Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 18: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 18: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2020-2021

Câu 1: Đỉa thuộc ngành?

A. Giun tròn. B. Giun dẹp. C. Giun đốt. D. Động vật nguyên sinh.

Câu 2. Động vật nào sau đây sống trong đất ẩm?

A. Giun đất. B. Đỉa. C. Rươi. D. Giun đỏ.

Câu 3. Giun đũa thường sống kí sinh ở bộ phận nào trong ống tiêu hoá của người?

A. Ruột già. B. Ruột non. C. Dạ dày. D. Gan.

Câu 4: Thân loại sinh vật nào sau đây có hang trăm đốt sán, mỗi đốt sán đều mang một cơ quan sinh dục lưỡng tính?

A. Sán lá gan. B. Sán dây. C. Sán lá máu. D. Sán bã trầu.

Câu 5. Hiện tượng bện nhân đau bụng đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi là triệu chứng

A. bệnh táo bón. B. bệnh sốt rét. C. bệnh kiết lị. D. bệnh dạ dày.

Câu 6. Để phòng tránh bệnh kiết lị cần làm gì?

A. Ăn uống hợp vệ sinh. B. Mắc màn khi đi ngủ. C. Diệt bọ gậy. D. Uống nhiều nước.

 Câu 7. Động vật nào dưới đây thuộc ngành Giun tròn?

A. Giun kim. B. Giun đỏ. C. Đỉa. D. Giun đất.

Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu thành ngữ sau:

“ Còn duyên con .còn đeo

Hết duyên con nằm queo bờ vùng”

A. đỉa B. chỉ C. rươi D. cá

Câu 9: Loài giun nào được Đác-Uyn nói là “ Chiếc cày sống” cày đất trước con người rất lâu và cày đất mãi mãi?

A. Rươi. B. Giun đất. B. Giun đỏ. C. Vắt.

 

doc 3 trang bachkq715 7470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 18: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 18: KIỂM TRA 1 TIẾT SINH HỌC 7 (năm học 2020-2021)
1. Ma trận đề:
Chủ đề
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Mở đầu
2tiết
Câu 1 (1đ)
10 % tổng điểm = 1điểm
100 % = 1 điểm
2. Ngành ĐVNS
(5tiết)
Câu 5,6
Câu 2 (2.5đ)
30 % tổng điểm = 3điểm
17 % = 0.5 điểm
83 % = 2.5 điểm
3. Ngành ruột khoang
(3 tiết)
Câu3(2đ)
20 % tổng điểm = 2điểm
100 % = 2 điểm
4. Các ngành giun 
( 7 tiết)
Câu 1,2,3,4
Câu 7,9,10,11
Câu 12,8
Câu4 
40 % tổng điểm = 4 điểm
25% = 1điểm
25% = 1điểm
12,5% = 0.5điểm
37,5% = 1.5điểm
Tổng
30 % tổng bài kiểm tra = 3 điểm
40 % tổng bài kiểm tra = 4điểm
20% tổng bài kiểm tra =2điểm
10 % tổng bài kiểm tra = 1điểm
2. Đề:
Phần I ( 3điểm ): Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1: Đỉa thuộc ngành?
A. Giun tròn.	 B. Giun dẹp.	C. Giun đốt.	D. Động vật nguyên sinh.
Câu 2. Động vật nào sau đây sống trong đất ẩm?
A. Giun đất.	 B. Đỉa.	C. Rươi. D. Giun đỏ.
Câu 3. Giun đũa thường sống kí sinh ở bộ phận nào trong ống tiêu hoá của người?
A. Ruột già.	B. Ruột non.	C. Dạ dày. D. Gan.
Câu 4: Thân loại sinh vật nào sau đây có hang trăm đốt sán, mỗi đốt sán đều mang một cơ quan sinh dục lưỡng tính?
A. Sán lá gan.	B. Sán dây.	C. Sán lá máu.	D. Sán bã trầu. 
Câu 5. Hiện tượng bện nhân đau bụng đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi là triệu chứng 
A. bệnh táo bón.	B. bệnh sốt rét.	C. bệnh kiết lị.	D. bệnh dạ dày.
Câu 6. Để phòng tránh bệnh kiết lị cần làm gì?
A. Ăn uống hợp vệ sinh.	B. Mắc màn khi đi ngủ.	C. Diệt bọ gậy. D. Uống nhiều nước.
 Câu 7. Động vật nào dưới đây thuộc ngành Giun tròn?
A. Giun kim.	B. Giun đỏ.	 C. Đỉa. 	 D. Giun đất.
Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu thành ngữ sau: 
“ Còn duyên con ..còn đeo
Hết duyên con nằm queo bờ vùng”
A. đỉa	B. chỉ	C. rươi	D. cá
Câu 9: Loài giun nào được Đác-Uyn nói là “ Chiếc cày sống” cày đất trước con người rất lâu và cày đất mãi mãi? 
A. Rươi.	B. Giun đất.	 	B. Giun đỏ.	C. Vắt. 
Câu 10. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về tỉ lệ mắc giun đũa ở nước ta còn ở mức cao?
A. Nhà tiêu, hố xí chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán.
B. Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa khiến ruồi, muỗi phát triển làm phát tán bệnh giun.	
C. Ý thức vệ sinh cộng đồng còn thấp..	D. Thường xuyên mắc màn khi đi ngủ. 
Câu 11. Loài giun dẹp nào dưới đây sống kí sinh trong máu người?
A. Sán bã trầu.	B. Sán lá máu.	B. Sán lá gan.	C. Sán dây. 
Câu 12. Vì sao khi mưa to giun đất thường chui lên khỏi mặt đất?
A. Vì giun đất hô hấp qua da, khi trời mưa to, nước ngập cơ thê giun nên làm giun ngạt thở.
B. Vì giun đất hô hấp qua mang, khi trời mưa to, nước ngập cơ thê giun nên làm giun ngạt thở.	
C. Vì giun đói.	D. Cả ba ý trên. 
Phần II ( 7điểm ):Tự luận
Câu 1. Các em rất tự hào khi biết rằng nước ta là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi, có đa dạng sinh học cao, có nhiều động vật quý và hiếm. Vậy chúng ta cần làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú?. (1đ)
Câu 2. (2.5 điểm) 
 Cho các loài động vật sau: trùng roi, trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng giày.
a. Các loài động vật trên được xếp vào ngành động vật nào?
b. Vì sao chúng lại được xếp vào ngành đó? 
c. Kể tên 2 loài động vật nguyên sinh sống kí sinh gây hại cho con người và cách truyền bệnh?
Câu 3. Cấu tạo ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi tự do có đặc điểm gì chung? (2đ) 
Câu 4. Các loài giun sán thường kí sinh ở những bộ phận nào trong cơ thể người và động vật. Em đã làm gì để phòng bệnh giun sán kí sinh cho bản thân và gia đình? (1.5đ)
3. Đáp án:
Phần I ( 3điểm ): Trắc nghiệm khách quan.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ/A
C
A
B
B
C
A
A
A
B
D
AB
A
Phần II ( 7điểm ):Tự luận
Câu
Nội dung
Điểm
1
Để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú, cần:
+ Bảo vệ môi trường sống của chúng (rừng, biển, ao, hồ )
+ Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
1đ
2
Câu 1: 
a. Các loài động vật sau: trùng roi, trùng kiết lị, trùng sốt ret, trùng giày được xếp vào ngành Động vật nguyên sinh.
b. Chúng lại được xếp vào ngành Động vật nguyên sinh là do chúng có nhiều đặc điểm chung: ( nêu được 2 ý chính 1đ)
- Tất cả chúng đều có kích thước hiển vi.
- Cơ thể của chúng chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng của cơ thể sống.
- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.
- Đều có cách dinh dưỡng là dị dưỡng.
c. Tên 2 loài động vật nguyên sinh sống kí sinh gây hại cho con người và cách truyền bệnh:
+ Trùng kiết lị, bào xác chúng qua con đường tiêu hoá và gây bệnh ở ruột người..
+ Trùng sốt rét, qua muỗi Anophen truyền vào máu.
0,5đ
1đ
1đ
3
Cấu tạo ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi tự do có đặc điểm chung:
+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn.
+ Ruột dạng túi.
+ Thành cơ thể có 2 lớp tế bào
+ Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai.
2đ
4
a. Các loài giun sán thường kí sinh ở những bộ phận giàu chất dinh dưỡng trong cơ thể người và động vật như ở ruột non, gan, cơ, mạch bạch huyết để hút chất dinh dưỡng của vật chủ.
HS nêu được 4 ý đúng phòng bệnh giun sán kí sinh cho bản thân và gia đình được 1 điểm.
- Giữ vệ sinh môi trường luôn sạch sẽ.
- Vệ sinh cá nhân.
- Vệ sinh ăn uống.
- Tẩy giun định kì 6 tháng 1 lần.
- Có ý thức diệt trừ ruồi nhặng
- Chọn chỗ tắm sạch sẽ để tránh mắc bệnh sán lá máu.
- Không đi chân đất ở những nơi bị ô nhiễm.
-Tuyên truyền vệ sinh- an toàn thực phẩm, không ăn thịt lợn, bò gạo.
(HS nêu được 4 ý cơ bản từ 1→4 cho 1đ
0.5đ
1đ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_18_kiem_tra_1_tiet_nam_hoc_2020.doc