến cho rằng “ Năm 2019 dân số Việt Nam có cơ cấu dân số vàng rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, song dân số Việt Nam sẽ già trước khi giàu” Em có suy nghĩ gì về nhận định trên? (GV làm rõ khái niệm DS vàng/ có thể cho HS tìm hiểu qua Internet) Hoạt động 2: Tìm hiểu sự gia tăng dân số thế giới (10 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới. - Giải thích được nguyên nhân của việc gia tăng dân số quá nhanh. 2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, tia chớp, khăn trải bàn 3. Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các khái niệm liên quan đến gia tăng dân số Bước 1: GV giao nhiệm vụ Quan sát hình 1.2, nhận xét về tình hình tăng dân số thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX? Từ đầu Công nguyên chỉ có 0,3 tỉ người, tăng hết sức chậm chập. Hơn 1000 năm sau mới tăng lên đến 0,4 tỉ người ( Tăng 0,1 tỉ người trong hơn 1000 năm). Nhưng sang đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX dân số thế giới tăng nhanh vượt bậc ( ước tính mỗi năm tăng gần 30,8 triệu người) Bước 2: HS quan sát và trả lời câu hỏi. Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên 1 bạn nhận xét sau đó chuẩn kiến thức cho HS. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nguyên nhân của sự gia tăng dân số thế giới Bước 1: GV giao nhiệm vụ - GV đưa ra nội dung thảo luận: Tìm các nguyên nhân khiến dân số thế tăng chậm trong nhiều thế kỉ trước thế kỉ XIX và những nguyên nhân khiến dân số thế giới tăng nhanh từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX - GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm gồm 4 thành viên - Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa - Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời - Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A2). Sau đó dán lên bảng phụ bên cạnh - Thời gian hoàn thành là 3 phút Bước 2: Các nhóm tiến hành hoạt động. GV đi xuống lớp hỗ trợ các nhóm. Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên 2 nhóm mang sản phẩm lên thuyết trình. Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung kiến thức cho nhóm bạn. Bước 4: GV sử dụng 1 nhóm có đáp án đúng nhất kết hợp tranh ảnh dưới đây để chuẩn xác kiến thức cho HS Dịch bệnh, chiến tranh, đói nghèo khiến dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp qua nhiều thế kỉ. Từ đầu thế kỉ XIX đến nay, dân số thế giới tăng mạnh nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa học – kĩ thuật và nhất là thành công vượt bậc của ngành y tế. Nhiệm vụ 3: Phân loại gia tăng dân số Bước 1: GV nêu vấn đề - Dựa vào thông tin SGK trang 4, cho biết gia tăng dân số được chia làm mấy loại? - Công thức tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ giới? Bước 2: GV phát phiếu học tập cho HS theo cặp PHIẾU HỌC TẬP Câu 1: Hoàn thành sơ đồ sau bằng cách điền nội dung thích hợp vào ô trống Câu 2: Sắp xếp trật tự các thông tin dưới đây sao cho hợp lí để thấy được công thức tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ gia tăng dân số cơ giới Câu 3: Từ những công thức tính trên việt hóa nó thành khái niệm Bước 3: Các cặp làm việc theo hướng dẫn của GV. Bước 4: GV yêu cầu các cặp chuyển tráo bài của mình với bàn dưới để chấm chéo. Bước 5: GV lấy 1 phiếu học tập của 1 cặp, sử dụng máy chiếu vật thể và cùng học sinh chấm chữa. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự bùng nổ dân số (8 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới. - Giải thích được nguyên nhân của việc gia tăng dân số quá nhanh. - Đề xuất phương hướng giải quyết bùng nổ dân số. 2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, thảo luận 3. Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp nhằm hạn chế bùng nổ dân số Bước 1: GV giao nhiệm vụ. GV cho HS hoạt động theo cặp. Đọc thông tin SGK, kết hợp hiểu biết của bản thân. - Bùng nổ dân số xảy ra khi nào? - Hậu quả của bùng nổ dân số? - Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế bùng nổ dân số? ( HS có thể vẽ nhanh sơ đồ ra giấy) Bước 2: HS trả lời các câu hỏi của GV bằng cách xem những gợi ý sau: GỢI Ý 2: Hậu quả Bức hình Đặt tên GỢI Ý 1: Nguyên nhân GV gợi ý cho HS GỢI Ý 3: Giải pháp GV cho HS nghe bài hát “ Vì tương lai dân số VN” - Gạch chân những từ khóa nói về các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số? - Kể thêm những biện pháp khác mà em biết? Bước 3: GV gọi đại diện 1 cặp lên trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình. HS dựa vào sơ đồ vẽ trên giấy rồi vẽ nhanh sơ đồ tư duy của cặp mình lên bảng C. Hoạt động luyện tập/vận dụng (3 phút) 1. Mục tiêu: Hoàn thiện, bổ sung những kiến thức học sinh còn chưa nắm vững 2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Thảo luận nhóm - Kĩ thuật dạy học: Trò chơi địa lí 3. Hình thức tổ chức: hoạt động nhóm Các bước tiến hành: Bước 1: GV chia nhóm, đưa ra thể lệ trò chơi “ Mảnh ghép bí ẩn” GV chia lớp thành 2 nhóm, phát cho mỗi nhóm 4 mảnh ghép sau. Trong vòng 1 phút các đội thi xem đội nào ghép nhanh nhất. Sau khi ghép xong yêu cầu các đội đặt tên cho bức ảnh. Nêu cảm nghĩ nghĩ ngắn về bức hình trong 30 giây. Bước 2: HS tiến hành chơi Bước 3: GV giới thiệu về bức ảnh “ Kền kền chờ đợi” D. Hoạt động mở rộng - hướng dẫn học tự học 1. Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học, học sinh vận dụng để giải quyết một số bài tập và hoàn thành 1 số sản phẩm GV giao cho 2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, giao việc 3. Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm 4. Các bước tiến hành: Bước 1: GV nêu vấn đề cần nghiên cứu. Em có suy nghĩ gì khi xem 2 bức hình sau Bước 2: GV giao việc cho HS. GV chia lớp thành 4 nhóm Nhóm 1,3: Giả định em là 1 công dân của Ai Cập. Em hãy viết thư gửi đến chính phủ Ai Cập với tiêu đề “ Ước mơ chắp cánh” thể hiện mong muốn giảm thiểu mức sinh vì 1 thế hệ tươi sáng hơn. Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ nói về dân số. Nhóm 2,4: Vẽ tranh cổ động hưởng ứng ngày Dân số thế giới. Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ nói về dân số. Bước 3: Các nhóm nhận nhiệm vụ và báo cáo kết quả thực hiện cho GV. V. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_dia_ly_lop_7_bai_1_dan_so.docx