Kế hoạch bài dạy Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Chương VIII đến X - Năm học 2022-2023

Kế hoạch bài dạy Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Chương VIII đến X - Năm học 2022-2023

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

– Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật (ở thực vật và động vật).

 – Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật.

 – Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc).

 – Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; lấy được ví dụ minh hoạ.

– Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.

– Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.

– Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt).

2. Về phẩm chất

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

 - Chăm chỉ: thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ học tập. Chịu khó tìm tòi tài liệu.

- Có trách nhiệm trong công việc được phân công, phối hợp với các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm tìm hiểu về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật, vai trò của cảm ứng với sinh vật, tập tính ở động vật, vai trò của tập tính với động vật và giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt).

 - Trung thực, cẩn thận trong: làm bài tập trong vở bài tập, phiếu học tập và trong lúc thực hành

 

doc 91 trang phuongtrinh23 27/06/2023 2900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Chương VIII đến X - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : ., Tiết : . Ngày soạn : ../08/2022 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
TÊN BÀI DẠY: CHƯƠNG VIII. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
Bài 33: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Môn học : KHOA HỌC TỰ NHIÊN; lớp : 7
Thời gian thực hiện: ( 3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực 
– Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật (ở thực vật và động vật).
 – Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật.
 – Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc).
 – Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; lấy được ví dụ minh hoạ.
– Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.
– Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.
– Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt).
2. Về phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
 - Chăm chỉ: thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ học tập. Chịu khó tìm tòi tài liệu.
- Có trách nhiệm trong công việc được phân công, phối hợp với các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm tìm hiểu về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật, vai trò của cảm ứng với sinh vật, tập tính ở động vật, vai trò của tập tính với động vật và giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt).
 - Trung thực, cẩn thận trong: làm bài tập trong vở bài tập, phiếu học tập và trong lúc thực hành 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin 
a) Giáo viên: tranh, ảnh lên để trình chiếu lên màn hình tivi, các phiếu học tập bảng 33.1;32.2
b) Học sinh: Tìm hiểu trước về tính cảm ứng ở sinh vật, vai trò của cảm ứng đối với sinh vật, tập tính ở động vật, vai trò của các tập tính ở động vật.
c) Ứng dụng công nghệ thông tin: video hiện tượng cảm ứng của thực vật( cây xấu hổ) sẽ ứng dụng CNTT để sinh động hơn, có sử dụng powerpoint, nếu dạy trực tuyến thì dùng phần mềm zoom.
2. Học liệu 
a) Kiến thức bổ trợ: trên google/ sách điện tử KHTN 7 bộ kết nối tri thức với cuộc sống của NXBGD.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết
Hoạt động
PP/KTDH
PP/CCĐG
1
Hoạt động 1: Mở đầu (10’)
PPDH: Trực quan
PPĐG: Quan sát, hỏi- đáp
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 2.1:Tìm hiểu hiện tượng cảm ứng ở sinh vật là gì?(20p)
-PPDH: hợp tác
-KTDH: Chia nhóm, động não
-PPĐG :Viết, quan sát, hỏi đáp.
-CCĐG: Bài tập, sản phẩm học tập.
Hoạt động 2.2:Tìm hiểu vai trò của cảm ứng ở sinh vật( 5p)
-PPDH:giải quyết vấn đề
-KTDH:động não
-PPĐG: Quan sát, hỏi đáp
-CCĐG: câu hỏi
Hoạt động 2.3:Tìm hiểu tập tính ở động vật là gì?(10p)
-PPDH: hợp tác
-KTDH: Chia nhóm, động não
-PPĐG :Viết, quan sát, hỏi đáp.
-CCĐG: Bài tập, sản phẩm học tập. 
2
Hoạt động 2.4:Tìm hiểu vai trò của tập tính ở động vật.(20p)
-PPDH: hợp tác
-KTDH: Chia nhóm, động não
-PPĐG :Viết, quan sát, hỏi đáp.
-CCĐG: Bài tập, sản phẩm học tập. 
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập(10p)
-PPDH: Dự án
-KTDH: giao nhiệm vụ
-PPĐG: Sản phẩm học tập
-CCĐG: sản phẩm học tập
Hoạt động 4: Vận dụng(15p)
-PPDH:giải quyết vấn đề
-KTDH:động não
-PPĐG: Quan sát, hỏi đáp
-CCĐG: câu hỏi
 1.Hoạt động 1: Mở đầu/khởi động (thời gian 10 phút)
a)Mục tiêu: Dẫn dắt HS tiếp cận bài học mới bằng sự tò mò, kết nối các tri thức đã biết và tri thức chưa biết tạo hứng thú để tìm hiểu về tính cảm ứng ở sinh vật, tập tính ở động vật
 b)Nội dung: 
 GV sử dụng vi deo trình chiếu hiện tượng cảm ứng ở cây xấu hổ, hiện tượng di cư của chim, kiến, ngủ đông gấu trúc để đánh giá những hiểu biết đã có của HS về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật HS sẽ trả lời câu hỏi ở phần khởi động và đến mỗi nội dung tương ứng trong bài sẽ tự kiểm tra được câu trả lời của mình đã chính xác hay chưa.
 c)Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
 Câu 1: Khi chạm vào cây xấu hổ thì cây có hiện tượng gì? hiện tượng đó được gọi là gì? (Hiện tượng: lá cây cụp lại, gọi là hiện tượng cảm ứng ở thực vật).
 Câu 2: Qua quan sát vi deo về hiện tượng kiến di chuyển trước khi mưa lụt, chim di cư vào mùa rét và gấu trúc ngủ đông. Cho biết các hiện tượng trên ở động vật được gọi là gì? các hiện tượng đó có ý nghĩa gì đối với đời sống ở động vật? ( Tập tính ở động vật, giúp động vật thích nghi với môi trường luôn thay đổi để tồn tại và phát triển) 
 d)Tổ chức thực hiện: 
 - GV cho HS theo dõi vi deo về hiện tượng cây xấu hổ cụp lá lại khi bị kích thích và các hiện tượng về tập tính ở động vật.
 - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi( Mỗi câu hỏi có thể 1-2 HS trả lời)
 Câu 1: Khi chạm vào cây xấu hổ thì cây có hiện tượng gì? Hiện tượng đó được gọi là gì?
 Câu 2: Qua quan sát vi deo về hiện tượng kiến di chuyển trước khi mưa lụt, chim di cư vào mùa rét và gấu trúc ngủ đông. Cho biết các hiện tượng trên ở động vật được gọi là gì? các hiện tượng đó có ý nghĩa gì đối với đời sống ở động vật? 
 - GV: Vậy các câu trả lời của các em đúng hay sai sẽ được trả lời ở các hoạt động tiếp theo.
 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
 2. Hoạt động 2.1:Tìm hiểu hiện tượng cảm ứng ở sinh vật là gì?(20p)
 a)Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật (ở thực vật và động vật).
 b)Nội dung: HS đọc thông tin SGK, kết hợp với quan sát hình 33.1 về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật, trao đổi nhóm hoàn thành theo mẫu bảng 33.1 và các câu hỏi:
 - Thế nào là cảm ứng ở sinh vật?
 - Quan sát hình 33.1 và hoàn thành theo mẫu bảng 33.1
Hình
Kích thích
Phản ứng
a
Ánh sáng
Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng
b
c
d
e
 - Nêu thêm một số ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật. Chỉ rõ tác nhân kích thích và phản ứng của sinh vật.
 c) Sản phẩm: 
 - Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với các kích thích đến từ môi trường.
 - Bảng 33.1
Hình
Kích thích
Phản ứng
a
Ánh sáng
Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng
b
Nước
Rễ cây hướng đến phía nguồn nước
c
Nhiệt độ thấp/cao
Run rẩy/ toát mồ hôi
d
Tiếng gà mẹ
Gà con chạy đến nơi có gà mẹ
e
Giá thể
Cây bám vào giá thể
- Ví dụ về hiện tượng cảm ứng: 
+ Con người nổi da gà khi trời lạnh.
 	+ Gà chạy đến khi nghe người gọi cho ăn.
 	+ Chó sủa khi gặp người lạ, cây hoa quỳnh nở vào ban đêm.
 d) Tổ chức thực hiện: 
	- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
	+ Chia lớp thành 4 nhóm
	+ Phát phiếu học tập số 1 cho các nhóm.
	+ GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, kết hợp với quan sát hình 33.1 về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật, trao đổi nhóm hoàn thành theo mẫu bảng 33.1 và các câu hỏi( ở mục nội dung)
	- HS thực hiện nhiệm vụ: theo yêu cầu của giáo viên, thảo luận nhóm tìm câu trả lời, cử đại diện trả lời.
	- HS báo cáo thảo luận: Các nhóm đã tìm được câu trả lời, cử đại diện trả
lời. Giáo viên gọi một nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
	- GV nhận xét và chiếu đáp án.
 2. Hoạt động 2.2:Tìm hiểu vai trò của cảm ứng ở sinh vật( 5p)
 a) Mục tiêu: Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật.
 b) Nội dung: 
	- HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi :
Nếu các sinh vật không có phản ứng đối với các kích thích đến từ môi trường ( ví dụ cây ở hình 33.1.a) không có phản ứng hướng về phía có ánh sáng) thì điều gì sẽ xảy ra? Từ đó cho biết vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.
 c) Sản phẩm: 
	Nếu các sinh vật không có phản ứng đối với các kích thích đến từ môi trường ( ví dụ cây ở hình 33.1.a) không có phản ứng hướng về phía có ánh sáng) thì sinh vật sẽ không thích ứng được những thay đổi của môi trường sống. 
	Cảm ứng giúp sinh vật thính ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển
 d) Tổ chức thực hiện: 
	- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cá nhân: từ những hiểu biết của cá nhân với hiện tượng thực tế những cây ưa sáng trồng ở cạnh nhà hoặc trồng cạnh cửa sổ do thiếu ánh sáng dẫn đến của cành lá phía trong tự tỉa ảnh hưởng đến sự phát triển của cây để trả lời câu hỏi.
	- HS thực hiện nhiệm vụ: theo yêu cầu của giáo viên
	- HS báo cáo : Giáo viên gọi một 1-2 HS trả lời, các HS còn lại nhận xét và bổ sung ý kiến.
	- GV nhận xét và chốt lại.
 2. Hoạt động 2.3:Tìm hiểu tập tính ở động vật là gì?(10p)
 a)Mục tiêu: 
 Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; lấy được ví dụ minh hoạ.
 b)Nội dung: 
	- Tập tính là gì?
	- Đặt tên tập tính của các động vật thể hiện trong hình 33.2a,b,c,d
	- Lấy thêm ví dụ về tập tính ở người và động vật
 c) Sản phẩm: 
- Tập tính là một chuỗi các phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
 - H33.2a,b,c,d 
 a. Tập tính di cư của chim: Hằng năm chim di cư về phương nam tránh rét
 b. Tập tính sống bày đàn của trâu rừng: giúp chúng hỗ trợ nhau trong việc kiếm ăn và chống lại kẻ thù
 c. Tập tính kiếm ăn của mèo: mèo đuổi và vờn chuột, chuột chạy để tự về
 d. Tập tính chăm sóc con non của chim: con phát triển và được bảo vệ tốt hơn
- Ví dụ về tập tính ở người và động vật:
+ Tập tính ở người: dừng xe khi gặp đèn đỏ, tập thể dục buổi sáng, thờ cúng,...
 + Tập tính ở động vật: ve sầu kêu vào mùa hè, chó thức canh nhà ban đêm, ếch kêu to tìm kiếm bạn đời, chó vẫy đuôi khi chủ gọi,...
 d) Tổ chức thực hiện: 
	- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
	+ Chia nhóm lớp : 2 HS nhóm
	+ GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, kết hợp với quan sát hình 33.2 về một số tập tính ở động vật, trao đổi nhóm cặp đôi hoàn thành các câu hỏi( ở mục nội dung)
	- HS thực hiện nhiệm vụ: theo yêu cầu của giáo viên, thảo luận nhóm tìm câu trả lời, cử đại diện trả lời.
	- HS báo cáo thảo luận: Các nhóm đã tìm được câu trả lời, cử đại diện trả
lời. Giáo viên gọi một nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
	- GV nhận xét và kết luận.
 2. Hoạt động 2.4:Tìm hiểu vai trò của tập tính ở động vật.(20p)
 a)Mục tiêu: 
 Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.
 b)Nội dung: HS đọc thông tin SGK, trao đổi nhóm hoàn thành theo mẫu bảng 33.2. và các câu hỏi:
 - Tập tính có vai trò gì?
 - Hoàn thành bảng 33.2
Tập tính ở động vật
Tác dụng đối với động vật
Mèo bắt chuột thường rình mồi, vồ mồi, vờn mồi
Chim công đực thường múa kheo bộ lông sặc sỡ để quyến rũ con cái vào mùa sinh sản
Chin én di cư về phương nam vào cuối thu
Chó sói thường đánh dấu lãng thổ bằng nước tiểu
Trâu rừng thường sống theo đàn
c)Sản phẩm:
- Tập tính có vai trò quan trọng đối với đời sống. Nhờ có tập tính động vật có thể thích ứng với môi trường, đảm bảo cho chúng tồn tại và phát triển.
- Bảng 33.2
Tập tính ở động vật
Tác dụng đối với động vật
Mèo bắt chuột thường rình mồi, vồ mồi, vờn mồi
Giúp mèo bắt được con mồi
Chim công đực thường múa kheo bộ lông sặc sỡ để quyến rũ con cái vào mùa sinh sản
Thu hút con cái để giao phối và sinh sản
Chin én di cư về phương nam vào cuối thu
Tránh rét về mùa đông
Chó sói thường đánh dấu lãng thổ bằng nước tiểu
Bảo vệ vùng sinh tồn
Trâu rừng thường sống theo đàn
Chống lại kẻ thù và hỗ trợ kiếm ăn
 d)Tổ chức thực hiện: 
 - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
	+ Chia lớp thành 4 nhóm
	+ Phát phiếu học tập số 2 cho các nhóm.
	+ GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trao đổi nhóm hoàn thành theo mẫu bảng 33.2 và các câu hỏi( ở mục nội dung)
	- HS thực hiện nhiệm vụ: theo yêu cầu của giáo viên, thảo luận nhóm tìm câu trả lời, cử đại diện trả lời.
	- HS báo cáo thảo luận: Các nhóm đã tìm được câu trả lời, cử đại diện trả
lời. Giáo viên gọi một nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
	- GV nhận xét và chiếu đáp án.
 3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập(10p)
a)Mục tiêu:
 – Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc).
- Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.
 b)Nội dung: 
 - HS xã được GV phân công tìm hiểu ở nhà. HS chuẩn bị bài thuyết trình
 - GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho 4 nhóm
 + Nhóm 1,2: Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc).
 + Mhóm 3,4:Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật ở thực tế và clip trên mạng intenet .
 + HS gửi bài trước qua email cho GV
 c)Sản phẩm: Bài thuyết trình của học sinh
 d)Tổ chức thực hiện: 
	 - GV giao nhiệm vụ học tập: GV đã giao nhiệm vụ ở tiết học trước cho các nhóm học sinh.
	 - GV yêu cầu các nhóm lên thuyết trình
	 + 1 HS lên thuyết trình
	 + HS ghi kiến thức lên bảng và phản biện
	 - GV ghi lại những câu khó và hỗ trợ HS tìm hiểu hoặc trả lời sau khi có nhóm hoàn thành
	 - GV nhận xét và chốt lại kiến thức.
 4. Hoạt động 4: Vận dụng(15p)
 a)Mục tiêu: Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt).
 b)Nội dung: Yêu cầu học sinh giải thích một số hiện tượng trong thực tế sau:
 - Nhìn thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ
 - Đừng dại gì mà đùa với lửa
 - Đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng lỗ đồng tử to ra 
 - Gọi gà vịt về cho ăn
 - Trời nóng lá bị héo 
 - Mùa đông cây rụng lá
 c)Sản phẩm: Câu trả lời của HS: Giải thích được một số hiện tượng thực tế trên
 d)Tổ chức thực hiện: 
 - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cá nhân: từ những hiểu biết của cá nhân về cảm ứng và ý nghĩa của cảm ứng với đời sống sinh vật để giải thích các hiện tượng mang tính thực tiễn.
	- HS thực hiện nhiệm vụ: theo yêu cầu của giáo viên
	- HS báo cáo : Giáo viên gọi một 1-2 HS trả lời, các HS còn lại nhận xét và bổ sung ý kiến.
	- GV nhận xét và chốt lại.
IV. PHỤ LỤC
 1.Phiếu học tập, nội dung khác liên quan tổ chức dạy học:
 Phiếu học tập số 1:
 - Thế nào là cảm ứng ở sinh vật?
- Quan sát hình 33.1 và hoàn thành theo mẫu bảng 33.1
Hình
Kích thích
Phản ứng
a
Ánh sáng
Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng
b
c
d
e
- Nêu thêm một số ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật. Chỉ rõ tác nhân kích thích và phản ứng của sinh vật.
 Phiếu học tập số 2
. - Tập tính có vai trò gì?
 - Hoàn thành bảng 33.2
Tập tính ở động vật
Tác dụng đối với động vật
Mèo bắt chuột thường rình mồi, vồ mồi, vờn mồi
Chim công đực thường múa kheo bộ lông sặc sỡ để quyến rũ con cái vào mùa sinh sản
Chin én di cư về phương nam vào cuối thu
Chó sói thường đánh dấu lãng thổ bằng nước tiểu
Trâu rừng thường sống theo đàn
 3. Quy trình thực hiện của phương pháp và kỹ thuật dạy học: 
3.1.Dạy học hợp tác
Thực hiện ở hoạt động 2.1; hoạt động 2.3; hoạt động 2.4
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập: thành lập các nhóm làm việc là 2 HS; thảo luận hoàn thành phiếu học tập 1,2
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập có sự hợp tác: Các nhóm tự lực thực hiện nhiệm vụ được giao hoàn thành các phiếu học tập 1,2 và phân công người chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp
Bước 3. Trình bày và đánh giá kết quả của hoạt động hợp tác: Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. GV hướng dẫn HS lắng nghe và phản hồi tích cực. GV cùng với HS tổng kết các kiến thức cơ bản.
3.2. Dạy dọc theo dự án:
Thực hiện ở hoạt động 3:
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm HS
- HS cần xác định chính xác chủ đề, mục tiêu, những công việc cần làm
- Công bố sản phẩm trước lớp 
4. Yêu cầu cần chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo (nếu cần):
5. Các nội dung khác (nếu có):
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Tuần : ., Tiết : . Ngày soạn : ../08/2022 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
TÊN BÀI DẠY: Bài 34: VẬN DỤNG HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG 
Ở SINH VẬT VÀO THỰC TIỄN
Môn học : KHOA HỌC TỰ NHIÊN; lớp : 7
Thời gian thực hiện: ( 3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực:
 Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt).
2. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
- Trách nhiệm: Chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, có trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
- Trung thực: Cẩn thận ghi chép số liệu trung thực rõ ràng khi làm thí nghiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị, công nghệ thông tin
a) Giáo viên
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
 - Phiếu học tập.
b) Học sinh
 - Sách giáo khoa, vở bài tập
 - Nghiên cứu tìm hiểu: Đọc trước bài 34 (SGK - KHTN 7)
 - Sưu tầm tranh ảnh về ứng dụng của hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn.
c) Công nghệ thông tin: GV sử dụng máy chiếu, máy tính.
2. Học liệu:
a) Kiến thức bổ trợ
 - Hình ảnh về các ứng dụng của hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn
 - Video giàn mướp, bầu, bí xanh, thiên lí, 
 - Video về cảm ứng ở thực vật: (Cảm ứng của cây nắp ấm)
 b) Phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp dạy học: Giải quyết vấn đề, trực quan, hỏi – đáp, dạy học theo nhóm.
 - Kĩ thuật dạy học: Chia nhóm, động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, khăn trải bàn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết
Hoạt động
PP/KT DH
PP/CC ĐG
1
Hoạt động 1: Khởi động
(5 phút)
- PP: Trực quan, dạy học theo nhóm.
- KT: Động não
 - PP: Hỏi - đáp
 - CC đánh giá: Câu trả lời ngắn
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt (15 phút )
PP: Dạy học trực quan, dạy học hợp tác.
KT: Chia nhóm, động não
- PP: Hỏi - đáp
CC: Sản phẩm học tập
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong chăn nuôi (10 phút)
PP: Dạy học trực quan, dạy học hợp tác.
KTDH: Chia nhóm, động não
- PP: Hỏi - đáp
- CC: Sản phẩm học tập
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong học tập và đời sống (15 phút)
PP: Dạy học trực quan, dạy học hợp tác.
KTDH: Chia nhóm, động não
- PP: Hỏi - đáp
- CC: Sản phẩm học tập
2
Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)
PP: Dạy học hợp tác
KTDH: Động não
PP: Quan sát, Viết.
CC: Câu hỏi trắc nghiệm.
Hoạt đông 4: Vận dụng (10’)
PP: Dạy học hợp tác
KTDH: Động não
PP: Quan sát, Viết.
CC: Câu hỏi 
tự luận.
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề kích thích hứng thú cho học sinh.
b) Nội dung: HS xem video và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
 GV: Nhiều loài cây xanh không có mắt nhưng chúng có thể nhận ra và bám vào giá thể, không có giác quan chúng vẫn nhận ra được ánh sáng và bóng tối. Nhiều động vật có hành vi kiếm mồi và tự vệ vô cùng linh hoạt, thậm chí, chúng còn có thể dự đoán những thay đổi từ môi trường và có phản ứng đề phòng hay thích ứng từ rất sớm, Con người đã ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào cuộc sống như thế nào? 
* Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS xem video giàn mướp, bầu, bí xanh, thiên lí, và trả lời câu hỏi: Vì sao khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí, người trồng thường phải làm giàn cho cây?
* Thực hiện nhiệm vụ:
 - HS xem video và trả lời câu hỏi
 - GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ khi HS gặp khó khăn.
* Báo cáo thảo luận:
 - Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả
 - Nhận xét lẫn nhau giữa các nhóm
* Kết quả, nhận định:
 - Khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí, người trồng thường phải làm giàn cho cây vì: các loại cây này thuộc dạng thân leo, việc làm giàn chắc chắn sẽ giúp cho bộ rễ các loại cây này cố định, nhánh bám vững, cây vươn dài hơn và từ đó cho hoa kết trải.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt
a) Mục tiêu: 
 - Biết được một số ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt.
b) Nội dung: 
 - Hoàn thành bài tập trong phiếu học tập 1 theo nhóm đôi.
c) Sản phẩm: 
 Phiếu học tập 1 đã được hoàn thành.
d) Tổ chức thực hiện:
 * Giao nhiệm vụ học tập:
 - GV: Yêu cầu HS thu thập thông tin và quan sát tranh hình 34.1, 34.2 SGK/141-142 trả lời các câu hỏi:
	+ Tại sao dùng bù nhìn có thể đuổi chim hại cây trồng?
	+ Tại sao dùng đèn có thể bẫy được côn trùng?
	+ Tại sao khi trồng cây hồ tiêu cần làm trụ?
 Sau khi HS thảo luận nhanh để trả lời các câu hỏi trên giao nhiệm vụ cho HS hoàn thành phiếu học tập 1:
PHIẾU HỌC TẬP 1
1. Hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 34.1
Tên sinh vật
Hiện tượng cảm ứng được ứng dụng
Biện pháp ứng dụng
Lợi ích
Côn trùng hại cây trồng (bướm, bọ xít, .)
?
?
?
Chim
?
?
?
2. Lấy thêm các ví dụ về ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong trồng trọt.
* Thực hiện nhiệm vụ:
 HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm để hoàn phiếu học tập 1
* Báo cáo thảo luận:
 - Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả
 - Nhận xét lẫn nhau giữa các nhóm
* Kết quả, nhận định:
 - Một số ứng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt:
 + Thực vật: ứng dụng tính hướng sáng, hướng nước, hướng chất dinh dưỡng, để có chế độ chiếu sáng, tưới nước, bón phân, làm giàn, là tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu của con người.
 Ví dụ: Làm trụ cho cây hồ tiêu dựa trên hiện tượng cảm ứng hướng tiếp xúc giúp cho cây sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, cho năng suất cao.
+ Động vật: lợi dụng tập tính của các động vật gây hại cho cây trồng như bướm, bọ xít, châu chấu, để tìm cách xua đuổi và tiêu diệt chúng, bảo vệ mùa màng.
 Ví dụ: Tập tính sính sống của một số côn trùng rất thích ánh sáng, chúng sẽ bay vào nơi có ánh sáng đèn vào ban đêm. Bẫy đèn thường sử dụng để thu bắt côn trùng (bướm, bọ cánh cứng, rầy) bay đến và tiêu diệt.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong chăn nuôi
a) Mục tiêu: Nêu được một số ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong chăn nuôi.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
 Nêu các ví dụ ứng dụng hiện tượng cảm ứng hoặc tập tính của động vật trong chăn nuôi mà em biết.
* Thực hiện nhiệm vụ:
 HS quan sát Hình 34.3 - Ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong chăn nuôi, đọc thông tin mục 2 và trả lời câu hỏi.
* Báo cáo thảo luận:
 - Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả
 - Nhận xét lẫn nhau giữa các nhóm
* Kết quả, nhận định:
- Dựa trên những hiểu biết về tập tính học được ở động vật, con người đã huấn luyện cho các vật nuôi trong nhà hình thành được những tập tính tốt như ăn ngủ đúng giờ, đi vệ sinh đúng chỗ, nghe hiệu lệnh (tiếng kẻng, tiếng gọi, huýt sáo, tiếng vỗ tay, )
- Ví dụ:
+ Gõ mõ để trâu bò về chuồng đúng giờ.
+ Dùng đèn để thu hút một số loài hải sản.
+ Vỗ tay gọi cá đến.
+ Huấn luyện động vật phục vụ trong chăn nuôi (huấn luyện chó chăn cừu).
+ Trong chăn nuôi gà, bố trí trong một chuồng nuôi 2 gà trống và nhiều gà mái. Dùng tiếng gọi bập bập khi cho gà ăn.
+ Dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc, dạy cá heo lao qua vòng trên mặt nước (giải trí).
+ Dạy chó, chim ưng săn mồi (săn bắn).
+ Sử dụng chó để phái hiện ma túy và bắt kẻ gian (an ninh quốc phòng, ...)
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong học tập và đời sống
a) Mục tiêu: Nhận biết được các thói quen của bản thân, nhận biết thói quen tốt hay xấu, định hướng được cách loại bỏ các thói quen không tốt, lập kế hoạch và thực hiện thói quen tốt.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, quan sát hình 34.3, thảo luận, trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
- Nêu các thói quen (tập tính) của bản thân và cho biết thói quen nào là tốt, thói quen nào là không tốt?
- Tập tính được ứng dụng như thế nào trong học tập?
- Muốn tạo được thói quen tập thể dục buổi sáng, em cần làm gì?
- Hãy nêu những việc em sẽ làm để bỏ được thói quen ngủ dậy muộn?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc SGK, quan sát hình 34.4 thảo luận, trả lời câu hỏi.
 (GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết)
* Báo cáo thảo luận:
 - Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả
 - Nhận xét lẫn nhau giữa các nhóm
* Kết quả, nhận định:
- Một số thói quen tốt: ngủ sớm và thức dậy đúng giờ, đọc sách, tập thể dục buổi sáng, chấp hành luật an toàn giao thông, 
- Một số thói quen không tốt: thức khuya, ngủ dậy muộn, không làm bài tập trước khi đi học, vượt đèn đỏ, 
- Tập tính được ứng dụng trong học tập: thường xuyên ôn bài và làm bài tập nhiều lần để năm chắc kiến thức, ghi nhớ được lâu.
- Muốn tạo được thói quen tập thể dục buổi sáng, cần luyện tập thực hiện đều đặn hằng ngày, không nên bỏ buổi nào, tập vào một khung giờ nhất định.
- Để bỏ thói quen ngủ dậy muộn, cần đặt báo thức vào thời điểm mong muốn, thực hiện liên tiếp trong nhiều ngày. Sau một thời gian, cơ thể sẽ hình thành thói quen thức dậy đúng giờ ngay cả khi không đặt báo thức.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: 
 Củng cố lại kiến thức của bài học.
b) Nội dung: 
 Hoàn thành bài tập trong phiếu học tập 2 theo cá nhân
c) Sản phẩm: 
 Phiếu học tập 2 đã được hoàn thành.
d) Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV chiếu nội dung câu hỏi:
PHIẾU HỌC TẬP 2
Câu 1. Ghép các hiện tượng cảm ứng của vật nuôi (ở cột A) với lợi ích đối với con người (ở cột B) cho phù hợp:
A. Hiện tượng cảm ứng
B. Lợi ích đối với con người
1. Ăn ngủ đúng giờ
a. Giảm công sức kêu gọi, tránh lãng phí và quản lí được nguồn thức ăn.
2. Đi vệ sinh đúng chỗ
b. Giúp vật nuôi hình thành thói quen tốt, nhờ đó chúng sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
3. Nghe hiệu lệnh là về chuồng
c. Hạn chế sự mất vệ sinh và giảm sức công sức vệ sinh chuồng trại.
4. Nghe hiệu lệnh là đến ăn
d. Giúp người chăn nuôi giảm công sức lùa vật nuôi về chuồng.
Câu 2. Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng trong đời sống. Hãy cho biết con người đã ứng dụng các hiện tượng cảm ứng trong bảng vào đời sống như thế nào?
Hiện tượng cảm ứng
Ứng dụng của con người
Tính hướng sáng của côn trùng gây hại
Tính hướng sáng của cá
Chim di cư về phương nam tránh rét
Rễ cây tránh xa hóa chất độc hại với nó
Chim yến cư trú và làm tổ ở những nơi ánh sáng rất yếu.
* Thực hiện nhiệm vụ:
 - HS tiếp nhận nhiệm vụ cá nhân hoàn thành phiếu học tập 2
* Báo cáo thảo luận:
 - HS được chỉ định báo cáo kết quả
 - HS khác nhận xét, bổ sung
* Kết quả, nhận định:
 - Bài làm đúng của học sinh
4. Hoạt đông 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức bài học để giải quyết vấn dề thục tiễn.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV chiếu nội dung câu hỏi:
PHIẾU HỌC TẬP 3
Câu 1. Đọc sách là một thói quen tốt, đây là tập tính học được ở người. Em hãy vận dụng kiến thức về cảm ứng ở sinh vật, xây dựng các bước để hình thành thói quen này cho bản thân.
Câu 2. Khi nuôi gà, vịt, người nông dân chỉ cần dùng tiếng gọi quen thuộc là gà, vịt từ xa đã chạy về ăn. Tập tính này của vật nuôi có lợi cho sinh vật và cả người chăn nuôi. Em hãy nêu cách thức hình thành tập tính trên cho vật nuôi.
* Thực hiện nhiệm vụ:
 - HS tiếp nhận nhiệm vụ cá nhân hoàn thành phiếu học tập 3
* Báo cáo thảo luận:
 - HS được chỉ định báo cáo kết quả
 - HS khác nhận xét, bổ sung
* Kết quả, nhận định:
 - Bài làm đúng của học sinh
Hướng dẫn học ở nhà:
 - Học bài
 - Chuẩn bị bài 35: Yêu cầu làm thí nghiệm ở nhà theo nhóm (phân công cho 6 nhóm)
 	Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây và thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của cây
 GV: Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm và hoàn thành phiếu học t ập:
PHIẾU HỌC TẬP 
Nhóm: 
Thí nghiệm
Kết quả
Chứng minh tính hướng nước
Chậu đối chứng
?
Chậu thí nghiệm
?
Chứng minh tính hướng sáng
Chậu đối chứng
?
Chậu thí nghiệm
?
IV. CÁC PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP 1
1. Hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 34.1
Tên sinh vật
Hiện tượng cảm ứng được ứng dụng
Biện pháp ứng dụng
Lợi ích
Côn trùng hại cây trồng (bướm, bọ xít, .)
?
?
?
Chim
?
?
?
2. Lấy thêm các ví dụ về ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong trồng trọt.
Đáp án phiếu học tập 1:
Tên sinh vật
Hiện tượng cảm ứng được ứng dụng
Biện pháp ứng dụng
Lợi ích
Côn trùng hại cây trồng (bướm, bọ xít, .)
Hướng sáng
Thu hút côn trùng vào bẫy
Tiêu diệt bướm và các loài côn trùng hại cây trồng
Chim
Bỏ chạy khi thấy người
Sử dụng bù nhìn dọa chim
Xua đuổi chim phá hoại mùa màng
- Ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng trồng trọt:
+ Trồng cây ở nơi có ánh sáng mọi phía để cây phát triển đều.
+ Làm giàn cho các loại thân leo (mướp, bầu, bí).
PHIẾU HỌC TẬP 2
Câu 1. Ghép các hiện tượng cảm ứng của vật nuôi (ở cột A) với lợi ích đối với con người (ở cột B) cho phù hợp:
A. Hiện tượng cảm ứng
B. Lợi ích đối với con người
1. Ăn ngủ đúng giờ
a. Giảm công sức kêu gọi, tránh lãng phí và quản lí được nguồn thức ăn.
2. Đi vệ sinh đúng chỗ
b. Giúp vật nuôi hình thành thói quen tốt, nhờ đó chúng sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
3. Nghe hiệu lệnh là về chuồng
c. Hạn chế sự mất vệ sinh và giảm sức công sức vệ sinh chuồng trại.
4. Nghe hiệu lệnh là đến ăn
d. Giúp người chăn nuôi giảm công sức lùa vật nuôi về chuồng.
Câu 2. Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng trong đời sống. Hãy cho biết con người đã ứng dụng các hiện tượng cảm ứng trong bảng vào đời sống như thế nào?
Hiện tượng cảm ứng
Ứng dụng của con người
Tính hướng sáng của côn trùng gây hại
Tính hướng sáng của cá
Chim di cư về phương nam tránh rét
Rễ cây tránh xa hóa chất độc hại với nó
Chim yến cư trú và làm tổ ở những nơi ánh sáng rất yếu.
Đáp án phiếu học tập 2:
Câu 1.
1 – b, 2 – c, 3 – d, 4 – a.
Câu 2.
Hiện tượng cảm ứng
Ứng dụng của con người
Tính hướng sáng của côn trùng gây hại
Dùng đèn để bẫy côn trùng
Tính hướng sáng của cá
Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bắt
Chim di cư về phương nam tránh rét
Nhận biết sự thay đổi về thời tiết
Rễ cây tránh xa hóa chất độc hại với nó
Phát hiện vùng đất nhiễm chất độc
Chim yến cư trú và làm tổ ở những nơi ánh sáng rất yếu.
Làm nhà nuôi có ánh sáng rất yếu để chim yến cư trú và làm tổ.
PHIẾU HỌC TẬP 3
Câu 1. Đọc sách là một thói quen tốt, đây là tập tính học được ở người. Em hãy vận dụng kiến thức về cảm ứng ở sinh vật, xây dựng các bước để h

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_ket_noi_tri_th.doc