Giáo án Ngữ Văn Khối 7 - Tiết 17: Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt)
1. Tác giả.
Tương truyền của Lí Thường Kiệt (chưa rõ tác giả).
2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh ra đời: năm 1077,trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống xâm lược đời Lí ( thế kỉ XI )
b) Thể thơ:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Khối 7 - Tiết 17: Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn bản: SÔNG NÚI NƯỚC NAM. ( Lí Thường Kiệt ).I. Tìm hiểu chung.1. Tác giả.Tương truyền của Lí Thường Kiệt (chưa rõ tác giả).2. Tác phẩm:Hoàn cảnh ra đời: năm 1077,trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống xâm lược đời Lí ( thế kỉ XI )b) Thể thơ: 3/ Kết cấu- bố cục.Cấu trúc của một bài thơ tứ tuyệt: gồm 4 phần ( Khai- Thừa- Chuyển- Hợp ). Thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật + Viết bằng chữ Hán ( theo luật thơ Đường ) + Gồm 4 câu , mỗi câu 7 chữ ( tiếng ). Hai câu cuối - Nội dung : 2 phần Hai câu cuối II. Đọc – hiểu văn bản.Phiên âm Hán –Việt:Nam quốc sơn hà Nam đế cưTiệt nhiên định phận tại thiên thưNhư hà nghịch lỗ lai xâm phạmNhữ đẳng hành khan thủ bại hư.Bản dịch nghĩa : Sông núi nước Nam, vua nước Nam ởGiới phận đó đã được định rõ ở sách trờiCớ sao kẻ thù lại dám đến xâm phạmChúng mày nhất định sẽ nhìn thấy việc chuốc lấy bại vong.Bản dịch thơ:Sông núi nước Nam vua Nam ởVằng vặc sách trời chia xứ sởGiặc dữ cớ sao phạm đến đâyChúng mày nhất định phải tan vỡ.II. Đọc – hiểu văn bản.1/ Hai câu đầu:Nam quốc sơn hà Nam đế cưTiệt nhiên định phận tại thiên thư ( Sông núi nước Nam vua Nam ởVằng vặc sách trời chia xứ sở )Giọng thơ: hùng hồn, rắn chắc, trang trọng và đầy tự hàoCâu 1: Nam quốc sơn hà Nam đế cư ( Sông núi nước Nam vua Nam ở )“Nam quốc” = “ Bắc quốc” thể hiện chủ quyền ( nước Nam ) ( nươc Trung Hoa) độc lập của nước taII. Đọc – hiểu văn bản. “ Nam đế” = “ Bắc đế” ( vua Nam ) ( vua Bắc ) Tự hào, tự tôn dân tộc Khẳng định nước ta bình đẳng và độc lập tuyệt đối với phương Bắc Câu 2: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư ( Vằng vặc sách trời chia xứ sở )“tiệt nhiên” : rõ rệt, rành rành ( như được cắt ra )“định phận”: là định phần, phần nào ra phần nấy.“thiên thư”: sách trời ( ý nói tạo hoá ). Thái độ tự tin, chắc chắn của người nói. Việc chủ quyền của nước Nam đã được sách trời ghi lại rành rành (Chân lí về chủ quyền độc lập ) + Khẳng định chủ quyền đất nước; quyền độc lập, Nội dung: bình đẳng của dân tộc ta. + Niềm tự hào, tự tôn dân tộc; thái độ hiên ngang, kiêu hãnh. II. Đọc – hiểu văn bản.2/ Hai câu sau:Như hà nghịch lỗ lai xâm phạmNhữ đẳng hành khan thủ bại hư.(Giặc dữ cớ sao phạm đến đâyChúng mày nhất định phải tan vỡ. ) Giọng điệu: vừa thách thức vừa quả quyết Câu 3: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm( Giặc dữ cớ sao phạm đây )Chỉ ra tội trạng của kẻ thù:+ “nghịch”: phản lại ý trời, không tuân theo sự sắp xếp của tạo hóa.+ “ lỗ”: lũ mọi rợ ( tác giả gọi chúng một cách khinh bỉ ).+ “ lai xâm phạm”: đến xâm lược để thỏa lòng tham khôn cùng chứ không phải vì những mục đích tốt đẹp. Thái độ căm phẫn, tức giận, ngạc nhiên.Câu 4: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. ( Chúng mày nhất định phải tan vỡ )+ Lời cảnh báo, đe dọa, thách thức, khẳng định sự thất bại thảm hại của lũ giặc nếu chúng cố tình xâm lược nước ta.+ Khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược. + Vạch trần tội trạng của kẻ thù. Nội dung + Khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổIII. Tổng kết.1/ Nghệ thuật:Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật, từ ngữ cô động, hàm súc.Kết hợp nghị luận và biểu cảm.Giọng thơ dõng dạc, đanh thép, trang trọng, hào hùng.1/ Nội dung: Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. IV. Hướng dẫn học ở nhà.Học thuộc lòng bài thơ ( phiên âm và dịch thơ ).Học thuộc ghi nhớ ( sgk/ 65 ).Tìm 2 bản tuyên ngôn độc lập của nước ta .- Chuẩn bị tiếp theo : Phò giá về kinh.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_khoi_7_tiet_17_song_nui_nuoc_nam_ly_thuong_k.pptx