Giáo án Vật lý Lớp 7 - Học kỳ II

Giáo án Vật lý Lớp 7 - Học kỳ II

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.

- Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.

- Phân loại được vật mang điện âm nhận thêm êlectrôn, vật mang điện dương mất bớt êlectrôn.

2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát.

3. Thái độ: Trung thực hợp tác trong hoạt động nhóm.

4. Xác định nội dùng trọng tâm của bài:

- Nắm được có hai loại điện tích khi các vật nhiễm điện

- Nắm được sơ lược về cấu tạo nguyên tử.

- Phân loại được vật mang điện âm nhận thêm êlectrôn, vật mang điện dương mất bớt êlectrôn.

5. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực được hình thành chung :

 Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề.

b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý :

- Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực thực nghiệm.

- Năng lực trao đổi thông tin.

- Năng lực cá nhân của HS

II. CHUẨN BỊ

1. GV : Giáo án, SGK, SBT, Tranh vẽ mô hình cấu tạo đơn giản của nguyên tử.

2. HS : (4nhóm): 2 mảnh nilon, 1 bút chì gỗ hoặc đũa nhựa + 1 kẹp nhựa, 1 mảnh len hoặc dạ,1 mảnh lụa, 1 thanh thuỷ tinh hữu cơ, 2 đũa nhựa có lỗ hổng ở giữa kích thước φ 10, dài 20mm + 1 mũi nhọn đặt trên đế nhựa.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (8’):

a. Câu hỏi :

Câu 1 : Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì?

Câu 2 : Mô tả 02 hiện tượng chứng tỏ vật nhiễm điện do cọ xát?

Câu 3 : Tại sao khi chải tóc bằng lược nhựa, thì lược nhựa lại hút tóc?

Đáp án và biểu điểm :

Câu 1 : Có thể làm một vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. (1 đ)

- Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) thì có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện. (3 đ)

Câu 2 : Ví dụ: + Thước nhựa sau khi cọ xát vào vải khô có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ (các vụn giấy, quả cầu bấc treo trên sợi chỉ tơ). (2 đ)

- Sau khi dùng mảnh len cọ xát mảnh phim nhựa nhiều lần có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện khi chạm bút thử điện vào tấm tôn đặt trên mặt mảnh phim nhựa.(2 đ)

Câu 3 : Giải thích: Khi chải tóc bằng lược nhựa, lược nhựa cọ xát vào tóc làm cho lược nhựa và tóc bị nhiễm điện, nên chúng hút nhau. (2 đ)

 

docx 93 trang sontrang 3840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 7 - Học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ II
CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC
Chủ đề 5: NGUỒN ĐIỆN VÀ DÒNG ĐIỆN
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
. Năm được những kiến thức cơ bản. Điện tích, Dòng điện, nguồn điện, Chất dẫn điện chất cách điện. chất dẫn điện. 
. Biết vẻ sơ đồ mạch điện. Quy ước chiều dòng điện. 
. Vận dụng kiến thức giải thích 1 số hiện tượng tự nhiên.
. Kỷ năng khai thác và vân dụng kiến thức.
B. KẾ HOẠCH DẠY HỌC:
Tiết 1: Khởi động + Cấu tạo nguyên tử.
Tiết 2 : Sự nhiễm điện do cọ xát+ Hai loại điện tích.
Tiết 3: Chất dẫn điện – chất cách điện – dòng điện trong kim loại
Tiết 4: Dòng điên – nguồn điện
Tiết 5: Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện + Tổng kết
BÀI 17. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. 
- Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.
2. Kỹ năng: Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh.
4. Xác định nội dùng trọng tâm của bài: Nắm được các vật sau khi cọ xát thì bị nhiễm điện tích.
5. Định hướng phát triển năng lực 
a. Năng lực được hình thành chung :
 Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý : 
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực thực nghiệm 
- Năng lực trao đổi thông tin. 
- Năng lực cá nhân của HS 
II. CHUẨN BỊ
1. GV : Giáo án, SGK, SBT, bảng phụ, dụng cụ thí nghiệm cho HS và GV
2. HS :
 - Mỗi nhóm HS:
 1 thước nhựa, 1 thanh thuỷ tinh. 1 mảnh nilong, 1 quả cầu nhựa xốp, 1 giá treo, 1 mảnh len, 1 mảnh lụa sấy khô, một số giấy vụn, 1 mảnh tole, 1 mảnh nhựa, 1 bút thử điện. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’): 
2. Kiểm tra bài cũ (1’) : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho bài mới.
3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Xác định mục tiêu trọng tâm cần hướng tới: 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực kiến thức vật lý , năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. 
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
+ Để tìm hiểu các loại điện tích, trước hết ta phải tìm hiểu 1 trong các cách nhiễm điện cho các vật là “nhiễm điện do cọ xát”
+ Vào những ngày hanh, khô khi cởi áo bằng len hoặc dạ em đã thấy hiện tượng gì ?
+ GV: Hiện tượng tương tự xảy ra ngoài tự nhiên là hiện tượng sấm sét à là hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực kiến thức vật lý , năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. 
GV:Yêu cầu HS đọc TN 1, nêu các dụng cụ TN và các bước tiến hành TN.
GV lưu ý HS trước khi làm TN phải kiểm tra xem các vật đó có hút được các vật nhẹ không? (Chưa hút được các vật nhẹ)
-Lưu ý cách cọ xát các vật (cọ mạnh nhiều lần theo một chiều) sao đó đưa lại gần các vật cần kiểm tra để phát hiện hiện tượng xảy ra rồi ghi kết quả vào bảng kết quả TN 
GV: hướng dẫn HS thảo luận để đưa ra kết luận đúng
GV:Tại sao nhiều vật sau khi cọ xát lại có thể hút các vật khác?
GV: hướng dẫn HS kiểm tra với các phương án
GV: hướng dẫn HS tiến hành TN 2. Lưu ý HS kiểm tra mảnh tôn trước khi đặt vào mảnh nhựa xem bóng đèn bút thử điện thông mạch có sáng không? Lưu ý cách cầm mảnh dạ cọ xát nhựa, thả mảnh tôn vào mảnh nhựa để cách điện với tay.
GV: kiểm tra việc tiến hành TN của một số nhóm, nếu hiện tượng xáy ra chưa đạt phải giải thích cho HS nguyên nhân.
GV làm lại TN cho HS quan sát hiện tượng để hoàn thành kết luận 2 ghi vở.
-GV thông báo: Các vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện. Các vật đó được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích .
HS: đọc TN 1 trong SGK, nêu được dụng cụ và cách tiến hành TN.
HS:Tiến hành TN theo nhóm, mỗi HS trong nhóm đều phải tiến hành TN với ít nhất 1 vật, ghi kết quả vào bảng 1.
-Tham gia thảo luận trong nhóm, chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong kết luận.
HS nêu ra các phương án
HS: Tiến hành TN 2 theo nhóm. Chú ý quan sát hiện tượng xảy ra, thấy được: Bóng đèn của bút thử điện sáng.
-Hoàn thành kết luận 2, thảo luận trên lớp, ghi kết luận đúng vào vở
I. Vật nhiễm điện:
* Thí nghiệm 1:
Kết luận 1: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.
* Thí nghiệm 2:
Kết luận 2: Nhiều vật khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dùng bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực kiến thức vật lý , năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. 
Câu 1:Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng
A. đẩy các vật khác B. hút các vật khác
C. vừa hút vừa đẩy các vật khác D. không hút, không đẩy các vật khác
Hiển thị đáp án
Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác ⇒ Đáp án B
Câu 2:Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách
A. Cọ xát vật B. Nhúng vật vào nước đá
C. Cho chạm vào nam châm D. Nung nóng vật
Hiển thị đáp án
Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách cọ xát vật ⇒ Đáp án A
Câu 3:Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị
lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:
A. lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra.
B. các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra.
C. tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra.
D. khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.
Hiển thị đáp án
Nguyên nhân nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra là vì khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra ⇒ Đáp án D
Câu 4: Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?
A. Trời nắng
B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.
C. Gió mạnh.
D. Không mưa, không nắng.
Hiển thị đáp án
Vào những ngày hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công ⇒ Đáp án B
Câu 5:Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là:
A. xác định xem các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp có bị hút hoặc đẩy không.
B. xác định xem bóng đèn bút thử điện có sáng lên hay không.
C. những vật ″thử″, qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không.
D. tạo ra hiện tượng hút hoặc đẩy, sáng hay không sáng.
Hiển thị đáp án
Vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là những vật “thử”, qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không ⇒ Đáp án C
Câu 6:Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì:
A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.
B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.
C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi.
D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.
Hiển thị đáp án
Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì nó cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi ⇒ Đáp án A.
Câu 7: Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do:
A. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng.
B. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện.
C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động.
D. Do ngoài trời sắp có cơn dông.
Hiển thị đáp án
Xe chạy một thời gian dài do thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật ⇒ Đáp án B
Câu 8: Trong một số ngành sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc. Giải thích vì sao?
A. Ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện do cọ xát.
B. Ròng rọc và dây kéo bị nóng lên do cọ xát.
C. Nhiệt độ trong phòng khi ấy tăng lên.
D. Do cọ xát mạnh.
Hiển thị đáp án
Trong một số ngành sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc là vì khi làm việc do ma sát thì ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện ⇒ Đáp án A
Câu 9: Cho mảnh tôn phẳng đã được gắn vào đầu bút thử điện chạm vào mảnh pôliêtilen đã được cọ xát nhiều lần bằng len thì bóng đèn bút thử điện sáng lên khi chạm ngón tay vào đầu bút vì:
A. trong bút đã có điện.
B. ngón tay chạm vào đầu bút.
C. mảnh pôliêtilen đã bị nhiễm điện do cọ xát.
D. mảnh tôn nhiễm điện.
Hiển thị đáp án
Bóng đèn bút thử điện sáng lên khi chạm ngón tay vào đầu bút vì khi đó mảnh pôliêtilen đã bị nhiễm điện do cọ xát, điện tích truyền qua mảnh nhôm vào bút thử điện⇒ Đáp án C.
Câu 10: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?
A. Các vật đều có khả năng nhiễm điện.
B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện.
C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.
D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
Hiển thị đáp án
Kết luận sai: Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện ⇒ Đáp án B
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực kiến thức vật lý , năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. 
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
C1: Giải thích vì sao những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra?
C2: Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép quạt chém vào không khí?
C3: Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa sổ, màn hình TV bằng khăn khô vẫn thấy bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao?
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dùng trả lời đã hoàn thiện.
C1: Khi chải đầu bằng lược nhựa lược nhụa và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược nhựa và tóc bị nhiễm điện nên tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra. 
C2: Khi thổi bụi trên bàn luồng gió thổi làm bui bay đi. Còn cánh quạt điện khi quay cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện và nó hút bụi trong không khí, cón mép quạt bị bụi nhiều nhất là vì khi quạt quay nó ma sát với không khí nhiều nhất nên mép quạt bị nhiễm điện nhiều nhất và nó hút bụi được nhiều nhất. 
C3: Sau khi chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình TV bằng giẻ khô chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng có thể hút bụi vải
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dùng kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực kiến thức vật lý , năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. 
 Giải thích: 
1.Cánh quạt điện thổi gió mạnh nhưng sau một thời gian có nhiều bụi bám vào cánh quạt?
Khi ta thổi bụi thì bụi bay đi. Cánh quạt điện thổi gió mạnh nhưng sau một thời gian có nhiều bụi bám vào cánh quạt ⇒ Cánh quạt khi quay cọ xát nhiều vào không khí nên bị nhiễm điện ⇒ Cánh quạt hút các hạt bụi
 2. Tại sao? Cọ xát mảnh phim nhựa bằng miếng vải khô. Đặt mảnh tôn lên mảnh phim nhựa. Chạm bút thử điện vào mảnh tôn ⇒ Bút thử điện lóe sáng ?
-Cọ xát mảnh phim nhựa bằng miếng vải khô. Đặt mảnh tôn lên mảnh phim nhựa. Chạm bút thử điện vào mảnh tôn ⇒ Bút thử điện lóe sáng ⇒ Có tia lửa điện phóng qua bút thử điện ⇒ Chứng tỏ mảnh phim nhựa nhiễm điện
4. Câu hỏi, bài tập củng cố và dặn dò
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK/49
- Hoàn chỉnh từ câu C1àC3 vào vở bài tập.
- Xem trước bài 18. Hai loại điện tích
BÀI 18. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
- Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
- Phân loại được vật mang điện âm nhận thêm êlectrôn, vật mang điện dương mất bớt êlectrôn.
2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát.
3. Thái độ: Trung thực hợp tác trong hoạt động nhóm.
4. Xác định nội dùng trọng tâm của bài: 
- Nắm được có hai loại điện tích khi các vật nhiễm điện
- Nắm được sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
- Phân loại được vật mang điện âm nhận thêm êlectrôn, vật mang điện dương mất bớt êlectrôn.
5. Định hướng phát triển năng lực 
a. Năng lực được hình thành chung :
 Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề.
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý : 
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực thực nghiệm. 
- Năng lực trao đổi thông tin. 
- Năng lực cá nhân của HS 
II. CHUẨN BỊ
1. GV : Giáo án, SGK, SBT, Tranh vẽ mô hình cấu tạo đơn giản của nguyên tử.
2. HS : (4nhóm): 2 mảnh nilon, 1 bút chì gỗ hoặc đũa nhựa + 1 kẹp nhựa, 1 mảnh len hoặc dạ,1 mảnh lụa, 1 thanh thuỷ tinh hữu cơ, 2 đũa nhựa có lỗ hổng ở giữa kích thước φ 10, dài 20mm + 1 mũi nhọn đặt trên đế nhựa.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (8’):
a. Câu hỏi : 
Câu 1 : Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì? 
Câu 2 : Mô tả 02 hiện tượng chứng tỏ vật nhiễm điện do cọ xát?
Câu 3 : Tại sao khi chải tóc bằng lược nhựa, thì lược nhựa lại hút tóc?
Đáp án và biểu điểm :
Câu 1 : Có thể làm một vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. (1 đ)
- Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) thì có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện. 	(3 đ)
Câu 2 : Ví dụ: + Thước nhựa sau khi cọ xát vào vải khô có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ (các vụn giấy, quả cầu bấc treo trên sợi chỉ tơ). 	(2 đ)
- Sau khi dùng mảnh len cọ xát mảnh phim nhựa nhiều lần có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện khi chạm bút thử điện vào tấm tôn đặt trên mặt mảnh phim nhựa.(2 đ)
Câu 3 : Giải thích: Khi chải tóc bằng lược nhựa, lược nhựa cọ xát vào tóc làm cho lược nhựa và tóc bị nhiễm điện, nên chúng hút nhau.	(2 đ)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Xác định mục tiêu trọng tâm cần hướng tới: 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực kiến thức vật lý , năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. 
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
GV :
- Ở bài trước ta đã biết có thể làm cho các vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. Các vật nhiễm điện có thể hút được các vật nhẹ khác.
- Vậy nếu 2 vật nhiễm điện để gần nhau chúng có khả năng tương tác với nhau như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi này.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
- Phân loại được vật mang điện âm nhận thêm êlectrôn, vật mang điện dương mất bớt êlectrôn.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực kiến thức vật lý , năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. 
GV yêu cầu HS đọc TN 1 tìm hiểu các dụng cụ cần thiết và cách tiến hành TN.
GV: Chú ý cọ xát mỗi mảnh nilon theo một chiều với số lần như nhau.
Quan xát hiện tượng xảy ra, rút ra nhận xét.
- GV: Hai mảnh nilon khi cùng cọ xát vào mảnh len thì nó sẽ nhiễm điện giống nhau hay khác nhau? Vì sao?
- GV: Với hai vật giống nhau khác hiện tượng có như vậy không? Chúng ta tiến hành tiếp TN hình 18.2.
- GV thông báo người ta đã tiến hành nhiều TN khác nhau và đều rút ra nhận xét như vậy. Yêu cầu HS ghi vở nhận xét.
ĐVĐ: Hai vật nhiễm điện khác nhau chúng hút nhau hay đẩy nhau. Chúng ta cùng tiến hành TN để kiểm tra điều này.
- GV: Yêu cầu Hs đọc thí nghiệm 2. và tiến hành TN theo nhóm. 
- GV: Đặt đũa nhựa chưa nhiễm điện lên mũi nhọn, đưa thanh thuỷ tinh chưa nhiễm điện lại gần xem có tương tác với nhau không? (chưa tương tác với nhau).
+ Cọ xát thanh thuỷ tinh với lụa đưa lại gần đũa nhựa quan sát hiện tương xảy ra ? ( thanh thuỷ tinh hút thước nhựa). 
+ Cọ xát thanh nhựa bằng mảnh vải khô và cọ xát thanh thuỷ tinh với lụa và đưa lại gần nhau quan sát hiện tượng xảy ra? ( hút nhau).
- GV:Từ kết quả và nhận xét rút ra từ 2 thí nghiệm em có kết luận gì?
- GV thông báo cho HS điện tích dương (+); điện tích âm ( - ) 
 Cho các nhóm trả lời câu C1?
- HS đọc TN 1, các nhóm chọn dụng cụ và tiến hành TN.
 - Nêu hiện tượng xảy ra, nhận xét ý kiến của các nhóm khác.
+Trước khi cọ xát: 2 mảnh nilon không có hiện tượng gì.
+Sau khi cọ xát: 2 mảnh nilon đẩy nhau.
- HS: Hai vật giống nhau cùng là nilon cùng cọ xát vào một vật do đó hai mảnh nilon phải nhiễm điện giống nhau.
HS đọc TN hình 18.2, chọn dụng cụ TN và tiến hành TN, thảo luận kết quả TN: Hai thanh nhựa cùng cọ xát vào mảnh vải khô → đẩy nhau.
-HS các nhóm cùng thống nhất hoàn thành nhận xét tr 50.
Thống nhất ý kiến hoàn thành nhận xét.
- HS đọc TN 2, làm TN theo nhóm:
- HS thảo luận nhóm hoàn thành nhận xét.
- HS nêu kết luận.
I. Hai loại điện tích:
* Thí nghiệm 1:
Nhận xét: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
* Thí nghiệm 2:
Nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh khi cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.
-Thanh thuỷ tinh và thước nhựa nhiễm điện khác loại vì nếu nhiễm điện cùng loại nó phải đẩy nhau. 
C1: Mảnh vải mang điện tích dương (+); thanh nhựa sẫm màu khi được cọ xát bằng mảnh vải khô thì mang điện tích âm (-).
*Kết luận: Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.
- GV có thể nêu vấn đề như phần đầu mục II trong SGK: “vậy những điện tích này từ đâu mà có?”
- GV treo tranh vẽ mô hình đơn giản của nguyên tử hình 18.4. Yêu cầu HS đọc phần II (SGK tr 51).
- GV: Hãy trình bày sơ lược về cấu tạo của nguyên tử trên mô hình nguyên tử - nhận biết kí hiệu hạt nhân và êlectrôn, đếm số dấu (+) ở hạt nhân và số dấu (-) ở các êlectrôn để nhận biết nguyên tử trung hoà về điện.
GV thông báo: Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn; nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.
GV thông báo thêm nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ bé, nếu xếp sát nhau thành một hàng dài 1 mm thì có khoảng 10 triệu nguyên tử.
- HS lên bảng kết hợp với hình vẽ nêu sơ lược về cấu tạo của nguyên tử trên mô hình cấu tạo nguyên tử: - Nhận biết được kí hiệu hạt nhân, êlectôn. 
- HS trình bày sau khi tìm hiểu thông tin.
- HS cả lớp lắng nghe
II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử:
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
- Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường ngtử trung hòa về điện.
- Electron có thể dịch chuyển từ ngtử này sang ngtử khác, từ vật này sang vật khác.
Hoạt động 3: Vận dụng. (10’)
Năng lực hình thành cho HS sau hoạt động:Năng lực kiến thức vật lí. Năng lực trao đổi thông tin. Năng lực cá nhân của HS.
GV hướng dẫn HS vận dụng trả lời C2, C3,C4.
HS: Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.
III.Vận dụng:
C2: Trước khi cọ xát, trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân của nguyên tử, còn các điện tích âm tồn tại ở các êlectrôn chuyển động xung quanh hạt nhân.
C3: Trước khi cọ xát, các vật không hút các vụn giấy nhỏ vì rằng các vật đó chưa bị nhiễm điện, các điện tích dương và âm trung hoà lẫn nhau.
C4: Sau khi cọ xát, như hình 18.5b, mảnh vải nhiễm điện dương (6 dấu “+” và 3 dấu “-“); thước nhựa nhiễm điện âm (7 dấu “-” và 4 dấu “+”). Thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm êlectrôn; Mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt êlectrôn.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dùng bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực kiến thức vật lý , năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. 
Câu 1: Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm:
A. Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm.
B. Hạt nhân không mang điện tích.
C. Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân.
D. Hạt nhân ở giữa mang điện tích dương, lớp vỏ không mang điện.
Hiển thị đáp án
Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân ⇒ Đáp án C
Câu 2: Chọn phát biểu sai:
A. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ.
B. Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì hút nhau.
C. Hai vật nhiễm điện khác dấu thì hút nhau.
D. Vật nhiễm điện là vật mang điện tích.
Hiển thị đáp án
Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì đẩy nhau ⇒ Đáp án B
Câu 3:: Thanh thủy tinh sau khi cọ xát với lụa thì:
A. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích âm.
B. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích dương.
C. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích âm.
D. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích dương.
Hiển thị đáp án
Sau khi cọ xát thanh thủy tinh với lụa thì thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích âm ⇒ Đáp án A.
Câu 4:Tổng điện tích hạt nhân của nguyên tử sắt là 26 nên khi trung hòa về điện thì tổng số electron của nguyên tử sắt này là:
A. 26 B. 52 C. 13 D. không có electron nào
Hiển thị đáp án
- Hạt nhân của nguyên tử mang điện dương, lớp vỏ của nguyên tử mang điện âm.
- Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân.
⇒ Đáp án A
Câu 5: Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau?
A. Nhận thêm electron B. Mất bớt electron
C. Mất bớt điện tích dương D. Nhận thêm điện tích dương
Hiển thị đáp án
Lúc đầu thanh chưa nhiễm điện, sau đó nhiễm điện dương nên thanh bị mất bớt electron ⇒ Đáp án B
Câu 6: Có 4 vật a, b, c, d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:
A. vật b và c có điện tích cùng dấu
B. vật b và d có điện tích cùng dấu
C. vật a và c có điện tích cùng dấu
D. vật a và d có điện tích trái dấu
Hiển thị đáp án
Vì a hút b nên a và b trái dấu
b hút c nên b và c trái dấu ⇒a và c cùng dấu
c đẩy d nên c và d cùng dấu ⇒ a, c, d cùng dấu
Vậy b trái dấu với a, c, d ⇒ Đáp án C
Câu 7:Trong nguyên tử bình thường thì điện tích của hạt nhân so với tổng điện tích âm của các electron là:
A. bằng nhau B. lớn hơn
C. nhỏ hơn D. có lúc lớn, lúc nhỏ
Hiển thị đáp án
Trong nguyên tử bình thường thì điện tích của hạt nhân so với tổng điện tích âm của các electron là bằng nhau ⇒ Đáp án A
Câu 8: Một vật như thế nào thì gọi là trung hòa về điện?
A. vật có tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương.
B. vật nhận thêm một số electron.
C. vật được cấu tạo bởi các nguyên tử trung hòa về điện.
D. vật nhận thêm một số điện tích dương.
Hiển thị đáp án
Vật có tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương gọi là vật trung hòa về điện.
⇒ Đáp án A
Câu 9: Thanh thủy tinh tích điện dương khi cọ xát vào lụa, mảnh pôliêtilen tích điện âm khi cọ xát vào len. Đưa mảnh lụa và mảnh len lại gần nhau thì:
A. không hút, không đẩy nhau B. hút lẫn nhau
C. vừa hút vừa đẩy nhau D. đẩy nhau
Hiển thị đáp án
Mảnh lụa và mảnh len nhiễm điện trái dấu nên đưa lại gần nhau thì hút nhau
⇒ Đáp án B
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực kiến thức vật lý , năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. 
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
C2: Trước khi cọ xát có phải trong mỗi vậtđều có điện tích dương và điện tích âm hay không? Nếu có thì các điện tích này tồn tại ở những loại nào cấu tạo nên vật?
C3: Tại sao trước khi cọ xát,các vật không hút các vụn giấy nhỏ?
C4: Sau khi cọ xát các vật nào trong hình 18. 5b nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron? Vật nào nhiễm điện dương và vật nào nhiễm điện âm?
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dùng trả lời đã hoàn thiện.
C2: Trước khi cọ xát các vật đều có mang điện tích âm và điện tích dương tồn tại ở các electron chuyển động xung quanh hạt nhân. 
C3: Trước khi cọ xát các vật không hề hút các vụn giấy nhỏ là vì các vật chưa nhiễm điện, các điện tích âm và điện tích dương hoà lẫn vào nhau. 
C4: Sau khi cọ xát mãnh vải nhiễm điện dương (Có 6 dấu + và 3 dấu -). Thước nhựa nhiễm điện âm (7 dấu trừ – và 4 dấu +). 
- Thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm electron. 
- Mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt electron.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dùng kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực kiến thức vật lý , năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. 
Vẽ sơ đồ tư duy bài học
4. Câu hỏi, bài tập củng cố và dặn dò
- Về nhà học bài và làm các bài tập từ 18.1 đến 18.4 SBT.
- Đọc thêm mục: “Có thể em chưa biết”.
- Xem trước và chuẩn bị cho bài sau.
BÀI 19. DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
- Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay 
- Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin và acquy.
- Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.
2. Kĩ năng: Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối.
3. Thái độ: Có ý thức thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
4. Xác định nội dùng trọng tâm của bài: 
- Nắm được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Nắm được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin và acquy.
- Nắm được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.
5. Định hướng phát triển năng lực 
a. Năng lực được hình thành chung :
 Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý : 
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực thực nghiệm. 
- Năng lực trao đổi thông tin. 
- Năng lực cá nhân của HS. 
II. CHUẨN BỊ
1. GV : Giáo án, SGK, SBT
2. HS : SGK, vở ghi, vở nháp, dụng cụ học tập, bảng nhóm
 - Cả lớp: Tranh vẽ H19.1
 - Mỗi nhóm: 1 mảnh phim nhựa, 1 mảnh kim loại mỏng, 1 bút thử điện, 1 mảnh len, 1 nguồn điện và 1 bóng đèn lắp sẵn vào đế đèn, 1 công tắc và 5 đoạn dây nối có vỏ cách điện.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (6’):
a. Câu hỏi :
Câu 1 : Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện tích.?
Câu 2 : Khi nào một vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương?
Câu 3 : Trước khi cọ xát, có phải trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm hay không? Nếu có thì các điện tích này tồn tại ở những loại hạt nào cấu tạo nên vật?
b. Đáp án và biểu điểm :
Câu 1 : Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.(5 điểm) + 5BT/SBT (5đ)
Câu 2 : Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.	 (4 điểm) +6BT/SBT(6đ)
Câu 3 : Trước khi cọ xát, trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân của nguyên tử, còn các điện tích âm tồn tại ở các êlectrôn chuyển động xung quanh hạt nhân.	 (5 điểm) + 5BT/SBT (5đ)
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Xác định mục tiêu trọng tâm cần hướng tới: 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực kiến thức vật lý , năng lực sáng tạo, năng lực trao đổ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_7_hoc_ky_ii.docx