Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 21, Bài 19: Dòng điện - Nguồn điện - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Trang
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Mô tả một thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện và nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng.
2. Kĩ năng:
Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối hoạt động, đèn sáng.
3. Thái độ:
+ Nghiêm túc, yêu thích môn học, tích cực trong học tập, giữ vệ sinh và cẩn thận khi thực hành điện.
4. Định huớng phát triển năng lực của học sinh:
- Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt bộ môn:
+ K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí.
+ K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.
+ P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập.
+ X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp
+ X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí
+ X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn Vật lí.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Giáo án, sách giáo khoa, tranh vẽ hình 19.1, 19.2.
Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 1 pin đèn, 1 bóng đèn lắp sẵn vào đế, công tắc, 5 đoạn dây nối có vỏ cách điện.
2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Mục tiêu: kiểm tra kiến thức cũ và việc học bài ở nhà của học sinh.
Phương pháp: Vấn đáp.
Tuần dạy: 22 Ngày soạn: 11/02/2019 Tiết dạy: 21 Ngày dạy: 13/02/2019 (lớp 7.1) 14/02/2019 (lớp 7.2) Tuần: 22 Bài 19: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Mô tả một thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện và nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng. 2. Kĩ năng: Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối hoạt động, đèn sáng. 3. Thái độ: + Nghiêm túc, yêu thích môn học, tích cực trong học tập, giữ vệ sinh và cẩn thận khi thực hành điện. 4. Định huớng phát triển năng lực của học sinh: - Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt bộ môn: + K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí. + K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập. + K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn. + P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập. + X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp + X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí + X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn Vật lí. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, tranh vẽ hình 19.1, 19.2. Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 1 pin đèn, 1 bóng đèn lắp sẵn vào đế, công tắc, 5 đoạn dây nối có vỏ cách điện. 2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Mục tiêu: kiểm tra kiến thức cũ và việc học bài ở nhà của học sinh. Phương pháp: Vấn đáp. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Câu 1: Có mấy loại điện tích, các vật nhiễm điện tương tác với nhau như thế nào? Câu 2: Nêu cấu tạo của nguyên tử? Thế nào là vật nhiễm điện dương, nhiễm điện âm? Học sinh trả lời. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2 phút) * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Tạo tình huốg học tập như nội dung đầu bài của bài để tạo hứng thú cho học sinh: Có điện mang lại cho con người nhiều sự lợi ích và thuận tiện, đèn điện có thể sáng ngay khi mưa gió, ngoài ra còn có quạt điện, nồi cơm điện, tivi, tủ lạnh......Các thiết bị này hoạt động khi có dòng điện chạy qua. Vậy dòng điện là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Học sinh quan sát các dụng cụ điện và suy ngẫm. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. Tiết 22 - Bài 19 DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu dòng điện là gì? (8 phút) Mục tiêu: - Mô tả một thí nghiệm tạo ra dòng điện. - Nhận biết có dòng điện và nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Phương Pháp: Hoạt động nhóm, gợi mở, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, thí nghiệm trực quan. * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu học sinh quan sát hình 19.1 và nêu sự tương tự bằng cách trả lời câu hỏi C1 vào phiếu học tập cá nhân mà GV chuẩn bị sẵn. HS thảo luận để thực hiện phần nhận xét. Từ đó rút ra khái niệm dòng điện. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm. Lắng nghe các câu trả lời của học sinh. Phân tích, đánh giá nhận xét các đáp án. Khuyến khích các đối tượng học sinh yếu trả lời các câu hỏi. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Học sinh làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi bằng phiếu học tập. - Làm nhận xét và rút ra kết luận về khái niệm dòng điện. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Học sinh trả lời: Dự kiến sản phẩm của học sinh: C1: a. Mảnh phim nhựa tương tự như nước trong bình. b. Điện tích dịch chuyển qua bóng đèn đến tay tương tự như nước chảy từ bình A xuống bình B. C2: Muốn đèn sáng thì cần phải cọ xát mảnh phim nhựa HS thu thập thông tin và thảo luận nhóm để trả lời Nhận xét: Bóng đèn bút thử điện sáng khi các điện tích dịch chuyển qua nó. Kết luận: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. I. Dòng điện. Nhận xét: Bóng đèn bút thử điện sáng khi các điện tích dịch chuyển qua nó. Kết luận: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng. (5 phút) Mục tiêu: - Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng. - Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối hoạt động, đèn sáng. Phương pháp: Hoạt động nhóm, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, thí nghiệm trực quan. * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV mô tả tác dụng của nguồn điện. Giới thiệu một số nguồn điện thường dùng, mỗi nguồn điện có hai cực âm (-) và cực (+). Yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và liên hệ thực tế kể tên các nguồn điện. Phát cho mỗi nhóm học sinh nguồn điện là pin, hướng dẫn học sinh nhận biết hai cực âm (-) dương (+) của nguồn điện. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Lắng nghe các câu trả lời của học sinh. Phân tích, đánh giá nhận xét các đáp án. Khuyến khích các đối tượng học sinh yếu trả lời các câu hỏi. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: Lắng nghe Quan sát. Kể tên một số nguồn điện trong thực tế. Thảo luận nhóm và thực hiện. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Học sinh trả lời câu C3: Dự kiến sản phẩm của học sinh: C3: Các nguồn điện trong hình 19. 2; Pin tiểu,pin vuông, pin tròn, pin dạng cúc áo, acquy. II. Nguồn điện. 1. Các nguồn điện thường dùng. Mỗi nguồn điện có hai cực: Cực âm (-), cực dương (+). Hoạt động 3: Mắc mạch điện. (8 phút) Mục tiêu: Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối hoạt động, đèn sáng. Phương pháp: Làm việc theo nhóm, trực quan. * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV giới thiệu dụng cụ thực hành của mỗi nhóm bao gồm: Bảng điện, khóa K, bóng đèn, nguồn điện 2 pin. Phát dụng cụ cho các nhóm và hướng dẫn học sinh thực hiện. Trả lời các câu hỏi: Khi đóng công tắc đèn có sáng hay không. Nếu trường hợp đèn không sáng cho học sinh tiến hành kiểm tra bóng đèn, đui đèn, dây cắm.... có vấn đề hay không. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhận xét quá trình thực hành của các nhóm. Khuyến khích tất cả các đối tượng học sinh tham gia. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh quan sát Học sinh nhận dụng cụ và tiến hành thực hành. Kiểm tra dụng cụ theo hướng dẫn của GV * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. 2. Mạch điện có nguồn điện. Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (10’) * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Yêu cầu học sinh thực hiện câu C4, C5 theo nhóm. Giới thiệu hình ảnh đinamô xe đạp *Đánh giá kết quả thực hiện Phân tích, đánh giá nhận xét các đáp án. Khuyến khích các đối tượng học sinh yếu trả lời các câu hỏi * Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Học sinh thực hiện C4, C5. Thảo luận cả lớp để thống nhất câu trả lời * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Dự kiến sản phẩm của học sinh. C4: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua. Các điện tích dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện. C5: Đèn pin, đồng hồ, radiô, máy tính, điện thoại III. Vận dụng: C4: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua. Các điện tích dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện. C5: Đèn pin, đồng hồ, radiô, máy tính, điện thoại D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (3’) * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Trình chiếu hình ảnh đinamô xe đạp và nêu cách mà đinamô hoạt động để thắp sáng đèn. Giáo viên giới thiệu thêm phần này sẽ được học kĩ hơn trong chương trình Vật lí 9, chương Điện từ học. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên củng cố và nhấn mạnh kiến thức học sinh vừa truyền tải * Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh quan sát, lắng nghe và liên hệ với kiến thức vừa học. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: 4. Củng cố: (3 phút) - Nhắc lại khái niệm dòng điện, nêu tên hai cực của nguồn điện. - Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm củng cố. 5. Dặn dò: (1 phút) - Học bài cũ, xem trước bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện – Dòng điện trong kim loại. * Rút kinh nghiệm tiết dạy. .......................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_ly_lop_7_tiet_21_bai_19_dong_dien_nguon_dien_nam.doc