Giáo án thao giảng môn Tin học Lớp 7 - Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Bé Trang

Giáo án thao giảng môn Tin học Lớp 7 - Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Bé Trang

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

- Kiến thức: Giúp HS nắm được:

- Cách sử dụng công thức để tính toán, cách nhập công thức.

- Sự giống nhau và khác nhau giữa dữ liệu trong ô tính so với dữ liệu trong hộp tên và trên thanh công thức.

- Kỹ năng:

+ Có kĩ năng sử dụng công thức để tính toán và cách nhập công thức vào 1 ô.

- Thái độ:

+ Ham thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thẩn và có tinh thần làm việc trong nhóm.

+ Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính.

+ Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

 - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự học và sáng tạo

 - Năng lực chuyên biệt:

+ Sử dụng công thức để tính toán và cách nhập công thức vào 1 ô.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Chuẩn bị của Gv:

- ĐDDH: Giáo án, SGK, bảng phụ, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của HS:

- Dụng cụ học tập cần thiết: vở ghi, sgk

- Nội dung: chuẩn bị bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)

Mục tiêu: Giúp học sinh gợi nhớ kiến thức về toán học, tạo ấn tượng ban đầu cho tiết học sôi động, không gây nhàm chán

Phương pháp: thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, vấn đáp, thuyết trình.

 

docx 5 trang sontrang 4871
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án thao giảng môn Tin học Lớp 7 - Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Bé Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG MÔN TIN HỌC
Tiết PPCT: 13
Ngày soạn: 20/10/2020
Môn: Tin học 7
Ngày giảng: 21/10/2020
Tên: Nguyễn Thị Bé Trang
Lớp: 7.1	
BÀI 3. THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH (T1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 
- Kiến thức: Giúp HS nắm được: 
- Cách sử dụng công thức để tính toán, cách nhập công thức.
- Sự giống nhau và khác nhau giữa dữ liệu trong ô tính so với dữ liệu trong hộp tên và trên thanh công thức.
- Kỹ năng: 
+ Có kĩ năng sử dụng công thức để tính toán và cách nhập công thức vào 1 ô.
- Thái độ: 
+ Ham thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thẩn và có tinh thần làm việc trong nhóm.
+ Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính.
+ Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: 
	- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự học và sáng tạo 
	- Năng lực chuyên biệt: 
+ Sử dụng công thức để tính toán và cách nhập công thức vào 1 ô.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Chuẩn bị của Gv:
- ĐDDH: Giáo án, SGK, bảng phụ, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS:
- Dụng cụ học tập cần thiết: vở ghi, sgk
- Nội dung: chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)
Mục tiêu: Giúp học sinh gợi nhớ kiến thức về toán học, tạo ấn tượng ban đầu cho tiết học sôi động, không gây nhàm chán 
3/ 2 3 + 22 =
Phương pháp: thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, vấn đáp, thuyết trình.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV yêu cầu học sinh quan sát bảng chi phí thường xuyên hàng tháng:
? GV yêu cầu Hs nêu cách tính tổng chi phí trong bảng chi phí thường xuyên hàng tháng
GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học mới
HS thảo luận và trả lời cách tính tổng chi phí thường xuyên hàng tháng
THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25’) 
Mục tiêu: - Hiểu được cách sử dụng công thức để tính toán trong chương trình bảng tính Excel
- Biết được cách nhập công thức để tính toán
Phương pháp: thảo luận nhóm, vấn đáp, thuyết trình, thực hành cá nhân.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
1/ Sử dụng công thức để tính toán (15’)
- Trong toán học ta thường có các biểu thức toán như:
	1. 5+2-4;	
	2. (3x54);
	3. 34+(25:3)
? Em hãy cho biết chúng ta sử dụng những phép toán nào để thực hiện tính toán.
- Yêu cầu học sinh quan sát các kí hiệu phép toán tương ứng trong toán học
? Tương ứng các phép toán trong toán học, viết các phép toán trong bảng tính. 
- GV nhận xét và phân tích thêm
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập ví dụ 1 
Ví dụ 1. Chuyển các biểu thức toán học sang biểu thức trong Excel:
a. ( 3 – 2 ) x 6 - 22 
b. 15 x 6 – (3+2):2
c. (30 - 6):22 + 100
- Yêu cầu các nhóm hoàn thành ví dụ 2 trong phiếu học tập thời gian 2 phút:
Tính giá trị biểu thức sau trong bảng tính:
A = (18+3) / 7 +( 4-2) * 3^2
- GV nhận xét kết quả và tuyên dương
? Nêu thứ tự ưu tiên các phép toán trong toán học.
- GV nhận xét và giải thích thêm
- Với chương trình bảng tính chỉ được sử dụng dấu ngoặc đơn ( ) trong các công thức, không sử dụng dấu ngoặc vuông [ ], hay dấu ngoặc nhọn { }.
- Lắng nghe
- Trả lời (cộng, trừ, nhân chia, phép nhân lũy thừa, phép tính phần trăm ).
- HS quan sát
- HS thảo luận lên bảng viết các phép toán tương ứng
- Ghi nhớ nội dung
- Thảo luận nhóm 
a. ( 3 – 2 ) x 6 - 22 
=> ( 3 – 2 ) * 6 – 2^2
b. 15 x 6 – (3+2):2
=> 15 * 6 – (3+2) / 2
c. (30 - 6):22 + 100
=> (30 - 6)/2^2+ 100
Hoàn thành ví dụ 2:
A = (18 + 3)/ 7 + (4 - 2)*3^2
= 21/ 7 + 2*3^2
= 3 + 2*9
= 3 + 18
=21
- Suy nghĩ và trả lời
- HS chú ý lắng nghe và ghi bài vào vở.
- Hs ghi nhớ kiến thức
1. Sử dung công thức để tính toán.
+	: Phép cộng.
- 	: Phép trừ.
*	: phép nhân.
/ 	: phép chia.
%	: Phần trăm.
^ 	: Luỹ thừa.
Ví dụ 1. Chuyển các biểu thức toán học sang biểu thức trong Excel:
a. ( 3 – 2 ) x 6 - 22 
=> ( 3 – 2 ) * 6 – 2^2
b. 15 x 6 – (3+2):2
=> 15 * 6 – (3+2) / 2
c. (30 - 6):22 + 100
=> (30 - 6)/2^2+ 100
Ví dụ 2. Tính giá trị của biểu thức sau trong bảng tính: 
A = (18 + 3)/ 7 + (4 - 2)*3^2
= 21/ 7 + 2*3^2
= 3 + 2*9
= 3 + 18
=21
* Thứ tự ưu tiên thực hiện các phép toán:
1. Các phép toán trong dấu ngoặc đơn ( ) trước.
2. Các phép nâng lên lũy thừa.
3. Nhân chia trước, cộng trừ sau.
4. Các phép toán có cùng mức độ thì ta thực hiện từ trái sang phải.
2/ Nhập công thức (10’)
- Yêu cầu HS quan sát hình bàn phím và GV chỉ ra dấu của các phép toán trên bàn phím đó?
- GV thực hiện các bước nhập công thức trên máy tính
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm về bước để nhập công thức vào một ô trên trang tính?
- GV kiểm tra kết quả và nhận xét
- Hãy quan sát 2 ô tính và cho biết sự khác nhau giữa 2 ô tính?
- GV kết luận và phân tích thêm
- Quan sát và ghi nhớ
- Hs quan sát và ghi nhớ các bước nhập
- Thảo luận và trả lời
- Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức và ghi bài
- Quan sát và trả lời
2. Nhập công thức
* Gồm 4 bước:
B1. Chọn ô cần nhập công thức.
B2. Gõ dấu “=”
B3. Nhập công thức.
B4. Nhấn Enter hoặc nháy chuột vào nút ü để kết thúc.
- Khi ta chọn một ô tính, nội dung hiển thị trên thanh công thức khác nội dung hiển thị trong ô được chọn thì đó là dữ liệu công thức, ngược lại là dữ liệu cố định.
3. HOẠT ĐỘNG 3 – LUYỆN TẬP - Thời gian: (3’)
Mục tiêu: Giúp học sinh tổng kết bài học 
Phương pháp: Thảo luận nhóm, hoặc từng cá nhân động não rút ra nội dung bài học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu HS lên máy tính thực hiện việc nhập công thức: 
(5 + 7) / 2 tại ô B2 ?
GV nhận xét và tuyên dương
- 1 Hs thực hiện trên máy tính, các HS còn lại quan sát
Thực hành
4. HOẠT ĐỘNG 4 - VẬN DỤNG (6’) 
Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.
Phương pháp: Thảo luận nhóm lớn, làm việc tập thể hoặc cá nhân. Động não, sáng tạo, tư duy logic.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV yêu cầu học sinh giải một số câu hỏi trăc nghiệm thông qua trò chơi khỉ ăn chuối:
1/ Sắp xếp theo đúng thứ tự các bước nhập công thức vào ô tính.
A. Nhấn Enter 	C. Gõ dấu =
B. Nhập công thức 	D. Chọn ô tính
 C, D, B, A
 D, C, B, A
2/ Khi gõ công thức vào một ô, kí tự đầu tiên phải là:
A. Dấu ngoặc đơn
B. Dấu bằng
3/ Giả sử cần tính tổng giá trị của các ô B2 và E4, sau đó nhân với giá trị trong ô C2. Công thức nào trong số các công thức sau đây là đúng
=(E4+B2)*C2 
=(E4+B2)C2
4/ Ở một ô tính có công thức sau: =((E5+F7)/C2)*A1 với E5 = 2, F7 = 8 , C2 = 2, A1 = 20 thì kết quả trong ô tính đó sẽ là:
A. 100 B. 200
GV nhận xét và tuyên dương hs trả lời tốt
HS thảo luận và trả lời các câu hỏi trong trò chơi:
1/ D, C, B, A
2/ B. Dấu bằng
3/ =(E4+B2)*C2 
4/ A. 100 
Hs lắng nghe và ghi nhớ kiến thức
Tham gia trò chơi khỉ ăn chuối
5. HỌAT ĐỘNG 5- TÌM TÒI MỞ RỘNG - VỀ NHÀ (6’)
Mục tiêu: Giúp học sinh biết tìm tòi, mở rộng kiến thức kĩ năng.
Phương pháp: Hoạt động cá nhân, vấn đáp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV yêu cầu tìm hiểu khả năng tự động cập nhập kết quả tính toán theo công thức:
Khi tính toán bằng công thức với các dữ liệu đã được nhập vào các ô tính, một khi các dữ liệu đó thay đổi, kết quả tính toán sẽ được cập nhập ngay mà không cần thực hiện lại việc tính toán.
Hướng dẫn về nhà: 
- Học thuộc bài cũ.
- Luyện tập thực hiện thao tác nhập công thức.
- Làm bài tập 1, 2 SGK (trang 28).
- Xem trước mục 3 “Sử dụng địa chỉ trong công thức”.
Hs chú ý lắng nghe và ghi nhớ kiến thức
Khả năng tự động cập nhập kết quả tính toán theo công thức
+	
* RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_thao_giang_mon_tin_hoc_lop_7_bai_3_thuc_hien_tinh_to.docx