Giáo án Tin học Lớp 7 - Tiết 1 đến 5 - Năm học 2019-2020

Giáo án Tin học Lớp 7 - Tiết 1 đến 5 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 Bước đầu làm quen với chương trình bảng tính.

 Tác dụng của chương trình bảng tính trong tin học.

2. Kỹ năng:

 Nhận biết được giao diện chính của chương trình bảng tính. Nhập cho được dữ liệu vào bảng tính.

3. Thái độ:

 Có ý thức học tập, cần cù, ham học hỏi và sáng tạo.Hoàn thành tốt nội dung thực hành.

4. Xác định nội dung trọng tâm bài học:

 Làm quen với các thành phần của trang tính

5. Định hướng pháp triển năng lực:

a. Năng lực chung:

 Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ

b. Năng lực chuyên biệt:

 Năng lực thực hành làm quen các thành phần của trang tính, bảng tính

 Năng lực nhập chỉnh sửa dữ liệu trên trang tính

II. PHƯƠNG PHÁP

 Phương pháp thuyết trình, giảng giải, vấn đáp, gợi mở, kết hợp phương tiện dạy trực quan.

III. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên:

 Sách giáo khoa, giáo án. Phòng máy vi tính thực hành.

2. Chuẩn bị của học sinh:

 Sách vở, bút thước. Học thuộc lý thuyết và xem trước nội dung thực hành.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tình hình lớp: (1ph)

 Điểm danh HS trong lớp. Phân nhóm thực hành.

2. Kiểm tra bài cũ: (5ph)

 Kết hợp trong quá trình thực hành

3. Giảng bài mới:

* Giới thiệu bài: (1ph)

Ở tiết học trước các em đã được tìm hiểu về bảng tính, trang tính. Để hiểu chi tiết hơn các kiến thức về trang tính, bảng tính, củng cố toàn bộ kiến thức đã được tìm hiểu trong tiết học trước. Tiết học này cô sẽ hướng dẫn các em làm quen với bảng tính thông qua chương trình bảng tính Excel.

 * Tiến trình bài dạy:

 

doc 19 trang sontrang 3440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 7 - Tiết 1 đến 5 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	 Ngày soạn : 19/ 08/ 2019
 Tiết : 1 (Theo PPCT)	 Ngày dạy: 23 /08/ 2019
	 Lớp dạy: 7A, 7B
PHẦN I: BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ
 Bài 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?
MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Bước đầu làm quen với chương trình bảng tính.
Tác dụng của chương trình bảng tính trong tin học.
2. Kỹ năng:
Nhận biết được giao diện chính của chương trình bảng tính.
Nhập được dữ liệu vào bảng tính.
3. Thái độ: 
Có ý thức học tập, cần cù, ham học hỏi và sáng tạo. Tích cực tham gia xây dựng bài.
Xác định nội dung trọng tâm bài học:
Tri thức được lợi ích của chương trình bảng tính trong cuộc sống
Xác định được các thành phần cơ bản của bảng tính
Thực hiện thao tác nhập, chỉnh sửa dữ liệu trên bảng tính
Định hướng pháp triển năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác
Năng lực chuyên biệt:
Năng lực nhận biết được các thành phần cơ bản của chương trình bảng tính
Thao tác nhập chỉnh sửa dữ liệu trên chương trình bảng tính.
 PHƯƠNG PHÁP 
Phương pháp thuyết trình, giảng giải, kết hợp phương pháp dạy trực quan.
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án, sách giáo khoa, thước kẻ, tranh ảnh, văn bản mẫu.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Sách, vở, bút thước kẻ, xem trước nội dung bài mới.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph)
Kiểm tra sỉ số HS trong lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài : (1ph)
 Để tiện cho việc theo dõi, so sánh và sắp xếp dữ liệu cũng như tạo biểu đồ minh họa cho các số liệu tương ứng. Thì hãng phần mềm Microsof đã tích hợp vào phần mềm Microsoft Excel những tính năng được kể đến ở trên. Vậy Microsof Excel là gì? Có thể thực hiện những thao tác nào với phần mềm Excel. Trong chương trình tin học quyển 2 các em sẽ được tìm hiểu những thao tác cơ bản của phần mềm này.
Tiến trình bài dạy:
Hoaït ñoäng của GV & HS
Noäi dung
Năng lực hình thành
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu xử lí dữ liệu bằng bảng (7ph)
GV: Trong thực tế để tiện cho việc theo dõi, so sánh dữ liệu, người ta trình bày dữ liệu dưới dạng bảng.
GV: Ví dụ hình 1 SGK. Ta dễ dàng theo dõi, phân loại kết quả học tập của từng học sinh.
HS: Quan sát hình
GV: Ngoài ra bảng tính còn thực hiện một số tính toán như: Tính tổng, TBC, vẽ biểu đồ để minh hoạ.
Chương trình bảng tính là gì ?
HS: Theo dõi SGK trả lời.
1. Bảng và nhu cầu xử lí bảng.
 Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu có trong bảng.
Năng lực tư duy, tri thức 
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chương trình bảng tính (13ph)
GV: Quan sát hình 5/SGK
Em nhận xét cách trình bày nội dung mỗi HS
HS: Quan sát, thảo luận nhóm, trả lời.
GV: Chương trình bảng tính có khả năng lưu trữ và xử lí nhiều dạng dữ liệu khác nhau, trong đó có dữ liệu số và dữ liệu dạng văn bản.
HS: Ghi nhớ đặc điểm chung của CT bảng tính:
+ Dữ liệu trình bày dưới dạng bảng.
+ Xử lí nhiều loại dữ liệu khác nhau, trong đó có dữ liệu số và dữ liệu dạng văn bản.
+ Khả năng tính toán và sử dụng hàm có sẵn. 
GV: Giải thích thêm về một số đặc điểm chung của chương trình bảng tính.
HS: + Sắp xếp và lọc dữ liệu.
 + Tạo biểu đồ.
GV: ? Ích lợi của chương trình bảng tính.
HS: Trả lời, Lắng nghe, nhận xét
GV: Nhận xét, chốt ý chính
HS: Lắng nghe, ghi nội dung chính của bài
2. Chương trình bảng tính 
 Một số đặc điểm chung của chương trình bảng tính.
+ Dữ liệu trình bày dưới dạng bảng.
+ Xử lí nhiều loại dữ liệu khác nhau, trong đó có dữ liệu số và dữ liệu dạng văn bản.
+ Khả năng tính toán và sử dụng hàm có sẵn. 
+ Sắp xếp và lọc dữ liệu.
+ Tạo biểu đồ.
Năng lực tư duy, tri thức
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Năng lực hợp tác
Hoạt động 3:Tìm hiểu về màn hình làm việc của chương trình bảng tính (10ph)
GV: Treo tranh về giao diện của chương trình bảng tính Excel.
GV: ? Quan sát tranh HS cho biết giao diện gồm những thành phần cơ bản nào.
HS: Quan sát hình, trả lời câu hỏi
GV: ?Ngoài các bảng chọn, thanh công cụ và nút lệnh giống như ở chương trình soạn thảo văn bản Word, giao diện này còn có thêm thành phần gì?
HS: Thanh công thức, bảng chọn Data, trang tính.
GV: Nhận xét. Giải thích chức năng của từng thành phần.
3. Màn hình làm việc của chương trình bảng tính.
 Ngoài các bảng chọn, thanh công cụ và nút lệnh giống như chương trình soạn thảo văn bản Word, giao diện này còn có thêm:
- Thanh công thức: Nhập công thức, hiển thị dữ liệu.
- Bảng chọn Data (Dữ liệu): gồm các lệnh để xử lí dữ liệu.
- Trang tính: Gồm các cột và hàng, giao giữa cột và hàng là một ô.
Năng lực tư duy, tri thức
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Hoạt động 4: Tìm hiểu về cách nhập dữ liệu vào trang tính (10ph)
GV: Hướng dẫn cách nhập dữ liệu vào một ô.
HS: Lắng nghe.
GV: Hướng dẫn HS cách nhập và sửa dữ liệu. 
HS: Lắng nghe
GV: Giới thiệu HS biết cách di chuyển trên trang tính.
HS: Nhận biết cách gõ dấu tiếng Việt.
HS: Lắng nghe và thực hiện lại
GV: Có thể di chuyển các ô theo hai cách: Sử dụng phím mũi tên trên bàn phím hoặc sử dụng chuột.
HS: Lắng nghe, ghi nhới
4. Nhập dữ liệu vào trang tính
a) Nhập và sửa dữ liệu:
- Nháy chuột vào 1 ô của trang tính và nhập dữ liệu giống như trong soạn thảo văn bản.
- Sửa dữ liệu: Nháy đúp chuột vào ô đó và thực hiện việc sửa dữ liệu. 
b) Di chuyển trên trang tính:
- Sử dụng phím mũi tên trên bàn phím.
- Sử dụng chuột và các thanh cuốn.
c) Gõ dấu tiếng Việt:
- Tương tự như soạn thảo văn bản.
Năng lực tư duy, tri thức
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Năng lực nhập chỉnh sửa dữ liệu trên bảng tính
4. Củng cố: (2ph)
GV: Hệ thống toàn bộ kiến thức.
HS: Lắng nghe
GV: Ví dụ mà dữ liệu được trình bày dưới dạng bảng Bảng điểm, bảng lương, hóa đơn.
HS: Thời khóa biểu
GV: ? Trong Word ta cũng tạo được các bảng. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa dữ liệu trong bảng tạo bằng chương trình bảng tính và dữ liệu trong bảng tạo bằng hệ soạn thảo văn bản.
HS: Sự khác biệt giữa chương trình bảng tính và hệ soạn thảo văn bản. Dữ liệu trong bảng được cập nhật tự động khi các dữ liệu đó thay đổi. Dữ liệu được minh hoạ bằng biểu đồ một cách trực quan và nhanh chóng.
5. Dặn dò: (1ph)
Học bài và làm bài tập 1,2 trang 9 SGK, bài tập 1.1 -> 1.5 sách bài tập.
Xem trước nội dung tiếp theo của bài. 
V. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
Tuần: 1	 Ngày soạn : 19/ 08 / 2019
Tiết: 2 (Theo PPCT)	 Ngày dạy: 25/ 09/ 2019
	 Lớp dạy: 7A, 7B
Bài thực hành 1: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH EXCEL
MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Bước đầu làm quen với chương trình bảng tính.
Tác dụng của chương trình bảng tính trong tin học.
2. Kỹ năng:
Nhận biết được giao diện chính của chương trình bảng tính. Nhập cho được dữ liệu vào bảng tính.
3. Thái độ: 
Có ý thức học tập, cần cù, ham học hỏi và sáng tạo.Hoàn thành tốt nội dung thực hành.
Xác định nội dung trọng tâm bài học:
Làm quen với các thành phần của trang tính
Định hướng pháp triển năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ
Năng lực chuyên biệt:
Năng lực thực hành làm quen các thành phần của trang tính, bảng tính
Năng lực nhập chỉnh sửa dữ liệu trên trang tính
PHƯƠNG PHÁP 
Phương pháp thuyết trình, giảng giải, vấn đáp, gợi mở, kết hợp phương tiện dạy trực quan.
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Sách giáo khoa, giáo án. Phòng máy vi tính thực hành.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Sách vở, bút thước. Học thuộc lý thuyết và xem trước nội dung thực hành.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph)
Điểm danh HS trong lớp. Phân nhóm thực hành.
2. Kiểm tra bài cũ: (5ph)
Kết hợp trong quá trình thực hành
3. Giảng bài mới: 
* Giới thiệu bài: (1ph)
Ở tiết học trước các em đã được tìm hiểu về bảng tính, trang tính. Để hiểu chi tiết hơn các kiến thức về trang tính, bảng tính, củng cố toàn bộ kiến thức đã được tìm hiểu trong tiết học trước. Tiết học này cô sẽ hướng dẫn các em làm quen với bảng tính thông qua chương trình bảng tính Excel.
 * Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Năng lực hình thành
Hoạt động 1: Hướng dẫn mở đầu (10ph)
GV: Hướng dẫn HS cách khởi động, lưu kết quả và thoát khỏi chương trình bảng tính Excel.
?Sự khác nhau giữa màn hình Word và Excel.
HS: Hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét câu trả lời của các nhóm. 
- Mở các bảng chọn và quan sát các lệnh trong các bảng chọn đó. 
HS: Thao tác mở các bảng chọn và quan sát các lệnh Sort, Filter 
Khởi động chương trình
Start -> All programs -> Microsoft Exce .
- Lưu : File -> Save
- Thoát :File->Exit.
Bài tập1.
Liệt kê các điểm khác nhau giữa màn hình làm việc của Word và Excel?
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ
Năng lực thực hành khởi động chương trình bảng tính Excel
Hoạt động 2: Hướng dẫn thường xuyên (20ph)
GV: Hướng dẫn nhập dữ liệu tuỳ ý vào một ô trên trang tính và kết thúc theo 2 cách.
HS: Nhập dữ liệu tuỳ ý vào một ô trên trang tính và kết thúc theo 2 cách: Dùng phím Enter, Sử dụng các phím mũi tên. 
GV: Hãy nhận xét 2 kết quả ô được kích hoạt trong 2 cách trên?
HS: Ô kích hoạt giống nhau trong hai cách.
- Hướng dẫn nhập dữ liệu.
GV: Cho HS tạo bảng tính theo mẫu. 
- Cho HS nhập dữ liệu vào bảng tính theo mẫu bảng đểm lớp em.
2. Bài tập thực hành 
 Bài tập2.
Nhập dữ liệu tuỳ ý vào một ô trên trang tính và kết thúc theo 2 cách.
+ Dùng phím Enter.
+ Sử dụng các phím mũi tên. 
Ô kích hoạt giống nhau trong hai cách. 
 Bài tập3.
- Nhập dữ liệu vào bảng
.
Năng lực thực hành với chương trình bảng tính Excel
Hoạt động 3: Hướng dẫn kết thúc (5ph)
GV: Yêu cầu HS lưu bài làm với tên gọi “ bảng điểm lớp em”, tắt máy tính.
Cho HS lao vệ sinh phòng thực hành.
HS: Làm theo yêu cầu của GV
Lưu bài thực hành với tên bảng điểm lớp em.
Vệ sinh phòng thực hành
4. Củng cố: (2ph)
GV: Hệ thống toàn bộ kiến thức.
HS: Lắng nghe
5. Dặn dò: (1ph)
- Xem lại bài thực hành
 - Xem trước nội dung tiếp theo của bài. 
V. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
Tuần:2	 Ngày soạn : 27/ 08/ 2019
Tiết: 3 (Theo PPCT)	 Ngày dạy: 30/ 08/ 2019
	 Lớp dạy: 7A, 7B
Bài 2: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH
MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Bước đầu làm quen với các thành phần trên trang tính.
Biết các xác định hàng, cột, ô, khối 
Biết các chức năng chủ yếu của phần mềm bảng tính
2. Kỹ năng:
Nhận biết được giao diện chính của chương trình bảng tính.
Nhập được dữ liệu vào bảng tính.
3. Thái độ: 
Có ý thức học tập, cần cù, ham học hỏi và sáng tạo.
Nghiêm túc học tập, pháp biểu xây dựng bài
4. Xác định nội dung trọng tâm bài học:
Làm quen với các thành phần của trang tính
Định hướng pháp triển năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ
Năng lực chuyên biệt:
Năng lực nhận biết các thành phần trên trang tính
PHƯƠNG PHÁP 
Phương pháp thuyết trình, giảng giải, vấn đáp, gợi mở, kết hợp phương tiện dạy trực quan.
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Sách giáo khoa, giáo án. Phòng máy, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Sách vở, bút, thước. Xem trước nội dung bài học.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph)
Điểm danh HS trong lớp. Phân nhóm thực hành.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong quá trình giảng bài mới
3. Giảng bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (2ph)
Ở các tiết học trước các em đã được làm quen với chương trình bảng tính Excel. Để biết được trên trang tính có những thành phần cơ bản nào? Tiết học hôm nay giúp các em tìm hiểu cụ thể vấn đề trên 
b. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Năng lực hình thành
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bảng tính (18ph)
GV: Giới thiệu bảng tính.
Một bảng tính có nhiều trang tính. Khi mở một bảng tính mới, bảng tính thường có 3 trang tính, được phân biệt bằng tên: Sheet1, Sheet2, Sheet3.
HS: Chú ý, quan sát hướng dẫn và ghi nhớ nội dung chính.
GV: Hướng dẫn phân biệt trang tính đang được kích hoạt và trang tính không được kích hoạt.
HS: Chú ý quan sát và phân biệt theo hướng dẫn.
GV: Quan sát hình 13 cho biết trang tính số mấy được kích hoạt?
1. Bảng tính
Một bảng tính có nhiều trang tính.
Trang tính được kích hoạt có nhãn màu trắng, tên trang viết bằng chữ đậm.
Để kích hoạt trang tính , em nháy chuột vào nhãn trang tương ứng.
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực xác định trang tính đang được kích hoạt
HS: Trả lời: Trang tính số 1
GV: Hướng dẫn cách kích hoạt một trang tính.
HS: Chú ý lắng nghe, ghi nhớ nội dung chính.
GV: Trước khi thực hiện thao tác với một trang tính ta phải thực hiện thao tác gì?
HS: Thảo luận theo bàn, trả lời: Ta phải chọn (Kích hoạt) trang tính cần thực hiện thao tác.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các thành phần chính của trang tính (20ph)
GV: Giới thiệu lại màn hình làm việc của chương trình bảng tính. Trang tính gồm những thành phần nào?
HS: Thả luận theo bàn, trả lời câu hỏi
Các nhóm nhận xét, góp ý, bổ sung
GV: Nhận xét câu trả lời HS.
Thành phần chính của trang tính đó là các hàng, các cột, và các ô tính. Ngoài ra, trên trang tính còn một số thành phần khác như: Hộp tên, khối ô, thanh công thức,...
GV: Giới thiệu về hộp tên: Là ô ở góc trên bên trái trang tính, hiển thị địa chỉ ô được chọn.
Quan sát hình 13 cho biết tên ô đang được chọn?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Giới thiệu về khối ô.
HS: Lắng nghe, ghi chép
Các thành phần chính của trang tính
Hộp tên: Hiển thị địa chỉ ô được chọn.
VD: A1
Khối ô: Là nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật.
Thanh công thức: cho biết nội dung của ô đang được kích hoạt.
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác
Năng lực xác định các thành phần chính của trang tính
4. Củng cố: (3ph)
Chú ý: Để Thể hiện thanh công thức bằng cách: View -->Formula Bar
HS: Lắng nghe và ghi chép
GV: Hệ thống toàn bộ kiến thức.
HS: Lắng nghe
5. Dặn dò: (1ph)
Về nhà học bài.
Xem trước nội dung còn lại của bài 2 ”các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính”. 
V. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
Thày cô tải trọn bộ giáo án tại website: tailieugiaovien.edu.vn
 Tuần:2	 Ngày soạn : 27/ 08/ 2019
 Tiết: 4 (Theo PPCT)	 Ngày dạy: 01/ 09/ 2019
	 Lớp dạy: 7A, 7B
Bài 2: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH (tt)
MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Bước đầu làm quen với các thành phần trên trang tính.
Biết các xác định hàng, cột, ô, khối 
Biết các chức năng chủ yếu của phần mềm bảng tính
Thực hiện thao tác với trang tính
2. Kỹ năng:
Nhập được dữ liệu vào bảng tính.
Thực hiện các thao tác trên trang tính
3. Thái độ: 
Có ý thức học tập, cần cù, ham học hỏi và sáng tạo.
Nghiêm túc học tập, pháp biểu xây dựng bài
4. Xác định nội dung trọng tâm bài học:
Thực hiện được một số thao tác trên trang tính
Định hướng pháp triển năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ
Năng lực chuyên biệt:
Thực hành thành thạo các thao tác trên trang tính
II. PHƯƠNG PHÁP 
Phương pháp thuyết trình, giảng giải, kết hợp phương pháp dạy trực quan.
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Sách giáo khoa, giáo án, phòng máy, máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh:
Sách vở, bút thước. Học thuộc lý thuyết và xem trước nội dung thực hành.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph)
Điểm danh HS trong lớp.
2. Kiểm tra (15ph)
Phần I - TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
 Chọn câu trả lời đúng. 
Cụm từ “F2” trong hộp tên cho biết gì? 
Phím chức năng F2;
Phông chữ hiện thời là F2. 
Ô ở hàng F cột 2. 
Ô ở cột F hàng 2. 
Giao của một hàng và một cột được gọi là.
A. Dữ liệu	B. Trường	C. Ô Cell	D. Công thức 
Trang tính có thể chứa dữ liệu thuộc kiểu nào sau đây?
Kí tự 
Số 
Thời gian 
Tất cả các kiểu dữ liệu trên. 
Trong các kí hiệu dùng để chỉ cột của trang tính dưới đây, kí hiệu nào sai? 
A. AIV	B. BC	C. IV	D. AQ
5) Ô tính đang được kích hoạt có gì khác so với các ô tính còn lại. 
	A. Được tô màu đen	B. Có con trỏ chuột nằm trong đó
	C. Có đường viền nét đứt xung quanh.	D. Có viền đậm xung quanh.
 Phần II – TỰ LUẬN (5,0 điểm). 
Câu 1: Nêu các thành phần chính của trang tính? 
* ĐÁP ÁN:
Phần I - TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm): 5 câu, mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm 
1. C	2. C	3. D	4. A	5. D
	Phần II – TỰ LUẬN (5,0 điểm). 
Câu 1: Các thành phần chính của trang tính
- Hộp tên: Hiển thị địa chỉ ô được chọn.
- Khối ô: Là nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật.
 - Thanh công thức: Cho biết nội dung của ô đang được kích hoạt.
 3. Giảng bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1ph)
Để hiểu rõ hơn về bảng tính, các thao tác đối với bảng tính như chọn ô, khối ô, nhập dữ liệu vào ô tính, tiết học này cô hướng dẫn các em tìm hiểu rõ hơn về điều này. Các em vào bài mới “Các thành phần chính trên trang tính và dữ liệu trên trang tính”.
b. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Năng lực hình thành
Hoạt động 1: Hướng dẫn chọn đối tượng trên trang tính (13ph)
Chọn ô
Chọn cột
Chọn hàng
Chọn trang tính
Chọn
khối ô
HS: Quan sát hình ảnh GV đưa lên
GV: Để chọn một ô tính ta di chuyển trỏ chuột đến ô đó và nháy chuột. 
HS: Quan sát và lắng nghe.
GV: Tương tự để chọn trang tính ta thực hiện thế nào?
HS: Trả lời: Di chuyển trỏ chuột đến tên trang tính tương ứng và nháy chuột
GV: Nhận xét câu trả lời của HS
GV: ? Nêu cách chọn khối ô.
- Tương tự để chọn nhiều hàng hoặc nhiều cột ta làm thế nào?
HS: Trả lời: Thực hiện thao tác kéo thả chuột từ hàng (cột) đầu tiên đến hàng (cột) cuối cúng cần chọn.
GV: Nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS.
HS: Lắng nghe, ghi chép 
GV: Giới thiệu cách chọn đồng thời nhiều khối ô, nhiều hàng, nhiều cột khác nhau.
Để chọn khối ô, ta thực hiện thao tác kéo thả chuột từ một ô ở góc trái trên đến một ô ở góc đối diện phải dưới.
3. Chọn đối tượng trên trang tính
Chọn ô: Đưa trỏ chuột tới ô đó và nháy chuột
Chọn một hàng: Nháy chuột tại nút tên hàng.
Chọn một cột: Nháy chuột tại nút tên cột.
Chọn một khối ô: Kéo thả chuột từ một ô ở góc đến ô ở góc đối diện.
* Chú ý: Để chọn nhiều khối ô, nhiều hàng, nhiều cột khác nhau ta giữ thêm phím Ctrl và chọn lần lượt.
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ
Năng lực thực hiện chọn các đối tượng trên trang tính
Hoạt động 2: Tìm hiểu dữ liệu trên trang tính (12ph)
GV: Giới thiệu một trang tính có dữ liệu mẫu.
- Trang tính gồm dữ liệu dạng nào?
HS: Thảo luận thao cặp, trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét: Có thể nhập các dạng dữ liệu khác nhau như số, kí tự, thời gian,... vào các ô của trang tính.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ
GV: Giới thiệu dữ liệu dạng số.
Dữ liệu dạng số là dữ liệu được trình bày dưới dạng các con số, - Giới thiệu dữ liệu kí tự
HS: Dữ liệu số l cc số 0,1,2,..9 và dấu dương (+), dấu âm (-) dấu phần trăm (%).
 VD: 120, -134, 50%
GV: Dữ liệu kí tự là các chữ cái, chữ số, và các kí hiệu.
HS: Dữ liệu dạng kí tự l dãy các chữ cái, chữ số, kí hiệu.
VD: Hoten, diemthi
4. Dữ liệu trên trang tính
a. Dữ liệu kiểu số:
Dữ liệu số là các số 0,1,2,..9 và dấu dương (+), dấu âm(-) dấu phần trăm (%).
 VD: 120, -134, 50%
b. Dữ liệu kí tự:
Dữ liệu dạng kí tự là dãy các chữ cái, chữ số, kí hiệu.
VD: Hoten, diemthi
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ
4. Củng cố: (2ph)
Hệ thống lại kiến thức của bài học. 
? Gọi HS nêu cách chọn các đối tượng trên trang tính. 
5. Dặn dò: (1ph)
Về nhà học bài.
Xem trước nội dung bài thực hành 2 
V. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
Thày cô tải trọn bộ giáo án tại website: tailieugiaovien.edu.vn
Tuần: 3	 Ngày soạn : 03 / 09 / 2019
 Tiết: 5 (Theo PPCT)	 Ngày dạy: 06/ 09/ 2019
	 Lớp dạy: 7A, 7B
	 Bài thực hành số 2: LÀM QUEN VỚI CÁC DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH 
MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Làm quen với chương trình bảng tính, trang tính và các thành phần chính và các đối tượng trên trang tính.
Mở và lưu bảng tính.
2. Kỹ năng:
Phân biệt được các kiểu dữ liệu khác nhau vào ô tính.
Chọn thành thạo các đối tượng trên trang tính.
3. Thái độ: 
Có ý thức học tập, cần cù, ham học hỏi và sáng tạo.
Hoàn thành tốt nội dung thực hành.
4. Xác định nội dung trọng tâm bài học:
Thực hiện nhập dữ liệu cho trang tính, lưu trang tính
Thực hiện chọn đối tượng trên trang tính
5. Định hướng pháp triển năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ
Năng lực chuyên biệt:
Năng lực thực hành nhập, chỉnh sửa, thực hiện các thao tác chọn đối tượng trên trang tính
II. PHƯƠNG PHÁP 
Phương pháp thuyết trình, giảng giải, phương pháp dạy học thực hành, kết hợp với các phương tiện dạy học trực quan.
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án, sách giáo khoa, bài thực hành.
Phòng máy vi tính.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Sách giáo khoa, vở ghi chép.
Chuẩn bị kỹ kiến thức để thực hành.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph)
Điểm danh HS trong lớp, phân công vị trí thực hành
2. Kiểm tra bài cũ: (5ph)
 Câu hỏi
 1. Nêu các thành phần chính của trang tính? (7đ)
 2. Ô tính được kích hoạt có gì khác với các ô tính còn lại? (3đ)
Trả lời:
Các thành phần chính của trang tính:
Hộp tên: Hiển thị địa chỉ ô được chọn.
Khối ô: Là nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật.
Thanh công thức: cho biết nội dung của ô đang được kích hoạt.
Ô tính đang được kích hoạt có viền đen bao quanh ô tính đó, các ô tính còn lại không có viền đen bao quanh ô tính
3. Giảng bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1ph)
Để củng cố lại toàn bộ kiến thức đã được tìm hiểu trong tiết học trước. Hôm nay ta đi vào nội dung thực hành.
b. Tiến trình bài dạy: (35ph)
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Năng lực hình thành
Hoạt động 1: Hướng dẫn mở đầu (10ph)
GV: Hướng dẫn học sinh mở bảng tính mới và lưu bảng tính với một tên khác.
HS: Theo dõi
GV: Hướng dẫn học sinh nhận biết các thành phần chính trên trang tính.
HS: Nháy chuột để kích hoạt các ô khác nhau và quan sát sự thay đổi nội dung trong hộp tên.
GV: Nhập dữ liệu tùy ý vào các ô và quan sát sự thay đổi nội dung trên thanh công thức. 
HS: Nhập dữ liệu tùy ý vào các ô và quan sát sự thay đổi nội dung trên thanh công thức. 
GV: ? So sánh nội dung dữ liệu trong ô và trên thanh công thức. 
HS: Nhận xét nội dung dữ liệu trong ô và trên thanh công thức giống nhau. 
 GV: ? Gọi HS nêu các thao tác chọn các đối tượng trên trang tính: chọn một ô, chọn một hàng, chọn một cột, chọn một khối.
HS: Chọn ô: Đưa trỏ chuột tới ô đó và nháy chuột
Chọn một hàng: Nháy chuột tại nút tên hàng.
Chọn một cột: Nháy chuột tại nút tên cột.
Chọn một khối ô: Kéo thả chuột từ một ô ở góc đến ô ở góc đối diện.
Bài tập 1: Tìm hiểu các thành phần chính của trang tính. 
Xác định vị trí ô, hàng, cột, hộp tên và thanh công thức.
Quan sát sự thay đổi về nội dung khi nháy chuột vào các ô khác và nhập dữ liệu.
Bài tập 2: Chọn các đối tượng trên trang tính. 
Chọn ô: Đưa trỏ chuột tới ô đó và nháy chuột
Chọn một hàng: Nháy chuột tại nút tên hàng.
Chọn một cột: Nháy chuột tại nút tên cột.
Chọn một khối ô: Kéo thả chuột từ một ô ở góc đến ô ở góc đối diện.
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ
Hoạt động 2: Hướng dẫn thường xuyên (22ph)
GV: Hướng dẫn HS thao tác chọn các đối tượng trên trang tính.
HS: Thực hành theo nội dung.
GV: Hướng dẫn học sinh nhập dữ liệu vào trang tính.
HS: Nhập dữ liệu tuỳ ý vào các ô và quan sát sự thay đổi nội dung trên thanh công thức. So sánh nội dung dữ liệu trong ô và trên thanh công thức. 
GV: Hướng dẫn HS các thao tác chọn các đối tượng trên trang tính: chọn một ô, chọn một hàng, chọn một cột, chọn một khối. 
HS: Thực hiện các thao tác chọn một ô và quan sát sự thay đổi nội dung trên thanh công thức. So sánh dữ liệu trong ô và thanh công thức.
HS: Quan sát kết quả thực hiện và cho nhận xét.
GV: Theo dõi, quan sát .
GV: Hướng dẫn HS cách lưu chương trình bảng tính tương tự lưu trên chương trình soạn thảo văn bản. 
- Lưu bảng tính với tên bài tập 2. 
- GV nhận xét. 
HS: Lắng nghe, ghi nhớ
Bài tập 1: Tìm hiểu các thành phần chính của trang tính. 
Xác định vị trí ô, hàng, cột, hộp tên và thanh công thức.
Quan sát sự thay đổi về nội dung khi nháy chuột vào các ô khác và nhập dữ liệu.
Bài tập 2: Chọn các đối tượng trên trang tính. 
Chọn ô: Đưa trỏ chuột tới ô đó và nháy chuột
Chọn một hàng: Nháy chuột tại nút tên hàng.
Chọn một cột: Nháy chuột tại nút tên cột.
Chọn một khối ô: Kéo thả chuột từ một ô ở góc đến ô ở góc đối diện.
Năng lực thực hành nhập, chỉnh sửa, thực hiện các thao tác chọn đối tượng trên
Hoạt động 3: Hướng dẫn kết thúc (5ph)
GV: ? Yêu cầu một học sinh lên thực hiện lại một số thao tác cơ bản.
HS: Lên thực hiện cho cả lớp quan sát
Hướng dẫn lại một số lỗi sai mà học sinh mắc phải.
HS: Lắng nghe
GV: Nhận xét đánh giá tiết thực hành, cho HS dọn phòng thực hành
HS: Lắng nghe, rút kinh nghiệm
4. Dặn dò: (1ph)
Thày cô tải trọn bộ giáo án tại website: tailieugiaovien.edu.vn
Xem tröôùc baøi taäp 3 vaø baøi taäp 4 vaø 2 noäi dung cuoái trong saùch baøi taäp.
V. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_7_tiet_1_den_5_nam_hoc_2019_2020.doc