Giáo án Vật Lí 7 - Tiết 19, Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn

Giáo án Vật Lí 7 - Tiết 19, Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Phân biệt được ô nhiễm tiếng ồn.

 - Kể tên được một số vật liệu cách âm.

 - Đưa ra một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

 2. Kĩ năng:

- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.

- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.

 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản.

 * Tích hợp giáo dục môi trường: Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

 4. Năng lực – Phẩm chất :

 a. Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác

 b.Phẩm chất: tự tin,tự chủ

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 15.1, 15.2, 15.3, 15.4 SGK của bài 15.Bảng phụ chép

sẵn câu C3 và đáp án.

 2. Học sinh:

-Tranh ảnh sưu tầm về ô nhiễm tiếng ồn.

 

doc 6 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 3840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật Lí 7 - Tiết 19, Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết: 19
BÀI 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Phân biệt được ô nhiễm tiếng ồn.
 - Kể tên được một số vật liệu cách âm.
 - Đưa ra một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
 2. Kĩ năng:
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản.
 * Tích hợp giáo dục môi trường: Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. 
 4. Năng lực – Phẩm chất : 
 a. Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
 b.Phẩm chất: tự tin,tự chủ
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 15.1, 15.2, 15.3, 15.4 SGK của bài 15.Bảng phụ chép 
sẵn câu C3 và đáp án.
 2. Học sinh: 
-Tranh ảnh sưu tầm về ô nhiễm tiếng ồn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức. 
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Bước 1 tình huống xuất phát
Hoạt động 1: khởi động (5 phút)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Cho HS đọc thông tin.
Hs đọc thông tin
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Để chống ô nhiễm tiếng ồn, người ta thường sử dụng các biện pháp:
Hs lắng nghe 
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs trả lời cá nhân
Hs trả lời cá nhân
- Làm trần nhà bằng xốp
- Trồng cây xanh
- Bao kín các thiết bị gây ồn
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời của hs
Bài học hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề đó.
-Học sinh nhận xét
Bước 2: Hình thành kiến
Hoạt động 2: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn 10 phút (10 phút)
Mục tiêu: 
 - Phân biệt được ô nhiễm tiếng ồn.
 - Kể tên được một số vật liệu cách âm.
 - Đưa ra một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; đàm thoại
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs quan sát hình 15.1; 15.2; 15.3
Hs quan sát
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
1/ hình nào thể hiện tiếng ồn ở mức ô nhiễm tiếng ồn? vì sao
2* Kết luận: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn và ..làm ảnh hưởng xấu đến con người
3/ Trong các trường hợp sau đây có ô nhiễm tiếng ồn?
a/ Tiếng hết rất to sát tai
b/ Nhà ở cạnh chợ
c/ Làm việc ở cạnh máy xay xát thóc, gạo
d/ Bệnh viện ở trạm xá ở cạnh chợ.
Hs lắng nghe
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu cá nhân hs trả lời
Hs trả lời
1/ hình 15.2 vì tiếng ồn máy to, gây ảnh hưởng cuộc điện, gây điếc tai người thợ
2/ to/ kéo dài/ sức khỏe và sinh hoạt
3/chọn b,d
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá bằng câu trả lời của hs
-Học sinh nhận xét
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Hoạt động 3:Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. (10 phút)
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm
Yêu cầu hs đọc thông tin mục II SGK trang 43
Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
Hs đọc thông tin
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Phát phiếu số 1 cho hs hoàn thành
Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao trong Phiếu học tập số 1.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và thuyết trình
Các nhóm cùng đem sản phẩm lên khu vực trưng bày của nhóm. 
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá bằng phiếu 1 đã hoàn thành của hs
-Học sinh nhận xét
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Phiếu số 1
Câu 1/ Hãy nêu tên một số vật liệu được dùng để ngân âm, làm cho âm truyền qua ít
Câu 2/ Hãy nêu tên một số vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm
Câu 3/ hãy điền các biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn vào chỗ trống
Cách làm giảm tiếng ồn
Biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn
1/ tác động vào tiếng ồn
2/ phân tán âm trên đường truyền
3/ ngân không cho âm truyền tới tai
Bước 3: Luyện tập (10 phút)
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Giao bài tập, nhóm
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Phát phiếu học tập số 2 cho học sinh quan sát và hoàn thành phiếu học tập.
- HS tự viết ý trả lời của mình trước ra giấy khi thảo luận với nhóm.
- Thư kí nhóm tổng hợp các ý kiến cá nhân của nhóm để báo cáo 
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh
- Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm. 
- Đánh theo phiếu học tập 2
- Giáo viên đánh giá bằng Phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 2
Câu 1. Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn ?
 A. Tiếng sấm rền. B. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy.
 C. Tiếng sóng biển ầm ầm. D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài.
Câu 2. Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng ?
 A. Tường bê tông B. Cửa kính hai lớp
 C. Rèm treo tường D. Cửa gỗ
Câu 3: Trường hợp nào sau đây là có ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng còi ô tô, còi tàu hỏa nghe thấy khi đi trên đường.
B. Âm thanh phát ra từ loa ở buổi hòa nhạc, ca nhạc.
C. Tiếng nô đùa của học sinh trong giờ ra chơi.
D. Tiếng máy cày cày trên ruộng khi gần lớp học.
Câu 4: Khi người làm việc trong điều kiện ô nhiễm tiếng ồn thì phải bảo vệ bằng cách:
A. bịt lỗ tai để giảm tiếng ồn B. thay động cơ của máy nổ
C. tránh xa vị trí gây tiếng ồn D. gắn hệ thống giảm âm vào ống xả
Câu 5: Tiếng ồn có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của con người?
A. Gây mệt mỏi B. Gây buồn ngủ
C. Gây hưng phấn D. Làm thính giác phát triển
Câu 6: Ở một số căn phòng các cửa sổ có hai lớp kính. Mục đích của biện pháp này là gì?
A. Điều hòa nhiệt độ trong phòng B. Ngăn tiếng ồn
C. Làm cho cửa vững chắc D. Chống rung
Bước 4: vận dụng, tìm tòi và mở rộng (10 phút)
Mục tiêu: vận dụng củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Giao bài tập, nhóm
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Phát phiếu học tập số 2 cho học sinh quan sát và hoàn thành phiếu học tập.
- HS tự viết ý trả lời của mình trước ra giấy khi thảo luận với nhóm.
- Thư kí nhóm tổng hợp các ý kiến cá nhân của nhóm để báo cáo 
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh
- Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm. 
- Đánh theo phiếu học tập 2
- Giáo viên đánh giá bằng Phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 3
Câu 1/ Hãy chỉ trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn gần nơi em sinh sống và đề ra một vài biện pháp chống sự ô nhiễm tiếng ồn đó
Câu 2/. Vì sao trong đêm yên tĩnh khi đi bộ ở ngõ hẹp giữa hai bên tường cao, ngoài tiếng chân ta còn nghe thấy một âm thanh khác giống như có người theo sát?
Câu 3/ Hai nhà du hành vũ trụ ở ngoài khoảng không gian có thể trò chuyện với nhau mà không sử dụng micro và tai nghe,bằng cách chạm hai cái mũ của họ vào nhau. Hãy giải thích âm đã truyền đến tai hai người như thế nào?
Gợi ý trả lời
Câu 1/ nhà em gần nhà máy xay lúa ( biện pháp dùng cửa kín, xây tường chắn..)
Câu 2/ - Ban đêm yên tĩnh ta nghe rõ tiếng tiếng vang của chân mình phát ra khi phản xạ lại từ hai bên tường.
Câu 3/ Âm được truyền qua không khí đến nón sau đó đến không khí và đến tai người.
- Dặn dò HS
- Các em về học bài
- Đọc phần có thể em chưa biết
- Đọc nội dung bài tiếp theo
- GV nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_7_tiet_19_bai_15_chong_o_nhiem_tieng_on.doc