Giáo án Tin học 7 - Chủ đề: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính - Năm học 2021-2022

Giáo án Tin học 7 - Chủ đề: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính - Năm học 2021-2022

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a. Kiến thức:

+ Bảng tính và các thành phần chính trên trang tính

+ Các kiểu dữ liệu trên trang tính và cách chọn các đối tượng trên trang tính

b./ Kĩ năng:

+ Có kỹ năng kích hoạt trang tính chính xác, phân biệt từng thành phần của trang tính.

+ Chọn các đối tượng trên trang tính và phân biệt các dạng dữ liệu.

c./ Thái độ:

-Học tập nghiêm túc, chuyên cần, hợp tác, phối hợp cùng giáo viên, bạn bè nâng cao trình độ kiến thức, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.

-Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.

-Chuyên cần, chăm chỉ, hợp tác trong học tập

2. Định hướng phát triển năng lực học sinh:

- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề:

+ Biết cách nghiên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin:

+Biết cách vận dụng kiến thức đã học và các nhu cầu cần thiết cho cuộc sống.

- Năng lực hợp tác và năng lực về đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng công nghệ thông tin.

 

docx 10 trang Trịnh Thu Thảo 3120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 - Chủ đề: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/ 10/2021
Chủ đề: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH
Tổng số tiết:4 ; từ tiết: 5 đến tiết: 8
Giới thiệu chung chủ đề: 
Với chủ đề này giúp các em tìm hiểu:
+ Trang tính và các thành phần chính trên trang tính. 
+ Chọn một ô hoặc một khối ô tính.
+ Các kiểu dữ liệu có thể nhập vào các ô tính. 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức:
+ Bảng tính và các thành phần chính trên trang tính
+ Các kiểu dữ liệu trên trang tính và cách chọn các đối tượng trên trang tính
b./ Kĩ năng:
+ Có kỹ năng kích hoạt trang tính chính xác, phân biệt từng thành phần của trang tính.
+ Chọn các đối tượng trên trang tính và phân biệt các dạng dữ liệu.
c./ Thái độ:
-Học tập nghiêm túc, chuyên cần, hợp tác, phối hợp cùng giáo viên, bạn bè nâng cao trình độ kiến thức, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
-Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.
-Chuyên cần, chăm chỉ, hợp tác trong học tập
2. Định hướng phát triển năng lực học sinh: 
- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề:
+ Biết cách nghiên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề. 
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin:
+Biết cách vận dụng kiến thức đã học và các nhu cầu cần thiết cho cuộc sống.
- Năng lực hợp tác và năng lực về đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng công nghệ thông tin..
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Giáo viên:
- Hệ thống câu hỏi, bài tập.
- Phòng máy, Tivi,... phục vụ cho dạy và học lý thuyết và thực hành.
 2. Học sinh:
- Hệ thống kiến thức cũ có liên quan.
- Bảng nhóm: dùng để mô tả ngắn gọn sản phẩm của nhóm.
- Chuẩn bị nội dung chủ đề mới.
- Đồ dùng học tập, tập vở, bút, sách giáo khoa.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động I: Tình huống xuất phát/Khởi động (Dự kiến thời lượng 5’)
- Mục tiêu hoạt động: Giới thiệu chung các nội dung cần tìm hiểu, khơi gợi hứng thú, tìm hiểu, khám phá kiến thức
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Trình bày các hình ảnh minh họa
Thông tin trên trang tính được trình bày như thế nào?
Mỗi hàng, cột cho em thông tin có cùng loại hay không?
Môn nào là môn em có điểm tổng kết cao nhất, thấp nhất?
Điểm cao nhất của môn Toán là mấy điểm?
Mỗi ô trên trang tính đều cho ta thông tin hoàn toàn xác định tùy theo ô đó nằm ở hàng nào, cột nào
Giới thiệu các thành phần của chủ đề:
-1. Bảng tính 
-2. Các thành phần chính trên trang tính
-3. Dữ liệu trên trang tính
-4. Chọn các đối tượng trên trang tính
Các thành phần chính của chủ đề:
-1. Bảng tính 
-2. Các thành phần chính trên trang tính
-3. Dữ liệu trên trang tính
-4. Chọn các đối tượng trên trang tính
Hoạt động II: Hình thành kiến thức (Dự kiến thời lượng 85)
1. Nội dung 1 (Dự kiến thời lượng 10’)
Giúp học sinh khám phá và tìm hiểu về bảng tính Excel.
Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Nội dung 1. Bảng tính 
Trình bày các hình ảnh minh họa, đặt các vấn đề, tình huống cần tìm hiểu, khám phá, giải đáp:
Một bảng tính có thể có bao nhiêu trang tính?
Các trang tính được phân biệt dựa vào đâu?
Để kích hoạt trang tính ta cần làm gì?
Thế nào là trang tính đang kích hoạt?
Có thể đổi tên trang tính được không?
Ta nháy chuột phải vào vùng nhãn của trang tính, chọn Rename, rồi nhập tên mới.
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận, trình bày
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động.
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Thông báo hết giờ thảo luận, yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
*Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động:
GV:Thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho từng nhóm) 
 1. Bảng tính 
-Một bảng tính có thể có nhiều trang tính, được phân biệt bằng tên trang.
-Trang tính đang được kích hoạt là trang tính đang hiển thị trên màn hình, có tên với chữ đậm.
2. Nội dung 2 (Dự kiến thời lượng 30)
- Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh khám phá và tìm hiểu các thành phần chính trên trang tính.
-Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
b.Nội dung 2. Các thành phần chính trên trang tính 
Trình bày các hình ảnh minh họa, đặt các vấn đề, tình huống cần tìm hiểu, khám phá, giải đáp:
Em hãy trình bày về hộp tên?
Em hãy trình bày về khối, địa chỉ khối?
Em hãy trình bày về thanh công thức?
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận, trình bày
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động.
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Thông báo hết giờ thảo luận, yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
*Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động:
GV:Thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho từng nhóm) 
Luyện tập:
Nhập nội dung Z500 vào hộp tên và nhấn Enter. Theo em, kết quả sẽ như thế nào?
Em hãy trình bày về hộp tên và khối?
Học sinh thảo luận nhóm, giải đáp câu hỏi bài tập củng cố.
GV. Nhận xét ,đánh giá.
 2. Các thành phần chính trên trang tính 
Các thành phần chính: các hàng, các cột, các ô tính, hộp tên, khối, thanh công thức.
- Hộp tên: Ở bên trái thanh công thức, hiển thị địa chỉ của ô được chọn.
- Khối: là nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật. Khối có thể là một ô, một hàng, một cột hay một phần của hàng hoặc cột.
- Địa chỉ của Khối: là cặp địa chỉ của ô trên cùng bên trái và ô dưới cùng bên phải được phân cách bằng dấu 2 chấm (:).
 Ví dụ: C2:D3
-Thanh công thức: cho biết nội dung của ô đang được chọn.
3. Nội dung 3 (Dự kiến thời lượng 20)
- Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh khám phá và tìm hiểu dữ liệu trên trang tính
. Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
c.Nội dung: 3. Dữ liệu trên trang tính:
Trình bày các hình ảnh minh họa, đặt các vấn đề, tình huống cần tìm hiểu, khám phá, giải đáp 
Em hãy trình bày về dữ liệu số?
Em hãy trình bày về dữ liệu kí tự?
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận, trình bày
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động.
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Thông báo hết giờ thảo luận, yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. Chốt nội dung kiến thức chính.
3./ Dữ liệu trên trang tính
a). Dữ liệu số:
- Là các số 0, 1,..., 9, dấu cộng (+) chỉ số dương, dấu trừ (-) chỉ số âm, dấu phần trăm (%) chỉ tỉ lệ phần trăm. 
 Ví dụ: 120; +38; -162; 15.55; 156; 320.01.
- Ở chế độ ngầm định, dữ liệu số được căn thẳng lề phải trong ô tính.
Thông thường, dấu phẩy (,) được dùng để phân cách hàng nghìn, hàng triệu...., dấu chấm (.) để phân cách phần nguyên và phần thập phân.
b). Dữ liệu kí tự :
Là dãy các chữ cái, chữ số, kí hiệu. 
 Ví dụ: Lớp 7A, Diem thi, Họ tên. 
Ở chế độ mặc định, dữ liệu kí tự được căn thẳng lề trái trong ô tính.
*Lưu ý: Ngoài dữ liệu, ô tính còn có thể chứa công thức.
4. Nội dung 4 (Dự kiến thời lượng 25’)
- Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh khám phá và tìm hiểu chọn các đối tượng trên trang tính.
.-Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
d.Nội dung: 4. Chọn các đối tượng trên trang tính
Trình bày các hình ảnh minh họa, đặt các vấn đề, tình huống cần tìm hiểu, khám phá, giải đáp 
Em hãy trình bày thao tác thực hiện chọn ô?
Em hãy trình bày thao tác thực hiện chọn hàng?
Em hãy trình bày thao tác thực hiện chọn cột?
Em hãy trình bày thao tác thực hiện chọn khối?
Em hãy trình bày thao tác thực hiện chọn nhiều khối?
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận, trình bày
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động.
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Thông báo hết giờ thảo luận, yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. Chốt nội dung kiến thức chính.
*Luyện tập:
Giả sử ta chọn một khối. Ô tính nào được kích hoạt trong các ô của khối đó?
Nếu nhập dữ liệu sau mỗi thao tác dưới đây, dữ liệu sẽ được nhập vào ô tính nào?
a./ Kéo thả chuột từ ô A1 đến ô B3
b./ Kéo thả chuột từ ô D5 đến ô B1
c./ Kéo thả chuột từ cột B đến cột D
d./ Kéo thả chuột từ hàng 9 đến hàng 2
e./ Kéo thả chuột từ ô A1 đến ô B3, sau đó nhấn giữ phím CTRL và chọn ô D1.
Học sinh thảo luận nhóm, giải đáp câu hỏi bài tập củng cố.
GV. Nhận xét, đánh giá.
4. Chọn các đối tượng trên trang tính
-Chọn một ô: Nháy chuột tại ô cần chọn.
-Chọn một hàng: Nháy chuột tại nút tên hàng.
-Chọn cột: Nháy chuột tại nút tên cột.
-Chọn khối: Kéo thả chuột từ một ô góc nào đó đến ô góc đối diện.
Chọn nhiều khối:
-Chọn 1 khối.
-Nhấn giữ phím Ctrl, lần lượt các khối khác.
Hoạt động III: Luyện tập (Dự kiến thời lượng 80’)
- Mục tiêu hoạt động: Hướng dẫn học sinh giải đáp các yêu cầu bài tập, thực hành
-Đúc kết kinh nghiệm, kiến thức
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Nội dung 1: Mở và lưu bảng tính:
Hướng dẫn:
-Nháy đúp chuột lên biểu tượng M. Excel trên màn hình nền.
-Vào Start/ All program/ M. Excel.
-Chọn nút lệnh New trên thanh công cụ
-Mở thư mục chứa tệp và nháp đúp chuột lên tên tệp.
-Nháy nút lệnh Open trên thanh công cụ, cửa sổ Open xuất hiện. Ta thực hiện chọn tệp bảng tính cần mở và nháy nút Open.
-Nháy nút lệnh Save hoặc chọn File/ save hay Ctrl+S.
-Sử dụng lệnh File/ Save As.
Bài tập 1: Tìm hiểu các thành phần chính của trang tính.
a./Khởi động M. Excel, nhận biết các thành phần chính trên trang tính: ô, hàng , cột, hộp tên, thanh công thức.
b./Nháy chuột để kích hoạt các ô khác nhau, và quan sát sự thay đổi nội dung trong hộp tên.
c./Nhập dữ liệu tùy ý vào ô tính và quan sát sự thay đổi nội dung trên thanh công thức. So sánh nội dung dữ liệu trong ô và trên thanh công thức.
d./Gõ =5+7 vào 1 ô tùy ý và nhấn Enter. Chọn lại ô đó và so sánh nội dung trong ô và trên thanh công thức.
Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập 
Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
*Hoạt động: Luyện tập (tương tự như hướng dẫn thường xuyên)
Bài 1. Mở và lưu bảng tính:
a./ Mở bảng tính mới:
C1./ Nháy chọn File / New
C2./ Nháy nút lệnh New trên thanh công cụ.
b./ Mở bảng tính đã có:
C1:Mở thư mục chứa tệp và nháy đúp chuột lên tên tệp.
C2: Sử dụng nút lệnh Open trên thanh công cụ.
c./ Lưu bảng tính với tên mới:
Sử dụng lệnh File/ Save As.
Bài tập 1: Tìm hiểu các thành phần chính của trang tính.
Học sinh theo dõi hướng dẫn, ghi nhớ.
Các nhóm thực hành trên máy tính cá nhân.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện.
-Khi nháy chuột chọn 1 ô, ở hộp tên sẽ hiển thị địa chỉ của ô tính đó.
-Nội dung dữ liệu trong ô và trên thanh công thức giống nhau.
-Nội dung trong ô tính và trên thanh công thức khác nhau. Trên thanh công thức hiện công thức còn trong ô tính hiện kết quả.
So sánh kết quả thực hiện giữa các nhóm và với bài mẫu của giáo viên
Nhận xét, chữa sai, rút kinh nghiệm
Nội dung 2: Bài tập 2: Chọn các đối tượng trên trang tính.
a./ Thực hiện các thao tác chọn 1 ô, một hàng, một cột và 1 khối trên trang tính. Quan sát sự thay đổi nội dung của hộp tên trong quá trình chọn.
b./ Giả sử cần chọn cả 3 cột A, B, C. Khi đó em cần thực hiện thao tác gì? Hãy thực hiện thao tác đó và nhận xét.
c./Chọn 1 đối tượng (một ô, 1 hàng, 1 cột hoặc 1 khối) tùy ý. Nhấn giữ phím Ctrl và chọn 1 đối tượng khác. Hãy nhận xét về kết quả nhận được.
d./ Nháy chuột ở hộp tên và nhập dãy B100 vào hộp tên, nhấn phím Enter. Cho nhận xét về kết quả nhận được. Tương tự, nhập các dãy sau vào hộp tên, nhấn Enter và cho nhận xét: A:A, A:C, 2:2, 2:4, B2:D6.
Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập 
Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. 
*Hoạt động: Luyện tập (tương tự như hướng dẫn thường xuyên)
Bài tập 2: Chọn các đối tượng trên trang tính. (SGK) 
Học sinh theo dõi hướng dẫn, ghi nhớ.
Các nhóm thực hành trên máy tính cá nhân.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện.
So sánh kết quả thực hiện giữa các nhóm và với bài mẫu của giáo viên
Nhận xét, chữa sai, rút kinh nghiệm
Nội dung 3: Bài tập 3: Mở bảng tính:
-Mở bảng tính mới
-Mở bảng tính Danh_sach_lop_em đã lưu
Hướng dẫn thực hiện.
Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập 
Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. 
*Hoạt động: Luyện tập (tương tự như hướng dẫn thường xuyên)
Bài tập 3: Mở bảng tính:
Học sinh theo dõi hướng dẫn, ghi nhớ.
Các nhóm thực hành trên máy tính cá nhân.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện.
So sánh kết quả thực hiện giữa các nhóm và với bài mẫu của giáo viên
Nhận xét, chữa sai, rút kinh nghiệm
Nội dung 4: Bài tập 4: Nhập dữ liệu vào trang tính:
Nhập các dữ liệu sau vào trang tính.
Thực hiện lưu bảng tính với tên “Sổ theo dõi thể lực”.
Hướng dẫn thực hiện.
Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập 
Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. 
*Hoạt động: Luyện tập (tương tự như hướng dẫn thường xuyên)
Bài tập 4: Nhập dữ liệu vào trang tính:
Học sinh theo dõi hướng dẫn, ghi nhớ.
Các nhóm thực hành trên máy tính cá nhân.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện.
So sánh kết quả thực hiện giữa các nhóm và với bài mẫu của giáo viên
Nhận xét, chữa sai, rút kinh nghiệm
Hoạt động IV: Vận dụng (Dự kiến thời lượng 10)
- Mục tiêu hoạt động: Biết được cách chọn nhiều khối rời nhau
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Nội dung: 
GV: Nếu muốn chọn đồng thời nhiều khối rời nhau, ta hãy chọn khối đầu tiên, nhấn giữ phím Ctrl và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
Ví dụ: C3 : C8 và E3 : E8 
Kéo thả chuột chọn C3 : C8 sau đó giữ im phím Ctrl nháy chuột chọn E3:E8
HS: Lắng nghe, theo dõi 
 Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm.
- HS theo doõi, laéng nghe, tìm hieåu
HS: Laéng nghe, theo doõi
IV. Câu hỏi/Bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
1. Bảng mô tả ma trận kiểm tra, đánh giá theo các mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
-1. Bảng tính 
C5
-2. Các thành phần chính trên trang tính
C2, C3, C4
C6
C8
-3. Dữ liệu trên trang tính
-4. Chọn các đối tượng trên trang tính
C1
C7
1. Mức độ nhận biết: 
Câu 1: Trên trang tính, để chọn cột C ta thực hiện thao tác nào nhanh nhất? 
A. nháy chuột lên ô C1 và kéo đến hết cột C. 	B. nháy chuột cột B và kéo qua cột C.
C. nháy chuột lên tên hàng C. 	D. nháy chuột tên cột C.
Câu 2: Trên trang tính, một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật gọi là: 
A. ô liên kết. 	B. các ô cùng hàng.	C. khối ô. 	D. các ô cùng cột.
Câu 3: Trên trang tính, các ký tự chữ cái A,B,C, .được gọi là:
A. tên hàng. 	B. tên ô.	C. tên cột. 	D. tên khối
Câu 4: Trên trang tính, hộp tên hiển thị D6 cho ta biết:
A. địa chỉ của ô tại cột 6 hàng D. 	B. địa chỉ của ô tại cột D hàng 6.
C. địa chỉ của ô tại hàng D đến hàng 6. 	D. địa chỉ của ô từ cột D đến cột 6.
2. Mức độ thông hiểu :
Câu 5: Trong chương trình bảng tính, khi mở một bảng tính mới thường có: 
A. hai trang tính trống. 	B. một trang tính trống.
C. ba trang tính trống. 	D. bốn trang tính trống.
Câu 6: Các thành phần chính trên trang tính gồm có: 
A. Hộp tên, Khối, các ô tính.	B. Hộp tên, Khối, các hàng.
C. Hộp tên, thanh công thức, các cột.	D. Hộp tên, Khối, Thanh công thức.
3. Mức độ vận dụng:
Câu 7: Nếu muốn chọn đồng thời nhiều khối rời nhau em sử dụng phím nào?
a. Nhấn phím Esc	b. Nhấn phím Ctrl 	c. Nhấn phím Enter	 d. Nhấn phím Shift 
Câu 8: Trong chương trình bảng tính, khối ô A3:C4 là gồm các ô:
A. A3 và C4. 	B. A3,A4, C3 và C4.
C. A3,A4,B3,B4,C3 và C4. 	D. A3 và A4, C3, C4.
V. Phụ lục : 
PHIẾU HỌC TẬP
Trình bày về dữ liệu số và kí tự
PHIẾU HỌC TẬP
Cho biết cách chọn một khối?
Cho biết cách chọn một cột?
Cho biết cách chọn một hàng?
Cho biết cách chọn một ô?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_7_chu_de_cac_thanh_phan_chinh_va_du_lieu_tre.docx