Kế hoạch bồi dưỡng Sinh học 7 - Tiết 8+9+10, Chủ đề: Ruột khoang - Trịnh Kim Tuyến
I. Mục tiêu:
Yêu cầu cần đạt:
1. Về kiến thức
- Trình bày được khái niệm về ngành ruột khoang.
- Mô tả hình dạng, cấu tạo, đặc điểm sinh lý của 1 đại diện trong ngành ruột khoang: VD Thủy tức.
- Mô tả được tính đa dạng và phong phú của ruột khoang (số lượng loài, hình thái cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống).
- Nêu được những đặc điểm chung của ruột khoang (đối xứng tỏa tròn, thành cơ thể 2 lớp, ruột dạng túi). Nêu được vai trò của ngành ruột khoang đối với con người và sinh giới.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát một số đại diện của ngành ruột khoang.
- Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức qua kênh hình.
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp
3. Thái độ
Biết quí trọng và bảo vệ động vật quí hiếm.
4. Hình thành năng lực
+ Tự học: Học sinh phải có ý thức tự giác, chủ động, tự đặt ra mục tiêu học tập.
+ Giải quyết vấn đề: Học sinh biết vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi , vận dụng giải quyết các tình huống phát sinh liên quan đến kiến thức bài học.
+ Tư duy sáng tạo: Hứng thú, tự do suy nghĩ, chủ động nêu ý kiến đề xuất về một số biện pháp bảo vệ các loài động vật ngành Ruột khoang đã học .
+ Tự quản lý: Ý thức được nghĩa vụ của bản thân trong việc bảo vệ môi trường sống của động vật ngành ruột khoang.
+ Giao tiếp: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp, nhận ra được việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái có liên quan mật thiết tới đời sống của động vật và con ngừời
+ Hợp tác: Chủ động đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ các loài động vật có có ích trong ngành ruột khoang.
+ Sử dụng CNTT: Sưu tầm tư liệu, các thông tin về đời sống và tập tính của các loài động vật trong ngành ruột khoang, biết sử dụng để trình chiếu, báo cáo.
+ Sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ nói, bài viết, hình ảnh minh họa, bảng biểu, phiếu học tập, bảng phụ,
4.1. Xác định các năng lực chung
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- Lắng nghe, nhận biết các quan điểm khác nhau để đưa ra ý kiến phản biện hayđồng ý quan điểm
- Cùng nhau làm việc nhóm: thu thập thông tin, tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm.
4.2 Năng lực chuyên biệt:
- Tư duy tổng hợp: sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mẫu vật,.
- Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: phân loại động vật ruột khoang chú ý nơi sống, lối sống, di chuyển,.
- Tìm mối quan hệ: cấu tạo – chức năng; giữa môi trường và điều kiện phát sinh, cách phòng tránh động vật ruột khoang có hại,.
- Các tiên đoán: Dự đoán tình hình chung hiện tại và mức độ nguy cơ dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học ngành ruột khoang sẽ diễn ra trong thời gian tới.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- GV: - Sử dụng hình 8.1,2 SGK trang 29
Sử dụng hình 9.1→9.3 SGK, Kẻ 02 bảng phụ
- Phần mềm, nền tảng sử dụng dạy, minh họa
- Đường dẫn liên kết: (biểu mẫu, video, tài liệu,.)
- Phiếu học tập: bảng 1 bài 10 (không thực hiện đặc điểm 4, 5, 6)
HS: tài liệu học tập, tranh ảnh,.
- Phiếu học tập: bảng 1 bài 10 (không thực hiện đặc điểm 4, 5, 6)
Trường: THCS Phú Lộc Tổ: KHTN - CN Họ và tên giáo viên: Trịnh Kim Tuyến CHỦ ĐỀ: RUỘT KHOANG Môn học: Sinh học ; lớp: 7 Tuần 4, 5 tiết 8, 9, 10 (Thời gian thực hiện: 3 tiết) Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt: Về kiến thức - Trình bày được khái niệm về ngành ruột khoang. - Mô tả hình dạng, cấu tạo, đặc điểm sinh lý của 1 đại diện trong ngành ruột khoang: VD Thủy tức. - Mô tả được tính đa dạng và phong phú của ruột khoang (số lượng loài, hình thái cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống). - Nêu được những đặc điểm chung của ruột khoang (đối xứng tỏa tròn, thành cơ thể 2 lớp, ruột dạng túi). Nêu được vai trò của ngành ruột khoang đối với con người và sinh giới. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát một số đại diện của ngành ruột khoang. - Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức qua kênh hình. - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp 3. Thái độ Biết quí trọng và bảo vệ động vật quí hiếm. 4. Hình thành năng lực + Tự học: Học sinh phải có ý thức tự giác, chủ động, tự đặt ra mục tiêu học tập. + Giải quyết vấn đề: Học sinh biết vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi , vận dụng giải quyết các tình huống phát sinh liên quan đến kiến thức bài học. + Tư duy sáng tạo: Hứng thú, tự do suy nghĩ, chủ động nêu ý kiến đề xuất về một số biện pháp bảo vệ các loài động vật ngành Ruột khoang đã học . + Tự quản lý: Ý thức được nghĩa vụ của bản thân trong việc bảo vệ môi trường sống của động vật ngành ruột khoang. + Giao tiếp: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp, nhận ra được việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái có liên quan mật thiết tới đời sống của động vật và con ngừời + Hợp tác: Chủ động đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ các loài động vật có có ích trong ngành ruột khoang. + Sử dụng CNTT: Sưu tầm tư liệu, các thông tin về đời sống và tập tính của các loài động vật trong ngành ruột khoang, biết sử dụng để trình chiếu, báo cáo. + Sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ nói, bài viết, hình ảnh minh họa, bảng biểu, phiếu học tập, bảng phụ, 4.1. Xác định các năng lực chung - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. - Lắng nghe, nhận biết các quan điểm khác nhau để đưa ra ý kiến phản biện hayđồng ý quan điểm - Cùng nhau làm việc nhóm: thu thập thông tin, tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm... 4.2 Năng lực chuyên biệt: - Tư duy tổng hợp: sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mẫu vật,.. - Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: phân loại động vật ruột khoang chú ý nơi sống, lối sống, di chuyển,... - Tìm mối quan hệ: cấu tạo – chức năng; giữa môi trường và điều kiện phát sinh, cách phòng tránh động vật ruột khoang có hại,.. - Các tiên đoán: Dự đoán tình hình chung hiện tại và mức độ nguy cơ dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học ngành ruột khoang sẽ diễn ra trong thời gian tới. Thiết bị dạy học và học liệu - GV: - Sử dụng hình 8.1,2 SGK trang 29 Sử dụng hình 9.1→9.3 SGK, Kẻ 02 bảng phụ - Phần mềm, nền tảng sử dụng dạy, minh họa - Đường dẫn liên kết: (biểu mẫu, video, tài liệu,....) - Phiếu học tập: bảng 1 bài 10 (không thực hiện đặc điểm 4, 5, 6) HS: tài liệu học tập, tranh ảnh,.. - Phiếu học tập: bảng 1 bài 10 (không thực hiện đặc điểm 4, 5, 6) Tiến trình dạy học: Chuyên đề này gồm + Bài 8. Thuỷ tức + Bài 9. Đa dạng ngành Ruột Khoang + Bài 10. Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) - HS ghép tranh và đoán tên các đại diện thuộc ngành Ruột Khoang: Sứa, thuỷ tức, san hô và hải quỳ,.. - Gv đặt vấn đề và giới thiệu chủ đề ruột khoang: Biển mới chính là cái nôi của ruột khoang, với khoảng 10 ngàn loài. Ruột khoang phân bố ở hầu hết các vùng biển thế giới. Các đại diện thường gặp là: sứa, hải quì và san hô. Tuy số loài rất phong phú nhưng chúng có một số đặc điểm giống nhau, vậy chúng có những đặc điểm nào giống nhau và có vai trò gì đối với đời sống con người và thiên nhiên, để làm rõ những vấn đề trên chúng ta cùng nhau tìm hiểu chủ đề hôm nay. 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Bài 8. Thuỷ tức Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1 (9’) Hình dạng ngoài và di chuyển (trực tuyến) - Gv cho các nhóm báo cáo trả lời lần lượt - Trình bày hình dạng ngoài của Thủy tức? → Mô tả cách bắt mồi của thuỷ tức qua H8.1 - Dựa vào H8.2 SGK hãy diễn tả hai cách di chuyển của Thủy tức? Hoạt động 2: (6’) Cấu tạo trong (trực tuyến) - Cho biết cấu tạo trong của thuỷ tức? - Dựa vào thông tin, nêu sơ lược cấu tạo thuỷ tức? - Hướng dẫn HS xem bảng cấu tạo, chức năng một số tế bào thành cơ thể của Thủy tức. - Nghiên cứu thông tin trong bảng, xác định và ghi tên của từng loại tế bào vào ô trống của bảng (lưu ý: tên tế bào được giới thiệu ở cuối bảng) (không yêu cầu HS thực hiện) Kết quả: 1.Tế bào gai. 2.Tế bào Thần kinh. 3.Tế bào sinh sản. 4.Tế bào mô cơ tiêu hoá 5.Tế bào mô bì cơ Hoạt động 3: (4’) Dinh dưỡng (trực tuyến) - Hướng dẫn HS dựa vào H8.1 SGK để trả lời câu hỏi. + Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào? + Thủy tức có ruột hình túi (ruột túi) nghĩa là chỉ có một lỗ miệng duy nhất thông với ngoài, vậy chúng thải bã bằng cách nào? →Thủy tức chưa có cơ quan hô hấp, sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể. Hoạt động 4: (4’) Sinh sản ở Thủy tức (trực tuyến) - Thủy tức có các hình thức sinh sản nào? Kết luận: 3 hình thức sinh sản: + Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi, khi đầy đủ thức ăn. + Sinh sản hữu tính thường xảy ra ở mùa lạnh, ít thức ăn. + Thuỷ tức có khả năng tái sinh lại cơ thể toàn vẹn chỉ từ một phần cơ thể cắt ra. - (HS thực hiện ở nhà có hướng dẫn) phần quan sát hình + đọc thông tin SGK TLCH - Các nhóm đã được phân công lần lượt trả lời + Cơ thể Thủy tức có hình trụ dài, phần dưới gọi là đế, bám vào giá thể, phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng tỏa ra. Cơ thể đối xứng tỏa tròn. + Thủy tức có 02 cách di chuyển: di chuyển kiểu sâu đo, di chuyển kiểu lộn đầu (thuỷ tức di chuyển từ phải sang trái và khi di chuyển chúng đã phối hợp giữa tua miệng với sự uốn nặn, nhào lộn của cơ thể) - Thành cơ thể có 02 lớp tế bào: lớp ngoài và lớp trong. Giữa 02 lớp có tầng keo mỏng. - Dựa vào thông tin SGK trả lời câu hỏi - Học sinh xem bảng SGK trang 30. - Học sinh xem và ghi nhớ - HS nghiên cứu SGK, xem lại hình 8.1 (Thực hiện ở nhà có hướng dẫn TLCH khi trên lớp) + Đưa mồi vào miệng nhờ tua miệng, giết mồi bằng gai độc + Chất bã qua đường miệng mà ra ngoài. - Mọc chồi, sinh sản hữu tính, tái sinh. I. Hình dạng ngoài và di chuyển - Thủy tức có cơ thể hình trụ, đối xứng tỏa tròn, sống bám nhưng có thể di chuyển chậm chạp. - Có 02 cách di chuyển: di chuyển theo kiểu sâu đo, theo kiểu lộn đầu. II. Cấu tạo trong. Thành cơ thể có 02 lớp tế bào (lớp ngoài và lớp trong) gồm nhiều loại tế bào có cấu tạo phân hoá. Giữa 02 lớp có tầng keo mỏng. III. Dinh dưỡng - Thủy tức bắt mồi nhờ tua miệng. - Quá trình tiêu hóa thực hiện trong ruột túi. IV. Sinh sản ở Thủy tức: - Thủy tức sinh sản vừa hữu tính vừa vô tính. - Chúng có khả năng tái sinh. Bài 9. Đa dạng của ngành Ruột khoang Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: (7’) Sứa (trực tuyến) - Cho HS báo cáo: +Cơ thể sứa có hình gì? + Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào? - Yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận: nêu đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do như thế nào? (1’) Gv mở rộng: Sứa tua dài có cơ thể dài 30m là động vật có chiều dài đứng hàng thứ hai trong giới động vật chỉ sau cá voi. - Ở sứa lửa có tế bào gai có thể làm da người rát như bị bỏng. - Tầng keo của sứa dày lên làm cơ thể dễ nổi và khiến cho khoang tiêu hoá thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới. Tua dù có nhiều ở mép dù. Cũng như thuỷ tức, sứa là động vật ăn thịt, bắt mồi bằng tua miệng. - Nghiên cứu thông tin SGK và H9.1 (thực hiện ở nhà, báo cáo câu trả lời khi học ở lớp) + Cơ thể sứa có hình dù. + Khi di chuyển sứa co bóp dù, đẩy nước ra qua lổ miệng và tiến về phía ngược lại. - HS sau khi thảo luận rút ra kết quả: + Cơ thể hình dù. + Miệng ở phía dưới. + Di chuyển bằng cách co bóp dù, nhưng vẫn giữ những đặc điểm của ngành ruột khoang như: đối xứng tỏa tròn, tự vệ bằng tế bào gai. I. Sứa: - Ruột khoang ở biển có nhiều loài, rất đa dạng và phong phú. - Cơ thể sứa hình dù, cấu tạo thích nghi với lối sống bơi lội. - Miệng ở phía dưới. - Di chuyển bằng cách co bóp dù. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 2: (7’) Hải quỳ, san hô (trực tuyến) - Dựa vào hình 9.2 SGK HS nêu: + Cấu tạo của hải quỳ? + Thích nghi với lối sống như thế nào? Cơ thể hình gì? Mở rộng: Hải quỳ có hình thức sống cộng sinh với tôm ở nhờ. - Dựa vào hình 9.3 SGK cho biết cấu tạo của san hô? Thích nghi với lối sống như thế nào? Cơ thể hình gì? -Gv liên hệ thực tế: Cành san hô thường dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể chúng? - HS đại diện trả lời: + Miệng, tua miệng, thân và tế bào gai tư vệ; + Thích nghi với lối sống bám; cơ thể có hình trụ. - Lỗ miệng, tua miệng, cá thể của tập đoàn; thích nghi với lối sống bám; cơ thể hình trụ. - Người ta thường bẻ cánh san hô ngâm vào nước vôi nhằm hủy hoại phần thịt của san hô để làm vật trang trí, đó chính là bộ xương san hô bằng đá vôi. II. Hải quỳ: - Cơ thể hải quỳ hình trụ. - Thích nghi với lối sống bám. - Là động vật ăn thịt có tế bào gai tự vệ. III. San hô: - Cơ thể hình trụ. - Thích nghi với lối sống bám. - Phát triển khung xương bất động và có tổ chức cơ thể kiểu tập đoàn. - Là động vật ăn thịt và có tế bào gai tự vệ. Bài 10. Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1 (18’) Tìm hiểu đặc điểm chung của ngành ruột khoang (trực tuyến) - Yêu cầu HS dựa vào thông tin và chú thích trong hình 10.1 SGK thảo luận nhóm hoàn thành bảng 1 SG - Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét và nêu đáp án chuẩn. - Làm việc theo nhóm (thông qua hệ thống quản lí) - Đại diện một nhóm báo cáo (trực tuyến) Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS theo dõi và tự sửa chữa vào vở bài tập. I. Đặc điểm chung Bảng. Đặc diểm chung của một số đại diện Ruột khoang STT Đặc đểm / Đại diện Thủy tức Sứa San hô 1 Kiểu đối xứng Đối xứng tỏa tròn Đ/x tỏa tròn Đ/x tỏa tròn 2 Cách di chuyển Sâu đo, lộn đầu Co bóp dù Không di chuyển 3 Cách dinh dưỡng Dị dưỡng Dị dưỡng Dị dưỡng 4 Sống đơn độc hay tập đoàn Đơn độc Đơn độc Tập đoàn - Yêu cầu các nhóm dựa vào bảng đã hoàn thành rút ra đặc điểm chung của ngành. - Mời đại diện một nhóm trình bày. - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét. - Nhận xét chung, kết luận. Hoạt động 2 (15’) Tìm hiểu vai trò của ngành - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi (thực hiện ở nhà) - Nêu câu hỏi: + Ngành ruột khoang có vai trò như thế nào đối với thiên nhiên? - Nhận xét, kết luận: + Nêu vai trò của ngành Ruột khoang đối với đời sống con người? - Nhận xét, kết luận: + Ngành ruột khoang có tác hại gì? - Nhận xét, kết luận: - GD: cần có ý thức biết quí trọng và bảo vệ động vật có ích. - Các nhóm dựa vào bảng rút ra đặc điểm chung. - Đại diện nhóm trình bày, lớp theo dõi. - Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Theo dõi ghi bài. - Tự đọc thông tin trong SGK (thực hiện ở nhà) - Các nhóm báo cáo (trên lớp) trả lời, lớp nhận xét bổ sung. + Trả lời, lớp nhận xét bổ sung. - Theo dõi, ghi nhớ. - Đặc điểm chung: + Đối xứng tỏa tròn. + Ruột dạng túi. + Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào. + Tự vệ nhờ tế bào gai. II. Vai trò: - Vai trò đối với thiên nhiên: + Tạo vẻ đẹp trong thiên nhiên. + Có ý nghĩa lớn về mặt sinh thái biển. - Vai trò đối với đời sống con người: + Cung cấp thực phẩm. + Cung cấp vôi cho xây dựng. + Làm đồ trang trí, trang sức. + Có ý nghĩa trong nghiên cứu địa chất. - Tác hại: + Cản trở giao thông đường biển. + Gây độc gây ngứa cho người. 3. LUYỆN TẬP (6p) Hướng dẫn làm bài tập trắc nghiệm (Gv gọi ngẫu nhiên HS trả lời chọn đáp án đúng nhất) Câu 1. Đánh dấu (x ) vào câu trả lời đúng những đặc điểm của thuỷ tức : A. Cơ thể đối xứng 2 bên . B. Cơ thể đối xứng toả tròn. C. Bơi rất nhanh trong nước. D. Thành cơ thể có 2 lớp: Ngoài và trong. E. Cơ thể đã có lỗ miệng , lỗ hậu môn F. Sống bám vào các vật ở nước nhờ đế bám. G. Có miệng là cơ quan lấy thức ăn và thải bã. H. Tổ chức cơ thể chưa chặt chẽ Đáp án: B, D, F, G, H Câu 2. Thuỷ tức di chuyển bằng cách nào? A. Vừa tiến vừa xoay B. Thẳng tiến C. Kiểu sâu đo hoặc kiểu lộn đầu D. Sống bám, không di chuyển Câu 3. Thuỷ tức có những hình thức sinh sản nào? A. Mọc chồi B. Hữu tính C. Tái sinh D. Cả a, b, c đúng Câu 4. Thủy tức thải bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào? A. Qua lỗ miệng B. Qua tế bào mô cơ - tiêu hoá C. Qua tế bào gai D. Qua tua miệng Câu 5: Thành cơ thể tức có mấy lớp tế bào? A. Hai B. Ba C. Một D. Bốn Câu 6: Môi trường sống của thủy tức? A. Nước mặn B. Nước lợ C. Nước ngọt D. Trên cạn Câu 7: Trong các đại diện sau, đại diện nào có lối sống di chuyển? A. San hô và hải quỳ B. San hô C. Hải quỳ D. Sứa Câu 8: Sứa di chuyển bằng mấy cách? A. Di chuyển bằng 1 cách B. Di chuyển bằng 4 cách C. Di chuyển bằng 3 cách. D. Di chuyển bằng 2 cách Câu 9: Ruột khoang có số lượng loài khoảng: A. 10.000 loài B. 5.000 loài C. 20.000 loài D. 15.000 loài 4. VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (giao nhiệm vụ; làm ở nhà) * Bài tập: H1: Trình bày di chuyển của sứa bằng hình thức co bóp dù? Gợi ý: Sứa di chuyển bằng dù. Khi dù phồng lên, nước biển được hút vào. Khi dù cụp lại, nước biển bị ép mạnh thoát ra ở phía sau giúp sứa lao nhanh về phía trước. Như vậy, sứa di chuyển theo kiểu phản lực. Thức ăn cũng theo dòng nước mà hút vào lỗ miệng. H2: so sánh sinh sản của thuỷ tức và san hô bằng mọc chồi? Gợi ý Sự mọc chồi của thủy tức và san hô hoàn toàn giống nhau chúng chỉ khác nhau ở chỗ: Ở thủy tức, khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập. Còn san hô, chồi cứ tiếp tục dính vào cơ thể bố mẹ để tạo thành các tập đoàn. H3: cành san hô thường dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể? Gợi ý Người ta thường bẻ cành san hô ngâm vào nước vôi nhằm hủy hoại phần thịt của san hô. Để làm vật trang trí. Đó chính là bộ xương san hô bằng đá vôi. * Ai nhanh hơn? - Giáo viên sưu tầm hình về động vật nguyên và động vật ngành ruột khoang, cho HS đoán tên. - Giáo viên giới thiệu cho các em các động vật này thuộc ngành ruột khoang và ta sẽ được học ở buổi học hôm nay. - Yêu cầu HS bằng cách chụp ảnh bài làm trong vở nộp bài qua hệ thống học tập; GV nhận xét vào bài làm (có thể cho điểm quá trình đối với một số HS). – GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu và tuyên dương trước lớp vào thời điểm thích hợp. - - Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (trực tuyến) Mục tiêu - - Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ học tập HS tiếp nhận nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ Nội dung: - - Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (ii). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ nội dung,.... Báo cáo, thảo luận Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích lí do. - - - - GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; yêu cầu HS thảo luận các nội dung - - - - Kết luận, nhận định GV kết luận, nhận định: - - - - Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu - - Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ học tập (thông qua hệ thống quản lí học tập) Trước tiết học sau, GV giao cho HS các bài tập; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập: Thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn) Nội dung: - - HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có. Sản phẩm: - - - - Báo cáo, thảo luận (trực tuyến) GV cho HS báo cáo kết quả thực hiện bài tập. Các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến,........... -..... Kết luận, nhận định GV nhận xét quá trình thực hiện nhiệm vụ và trình bày kết quả của HS, chính xác hóa kiến thức và yêu cầu HS ghi vào vở các kết luận như mục sản phẩm. Hoạt động 4: Vận dụng (giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà) Mục tiêu - - Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ học tập Nội dung: - - - - Thực hiện nhiệm vụ (ở nhà) Sản phẩm: - - - - Báo cáo, thảo luận và kết luận, nhận định – GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. – GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_boi_duong_sinh_hoc_7_tiet_8910_chu_de_ruot_khoang_t.docx