Giáo án Ngữ Văn Khối 7 - Bài 5: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ (4 tiết) - Năm học 2014-2015

Giáo án Ngữ Văn Khối 7 - Bài 5: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ (4 tiết) - Năm học 2014-2015

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết về hiện tượng chuyển nghĩa của từ; hiểu nguyên nhân của hiện tượng này, biết tra từ điển để tìm hiểu nghĩa của từ gốc.

- Nhận biết được đặc điểm của lời văn tự sự, đoạn văn tự sự; biết vận dụng để biết được các câu văn tự sự.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập.

2. Học sinh: nghiên cứu nội dung bài học và trò chơi .

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

* Yêu cầu: Cả lớp đọc nhanh mục tiêu bài học trong sách hướng dẫn học

 

doc 6 trang bachkq715 3320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Khối 7 - Bài 5: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ (4 tiết) - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 2/10/2015
Bài 5 - HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ (4 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết về hiện tượng chuyển nghĩa của từ; hiểu nguyên nhân của hiện tượng này, biết tra từ điển để tìm hiểu nghĩa của từ gốc.
- Nhận biết được đặc điểm của lời văn tự sự, đoạn văn tự sự; biết vận dụng để biết được các câu văn tự sự.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập.
2. Học sinh: nghiên cứu nội dung bài học và trò chơi .
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
* Yêu cầu: Cả lớp đọc nhanh mục tiêu bài học trong sách hướng dẫn học
Thời gian thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
GHI CHÚ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
6A – Tiết 1
 ../ ./2015
6B – Tiết 1
 ../ ./2015
Ban văn nghệ:
Cho hát:
Nam – lời trao
Nữ - lời đáp
Ban học tập:
- Cá nhân HS đọc dữ liệu SGK/37 
- Trả lời câu hỏi vào vở
- Hai HS cùng trao đổi, lựa chọn sắp xếp theo yêu cầu 
- Đại diện cặp đôi trình bày kết quả
- Các cặp đội đại diện nhận xét – bổ xung.
- Mục đích: Biết xác định đúng loại quả trong lời bài hát “Quả” (nhạc và lời Xanh Xanh) đúng với nội dung giải thích về nghĩa.
- Phương thức hoạt động: 
HĐ cặp đôi
- Sản phẩm:
+ Bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành, bên trong có chứa hạt: quả khế; quả mít
+ Từ dung để chỉ những vật có hình giống như quả cây: quả trứng; quả pháo; quả bong; quả đất
- Giáo viên:
Nhận xét, tuyên dương các cặp đôi HĐ tích cực.
Bổ sung – khẳng định.
Dẫn dắt sang HĐ mới
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
6A – Tiết 2
 ../ ./2015
6B – Tiết 2
 ../ ./2015
6A – Tiết 3
 ../ ./2015
6B – Tiết 3
 ../ ./2015
- Cá nhân HS đọc dữ liệu 1.a SGK/38
- Trả lời câu hỏi vào vở
- Cá nhân trình bày kết quả
- Cá nhân nhận xét – bổ xung.
- Cá nhân HS đọc dữ liệu 1.a SGK/38
- Trả lời câu hỏi vào vở
- Cặp đôi trao đổi, đại diện trình bày kết quả
- Đại diện cặp đôi nhận xét – bổ xung.
- Cá nhân HS đọc dữ liệu 1.a SGK/38
- Trả lời câu hỏi vào vở
- Các nhóm trao đổi, đại diện trình bày kết quả
- Đại diện các nhóm nhận xét – bổ xung.
- Mục đích 1: Hiểu được từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. (40 phút)
- Phương thức hoạt động:
HĐ chung cả lớp; HĐ cặp đôi; HĐ nhóm
- Sản phẩm:
a. * Từ có đặc điểm gì?
- Từ -> một hay nhiều nghĩa.
- Từ nhiều nghĩa:
+ x/h từ đầu (cơ sở) ->Nghĩa gốc
+ các nghĩa còn lại -> Nghĩa chuyển 
*(1) Nối đúng nghĩa của từ mắt?
a -> 2 ; b -> 3; c -> 1
* (2) Tra từ điển – xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ mắt?
a -> nghĩa gốc
b, c - > nghĩa chuyển
* (3) Mối liên hệ giữa các nghĩa của từ mắt?
Các nghĩa này hình thành trên cơ sở nghĩa gốc, muốn hiểu được nghĩa này phải hiểu được nghĩa gốc.
*Theo em nguyên nhân nào tạo nên những từ nhiều nghĩa trên?
Do sự thay đổi ý nghĩa của từ -> tạo ra các từ nhiều nghĩa (trong từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc, nghĩa chuyển).
* (4) Tìm thêm từ nhiều nghĩa?
* Cho ví dụ?
Ví dụ: Compa, kiềng, xe đạp, xe máy, toán học -> 1 nghĩa
Ví dụ: "Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân".
-> 2 nghĩa 
+ Xuân 1: Mùa bắt đầu một năm.
+ Xuân 2: Tuổi trẻ, sự tươi đẹp.
=>Trong câu, từ thường được dùng với 1 nghĩa. Trong 1 số trường hợp có thể hiểu đồng thời cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
Bác Hùng đang dùng cưa cưa gỗ.
+ cưa 1: Đồ vật bằng kim loại, có răng, dùng để cắt các SV khác.
+ cưa 2: hoạt động dùng cưa để cắt các đồ vật.
b. Tìm 1 số từ chỉ bộ phận cơ thể con người dùng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển? (20 phút)
+ Mũi: Mũi kéo; Mũi tầu
+ Đầu: Đầu làng (Ngoài cùng); Đầu hàng (Trên cùng); Đầu bảng (Đầu tiên); Đầu đàn, đầu đảng (bộ phận, người quan trọng nhất); Đầu óc ( Bộ phận cơ thể người, chứa não) 
+ Tay: Tay ghế, tay vịn cầu thang (Bộ phận dùng để bám); Tay súng, tay vợt (Khả năng vượt trội, đặc biệt); Tay nghề (Khả năng, trình độ nghề nghiệp)
c. Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động.
- Sơn cửa, cưa gỗ, muối dưa, cày ruộng, bừa đất.
Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị.
- Bó rau, cuộn giấy, nắm cơm, cân thịt.
 ..
- Cá nhân HS đọc dữ liệu SGK/39 
- Trả lời câu hỏi vào vở 
- Các nhóm trao đổi, đại diện trình bày kết quả
- Các nhóm trưởng điều hành hoạt động nhóm.
- Đại diện các nhóm nhận xét – bổ xung.
- Cá nhân HS đọc dữ liệu 1.a SGK/40
- Trả lời câu hỏi vào vở
- Cặp đôi trao đổi, đại diện trình bày kết quả
- Đại diện cặp đôi nhận xét – bổ xung.
Đọc thầm lại 3 đoạn văn trong truyện STTT
- Cặp đôi trao đổi, đại diện trình bày kết quả (Nêu ý chính của mỗi đoạn; Xác định câu trong đoạn biểu đạt ý chính (câu chủ đề).
- Mục đích 2: Hiểu được lời văn, đoạn văn tự sự. (25 phút)
- Phương thức hoạt động: HĐ nhóm
- Sản phẩm:
a * Văn tự sự ? 
Đoạn (2) là đoạn văn tự sự.
-> giới thiệu về nhân vật
-> kể lại sự việc.
b. 
- Đoạn 1: Giới thiệu 2 nhân vật: Vua Hùng, Mị Nương
 ..
 ..
- Đoạn 2: 
+ Giới thiệu 2 nhân vật: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
+ Đoạn văn dùng các động từ, tính từ: Đến sau, nổi giận, hô, gọi, dâng cuồn cuộn, ngập, nổi lềnh bềnh.
+ Thứ tự kể: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả do hành động, việc làm của nhân vật mang lại.
+ Kết quả -> cuộc giao tranh dữ dội, long trời lở đất.
=> Họ được giới thiệu qua: Tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, tài năng.
c. Đặc điểm của lời văn tự sự (45 phút)
(1) - Văn tự sự? -> kể người, kể việc
+ Khi kể người cần giới thiệu: tên họ, lai lịch, hình dáng, quan hệ, tính tình, tài năng và ý nghĩa nhân vật.
+ Khi kể việc cần: Kể hành động, việc làm, diễn biến, kết quả sự đổi thay do hành động ấy đem lại.
(2)
- Ý chính của mỗi đoạn?
 Đ1: Vua Hùng kén rể.
 Đ2: Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn (Câu1)
 Đ3: Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh (Câu 2) 
-> Lý giải gọi câu chủ đề? Mỗi đoạn văn có thể có từ hai câu trở lên, nhưng chỉ diễn đạt một ý chính thể hiện ở một câu chủ đề (một ý định, một sự việc, một hành động).
- Các câu khác diễn đạt các ý phụ dẫn đến ý chính hoặc giải thích làm cho ý chính nổi lên. Các câu trong đoạn không rời rạc mà phải kết hợp chặt chẽ với nhau để làm nổi bật chủ đề. 
- Ý phụ và ý chính? Có mối quan hệ chặt chẽ với câu chủ đề, diễn đạt các ý phụ dẫn đến ý chính, giải thích làm cho ý chính nổi lên (hoặc tiếp nối hoạt động, hoặc nêu kết quả hoạt động).
- GV:
+ Quan sát, tiếp nhận hỗ trợ, báo cáo và đánh giá.
+ Chốt kiến thức (nếu cần)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
6A – Tiết 4
 ../ ./2015
6B – Tiết 4
 ../ ./2015
- Cá nhân HS đọc dữ liệu SGK/40 
- Trả lời câu hỏi vào vở 
- Các nhóm trao đổi, đại diện trình bày kết quả
- Các nhóm trưởng điều hành hoạt động nhóm.
- Đại diện các nhóm nhận xét – bổ xung.
Cá nhân học sinh tự viết – trình bày – nhận xét – bổ xung.
- Mục đích: Biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập 
- Phương thức hoạt động: HĐ nhóm
- Sản phẩm:
1. a (30 phút)
(1) -> Khẩn trương lo .muốn.
(2) -> Động vật di chuyển nhanh.
(3) (4) -> Vật di chuyển .mặt
b. 
(1) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: 
cái khoan - khoan giếng
cái sàng - sàng gạo
cái cuốc - cuốc đất ...
(2) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị:
 gánh củi - hai gánh củi
 bó lúa lại - ba bó lúa
c. Tìm từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển sang chỉ bộ phận cơ thể người?
+ Lá (Bộ phận cây có tác dụng quang hợp) -> Lá phổi, lá gan.
+ Quả: quả tim , quả thận
+Hoa: (Bộ phận sinh sản của cây) -> Hoa tay.
- Giáo viên:
+ các nhóm trưởng điều hành hoạt động nhóm.
+ Quan sát, tiếp nhận hỗ trợ, báo cáo và đánh giá.
+ Chốt kiến thức (nếu cần)
2. Viết đoạn văn (15 phút)
- Mục đích: viết đúng thể loại văn tự sự, đảm bảo theo đúng yêu cầu (45 phút)
- Phương thức hoạt động: HĐ cá nhân
- Sản phẩm: Tùy thuộc vào các bài viết của học sinh.
- Giáo viên: 
Gọi 3 -5 học sinh trình bày, nhận xét, sửa lỗi, bổ sung
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
1. Bụng -> Ăn cho ấm bụng.
2. Bài thơ "Những cái chân" Từ "chân" được dùng với nghĩa chuyển.
E. TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Mục đích: củng cố kiến thức 
- Phương thức hoạt động: về nhà làm .
- Sản phẩm: làm đầy đủ bài tâp vào vở
- GV: Giao nhiệm vụ - kiểm tra
Bài học rút kinh nghiệm 
 . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_khoi_7_bai_5_hien_tuong_chuyen_nghia_cua_tu.doc