Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Học kì I - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Quang Tạo

Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Học kì I - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Quang Tạo

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

- Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau.

- Biết được chức năng của mỗi loại thiết bị vào – ra trong thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

- Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.

- Nêu được ví dụ về thao tác không đúng cách sẽ gây ra lỗi cho máy tính.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

• Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

• Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

• Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

- Năng lực tin học:

• Kể được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

• Biết thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có ý thức đối với việc sử dụng thông tin.

 

docx 70 trang phuongtrinh23 27/06/2023 970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Học kì I - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Quang Tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Minh Hoàng	Họ tên Giáo viên: Nguyễn Quang Tạo
Tổ: Toán - Tin	
Tiết theo KHBD: 1, 2, 3 Từ 5/9- 25/9/22
CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
BÀI 1: THIẾT BỊ VÀO VÀ THIẾT BỊ RA
Thời gian thực hiện: (3 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau.
Biết được chức năng của mỗi loại thiết bị vào – ra trong thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
Nêu được ví dụ về thao tác không đúng cách sẽ gây ra lỗi cho máy tính.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
Năng lực tin học: 
Kể được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
Biết thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Có ý thức đối với việc sử dụng thông tin. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Tin học 7. 
Máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng (nếu có)
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Tin học 7. 
Đọc và tìm hiểu trước Bài 1. 
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG
Tiết 1: phần Khởi động và mục 1, 2 phần Khám phá.
Tiết 2: mục 3 phần Khám phá và phần Luyện tập.
Tiết 3: phần Thực hành và phần Vận dụng.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS biết được các thiết bị của máy tính và chức năng của từng loại để hỗ trợ hoạt động thông tin của con người.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc SGK, phát biểu, thảo luận để nêu chức năng của từng thiết bị ở Hình 1 trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về chức năng của những thiết bị trong Hình 1.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nhắc lại kiến thức bài cũ: Ở lớp 6, HS đã được biết mô hình hoạt động xử lí thông tin của con người gồm 3 bước cơ bản: tiếp nhận thông tin vào; xử lí, lưu trữ; đưa thông tin ra. HS cũng đã biết máy tính được chế tạo để hỗ trợ xử lí thông tin của con người với các thành phần cơ bản gồm: thiết bị vào; thiết bị xử lí, lưu trữ; thiết bị ra.
- GV gợi ý, yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết chức năng của các thiết bị ở Hình 1.
- GV giới thiệu sơ lược về bộ xử lí trung tâm (CPU – Central Processing Unit), được xem như bộ não của máy tính, là bộ phận thực hiện xử lí thông tin trong máy tính.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 1, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:
+ Chức năng của các thiết bị ở Hình 1 trong SGK là:
Ÿ Chuột, bàn phím: đưa thông tin ra;
Ÿ Màn hình, loa: tiếp nhận thông tin vào;
Ÿ CPU, ổ đĩa cứng: xử lí, lưu trữ thông tin.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu kĩ hơn các thiết bị trong Hình 1 đâu là thiết bị vào, đâu là thiết bị ra, hay đâu là thiết bị vừa có chức năng vào – ra, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thiết bị vào và thiết bị ra
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:
- HS biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau.
- HS biết được chức năng của mỗi loại thiết bị vào – ra trong thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK tr.5, 6, quan sát Hình 2, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: HS nêu các loại thiết bị vào – ra, hình dạng và chức năng của từng loại.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK – tr.5, quan sát Hình 2 và trả lời câu hỏi:
+ Các thiết bị của máy tính được phân loại thành những khối chức năng nào?
+ Thiết bị vào, thiết bị ra được sử dụng để làm gì?
- GV yêu cầu HS đọc câu 1, 2 – SGK tr.6, 7, thảo luận cặp đôi và ghép tên các thiết bị với chức năng của chúng:
Câu 1: Ghép thiết bị vào ở cột bên trái với chức năng tương ứng ở cột bên phải.
Câu 2: Ghép thiết bị ra ở cột bên trái với chức năng tương ứng ở cột bên phải.
- Sau khi HS ghép xong, GV đưa ra câu hỏi:
+ Tại sao cần có nhiều loại thiết bị vào khác nhau? Bàn phím (hay chuột, micro, máy quét, ) tiếp nhận thông tin dạng nào?
+ Tại sao cần có nhiều loại thiết bị ra khác nhau? Màn hình (hay loa, máy in, ) đưa thông tin ra ở dạng nào?
- GV lưu ý với HS: Một số thiết bị vào – ra như máy in, máy quét có thể thực hiện chức năng xử lí, trao đổi thông tin với máy tính.
+ Chức năng của thiết bị vào là gì? Hãy nêu một số loại thiết bị vào và dạng thông tin tương ứng mỗi loại có thể tiếp nhận.
+ Chức năng của thiết bị ra là gì? Hãy nêu một số loại thiết bị ra và dạng thông tin tương ứng mỗi loại có thể đưa ra.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK – tr.7 và trả lời câu hỏi:
+ Thiết bị nào thực hiện chuyển dạng thông tin thường gặp thành dãy bit? Thiết bị nào thực hiện chuyển đổi dữ liệu ở dạng dãy bit trong máy tính thành thông tin ở dạng thường gặp?
+ Tại sao ổ đĩa cứng không được coi là thiết bị vào – ra?
- GV yêu cầu HS đọc thông tin tại mục Ghi nhớ và trả lời câu hỏi:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK tr.5-7, quan sát Hình 2, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày về:
+ Dạng thông tin của các thiết bị vào – ra.
+ Các loại thiết bị vào – ra và chức năng của từng loại 
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận
- GV chuyển sang nội dung mới. 
1. Thiết bị vào và thiết bị ra
* Hoạt động 1: Đọc (và quan sát)
- Các thiết bị của máy tính được phân loại thành 4 khối chức năng chính: thiết bị vào, bộ xử lí trung tâm (CPU – Central Processing Unit), bộ nhớ, thiết bị ra.
- Thiết bị vào được dùng để tiếp nhận thông tin vào như bàn phím, chuột, micro, máy quét, 
- Thiết bị ra được sử dụng để đưa thông tin ra như màn hình, máy in, loa, máy chiếu, 
* Hoạt động 2: Làm
Câu 1: 1 – a, 2 – e, 3 – c, 4 – d, 5 – b.
Câu 2: 1 – a, 2 – c, 3 – d, 4 – b.
- Cần có nhiều loại thiết bị vào – ra để tiếp nận thông tin ở những dạng khác nhau vào máy tính và đưa thông tin từ máy tính ra ở những dạng khác nhau.
Ÿ Micro tiếp nhận thông tin ở dạng âm thanh.
Ÿ Máy quét tiếp nhận thông tin ở dạng hình ảnh.
+ Thiết bị ra:
Ÿ Màn hình đưa thông tin ra ở dạng hình ảnh, chữ (văn bản, con số).
Ÿ Loa: đưa thông tin ra ở dạng âm thanh.
Ÿ Máy in: đưa thông tin ra ở dạng hình ảnh, chữ.
+ Thiết bị vào: 
Ÿ Bàn phím tiếp nhận thông tin ở dạng chữ (văn bản). 
Ÿ Chuột tiếp nhận thông tin ở dạng chữ (văn bản, con số).
Ÿ Máy chiếu: đưa thông tin ra ở dạng chữ, hình ảnh. 
* Hoạt động 3: Đọc (và quan sát)
- Thiết bị vào thực hiện chuyển dạng thông tin thường gặp thành dữ liệu số (dãy các bit) và đưa vào trong máy tính.
không được voi là thiết bị vào – ra là vì chúng không thực hiện chức năng chuyển đổi dạng thông tin.
* Hoạt động 4: Ghi nhớ
- Có nhiều loại thiết bị vào như bàn phím, chuột, màn hình cảm ứng, micro, máy quét, tiếp nhận thông tin vào ở những dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh, tiếp xúc, chuyển động.
- Thiết bị ra thực hiện chuyển đổi dữ liệu ở dạng dãy bit trong máy tính thành thông tin ở dạng thường gặp.
- Ổ đĩa cứng, thẻ nhớ, đĩa DVD, 
- Có nhiều loại thiết bị như màn hình, loa, máy in, máy chiếu, để đưa thông tin ra ở những dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh.
Hoạt động 2: Sự đa dạng của thiết bị vào – ra
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:
- HS biết được các thiết bị vào – ra được thiết kế đa dạng, phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau của con người.
- HS biết thêm một số loại thiết bị vào – ra ngoài các loại thiết bị đã tìm hiểu ở mục 1.
- HS biết được một số thiết bị số có thể thực hiện lưu trữ, xử lí thông tin, trao đổi thông tin với máy tính.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK – tr.7, 8, quan sát Hình 3-8 và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được các thiết bị vào ra có thiết kế đa dạng; nêu được 1 số thiết bị vào – ra có nhiều chức năng khác nhau. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm đọc 1 mục a, b, c và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Nhóm em hãy đọc thông tin mục 2a – SGK tr.7 và chỉ ra vị trí camera, vùng cảm ứng chuột, bàn phím, thân máy, màn hình trên máy tính xách tay (vật thật). Em có nhận xét gì về kích thước, hình dạng các thiết bị vào – ra của máy tính xách tay so với các thiết bị vào – ra của máy tính để bàn?
+ Nhóm 2: Nhóm em hãy đọc thông tin mục 2b – SGK tr.8 và chỉ ra vị trí của màn hình cảm ứng, bàn phím ảo, micro, loa, camera trên điện thoại thông minh (hoặc máy tính bảng). Theo em, ta có thể sử dụng màn hình cảm ứng để thay thế những thiết bị nào?
+ Nhóm 3: Em hãy đọc thông tin mục 2c – SGK tr.8 và cho biết: Máy ảnh số, máy ghi hình kĩ thuật số, loa thông minh có thể thực hiện những chức năng gì? Khi nào chúng trở thành thiết bị vào, thiết bị ra của máy tính?
- GV yêu cầu HS đọc thông tin tại mục Ghi nhớ và trả lời câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về thiết kế của thiết bị vào – ra?
+ Tại sao các thiết bị vào – ra được thiết kế đa dạng?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK – tr.6,7, quan sát Hình 3-8, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày: Tính đa dạng từ thiết kế đến chức năng của một số thiết bị vào – ra. 
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận
- GV chuyển sang nội dung mới. 
2. Sự đa dạng của thiết bị vào – ra
* Hoạt động 1: Đọc (và quan sát)
a) Máy tính xách tay:
- Màn hình gắn với thân máy, có thể mở ra, gập lại.
→ Thiết bị ra: màn hình, loa.
- Nhận xét: Kích thước, hình dạng các thiết bị vào – ra của máy tính xách tay nhỏ gọn và được thiết kế thuận tiện hơn so với các thiết bị vào ra của máy tính để bàn.
b) Máy tính bảng, điện thoại thông minh
- Bàn phím và vùng cảm ứng chuột được gắn trên thân máy.
- Camera được gắn vào cạnh trên màn hình. Ngoài ra, micro, loa được tích hợp ở cạnh hoặc ở dưới thân máy.
→ Thiết bị vào: bàn phím,vùng cảm ứng chuột, camera, micro.
- Màn hình cảm ứng liền khối với thân máy.
- Micro, loa, camera cũng được tích hợp ngay trên thân máy.
- Ngoài ra, một số thiết bị còn có bút cảm ứng được sử dụng để thao tác trực tiếp trên màn hình cảm ứng (Hình 6).
→ Ta có thể sử dụng màn hình cảm ứng để thay thế bàn phím, chuột của máy tính để bàn.
c) Một số thiết bị số:
- Bàn phím ảo sẽ xuất hiện trên màn hình khi cần sử dụng (Hình 4)
- Người dùng điều khiển bằng cách dùng ngón tay chạm trực tiếp vào màn hình cảm ứng (Hình 5).
- Máy ảnh kĩ thuật số, máy ghi hình kĩ thuật số: cho phép thu thập, lưu trữ và thực hiện xử lí tệp ảnh, tệp video đơn giản.
- Khi được kết nối với máy tính, chúng trở thành thiết bị vào và tra đổi dữ liệu với máy tính.
* Hoạt động 2: Ghi nhớ
- Hình dạng của thiết bị vào – ra rất đa dạng.
- Kích thước, hình dạng của chúng được thiết kế để thuận tiện sử dụng.
→ Các thiết bị vào – ra được thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng. 
- Loa thông minh: tương tác với người dùng qua giọng nói như hỏi, đáp về thời tiết, giờ, kết nối với các thiết bị khác để trao đổi dữ liệu.
- Khi được kết nối với máy tính, loa thông minh trở thành thiết bị ra.
TIẾT 2:
Hoạt động 3: Lắp ráp, sử dụng thiết bị an toàn
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được:
- Cổng kết nối có cấu tạo, hình dạng, kích thước vừa khớp với đầu nối của thiết bị.
- Một số cổng kết nối thường gặp trên các máy tính hiện nay là USB, HDMI, VGA.
- Lắp ráp, sử dụng thiết bị không đúng sẽ gây ra lỗi, hư hỏng thiết bị, hệ thống máy tính.
- Cần phải đọc kĩ và làm theo hướng dẫn sử dụng khi lắp ráp, sử dụng thiết bị 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK – tr.8-11, quan sát Hình 9, Bảng 1 – Bảng 3 - SGK tr.9,10 và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được các cổng kết nối và đầu nối, cách lắp ráp thiết bị máy tính đúng cách và sử dụng thiết bị an toàn.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu một số chuẩn kết nối, cổng kết nối và đầu nối thông dụng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV gợi ý để HS quan sát cấu tạo chân cắm, khe cắm bên trong cổng kết nối và đầu nối tương ứng.
- GV lưu ý với HS:
+ Mỗi loại cổng kết nối và đầu nối tương ứng được thiết kế để có thể lắp ráp vừa khớp với nhau.
+ Cùng một chuẩn kết nối có thể có nhiều loại cổng kết nối, đầu nối với cấu tạo, hình dạng, kích thước khác nhau. 
+ Ngày nay, có nhiều chuẩn kết nối hiện đại tích hợp được nhiều chức năng trên một cổng như truyền tải các loại dữ liệu, sạc pin, 
+ Có nhiều thiết bị ngoại vi như bàn phím, chuột, tai nghe, loa, micro, có thể kết nối với thân máy tính thông qua các kết nối không dây như bluetooth, sóng hồng ngoại, sóng vô tuyến, 
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 3 – SGK tr.8,9, thảo luận nhóm (3 – 4 HS) và trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nêu các chuẩn kết nối thông dụng và các loại cổng kết nối phổ biến hiện nay.
+ Em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo, hình dạng, kích thước của cổng kết nối và đầu nối tương ứng.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy kể tên các cổng kết nối mà em biết và theo em cổng kết nối nào là thông dụng nhất hiện nay?
- GV đưa ra kết luận để HS ghi nhớ:
+ Cổng kết nối có cấu tạo, hình dạng, kích thước vừa khớp với đầu nối của thiết bị.
+ Một số cổng kết nối thường gắp trên các máy tính hiện nay là USB, HDMI, VGA.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK – tr.8, 9, quan sát Bảng 1, 2, 3 - SGK tr.9, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày: Các loại chuẩn kết nối phổ biến và cổng kết nối thông dụng hiện nay trên các thiết bị máy tính.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cách lắp ráp thiết bị máy tính đúng cách.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thông tin – SGK tr.10 và trả lời câu hỏi: 
+ Em hãy nêu trình tự các bước cần thực hiện để lắp ráp thiết bị vào máy tính. 
+ Khi lắp ráp thiết bị máy tính, chúng ta cần lưu ý điều gì?
- GV lưu ý với HS: Mỗi thao tác không đúng có thể gây ra một số lỗi. Ngược lại, mỗi lỗi xảy ra có thể do một số thao tác không đúng khác nhau.
- GV đưa ra kết luận để HS ghi nhớ: 
+ Lắp ráp, sử dụng thiết bị không đúng sẽ gây ra lỗi, hư hỏng thiết bị, hệ thống máy tính.
+ Cần phải đọc kĩ và làm theo hướng dẫn sử dụng khi lắp ráp, sử dụng thiết bị.
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, đọc bài tập trong SGK – tr.10 và trả lời câu hỏi: Khi thực hiện lắp ráp thiết bị, nếu thực hiện một trong những thao tác không đúng dưới đây thì sẽ dẫn đến điều gì?
Thao tác
Hậu quả
A. Cắm đầu nối vào cổng kết nối có hình dạng, cấu tạo, kích thước không phù hợp.
B. Ấn đầu nối vào cổng kết nối khi chưa chỉnh cho vừa khớp.
C. Lắc mạnh khi đưa đầu nối vào cổng kết nối.
D. Không giữ thiết bị có cổng kết nối khi thực hiện ấn đầu nối vào cổng kết nối.
E. Không giữ đầu nối thẳng với cổng kết nối khi cắm.
G. Đầu nối không được cắm chặt vào cổng kết nối.
H. Chạm tay vào phần kim loại của máy tinh khi chưa ngắt nguồn điện.
1. Không cắm được đầu nối vào cổng kết nối.
2. Cong, gẫy, hỏng chân cắm của cổng kết nối, đầu nối.
3. Hỏng thiết bị.
4. Có thể bị điện giật.
5. Thiết bị không hoạt động hoặc hoạt động không ổn định.
6. Có thể làm trượt, rơi gây đổ, vỡ thiết bị.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK – tr.10, quan sát Hình 9, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày: 
+ Cách lắp ráp thiết bị máy tính đúng cách.
+ Các lưu ý để lắp ráp máy tính đúng cách, an toàn.
+ Một số lỗi xảy ra nếu thao tác thực hiện lắp ráp máy tính không đúng cách.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu cách sử dụng thiết bị an toàn
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thông tin – SGK tr.10, 11 và trả lời câu hỏi: Em hãy tìm hiểu cách sử dụng máy tính an toàn và nêu một số ví dụ về lỗi thiết bị, hệ thống máy tính do sử dụng không đúng cách.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, nên hay không nên làm những việc nào dưới đây?
A. Giữ tay khô, sạch khi thao tác với máy tính.
B. Gõ phím nhẹ, dứt khoát.
C. Di chuyển chuột ở bề mặt gồ ghề hoặc mặt phẳng trơn bóng (ví dụ như mặt kính).
D. Đóng các chương trình ứng dụng rồi máy tính bằng chức năng Shut down.
E. Tắt máy tính bằng cách ngắt nguồn điện cấp cho máy tính hoặc nhấn giữ nút nguồn điện trên thân máy.
G. Vừa ăn, uống vừa sử dụng máy tính.
- GV đưa ra kết luận để HS ghi nhớ: Cần tuân theo những quy tắc an toàn để không gây lỗi cho thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu khi sử dụng máy tính.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK – tr.10, 11 và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày: 
+ Cách sử dụng máy tính an toàn.
+ Một số ví dụ cụ thể về lỗi thiết bị, hệ thống máy tính do sử dụng không đúng cách gây ra.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.
- GV chuyển sang phần Luyện tập.
3. Lắp ráp, sử dụng thiết bị an toàn
a) Lắp ráp một số thiết bị máy tính thông dụng
Chuẩn kết nối, cổng kết nối và đầu nối
* Hoạt động 1: Đọc (và quan sát)
- Thân máy tính có các cổng để đấu nối với các đầu nối của các thiết bị vào ra như bàn phím, chuột, màn hình, 
- USB và HDMI là hai chuẩn kết nối phổ biến trên các thiết bị máy tính hiện nay.
- VGA: kết nối màn hình với thân máy tính; chuẩn kết nối (đường kính) 3,5 mm để kết nối các thiết bị âm thanh (như loa, micro) với thân máy tính.
→ Nhận xét: Cổng kết nối có cấu tạo, hình dạng, kích thước vừa khớp với đầu nối của thiết bị.
- USB: chuẩn kết nối thông dụng cho nhiều thiết bị hiện nay (như bàn phím, chuột, loa, màn hình, máy in, ). Chuẩn USB có 3 loại phổ biến:
- HDMI: chuẩn kết nối cho phép truyền tải hình ảnh, âm thanh chất lượng cao qua dây cáp đến màn hình, loa. Chuẩn HDMI có 3 loại phổ biến:
* Hoạt động 2: Làm
- Một số chuẩn kết nối phổ biến hiện nay là USB, HDMI, VGA và 3,5 mm.
- USB-A là cổng thông dụng trên máy tính để bàn, máy tính xách tay.
- USB-C là cổng kết nối thông dụng trên các thiết bị cầm tay như điện thoại thông minh, máy tính bảng. 
Lắp ráp thiết bị máy tính đúng cách
* Hoạt động 1: Đọc (và quan sát)
- Trình tự các bước cần thực hiện để lắp ráp thiết bị vào máy tính là:
+ Chuẩn bị cáp nối, thiết bị cần được kết nối.
+ Lựa chọn cổng kết nối có hình dạng, cấu tạo, kích thước vừa khớp với đầu nối.
+ Đưa đầu nối sát vào cổng kết nối đồng thời chỉnh cho vừa khớp, một tay giữ thiết bị có cổng kết nối (thân máy, màn hình, ), tay còn lại nhẹ nhàng ấn thẳng để cắm đầu nối khớp chặt vào cổng kết nối (Hình 9).
+ Cáp nối dữ liệu của màn hình có hai đầu nối, một đầu cắm vào cổng kết nối trên thân máy, một đầu cắm vào cổng kết nối ở phía sau màn hình.
+ Cần làm theo hướng dẫn sử dụng khi thực hiện lắp ráp hoặc tháo rời thiết bị.
* Hoạt động 2: Làm
- Những điều có thể xảy ra với thao tác không đúng tương ứng: C – 1; B – 1, 2; A – 2, 3; E – 6; D – 1,2; G – 5; H – 4.
- Để lắp ráp thiết bị máy tính đúng cách, an toàn, chúng ta cần lưu ý:
+ Thân máy tính, màn hình (của máy tính để bàn) luôn có cổng nguồn điện. Cấp nguồn điện có hai đầu nối, một đầu cắm vào cổng nguồn điện trên thân máy tính, màn hình, đầu còn lại cắm vào ổ điện. Nên kết nối nguồn điện khi đã thực hiện đầu nối xong các thiết bị.
b) Sử dụng thiết bị an toàn
* Hoạt động 1: Đọc (và quan sát)
- Khi sử dụng cần tuân theo những quy tắc an toàn để không gây lỗi cho thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu.
+ Rút thiết bị nhớ khỏi máy tính khi một ứng dụng đang ghi dữ liệu vào thiết bị nhớ có thể dẫn đến bị mất, hỏng dữ liệu.
+ Khi thực hiện soạn thảo văn bản, tạo bài trình chiếu nhưng chưa lưu vào tệp, nếu tắt máy bằng cách nhấn nút nguồn hoặc ngắt nguồn điện cung cấp cho máy tính thì sẽ làm mất dữ liệu và có thể sẽ gây lỗi cho hệ thống máy tính.
- Một số ví dụ về lỗi thiết bị, hệ thống máy tính do sử dụng không đúng cách:
+ Để máy tính bị ẩm, ướt, bụi, bẩn sẽ gây lỗi, hư hỏng thiết bị.
+ Dùng vải thô ráp lau màn hình hay để vật sắc, nhọn tác động vào màn hình sẽ dẫn đến xước, nứt vỡ màn hình.
+ Va đập mạnh sẽ gây lỗi, hỏng thiết bị, hệ thống máy tính.
* Hoạt động 2: Làm
- Những việc nên làm là: C,E, G
- Những việc không nên làm là: A, B, H, C
* Hoạt động 3: Ghi nhớ: SGK – tr.11
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm, phát biểu thảo luận để hoàn thành các câu hỏi, bài tập trong SGK. 
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 phần Luyện tập SGK tr.11. 
c. Sản phẩm học tập: 
- HS nêu được các thiết bị vào – ra của máy tính để bàn, điện thoại thông minh.
- HS nêu được tính đa dạng của các thiết bị vào – ra.
- HS nêu được ví dụ về một số thao tác lắp ráp, sử dụng thiết bị không đúng cách.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: 
Bài tập 1. Hãy kể tên các thiết bị vào - ra của máy tính để bàn, điện thoại thông minh. Theo em, vì sao lại có nhiều thiết bị vào - ra?
Bài tập 2. Theo em, vì sao các thiết bị vào - ra được thiết kế đa dạng? Nêu ví dụ minh họa.
Bài tập 3. Hãy nêu một số thao tác lắp ráp, sử dụng thiết bị không đúng sẽ gây lỗi cho thiết bị, phần mềm, dữ liệu, nguy hiểm cho con người.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm tư liệu thực tế và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Bài tập 1. Kể tên:
+ Thiết bị vào: màn hình, loa, máy chiếu, máy in, tai nghe,...
+ Thiết bị ra: bàn phím, chuột, màn hình cảm ứng, micro, máy quét, camera, màn hình cảm ứng, máy ảnh kĩ thuật số, máy ghi hình kĩ thuật số,...
+ Cần có nhiều thiết bị vào để tiếp nhận thông tin dạng khác nhau vào máy tính như văn bản, hình ảnh, âm thanh, tiếp xúc, chuyển động.
+ Cần có nhiều loại thiết bị ra để đưa thông tin ra ở những dạng khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh.
Bài tập 2. 
+ Các thiết bị vào - ra được thiết kế đa dạng để phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng.
+ Ví dụ máy tính xách tay có màn hình gắn với thân máy, có thể mở ra gập lại. Bàn phím và vùng cảm ứng chuột được gắn ở mặt trên thân máy. Còn ở máy tính bảng, điện thoại thông minh, màn hình cảm ứng liền với thân máy, bàn phím ảo sẽ xuất hiện trên màn hình khi cần sử dụng. 
+ Cắm đầu nối vào cổng kết nối có hình dạng, cấu tạo, kích thước không phù hợp.
+ Ấn đầu nối vào cổng kết nối khi chưa chỉnh cho vừa khớp.
+ Lắc mạnh khi đưa đầu nối vào cổng kết nối.
+ Không giữ thiết bị có cổng kết nối khi thực hiện ấn đầu nối vào cổng kết nối.
+ Không giữ đầu nối thẳng với cổng kết nối khi cắm.
Bài tập 3. Một số thao tác:
+ Thiết bị vào – ra của máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh được thiết kế nhỏ, gọn để thuận tiện khi di chuyển và sử dụng.
+ Đầu nối không được cắm chặt vào cổng kết nối.
+ Chạm tay vào phần kim loại của máy tính khi chưa ngắt nguồn điện.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
TIẾT 3:
D. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
a. Mục tiêu: 
- HS nhận biết, gọi tên được cổng kết nối, đầu nối thông dụng trên máy tính đang sử dụng.
- HS thực hiện đúng được các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành theo các bài tập trong SGK – tr.11
c. Sản phẩm học tập: 
- HS gọi tên và phân biệt được các cổng kết nối, đầu nối thông dụng trên máy tính của mình.
- HS thực hành lắp ráp thiết bị đúng cách.
- HS chỉ ra các thiết bị vào – ra của máy tính xách tay và thực hành.
- HS chỉ ra loa, camera của điện thoại thông minh và thực hành
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS đọc yêu cầu từng bài tập thực hành.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hành
Bài tập 1:
+ GV yêu cầu HS gọi tên một số đầu nối, cổng kết nối thông dụng có trên máy tính đang sử dụng.
+ GV yêu cầu HS trao đổi, chia sẻ trải nghiệm của HS khi thực hiện lắp ráp (những vấn đề gặp phải và kinh nghiệm được rút ra).
Bài tập 2:
+ GV hướng dẫn HS thực hiện lắp ráp thiết bị vào máy tính, bật nguồn điện, khởi động máy tính để kiểm tra kết quả lắp ráp.
+ GV hướng dẫn, giám sát HS ngắt nguồn điện cấp cho máy tính (khi máy tính đang tắt).
+ GV hướng dẫn HS quan sát đầu nối của các thiết bị đang được cắm vào máy tính; rút đầu nối ra khỏi thiết bị, quan sát, đối chiếu cấu tạo, kích thước, hình dạng của đầu cắm với cổng kết nối tương tự.
Bài tập 3:
+ GV chỉ ra bàn phím, vùng cảm ứng chuột, camera, loa, micro của máy tính xách tay để từng nhóm HS quan sát.
+ GV yêu cầu các nhóm thực hiện sử dụng vùng cảm ứng chuột để mở phần mềm MS Paint, chọn công cụ vẽ để vẽ hình.
Bài tập 4:
+ GV chỉ ra vị trí của micro, camera, loa của điện thoại thông minh và hướng dẫn HS sử dụng được bàn phím ảo trên màn hình cảm ứng của điện thoại thông minh.
+ GV gọi từng nhóm lên chỉ, quan sát và nhận xét.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hành theo nhóm, dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát của GV.
- HS nhận biết gọi tên được cổng kết nối, đầu nối thông dụng trên máy tính đang sử dụng.
- HS thực hiện đúng, an toàn thao tác lắp ráp một số thiết bị thông dụng vào máy tính.
- HS chỉ ra được vị trí, gọi được tên các thiết bị vào – ra của máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 3 – 4 nhóm thực hành từng bài tập trong SGK.
- GV yêu cầu các nhóm khác quan sát thao tác của nhóm bạn, nhận xét, góp ý. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS nhận biết và tìm được nguyên nhân của những bộ phận của máy tính trong Phòng thực hành Tin học hay bị hỏng.
b. Nội dung: GV nêu yêu cầu, HS thực hiện nhiệm vụ. 
c. Sản phẩm học tập: 
- HS hỗ trợ nhau học tập, luyện tập thể thao qua tạo nhóm trên mạng xã hội. 
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Tìm hiểu và cho biết những bộ phận nào của máy tính trong Phòng thực hành Tin học hay bị hỏng. Theo em nguyên nhân các thiết bị đó hay bị hỏng là gì?
- GV hướng dẫn HS quan sát những thiết bị hay bị hỏng còn để ở trong phòng máy hoặc GV cung cấp thông tin về việc các thiết bị hay bị hỏng phải thay thế sửa chữa.
- GV yêu cầu HS trao đổi, nêu nguyên nhân những thiết bị này hay bị hỏng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát các thiết bị trong phòng máy và chỉ ra nguyên nhân dưới sự hướng dẫn của GV. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Gợi ý:
Bộ phận
Nguyên nhân hỏng
Màn hình máy tính tối đen
do cáp tín hiệu hoặc mainboard bị đứt nguồn truyền dữ liệu, làm cho điện không chạy được đến đèn cao áp sẽ khiến màn hình bị tối và mờ đi.
Màn hình máy tính có sọc dọc
do tấm phủ màn hình đang gặp vấn đề, một số ít trường hợp khác là do cáp nối bị hở ra khiến tín hiệu bị nhiễu.
Máy tính kêu to
do bụi bám vào nhiều làm che kín khe tản nhiệt của quạt, gây ra tiếng ồn.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học. 
F. HƯỚNG DẪN VỄ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng
Trường THCS Nguyễn Minh Hoàng	Họ tên Giáo viên: Nguyễn Quang Tạo
Tổ: Toán - Tin	
Tiết theo KHBD: 4 Từ 26/9- 1/10/23
BÀI 2: HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ PHẦN MỀM ỨNG DỤNG
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
Giải thích được sơ lược về chức năng điều khiển và quản lí của hệ điều hành, qua đó phân biệt được hệ điều hành với phần mềm ứng dụng.
Nêu được tên một số phần mềm ứng dụng đã sử dụng.
Biết tệp chương trình cũng là dữ liệu, được lưu trữ trong máy tính.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động t

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tin_hoc_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_hoc_k.docx