Giáo án môn Lịch sử 7 - Học kì II - Năm học 2009-2010

Giáo án môn Lịch sử 7 - Học kì II - Năm học 2009-2010

A. Mục tiêu:

1/. KT:

- Nhà nước phong kiến tập quyền Đại Việt phát triển hoàn chỉnh và đạt đến đỉnh cao ở thế kỷ XV về các mặt chính trị, pháp luật, kinh tế.

- Đầu thế kỷ XVI những biểu hiện suy yếu của nhà Lê ngày càng suy yếu rõ nét trên các mặt chính trị, xã hội, nguyên nhân và hậu quả của tình hình đó.

2/. KN:

- Vẽ lược đồ HĐ của nghĩa quân Trần Cảo.

Xác định các địa danh và trình bày diễn biến của các sự kiện lịch sử trên bản đồ.

3/. TT:

- Sự suy thoái của nhà nước phong kiến tập quyền dẫn đến mâu thuẫn xã hội sâu sắc và sự căm thù của các tầng lớp nhân dân làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.

- Bồi dưỡng HS ý thức bảo vệ đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ.

B. Phương tiện dạy học:

- Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỷ XVI.

 

doc 72 trang Trịnh Thu Thảo 28/05/2022 5100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 7 - Học kì II - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:
Dạy: 
Tiết 37 BÀI 19 CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN
(1418 - 1427)
A. Mục tiêu: 
1. KT: 
- Nắm được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ chỗ bị động đến chủ động tấn công giải phóng đất nước. 
-Nắm được những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa.
2. KN: 
Rèn luyện KN sử dụng bản đồ trong luyện tập tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học. 
3. TT: 
- Thấy được tinh thần hy sinh vượt qua gian khổ anh dũng bất khuất của nhân dân Lam Sơn. 
- Giáo dục HS lòng yêu nước tự hào, tự cường dân tộc. 
- Bồi dưỡng tinh thần quyết tâm vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên. 
B. Phương tiện dạy học: 
- Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn. 
C. Tiến trình dạy học: 
I. Ổn định lớp: 
II. Kiểm tra: 
Trình bày cuộc khởi nghĩa của nhà Hồ & Nguyên nhân thất bại? 
III. Bài mới:
Quân Minh đặt ách thống trị trên đất nước ta, nhân dân khắp nơi đứng lên khởi nghĩa chống quân Minh. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng lên mạnh mẽ, trước hết ở vùng miền núi Thanh Hóa. 
Phương pháp
Nội dung
HS đọc SGK
1/. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
GV:Giới thiệu bia Vĩnh Lăng,trên bia là những lời do Nguyễn Trãi soạn thảo ghi tiểu sử và sự nghiệp của Lê Lợi.
- Hãy cho biết vài nét về Lê Lợi?
 - Cho biết hiểu biết về Nguyễn Trãi?
- Vì sao các hào kiệt khắp nơi hưởng ứng ngày càng đông? 
- Lê lợi cùng bộ chỉ huy đã làm gì?và chọn nơi nào làm căn cứ? 
-Lê lợi là người yêu nước thương dân có uy tín lớn. 
-Nguyễn Trãi là người học rộng, tài cao,giàu lòng yêu nước.
-1416 Lê Lợi cùng bộ chỉ huy mở hội thề ở Lũng Nhai.
+ 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn,tự xưng là Bình Định Vương. 
GV:Trong thời kì đầu của cuộc khởi nghĩa,Nghĩa quân đã gặp những khó khăn gì? 
- Trước tình hình đó nghĩa quân đã làm gì? 
- Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hòa hoãn với quân Minh? 
- Nhận xét tình hình nghĩa quân những năm đầu HĐ? 
- HS thảo luận. 
- Luôn luôn trong thế bị động. 
2/. Những năm đầu HĐ của nghĩa quân Lam Sơn.
- 1418 nghĩa quân đã rút lên núi Chí Linh. 
- Quân Minh huy động lực lượng mạnh để bắt và giết Lê Lợi, Lê Lai cải trang làm Lê Lợi liều chết cứu chủ tướng.
- 1421, rút lên núi Chí Linh. 
- 1423, lê lợi hòa hoãn với quân Minh. 
- 1424, quân Minh trở mặt tấn công ta. 
IV. Củng cố: 
- Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418 - 1423? 
- Giai đoạn từ 1418 - 1423 nghĩa quân ở trong thế như thế nào?
V. Dặn dò: 
- Học bài, bài trập 34. 
Soạn: 
Dạy: 
Tiết 38 BÀI 19 CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN
(1418 - 1427) (Tiếp theo)
A. Mục tiêu : 
1.KT:
-Những nét chủ yếu về HĐ của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm cuối 1424-1425.
-Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn trong thời kì này từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ở miền tây Thanh Hoá tiến tới làm chủ một vùng rộng lớn ở miền Trung và bao vây được Đông Quan.
2.KN:
-Sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử.
-Nhận xét các sự kiện,nhân vật lịch sử tiêu biểu.
3.TT:
Giáo dục truyền thống yêu nước,tinh thần bất khuất kiên cường và lòng tự hào dân tộc.
B. Phương tiện dạy học: 
- Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn. 
- Lược đồ tiến quân ra Bắc. 
C. Thiết kế bài học: 
I. Ổn định lớp: 
II. Kiểm tra: 
Trình bày diễn biến giai đoạn 1418 - 1423? Tại sao quân Minh chấp nhận giảng hòa với Lê Lợi?
III. Bài mới:
Giai đoạn 1418 - 1423 nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, truy sát kẻ thù, để giải quyết khó khăn này bộ chỉ huy đã làm gì, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
Phương pháp
Nội dung
HS đọc phần 1.
GV:Tại sao Nguyễn Chích lại đề nghị chuyển quân vào Nghệ An?
GV:-Việc thực hiện kế hoạch đó đem lại kết quả gì?
-Nhận xét kế hoạch của Nguyễn Chích?
GV:Sau khi giải phóng Nghệ An, nghĩa quân tiếp tục giải phóng ở những nơi nào? Kết quả? 
HS đọc phần 2
HS đọc SGK, quan sát H.41, trình bày cuộc tấn công này?
GV:Nghĩa quân đánh nhiều trận lớn là do đâu?lấy dẫn chứng ?
1/. Giải phóng Nghệ An (1424)
-Nguyễn Chích đưa ra kế hoạch chuyển địa bàn vào Nghệ An.
-12-10-1424 hạ Thành Trà Lân,tập kích ải khả lưu.
-Giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa
2/. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (1425)
-Tháng 8/1425 Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy ở Nghệ An giải phóng Tân Bình,Thuận Hoá.
-Trong 10 tháng nghĩa quân Lam Sơn giải phóng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
3/. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi HĐ (cuối năm 1426)
-Tháng 09/1426, Lê Lợi chia làm 3 đạo quân tiến quân ra Bắc.
-Nhiệm vụ của 3 đạo đánh vào vùng địch chiếm đóng,cùng nhân dân bao vây đồn địch,giải phóng đất đai,thành lập chính quyền mới.
-Kết quả:Quân ta nhiều trận thắng lợi, địch cố thủ trong thành Đông Quan. 
IV. Củng cố-luyện tập
- Trình bày bằng lược đồ diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1424 – 1426?
- Nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong giai đoạn này của cuộc khởi nghĩa?
V. Dặn dò: Học bài, soạn bài. 
Soạn:
Dạy: 
Tiết 39 BÀI 19 CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN
(1418 - 1427) (Tiếp theo)
A. Mục tiêu: 
1.KT :
-Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của khởi nghĩa Lam Sơn: 
chiến thắng Tốt Động – Chúc Động và chiến thắng Chi Lăng –Xương Giang.
-Ý nghĩa của những sự kiện đó đối với việc kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn.
2.KN 
-Sử dụng lược đồ.
-Học diễn biến các trận đánh bằng lược đồ.
-Đánh giá các sự kiện có ý nghĩa quyết định một cuộc chiến tranh.
3.TT
-Giáo dục lòng yêu nước, tự hào về những chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta 
ở thế kỉ XV. 
B. Phương tiện dạy học: 
- Lược đồ trận Tốt Động - Chúc Động. 
- Lược đồ trận Chi Lăng - Xương Giang.
C. Tiến trình dạy học: 
I. Ổn định lớp: 
II. Kiểm tra: 
- Trình bày tóm tắt các chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối 1424 đến cuối 1425. 
- Trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi?
III. Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
HS quan sát H.42.
GV:Trình bày diễn biến tận Tốt Động - Chúc Động qua lược đồ? 
GV:Trận này có ý nghĩa như thế nào?
Sau thất bại ở Tốt Động - Chúc Động, quân Minh đã có kế hoạc gì? 
GV:Trước tình hình đó, bộ chỉ huy nghĩa quân đã làm gì? Vì sao ta lại tập trung tiêu diệt quân Liêu Thăng Trước?
Dựa vào lược đồ trình bày diễn biến trận Chi Lăng - Xương Giang?
HS:Quan sát lược đồ.
GV:Tại sao cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi? 
-Ngoài tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân, còn nguyên nhân nào làm cho cuộc khởi nghĩa thắng lợi. 
GV:Khởi nghĩa Lam Sơn có ý nghĩa gì? 
1/. Trận Tốt Động - Chúc Động 
(cuối năm 1426)
- 10/1426 Vương Thông cùng 5 vạn quân đến Đông Quan.
- Ta đặt phục binh ở Tốt Động - Chúc Động. 
- Tháng 11/1426, quân Minh tiến về Cao Bộ. 
- Quân ta từ mọi phía tấn công vào địch. 
- 5 vạn quân địch tử thương, Vương Thông chạy về Đông Quan.
2/. Trận Chi Lăng - Xương Giang 
(tháng 10/1427)
- 10/1427, 15 vạn quân minh từ Trung Quốc kéo vào nước ta. 
- Ta tập trung lực lượng tiêu diệt Liêu Thăng Trước.
- 8/10/1427 Liêu Thăng dẫn quân vào nước ta đã bị phục kích và bị giết ở ải Chi Lăng. 
- Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang liên tiếp bị p hục kích ở cầu Trạm Phố Cát.
- Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạch vội vã rút quân về nước.
- 10/12/1427, Lương Thông xin hòa mở hội thề Đông Quan, rút khỏi nước ta. 
3/. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử. 
* Nguyên nhân: 
- Cuộc khởi nghĩa được nhân dân khắp nơi ủng hộ.
- Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi. 
* Ý nghĩa: 
- Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh. 
- Mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước. 
IV. Củng cố - luyện tập: 
- Dựa vào lược đồ trình bày trận Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang. 
V. Dặn dò:
 Học bài, bài tập 2.3. 
Soạn: 
Dạy: 
Tiết 40 BÀI 20 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ
(1428 - 1527)
A. Mục tiêu: 
1. KT: 
- Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê, những điểm chính của Bộ Luật Hồng Đức. 
-So sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh có luật pháp để đảm bảo kỹ cương, trật tự xã hội.
 2. KN: 
- Phát triển khả năng đánh giá tình hình phát triển về chính trị, quân sự, pháp luật ở một thời kỳ lịch sử. 
3. TT: 
- Giáo dục cho HS niềm tự hào và thời thịnh trị của đất nước, có ý thức bảo vệ tổ quốc. 
B. Phương tiện dạy học: 
- Bảng phụ bộ máy chính quyền thời Lê sơ. 
- Tranh ảnh liên quan đến thời kỳ Lê sơ. 
C. Thiết kế bài học: 
I. Ổn định lớp: 
II. Kiểm tra: 
- Trình bày chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang và nêu ý nghĩa lịch sử. 
- Nuyên nhân thắng lợi của cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn?
III. Bài mới:
Sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi biên giới, Lê Lợi lên ngôi vua, nhà Lê bắt tay ngay vào việc tổ chức lại bộ máy chính quyền xây dựng quân đội, luật pháp nhằm ổn định tình hình xã hội phát triển kinh tế. 
Phương pháp
Nội dung
GV: Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được thể hiện như thế nào? 
- GV treo bảng phụ. 
- Đứng đầu là ai?
- Giúp việc cho vua có những bộ và cơ quan nào?
- Bộ máy chính quyền ở địa phương được chia như thế nào?
- So sánh tổ chức nhà nước thời Lê sơ với thời Trần. 
- HS thảo luận. 
- Nhà Lê tổ chức quân đội như thế nào?
- Nhà Lê quan tâm phát triển quân đội như thế nào? 
- HS đọc phần in nghiêng SGK. 
- Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích?
- Vì sao thời Lê sơ nhà nước quan tâm đến luật pháp?
- Nội dung chính của bộ luật? 
-Luật Hồng Đức có điểm gì tiến bộ? 
I. Tình hình chính trị, quân sự, pháp luật
1/. Tổ chức bộ máy chính quyền
 (bảng phụ)
-Bộ lai:giữ việc quân tước,bổ nhiệm chức vụ..
-Bộ hộ:trông coi việc ruộng đất,cống nạp..=> Hậu cần.
-Bộ lễ:giữ việc lễ nghĩa,trang phục 
-Bộ binh:quân sự..
-Bộhình:luật lệ,pháp luật..
-Bộcông:coi việc xây dựng,thổ mộc..
2/. Tổ chức quân đội
-Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”
-Quân đội có 2 bộ phận: Quân triều đình và quân ở các địa phương. 
3/. Luật pháp: 
- Lê Thánh Tông ban hành Luật Hồng Đức. 
- Nội dung: 
+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc. 
+ Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị. 
+ Bảo vệ người phụ nữ. 
IV. Củng cố - luyện tập: 
- Vẽ lại sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền 
- Nhận xét gì về Lê Thánh Tông. 
V. Dặn dò: Học bài. 
VUA
TRUNG ƯƠNG
Lại
Hộ
Lễ
Binh
Hình
Công
Vua trực tiếp chỉ đạo 6 bộ
 Tự
Viện hàn lâm
Quốc sử viện
Ngự sử đài
Các cơ quan giúp việc các bộ
Soạn: 
Dạy: 
Tiết 41 BÀI 20 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ
(1428 - 1527) (Tiếp theo)
A. Mục tiêu: 
1. KT: 
- Sau khi nhanh chóng khôi phục sản xuất thời Lê sơ nền kinh tế phát triển về mọi mặt. 
- Sự phân chia xã hội thành 2 giai cấp chính quyền: địa chủ phong kiến và nông dân. Đời sống các tầng lớp khác ổn định.
2. KN: 
- Bồi dưỡng khả năng phân tích tình hình kinh tế - xã hội theo các tiêu chí cụ thể để từ đó rút ra nhận xét chung. 
3. TT: 
- Giáo dục ý thức tự hào về thời kỳ thịnh trị của đất nước. 
B. Phương tiện dạy học: 
- Sơ đồ trống về giai cấp tầng lớp xã hội thời Lê sơ. 
- Tư liệu phản ánh sự phát triển kinh tế xã hội. 
C. Thiết kế bài học: 
I. Ổn định lớp: 
II. Kiểm tra: 
- Vẽ lại và giải thích bộ máy nhà nước thời Lê sơ?
III. Bài mới:
Song song với việc xây dựng và củng cố bộ máy của nhà nước nhà Lê có nhiều biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế, nền kinh tế và xã hội thời Lê sơ có gì mới? 
Phương pháp
Nội dung
GV:Để khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, nhà Lê đã làm gì? 
- Nhà Lê đã giải quyết vấn đề ruộng đất bằng cách nào? 
- Vì sao nhà Lê quan tâm đến đê điều? 
=> Nhận xét về những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp? 
GV:Ở nước ta thời kỳ đó có những ngành thủ công nào?
GV:Triều Lê đã có những biện pháp nào để phát triển buôn bán trong nước?
GV:Xã hội thời Lê có những giai cấp,tầng lớp nào?
-Quyền lợi và địa vị của các giai cấp,tầng lớp ra sao?
1/. Kinh tế: 
a. nông nghiệp: 
- Giải quyết ruộng đất. 
+Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng.
+Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê cũ.
+Đặt ra một số chức quan chuyên trách.
- Thực hiện phép quân điền.
- Khuyến khích sản xuất. 
b. Thủ Công nghiệp. 
-Các ngành thủ công truyền thống ở các làng xã: kéo tơ, dệt lụa, 
- Các phường thủ công ở Thăng Long: Phừơng Nghi Tàm, Yên Thái.. 
-Các công xưởng nhà nước quản lý (Cục bách tác) được quan tâm.
c. Thương nghiẹp
-Trong nước: chợ phát triển
-HĐ buôn bán với nước ngoài được duy trì chủ yếu ở một số cửa khẩu.
2/. Xã hội: 
Sơ đồ giai cấp tầng lớp trong xã hội. 
IV. Củng cố - luyện tập: 
- Tại sao nói thời Lê sơ là thời thịnh đạt?
- Vẽ sơ đồ các giai cấp, tầng lớp XH thời Lê sơ? 
V. Dặn dò: 
Học bài - soạn bài 20 ( III )
Soạn: 
Dạy: 
Tiết 42 BÀI 20 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ
(1428 - 1527) (Tiếp theo)
A. Mục tiêu: 
1. KT: 
- Chế độ giáo dục thi cử thời Lê sơ rất được coi trọng. 
- Những thành tựu tiêu biểu về văn học, khoa học nghệ thuật thời Lê sơ.
2. KN: 
Nhận xét những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục thời Lê sơ . 
3. TT: 
Giáo dục HS niềm tự hào về thành tựu văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ, ý thức giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống. 
B. Phương tiện dạy học: 
-Các ảnh và di tích lịch sử thời kỳ này. 
C. Thiết kế bài học: 
I. Ổn định lớp: 
II. Kiểm tra: 
- Nhà Lê đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế. 
- Xã hội thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? 
III. Bài mới:
Sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ổn định làm cho đất nước giàu mạnh, nhiều thành tựu văn hóa, khoa học được biết đến. 
Phương pháp
Nội dung
GV: Nhà nước quan tâm đến phát triển giáo dục như thế nào? 
- Vì sao thời Lê sơ hạn chế phật giáo đạo giáo, tôn sùng tôn giáo. 
- Giáo dục thời Lê sơ rất quy cũ chặt chẽ biểu hiện như thế nào?
- Để khuyến khích học tập và kén chọn nhân tài, nhà Lê có biện pháp gì? 
- HS quan sát H.45.
- Chế độ thi cử được tiến hành như thế nào? Kết quả? 
- Nhận xét gì về tình hình thi cử giáo dục thời Lê sơ?
- HS thảo luận rút ra kết luận. 
- Quy cũ chặt chẽ. 
- Đào tạo được nhiều quan lại trung thành, phát hiện nhiều nhân tài đóng góp cho đất nước. 
-GV:Những thành tựu nổi bật về văn học thời Lê sơ? Nêu một vài tác phẩm tiêu biểu? 
- Các tác phẩm văn học tập trung phản ánh nội dung gì ? 
GV: Thời Lê sơ có những thành tựu khoa học tiêu biểu nào? 
-Nhận xét về những thành tựu đó? 
GV: Những nét đặc sắc về nghệ thuật sân khấu? 
- Nghệ thuật điêu khắc có gì tiêu biểu? 
- Vì sao quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu trên? 
- HS thảo luận. 
1/. Tình hình giáo dục và khoa cử
-Dựng lại quốc tử giám, mở nhiều trường học.
-Nho giáo chiếm vị trí độc tôn. 
-Giáo dục thi cử chặt chẽ qua 3 kỳ (Hương - Hội - Đình) 
2/. Văn học, khoa học, nghệ thuật
a. Văn học: 
- Văn học chữ Hán được duy trì.
- Văn học chữ nôm rất phát triển. 
- Văn học có nội dung yêu nước sâu sắc,thể hiện niềm tự hào dân tộc,khí phách anh hùng.
b. Khoa học: 
+ Sử học:Đại việt sử kí toàn thư 
+ Địa lý học:dư địa chí
+ Y học:Bản thảo thực vật toát yếu.
+ Toán học:lập thành toán pháp. 
c. Nghệ thuật: 
-Nghệ thuật ca,múa,nhạc được phục hồi. 
-Nghệ thuật điêu khắc có phong cách đồ sộ kỹ thuật điêu luyện. 
IV. Củng cố - luyện tập: 
- Kể tên một số thành tựu văn hóa tiêu biểu. 
- Vì sao lại có những thành tựu đó ? 
V. Dặn dò: 
học bài, bài tập 43. 
Soạn: 
Dạy: 
Tiết 43 BÀI 20 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ
(1428 - 1527) (Tiếp theo)
A. Mục tiêu: 
1/. KT: 
- Hiểu biết sơ lược về cuộc đời và những cống hiến to lớn của một số danh nhân văn hóa, tiêu biểu là Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông đối với sự nghiệp của nước Đại Việt thể kỷ XV. 
2/. KN: 
- KN phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. 
3/. TT: 
- Tự hào và biết ơn những bậc danh nhân thời Lê sơ từ đó hình thành ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống văn học dân tộc. 
B. Phương tiện dạy học: 
Chân dung Nguyễn Trãi, sưu tầm câu chuyện dân gian về các danh nhân văn hóa. 
C. Thiết kế bài học: 
I. Ổn định lớp: 
II. Kiểm tra: 
- Giáo dục và thi cử thời Lê sơ có đặc điểm gì? 
- Nêu một số thành tựu văn hóa tiêu biểu. 
III. Bài mới:
Tất cả những thành tựu tiêu biểu về văn học, khoa học, nghệ thuật mà các em vừa nêu, một phần lớn phải kể đến công lao đóng góp của những danh nhân văn hóa.
Phương pháp
Nội dung
- Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi có vai trò như thế nào? 
- Sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ông có những đóng góp gì đối với đất nước? 
- Các tác phẩm của ông tập trung phản ánh nổi dung gì? 
- Qua nhận xét của Lê Thánh Tông, em hãy nêu những đóng góp của Nguyễn Trãi. 
- HS quan sát H.47
(Những nét hiền hòa đượm rõ ưu tư sâu lắng, vai tóc bạc phơ và đôi mắt tinh anh)
-Trình bày hiểu biết của em về Lê Thánh Tông? 
-Ông có những đóng góp gì cho việc phát triển kinh tế, văn hóa? 
-Kể những đóng góp của ông trong lĩnh vực văn học? 
-Hiểu viết của em về Ngô Sĩ Liên? Tên tuổi của Ngô Sĩ Liên còn để lại dấu ấn gì? 
-Hiểu biết gì về Lương Thế Vinh?Kể một vài mẩu chuyện nói về tài trí của ông? 
1/. Nguyễn Trãi (1380 - 1442)
-Là nhà chính trị quân sự đại tài anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. 
-Viết nhiều tác phẩm có giá trị:
+Văn học:Bình Ngô đại cáo 
+Sử học,địa lí học:Quân trung từ mệnh tập,Dư địa chí 
-Nội dung thể hiện tư tưởng nhân đạo,yêu nước thương dân. 
2/. Lê Thánh Tông (1442 - 1497)
-Quan tâm phát triển kinh tế phát triển nông nghiệp, công thương nghiệp, Đê Hồng Đưéc, Luật Hồng Đức. 
Phát triển giáo dục và văn hóa.
-Lập Hội tao đàn. 
-Nhiều tác phẩm văn học có giá trị gồm văn thơ chữ hán và chữ nôm. 
3/. Ngô Sĩ Liên (TK XV)
-Là nhà sử học nổi tiếng. 
-1442 đỗ tiến sĩ.
-Tác giả cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư”.
4/. Lương Thế Vinh (1442)
-Là nhà toán học nổi tiếng. 
-1463 đỗ trạng nguyên.
-Tác giả bộ “Đại thành toán pháp”,
Bộ “Hỉ phường phả lục”. 
IV. Củng cố: 
Đánh giá của em về một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thế kỷ XV.
Những danh nhân được nêu trong bài học đã có công lao gì đối với dân tộc. 
V. Dặn dò: 
Học bài, soạn bài 21, bài 2, 3. 
Soạn: 
Dạy: 
Tiết 44 BÀI 21 ÔN TẬP CHƯƠNG IV 
A. Mục tiêu: 
1/. KT: 
-Thấy được sự phát triển toàn diện của đất nước ta ở thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI. 
-So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa thời thịnh vượng nhất nhất với thời Lý - Trần. 
2/. KN: 
Hệ thống các thành tựu lịch sử của một thời đại. 
3/. TT: 
- Lòng tư hào, tự tôn dân tộc về một thời thịnh trị của phong kiến Đại Việt ở thế kỷ XV - đầu thế kỷ 
XVI. 
B. Phương tiện dạy học: 
- Lược đồ lãnh thổ Đại Việt thời Lê sơ. 
- Bảng phụ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lý - Trần và thời Lê sơ .
C. Thiết kế bài học: 
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra: 
- Những cống hiến của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp của nước. 
- Hiểu biết của em về Lê Thánh Tông. 
III. Bài mới:
Chúng ta đã học qua giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV - đầu hế kỷ XVI cần hệ thống hóa toàn bộ KT về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa nghệ thuật của thời kỳ được coi là thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam. 
Phương pháp
Nội dung
- GV treo bảng phụ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý - Trần và Lê sơ .
- Nhận xét sự giống và khác nhau của 2 tổ chức bộ máy nhà nước. 
- Triều đình?
- Đơn vị hành chính.
- Cách đào tạo, tuyển chọn, bổ dụng quan lại. 
- Nhà nước thời Lê sơ khác nhà nước thời Lý - Trần ở điểm gì? 
- Ở nước ta luật pháp có từ bao giờ? 
- Ý nghĩa của pháp luật? 
- Luật pháp của thời Lê sơ có điểm gì giống và khác luật pháp thời Lý - Trần? 
- Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý Trần? 
- Nông nghiệp? 
- Thủ công nghiệp?
- Thương nghiệp? 
- Vẽ sơ đồ các giai cấp tầng lớp xã hội thời Lý - Trần và thời Lê sơ? Nhận xét? 
HS:
+Thời Lý-Trần;tầng lớp vương hầu quý tộc đông đảo,nắm mọi quyền lực,tầng lớp nông nô,nô tì chiếm số đông trong xã hội.
+Thời Lê sơ:tầng lớp nô tì giảm dần về số lượng,tầng lớp địa chủ tư hữu rất phát triển.
- Giáo dục thi cửa thời Lê sơ đạt được những thành tựu nào? Khác gì thời Lý Trần?
-Văn học thời Lê sơ tập trung phản ánh nội dung gì?
-Nhận xét về những thành tựu khoa học,nghệ thuật thời Lê sơ? 
1/. Về mặt chính trị. 
Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh, chặt chẽ. 
2/. Luật pháp: 
- 1042, Luật Hình Thư. 
-Thời vua Lê Thánh Tông ban hành Luật Hồng Đức
=> Luật pháp ngày càng hoàn chỉnh, có nhiều điểm tiến bộ. 
3/. Kinh tế. 
a. Nông nghiệp: 
- Mở rộng diện tích đất trồng.
- Xây dựng đê điều. 
- Sự phân hóa ruộng đất chiếm hữu ngày càng sâu sắc.
b. Thủ công nghiệp. 
-Hình thành và phát triển các nghề thủ công truyền thống. 
-Thời Lê sơ có các phường, xưởng sản xuất (cục bách tác)
c. Thương nghiệp. 
-Chợ phát triển, 
-Thăng Long trở thành đô thị buôn bán sầm uất. 
4/. Xã hội: 
Phân chia giai cấp ngày càng sâu sắc
5/. Văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật: 
- Giáo dục được quan tâm phát triển.
- Văn học yêu nước. 
- Nhiều công trình khoa học, nghệ thuật có giá trị. 
IV. Củng cố - luyện tập: 
- Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học, sử học nổi tiếng. 
V. Dặn dò: 
Học bài. BT:1,2. 
Soạn: 
Dạy: 
Tiết 45 BÀI TẬP
(PHẦN CHƯƠNG IV)
A. Mục tiêu: 
1/. KT: 
-Thấy được sự phát triển toàn diện của đất nước ta ở thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI. 
-So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa thời thịnh vượng nhất nhất với thời Lý - Trần. 
2/. KN: 
Hệ thống các thành tựu lịch sử của một thời đại. 
3/. TT: 
- Lòng tư hào, tự tôn dân tộc về một thời thịnh trị của phong kiến Đại Việt ở thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI. 
B. Phương tiện dạy học: 
GV - HS, chuẩn bị bài tập ở nhà trang 104 SGK.
C. Tiến trình dạy học: 
I. Ổn định lớp: 
II. Kiểm tra: 
- Nêu tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa thời Lê sơ. 
III. Bài mới:
Bài tập 1:Đầu thế ki XV dân tộc ta đã có cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
A. Nhà Tống B. Mông-Nguyên
C. Nhà Minh D.Nhà Thanh
Bài Tập 2:Bài học rút ra từ cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh:
A. Đường lối đánh giặc là quan trọng nhất trong kháng chiến.
B. Sức dân là yếu tố quyết định thắng lợi.
C. Phải huy động được nhiều người tài giỏi mới có chiến thắng.
D.Lãnh đạo phải là người vừa có đức vừa có tài.
Bài tập 3:Hoàn chỉnh bảng thống kê cuộc khởi nghĩa Lam Sơn(1418-1427)
Các 
đặc điểm
Giai đoạn:1418-1423
Giai đoạn:1424-1426
Giai đoạn 1426-1427
Nhiệm vụ chủ yếu
-Xây dựng lực lượng
--------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------
Những chiến thắng lớn
---------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
--------------------------Chi Lăng, Xương Giang------------------
Bài tập 4:Cách tuyển chọn,bổ dụng quan lại thời Lê sơ:
A.Dựa vào con cháu,dòng dõi hoàng tộc.	B. Con quan mới được làm quan.
C. Phải qua học tập thi cử đỗ đạt.	D. Qua đấu võ nghệ tranh tài.
Bài tập 5:Đặc điểm khác nhau cơ bản về luật phát thời Lê sơ so với thời Lý Trần:
A. Khuyến khích sản xuất phát triển	
B.BaÛo vệ quyền tư hữu tài sản ruộng đất
C.Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị	
D.BaÛo vệ quyền lợi cho nhân dân, phụ nữ
Bài tập 6:Chọn Đ, S trong các nhận định sau:
Thời Lê sơ không còn chế độ lập điền trang
Tầng lớp nông nô, nô tì, địa chủ thời Lê ngày càng nhiều
Lực lượng nô tì thời Lê ít hơn so với thời Trần
Hồng Đức quốc âm thi tập được viết bằng chữ Hán
Thời Lê sơ, Nho giáo và Phật giáo đều phát triển
Thời Lê sơ, dưới triều Lê Thánh Tông tổ chức nhiều kỳ thi nhất
Bài tập 7:Công trình kiến trúc, điêu khắc đặc sằc thời Lê sơ:
A.Cung Thái thượng hoàng	B.Thành Tây Đô
C.Cung điện Lam Kinh	D.Chùa một cột
Bài tập 8: Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học, quân sư nổi tiếng thời Lý, Trần, Lê sơ:
Tên tác phẩm
Tác giả 
Thời Lý 
Thời Trần 
Thời Lê sơ 
Sông núi nước Nam
Lý Thường Kiệt
Bình Ngô Đại Cáo 
Hịch tướng sĩ 
Đại Việt sử ký 
Quốc âm thi tập
Binh thư yếu lược 
Hồng Đức quốc âm thi tập 
Đại Việt sử kí toàn thư
Bài tập 9: Chủ đề nổi bật nhất trong thơ văn của Lê Thánh Tông:
A.Tình thần yêu nước, tinh thần dân tộc	B.Tình nhân nghĩa
C.Ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước	D.Ca ngợi giai cấp phong kiến
Bài tập 10:Nối kết tên tác giả với tác phẩm cho đúng:
Ngô Sĩ Liên 	1.Đại Việt sử ký
Lương Thế Vinh 	2.Đại Việt sử ký toàn thư
Nguyễn Trãi 	3.Đại thành toán pháp
Lê Thánh Tông 	4.Lập thành toán pháp
Vũ Hựu 	5.Quốc âm thi tập
 	6.Hồng Đức quốc âm thi tập
 	7.Dư địa chí 
V. Dặn dò:
-Học bài,soạn bài 22
Soạn: 
Dạy: 
CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII
Tiết 46 BÀI 22 SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC
PHONG KIẾN TẬP QUYỀN (THẾ KỶ XVI - XVIII)
A. Mục tiêu: 
1/. KT: 
- Nhà nước phong kiến tập quyền Đại Việt phát triển hoàn chỉnh và đạt đến đỉnh cao ở thế kỷ XV về các mặt chính trị, pháp luật, kinh tế. 
- Đầu thế kỷ XVI những biểu hiện suy yếu của nhà Lê ngày càng suy yếu rõ nét trên các mặt chính trị, xã hội, nguyên nhân và hậu quả của tình hình đó. 
2/. KN: 
- Vẽ lược đồ HĐ của nghĩa quân Trần Cảo. 
Xác định các địa danh và trình bày diễn biến của các sự kiện lịch sử trên bản đồ. 
3/. TT: 
- Sự suy thoái của nhà nước phong kiến tập quyền dẫn đến mâu thuẫn xã hội sâu sắc và sự căm thù của các tầng lớp nhân dân làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa. 
- Bồi dưỡng HS ý thức bảo vệ đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ. 
B. Phương tiện dạy học: 
- Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỷ XVI. 
C. Thiết kế bài học: 
I. Ổn định lớp: 
II. Kiểm tra: 
III. Bài mới:
- Thế kỷ XV, nhà Lê sơ đạt được nhiều thành tựu nổi bật về mọi mặt. Do đó đáng được coi là thời kỳ thịnh trị của nhà nước phong kiến tập quyền nhưng từ thế kỷ XVI trở đi, nhà Lê dần dần suy yếu. 
Phương pháp
Nội dung
- Tình hình triều Lê thế kỷ XVI như thế nào? 
- Nguyên nhân nào dẫn đến việc nhà Lê suy yếu? 
- Sự thoái hóa của các tầng lớp thống trị khiến triều đình phong kiến phân hóa như thế nào? 
- Nhận xét gì về các vua Lê thế kỷ XVI so với vua Lê Thánh Tông?
- Sự suy yếu của triều đình nhà Lê dẫn đến hậu quả gì? 
- Vì sao đời sống nhân dân cực khổ?
- Thái độ của nhân dân đối với tầng lớp quan lại thống trị như thế nào?
- GV sử dụng lược đồ các khởi nghĩa? 
- Lưu ý cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo (1516) Đông Triều. 
- Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nông dân thế kỷ XVI? 
I. Tình hình chính trị, xã hội. 
1/. Triều đình nhà Lê. 
- Tầng lớp phong kiến thốn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_lich_su_7_hoc_ki_ii_nam_hoc_2009_2010.doc