Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 25, Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Mẫn

Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 25, Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Mẫn

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện. Biết dòng điện có tác dụng từ.

- Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hóa học của dòng điện. Biết dòng điện có tác dụng hóa học.

- Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lý của dòng điện khi đi qua cơ thể người.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm và kĩ năng mô tả các thí nghiệm quan sát được.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản

- Nghiêm túc trong giờ học.

4. Định hướng phát triển năng lực của học sinh:

- K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí.

- K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

- P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí.

- P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.

- P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí.

- P8: xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét.

- X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ).

- X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp.

- X7: thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí.

- X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.

- C5: sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Giáo án, bài giảng điện tử, sgk, sách giáo viên, bảng phụ.

- Mỗi nhóm HS: một nam châm điện, hai pin loại 1,5V, một công tắc, dây dẫn, một kim nam châm, chuông điện, bình đựng dd CuSO4

2. Học sinh:

 Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

Mục tiêu: kiểm tra kiến thức cũ và việc học bài ở nhà của học sinh.

Phương pháp: Vấn đáp.

 

doc 5 trang sontrang 4041
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 25, Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Mẫn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 	 Ngày soạn: 17/05/2020
Tiết 25 	 Ngày dạy: 19/05/2020 
 Bài 23: TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA DÒNG ĐIỆN.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện. Biết dòng điện có tác dụng từ.
- Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hóa học của dòng điện. Biết dòng điện có tác dụng hóa học.
- Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lý của dòng điện khi đi qua cơ thể người.
2. Kĩ năng: 
Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm và kĩ năng mô tả các thí nghiệm quan sát được.
3. Thái độ: 
- Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản
- Nghiêm túc trong giờ học.
4. Định hướng phát triển năng lực của học sinh: 
- K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí. 
- K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.
- P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí.
- P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.
- P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí.
- P8: xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. 
- X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ).
- X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp.
- X7: thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí. 
- X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.
- C5: sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Giáo án, bài giảng điện tử, sgk, sách giáo viên, bảng phụ.
- Mỗi nhóm HS: một nam châm điện, hai pin loại 1,5V, một công tắc, dây dẫn, một kim nam châm, chuông điện, bình đựng dd CuSO4 
2. Học sinh: 	
	Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Mục tiêu: kiểm tra kiến thức cũ và việc học bài ở nhà của học sinh.
Phương pháp: Vấn đáp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Nêu tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng điện.
Học sinh trả lời.
3. Bài mới:
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- Đặt vấn đề như SGK.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh quan sát hình ảnh và suy ngẫm.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
Tiết 25 - Bài 23: TÁC DỤNG TỪ – TÁC DỤNG HOÁ HỌC – TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA DÒNG ĐIỆN. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu nam châm điện.
Mục tiêu: - Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện. Biết dòng điện có tác dụng từ.
Phương Pháp: Hoạt động nhóm, gợi mở, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, thí nghiệm trực quan.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
Cho HS quan sát nam châm vĩnh cửu, tính chất của chúng là hút sắt thép, làm quay kim nam châm, chỉ ra cực từ của nam châm vĩnh cửu. 
- Học sinh làm việc theo nhóm thực hiện thí nghiệm hình 23.1, trả lời câu C1 vào phiếu học tập.
- Yêu cầu HS làm kết luận SGK/63 theo hình thức cá nhân.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm.
Lắng nghe các câu trả lời của học sinh.
Phân tích, đánh giá nhận xét các đáp án.
Khuyến khích các đối tượng học sinh yếu trả lời các câu hỏi.
- THBVT: Dòng điện gây ra xung quanh nó một từ trường. Các đường dây cao áp có thể gây ra những điện từ trường mạnh, những người dân sống gần đường dây điện cao thế có thể chịu ảnh hưởng của trường điện từ này. Dưới tác dụng của trường điện từ mạnh, các vật đặt trong đó có thể bị nhiễm điện do hưởng ứng, sự nhiễm điện do hưởng ứng đó có thể khiến cho tuần hoàn máu của người bị ảnh hưởng, căng thẳng, mệt mỏi.
- Để giảm thiểu tác hại này, cần xây dựng các lưới điện cao áp xa khu dân cư.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh làm việc theo nhóm khảo sát tính chất từ nam châm, sử dụng cuộn dây đã quấn sẵn để lắp mạch điện như hình vẽ 23. 1. Tiến hành các bước ở câu C1. So sánh tính chất của cuộn dây có dòng điện chạy qua với tính chất từ của nam châm để rút ra kết luận cần có và ghi kết quả của nhóm vào phiếu học tập. 
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Học sinh trả lời:
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
C1:
a. Khi công tắc đóng, cuộn dây hút đinh sắt nhỏ. Khi công tắc ngắt, đinh sắt nhỏ rơi ra. 
b. Một cực của kim nam châm bị hút hoặc bị đẩy. 
I. Tác dụng từ:
Kết luận:
1. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện. 
2. Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép. 
Dòng điện có tác dụng từ vì nó làm quay nam châm. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện. 
Mục tiêu: - Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hóa học của dòng điện. Biết dòng điện có tác dụng hóa học.
Phương Pháp: Hoạt động nhóm, gợi mở, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, thí nghiệm trực quan.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- Giới thiệu dụng cụ TN chú ý thỏi than nối trực tiếp với cực âm, lúc đầu hai thỏi than đều có màu đen. 
- Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm của GV sau đó thực hiện câu C5, C6 và hoàn thành kết luận SGK/64 vào bảng nhóm. 
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm.
Lắng nghe các câu trả lời của học sinh.
Phân tích, đánh giá nhận xét các đáp án.
Khuyến khích các đối tượng học sinh yếu trả lời các câu hỏi.
THBVM: - Dòng điện gây ra các phản ứng điện phân. Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm, do những yếu tố tự nhiên, việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt, ) và hoạt động sản xuất công nghiệp cũng tạo ra nhiều khí độc hại (CO2, CO, NO, NO2, SO2, H2S, ). Các khí này hòa tan trong hơi nước tạo ra môi trường điện li. Môi trường điện li này sẽ khiến cho kim loại bị ăn mòn (ăn mòn hóa học).
- Để giảm thiểu tác hại này cần bao bọc kim loại bằng chất chống ăn mòn hóa học và giảm thiểu các khí độc hại trên.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh làm việc theo nhóm thực hiện yêu cầu của GV.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Học sinh trả lời:
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
C5: Dung dịch muối đồng sunfat là chất dẫn điện vì đèn trong mạch sáng
C6: Được phủ một lớp màu đỏ nhạt.
II. Tác dụng hoá học:
Kết luận: Dung dịch khi đi qua dd muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm phủ một lớp đồng. 
Dòng điện có tác dụng hoá học, chẳng hạn khi có dòng điện chạy qua dung dịch muối đòng thì tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng sinh lý của dòng điện. 
Mục tiêu: - Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lý của dòng điện khi đi qua cơ thể người.
Phương Pháp: Hoạt động cá nhân, gợi mở, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, thí nghiệm trực quan.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK sau đó suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau:
- Điện giật là gì?
- Dòng điện qua cơ thể người là có lợi hay có hại?
- Nếu để dòng điện của mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người thì có hại gì?
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm.
Lắng nghe các câu trả lời của học sinh.
Phân tích, đánh giá nhận xét các đáp án.
Khuyến khích các đối tượng học sinh yếu trả lời các câu hỏi.
THBVM: Dòng điện càng mạnh càng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người. Dòng điện mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, tim ngừng đập, ngạt thở, nếu dòng điện mạnh có thể gây tử vong 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu của GV.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Học sinh trả lời:
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- Điện giật là khi dòng điện đi qua cơ thể người sẽ làm các cơ co giật, 
- Dòng điện qua cơ thể người là có hại.
- Nếu để dòng điện của mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người thì có thể gây nguy hại đến tính mạng.
II. Tác dụng sinh lý:
Dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và các động vật. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu HS trả lời câu C7, C8.
- Nhận xét câu trả lời của HS
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm.
Lắng nghe các câu trả lời của học sinh.
Phân tích, đánh giá nhận xét các đáp án.
Khuyến khích các đối tượng học sinh yếu trả lời các câu hỏi.
- Đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết.
- GV chốt lại những kiến thức cần nhớ trong bài học.
- Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập.
- Chuẩn bị trước bài mới
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh thực hiện C7, C8.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Học sinh trả lời.
C7: Một cuôn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua. 
C8: Hút các giấy vụn. 
III. Vận dụng:
SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
..............................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_7_tiet_25_bai_23_tac_dung_tu_tac_dung_hoa.doc