Giáo án thao giảng Ngữ văn 7 - Chơi chữ - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Hương

Giáo án thao giảng Ngữ văn 7 - Chơi chữ - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Hương

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Giúp hs hiểu

- Khái niệm chơi chữ.

- Các lối chơi chữ.

- Tác dụng của phép chơi chữ.

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng

- Nhận biết phép chơi chữ.

- Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh

 - Có ý thức tự sửa chữa bài một cách nghiêm túc.

4. Năng lực:

 - Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp Tiếng Việt, tạo lập văn bản.

II. CHUẨN BỊ:

 1. GV: Lập KHDH, tìm hiểu bài, bảng phụ

 2. HS: Học bài cũ, đọc trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Thế nào là điệp ngữ? Các dạng điệp ngữ? Lấy ví dụ minh họa.

3. Bài mới:

* Họat động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trực quan.

- Thời gian: 3 phút

 HS đọc câu văn. Xác định biện pháp tu từ?

 GV dẫn vào bài: Trong cuộc sống, đôi lúc để tăng sắc thái dí dỏm, hài hước hoặc để tăng thêm phần hấp dẫn, thú vị người ta dùng lối chơi chữ. Vậy, chơi chữ không phải là công việc của văn chương mà còn mang lại điều thú vị trong cuộc sống hằng ngày. Như vậy chơi chữ là gì? Để giúp các em hiểu thế nào là chơi chữ và cách vận dụng nó trong đời sống, chúng ta cùng nhau tìm hiểu phép Chơi chữ.

 

docx 6 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 3550
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án thao giảng Ngữ văn 7 - Chơi chữ - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN PHÚ
 &œ
Giáo án
Thao giảng
 NGỮ VĂN 7 
Nguyễn Hương
 Năm học 2021 – 2022
Ngày soạn: 10/12/2021 Ngày giảng: 15/12/2021
CHƠI CHỮ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu
- Khái niệm chơi chữ. 
- Các lối chơi chữ. 
- Tác dụng của phép chơi chữ.
2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng
- Nhận biết phép chơi chữ.
- Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh
	- Có ý thức tự sửa chữa bài một cách nghiêm túc. 
4. Năng lực: 
	- Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp Tiếng Việt, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
	1. GV: Lập KHDH, tìm hiểu bài, bảng phụ
	2. HS: Học bài cũ, đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	? Thế nào là điệp ngữ? Các dạng điệp ngữ? Lấy ví dụ minh họa.
3. Bài mới:
* Họat động 1: Khởi động 
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. 
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trực quan.
- Thời gian: 3 phút
	HS đọc câu văn. Xác định biện pháp tu từ?
 GV dẫn vào bài: Trong cuộc sống, đôi lúc để tăng sắc thái dí dỏm, hài hước hoặc để tăng thêm phần hấp dẫn, thú vị người ta dùng lối chơi chữ. Vậy, chơi chữ không phải là công việc của văn chương mà còn mang lại điều thú vị trong cuộc sống hằng ngày. Như vậy chơi chữ là gì? Để giúp các em hiểu thế nào là chơi chữ và cách vận dụng nó trong đời sống, chúng ta cùng nhau tìm hiểu phép Chơi chữ.
	*Điều chỉnh, bổ sung: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức bài học
- Mục tiêu 1: HS nắm được khái niệm chơi chữ, các lối chơi chữ thường gặp.
- Mục tiêu 2: HS nắm được khái niệm chơi chữ, các lối chơi chữ thường gặp.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, giải thích, thuyết trình, thảo luận nhóm, thực hành, quy nạp; kĩ thuật động não.
- Thời gian: 25 phút.
* GV cho học sinh trình bày bài đã chuẩn bị trước theo nhóm bằng phiếu học tập trên padlet
- Cho các nhóm nhận xét
- GV chốt kiến thức
* Nội dung phiếu bài tập: Trong bài ca dao có mấy từ lợi ? (3 từ).
Em hãy giải thích nghĩa của từ “lợi” ở dòng thơ thứ 2?
- Lợi (1): ích lợi, lợi lộc.
Từ “lợi” ở dòng thơ thứ 4 có nghĩa là gì? 
- Lợi (2, 3): Một bộ phận trong khoang miệng
Hai từ “lợi” này có gì giống và khác nhau? Chúng là từ đồng âm hay là từ đồng nghĩa?
Khi đọc đến câu 3 thì em hiểu lời của thầy bói như thế nào? Và khi đọc đến câu 4, em có hiểu như thế nữa không? Vì sao?
* GV giải thích và chốt kiến thức: Ở đây bà già hỏi chuyện lợi lộc, thầy bói chiều theo ý bà mà trả lời bằng cách cố ý dùng từ lợi nhưng theo 1 nghĩa khác, không liên quan gì với từ lợi trước. Hai từ đồng âm này đã tạo nên chất hài hước cho bài ca dao. Tiếng cười bật ra sau khi hiểu được hàm ý của tác giả dân gian: Bà đã già rồi, lấy chồng làm gì nữa. Đồng thời phê phán thói tham lam của con người.
Ở ví dụ trên có sử dụng lối chơi chữ (nằm ở từ “lợi) với những nghĩa như ta đã phân tích, vậy em hiểu thế nào là chơi chữ ?
* Học sinh đọc ghi nhớ: Sgk 
GV: Chuyển ý sang phần 2:
Có nhiều cách sử dụng lối chơi chữ - một trong những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc thường thấy trong khá nhiều lĩnh vực đời sống hay trong các tác phẩm nghệ thuật văn thơ... Vậy để nắm bắt và hiểu rõ hơn về các lối chơi chữ thì chúng ta chuyển sang phần 2 và cùng làm bài thảo luận để hoàn thành phiếu bài tập (Gv trình chiếu phiếu bài tập cho HS hoạt động nhóm)
* GV cho hs thảo luận để tìm ra các lối chơi chữ. Lấy thêm ví dụ ngoài sgk và phân tích.
VD1: Từ ranh tướng ở ví dụ 1 gần âm với từ nào?
Ranh (Tướng) Ranh con
Danh (Tướng) Giỏi, nổi tiếng 
à Hàm ý mỉa mai, giễu cợt tên chỉ huy quân sự Pháp => Dùng lối nói trại âm (gần âm)
VD2: Ở ví dụ 2 các tiếng trong 2 câu thơ của Tú Mỡ có phần nào giống nhau?
à Lặp liên tiếp phụ âm “M”
Lối chơi chữ nào được dùng ở VD này?
VD3: Nhận xét về lối chơi chữ được sử dụng ở ví dụ 3?
Cá đối Cối đá
Mèo cái Mái kèo
àDùng lối nói lái 
VD4: Từ sầu riêng ở ví dụ 4 nên hiểu là gì ? Ngoài nghĩa đó ra còn nghĩa nào khác?
- Là loại cây ăn quả ở Nam Bộ, quả có gai trông như mít; Chỉ trạng thái tình cảm buồn, trái với vui chung.
Lối chơi chữ nào được dùng ở VD này?
Ta thường gặp những lối chơi chữ nào ?
Học sinh đọc ghi nhớ 2 phần 1
GV chuyển ý nhỏ để lưu ý học sinh về việc sử dụng chơi chữ ở những lĩnh vực nào.
Chơi chữ thường được sử dụng ở đâu?
VD minh họa: Câu đố.
1. Trên trời rơi xuống mau co. Đố là cái gì?
-> Mo cau => Nói lái.
2. Mình thon thả, dáng trang đài.
Hễ thấy lưng trai thì hôn tới tấp.
Đố là cái gì?
Cái gậy dùng để xử kẻ phạm tội nơi công đường trong xã hội phong kiến xưa.
=> Chơi chữ đồng nghĩa, gần nghĩa hàm ý ẩn dụ. “thon thả, trang đài, hôn”
- Đi tu phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được thịt cầy thì không.
=> Chơi chữ đồng nghĩa. Chó = cầy -> đều chỉ loài chó. (con vật quen thuộc trong gia đình).
- Con ruồi đậu mâm xôi đậu.
=> Chơi chữ đồng âm: đậu 1 -> động từ; đậu 2 -> danh từ.
I. Thế nào là chơi chữ?
1. Ví dụ: (Sgk/tr163).
- Lợi (1): ích lợi, lợi lộc.
- Lợi (2, 3): Một bộ phận trong khoang miệng.
- Giống nhau về âm thanh, nhưng nghĩa lại khác xa nhau => loại từ đông âm.
2. Ghi nhớ 1: Sgk/tr 164.
II. Các lối chơi chữ:
1. Ví dụ: 
VD1: 
Ranh (Tướng) Ranh con
Danh (Tướng) Giỏi, nổi tiếng 
=> Dùng lối nói trại âm (gần âm)
VD2: 
Phụ âm M được lặp lại liên tiếp.
=> Dùng cách điệp âm.
VD3:
Cá đối Cối đá
Mèo cái Mái kèo
=> Dùng lối nói lái.
VD4:
Sầu riêng >< Vui chung
=> Dùng từ trái nghĩa.
2. Ghi nhớ 2: (Sgk/tr165).
3. Lưu ý:
Chơi chữ được sử dụng trong:
Cuộc sống hằng ngày
Văn học: Thơ văn nghệ thuật, đặc biệt là thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố.
Hoạt động 3: Lyện tập
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
- Phương pháp: Khái quát hoá, hệ thống hoá.
- Thời gian: 5 phút. 
Bài tập 1. GV yêu cầu HS đọc, xác định yêu cầu. 
- Gv hướng dẫn, bổ sung.
- Rắn (loài rắn) – Rắn (cứng đầu, khó bảo).
- Liu điu (rắn nhỏ), rắn (rắn thường), hổ lửa (rắn có nọc độc), mai gầm (cạp nong, rắn độc), lằn (rắn thằn lằn), trâu (rắn hổ trâu), hổ mang (rắn độc).
Bài tập 2. GV yêu cầu HS đọc, xác định yêu cầu.
GV hướng dẫn HS giải bài tập.
Tìm những từ có nghĩa gần gũi với “thịt”?
Tìm những từ gần nghĩa với từ “nứa”?
GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập 3. Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo 
1. Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
 (Hồ Xuân Hương – Khóc Tổng Cóc)
à Cách chơi chữ: Sử dụng từ đồng âm và từ gần nghĩa: Cóc, bén, (nhái bén), nòng nọc, chuộc (châu chuộc), chàng (chẫu chàng) đều là họ hàng của cóc, ếch, nhái. 
2. Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần
 (Nguyễn Du)
à Cách chơi chữ dùng từ gần âm: tài - tai.
3. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
(Bà Huyện Thanh Quan)
à Cách chơi chữ dùng từ đồng âm.
4. Con cò lửa nằm giữa cửa lò.
 (Ca dao)
à Cách chơi chữ dùng lối nói lái: cò lửa → cửa lò.
Bài tập 4. GV yêu cầu HS đọc, xác định yêu cầu.
- Nghĩa bóng của thành ngữ Hán Việt “Khổ tận cam lai”: hết khổ sở đến lúc sung sướng (khổ: đắng; tận: hết; cam: ngọt; lai: đến).
III. Luyện tập:
Bài 1: 
=> Lối nói đồng nghĩa, gần nghĩa, đồng âm
Chỉ loài rắn nhưng ngầm nói về việc học của tác giả => tạo cách hiểu thú vị.
Bài 2: Các tiếng chỉ các sự vật gần gũi nhau:
- Thịt, mỡ, giò, nem, chả: Thuộc nhóm thức ăn liên quan đến chất liệu thịt. 
-> Chơi chữ dùng từ gần nghĩa, từ đồng âm.
- Nứa, tre, trúc, hóp: Thuộc nhóm từ chỉ cây cối, thuộc họ tre.
-> Từ đồng âm, từ gần nghĩa.
=> Thể hiện sự đánh tráo khái niệm dí dỏm, liên tưởng thú vị.
Bài 3: 
Bài 4: 
Bác dùng lối chơi chữ:
- Từ đồng âm: quả cam – cam lai.
- Từ trái nghĩa: khổ tận > < cam lai.
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
- Phương pháp: Khái quát hoá, hệ thống hoá.
- Thời gian: 1’
GV hướng dẫn HS về nhà viết một đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng lối chơi chữ.
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: Học sinh sưu tầm được một số tư liệu liên quan đến nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại
- Thời gian: 2 phút
Sưu tầm các VB có sử dụng BPTT chơi chữ và phân tích tác dụng.
4. Củng cố: 
- Em hiểu thế nào là chơi chữ ?
- Hãy nêu các lối chơi chữ chúng ta thường gặp?
GV hệ thống lại toàn bài.
5. Hướng dẫn học sinh tự học: 
- Học bài cũ. (Viết đoạn văn ngắn trong đó sử dụng BPTT chơi chữ).
- Đọc trước bài mới: Chuẩn mực sử dụng từ (166/SGK)
- Ôn tập kiểm tra học kì I (Ôn tập lại toàn bộ kiến thức để chuẩn bị kiểm tra cuối kì)
******************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_thao_giang_ngu_van_7_choi_chu_nam_hoc_2021_2022_nguy.docx
  • pptx46. Chơi chữ.pptx
  • mp4BÚP BÊ BẰNG BÔNG - Bé Bảo Ngọc hát siêu cute NGHE LÀ GHIỀN - Nhạc Thiếu Nhi Hay Nhất (online-video-c.mp4