Giáo án Sinh học 8 - Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Trình bày và giải thích được cơ chế của hiện tượng thụ tinh và hình thành hợp tử,
Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt là gì?
2. Kỹ năng:
*KNS: KN thu thập và sử lý thông tin khi đọc SGK và quan sát tranh để tìm hiểu đặc điểm quá trình thụ tinh và thụ thai và sự phát triển bào thai.
Tự tin trình bày ý kiến trước lớp, trước nhóm.
3. Thái độ:
- Có ý thức đúng đắn về quan hệ vị thành niên.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh phóng to hình 62.1 - 3 SGK.
Máy tính, điện thoại thông minh
III. Phương pháp. Trực quan, đàm thoại và hoạt động nhóm, trình bày 1’
IV.Tổ chức dạy - học.
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
Giáo viên tổ chức trò chơi ‘Ai nhanh hơn’
Tinh hoàn và buống trứng có chức năng gì?
1. Khởi động:1’
Để hình thành và phát triển thành em bé cần những điều kiện gì?
HS dự đoán.sự kết hợp giữa TB trứng tinh trùng ( thụ tinh), thụ thai, phát triển bào thai, đk kinh tế .
GV ghi góc bảng
Tiết: THỤ TINH, THỤ THAI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Trình bày và giải thích được cơ chế của hiện tượng thụ tinh và hình thành hợp tử, Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt là gì? 2. Kỹ năng: *KNS: KN thu thập và sử lý thông tin khi đọc SGK và quan sát tranh để tìm hiểu đặc điểm quá trình thụ tinh và thụ thai và sự phát triển bào thai. Tự tin trình bày ý kiến trước lớp, trước nhóm. 3. Thái độ: - Có ý thức đúng đắn về quan hệ vị thành niên. II. Đồ dùng dạy học: Tranh phóng to hình 62.1 - 3 SGK. Máy tính, điện thoại thông minh III. Phương pháp. Trực quan, đàm thoại và hoạt động nhóm, trình bày 1’ IV.Tổ chức dạy - học. 1. Ổn định tổ chức: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ Giáo viên tổ chức trò chơi ‘Ai nhanh hơn’ Tinh hoàn và buống trứng có chức năng gì? 1. Khởi động:1’ Để hình thành và phát triển thành em bé cần những điều kiện gì? HS dự đoán.sự kết hợp giữa TB trứng tinh trùng ( thụ tinh), thụ thai, phát triển bào thai, đk kinh tế . GV ghi góc bảng GV đặt vấn đề vào bài 3. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG GV - HS NỘI DUNG Hoạt động 1.(12’)Phân biệt qua trình thụ thai và thụ tinh. GV chiếu hình 31.3 SGK học sinh quan sát hình và ghi nhớ các thông tin trên hình + HS sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính trang thư viện điện tử của nhà trường tại địa chỉ => bài giảng điện tử xem vi deo sự thụ tinh và thụ thai (5’) hoặc học sinh có thể tìm hiểu thêm thông tin trên google và yêu cầu HS quan sát để trả lời các câu hỏi. HĐ cá nhân: Thụ tinh là gì? Xảy ra ở đâu ? Thụ thai là gì ? Xảy ra ở đâu ? Đại diện HS báo cáo và chia sẻ. + Trứng gặp tinh trùng để tạo thành hợp tử. + Điều kiện thụ tinh: trứng và tinh trùng gặp nhau thường xảy ra ở 1/3 phía ngoài trong ống dẫn trứng. Gv lưu lần + Hợp tử sẽ di chuyển theo ống dẫn trứng => tử cung làm tổ và phát triển thành thai. GV chuẩn KT. Phân biệt giữa thụ tinh và thụ thai. Điều kiện xảy ra hiện tượng thụ thinh và thụ thai. HS trình bày chia sẻ Thụ tinh chỉ xảy khi trứng gặp tinh trùng. Thụ thai chỉ xảy ra khi trứng thụ tinh (hợp tử) bám và làm tổ ở tử cung và phát triển thành thai. GV giới thiệu: Hợp tử chỉ bám và làm tổ ở tử cung khi tử cung dày, trơn, không sẹo, không bị chấm động mạnh... Tại sao ở những người trẻ tuổi đặc biệt là ở tuổi vị thành niên nếu nao hút thai thường để lại hậu quả gì? Vì sao. Không có khả năng sinh con vì khi nao hút thai làm cho thành tử cung mỏng đi, hoặc trong khi nao hút thai không đảm bảo an toàn để lại sẹo trong thành tử cung. GD HS không quan hệ tinh dục trong độ tuổi vị thanh niên => không sảy ra hậu không có con. Học sinh sử dụng điện thoại hoặc máy tính tra trên google tìm hiểu một số hình ảnh thụ tinh ngoài tử cung và hậu quả của chửa ngoại dạ con. Đại diện nhóm HS báo cáo chia sẻ trực tiếp qua kênh thông tin mà các em vừa tìm được (2-3 nhóm học sinh báo cáo (nếu còn thời gian) GV lưu ý một số hậu quả của việc chửa ngoại dạ con đặc biệt đối với trả vị thành niên. Hoạt động 2.(11’)Tìm hiểu sự phát triển của thai GV chiếu 31.4 và giới thiệu sơ lược hình và hướng HS chú ý đến cụm từ hợp tử, sự phân chia, phôi đường đi của mũi tên. HĐ cặp đôi Mô tả quá trình phát triển phôi qua sơ đồ mũi tên. HS sau khi hoàn thiện cá nhân tự đổi chéo kiếm tra theo quản điểm của mình Đại diện HS báo trên máy chiếu H và chia sẻ Các nhóm khác nhận xét và bổ sung -> đánh giá GV đánh giá và chuẩn KT cho HS ghi. Sự phát triển của bào thai phụ thuộc vào những yếu tố nào? + Thai được nuôi dưỡng nhờ nhau thai và phụ thuộc vào sức khoẻ của mẹ. + Sức khoẻ của thai, sự phát triển của thai phụ thuộc vào sức khoẻ của mẹ ( Cũng như khi cho con bú) người mẹ cần bồi dưỡng để đảm bảo chất dinh dưỡng cho thai phát triển tốt và chú ý không nên dùng các chất kích thích ảnh hưởng thai. GV cho HS đối chiếu lại với dự kiến ban đầu và khắc sâu kiến thức. + Gv chuẩn KT. Hoạt động 3.(10’)Giải thích hiện tượng kinh nguyệt và ngày an toàn Nêu những hiểu biết của em về hiện tượng kinh nguyệt? Đại diện HS báo cáo, HS khác nhận xét và bổ sung. GV thay đổi Hình SGK bằng hình SGK cũ vì SGK mới sự tiêu biến của thể vàng và sự bong ra của mạch máu không rõ. GV chiếu H 31.5 và giới thiệu mối quan hệ sự phát triển trứng và lớp niêm mạc của thành tử cung. GV chuẩn KT KN kinh nguyệt HS nhác lại KN => ghi bảng. GV giới thiệu Hiện tượng kinh nguyệt xảy ra lần đầu tiên đánh dấu con gái bước vào tuổi dạy thì và có khả năng sinh con. GV chiếu hình an toàn Nêu những hiểu biết của em về hình chu kỳ sinh nguyệt? GV giới thiệu ngày an toan và ngày không an toàn. ( GV lưu ý chỉ đúng khi chu kỳ kinh nguyệt đảm bảm đúng 28 ngày hoặc 32 ngày) Hiện tượng kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, khi bị hành kinh (kinh nguyệt) làm cho cơ thể mất đi một lượng máu của cơ thể. Các bạn nữ khi có hiện tượng như vậy hoặc bất thường nên chia sẻ với mẹ và bạn cùng trang lứa để biết cách xử lý. Dạy học kết nối. Kết nối với bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung phó trưởng khoa sản – Bệnh viên đa khoa tỉnh Lào Cai qua zalo. Học sinh được chia sẻ trao đổi trực tiếp bác sỹ chuyên khoa sản về những nội dung: Khi bị kinh nguyệt các bạn nữ cần lưu ý những vấn đề gì? Các phòng tránh mang thai ngoài ý muốn. Cách phòng trách xâm hại tình dục. + Tình huống một học sinh Nữ A có quan tính dục với học sinh nam B, một thời gian sau không thấy có kinh. Nếu em là bạn của HS nữ đó thì em sẽ xử lý như thế nào? + Nếu trứng được thụ tinh thì hiện tượng trên không xảy ra . Do vậy nếu thấy tắt kinh thì có thể đã có thai (trong trường hợp có quan hệ tình dục). Số lượng hồng cầu tăng hay giảm khi ở cuối kỳ kinh nguyệt? Giải đáp: Khi bị kinh nguyệt các bạn nữ cần lưu ý những vấn đề gì? + Vệ sinh cá nhân ít nhất 3 lần/ ngày, đi lại, làm việc nhẹ nhàng, đặc biệt không đi bơi + Không quan hệ trong thời gian có kinh nguyệt vì lúc này niêm mạc tử cung bị tổn thương khả năng nhiễm bệnh và lây truyền bệnh cao. Tình huống một học sinh Nữ A có quan tính dục với học sinh nam B, một thời gian sau không thấy có kinh. Nếu em là bạn của HS nữ đó thì em sẽ xử lý như thế nào? Phân tích với bạn có thể là + do rối loạn nội tiết => chậm kinh + Do đã có thai ngoài ý muốn Nêu chia sẻ việc này với mẹ, mẹ sẽ giúp bạn, không nên tự ý, không may sẽ để lại hậu quả khó lường trước. GV thông báo : Nếu trứng được thụ tinh thì hiện tượng trên không xảy ra . Do vậy nếu thấy tắt kinh thì có thể đã có thai (trong trường hợp có quan hệ tình dục). Theo em số lượng hồng cầu tăng hay giảm khi ở cuối kỳ kinh nguyệt? Giảm do cơ thể bị mất máu. Qua tiết học, HS trao đổi trực tiếp với bác sỹ chuyên khoa sản các em được hiểu biết và biết cách phòng các bệnh đặc biệt các em nữ sẽ trong tranh mang thai ngoài ý muốn, phòng tránh bị xâm hại tình dục. 1. Phân biệt qua trình thụ thai và thụ tinh. - Sự thụ tinh: + Trứng gặp tinh trùng tạo thành hợp tử thường xảy ra ở 1/3 phía ngoài trong ống dẫn trứng. - Sự thụ thai. + Hợp tử di chuyển xuống tử cung để làm tổ và phát triển thành bào thai. 2. Sự phát triển của thai Hợp tử phân chia => phôi dâu => phôi nang, phôi nang làm tổ ở trong tử cung => thai. 3. Hiện tượng kinh nguyệt và ngày an toàn. - Xảy ra theo chu kỳ từ 28 đến 32 ngày. - Kinh nguyệt là hiện tượng trứng không được thụ tinh, sau 14 ngày, lớp niêm mạc tử cung bong, thoát ra ngoài cùng với máu và dịch nhầy. 4. Củng cố - KT.2’ - Mục tiêu bài học. 5. Dặn dò – BT . 2’ * Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết” . * Bài mới: Nêu và giải thích được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hoá gia đình. Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai , từ đó xác định được các nguyên tắc tránh thai. Nêu những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_8_thu_tinh_thu_thai_va_phat_trien_cua_thai.doc