Kế hoạch dạy học môn Tin học 7 - Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán - Nguyễn Thị Ý Lan

Kế hoạch dạy học môn Tin học 7 - Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán - Nguyễn Thị Ý Lan

I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS hiểu được hàm là công thức được định nghĩa từ trước, đồng thời hiểu được tác dụng của hàm trong quá trình tính toán.

- HS biết sử dụng một số hàm đơn giản: AVERAGE, SUM, MIN, MAX để tính toán trên trang tính.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.

2.2. Năng lực đặc thù:

 - Viết đúng cú pháp của hàm.

 - Biết cách sử dụng hàm đúng lúc, đúng vị trí.

- Thành thạo trong quá trình sử dụng hàm sum, average, max, min.

3. Phẩm chất:

- Nghiêm túc khi sử dụng phòng máy, có thái độ đúng đắn trong nhận thức về bộ môn.

- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.

- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Thiết bị dạy học: Phòng máy vi tính.

- Học liệu: Sách giáo khoa, giáo án

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Xem trước bài.

- Sách, vở và dụng cụ học tập.

 

docx 12 trang Trịnh Thu Thảo 31/05/2022 3120
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tin học 7 - Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán - Nguyễn Thị Ý Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên GV soạn: Nguyễn Thị Ý Lan
Số ĐT: 0384148146
Gmail: ylannb@gmail.com
Bài soạn: Bài 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN
Khối: 7
BÀI 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (tiết 1)
I - MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS hiểu được hàm là công thức được định nghĩa từ trước, đồng thời hiểu được tác dụng của hàm trong quá trình tính toán.
- HS biết sử dụng một số hàm đơn giản: AVERAGE, SUM, MIN, MAX để tính toán trên trang tính.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực đặc thù: 
 - Viết đúng cú pháp của hàm.
 - Biết cách sử dụng hàm đúng lúc, đúng vị trí.
- Thành thạo trong quá trình sử dụng hàm sum, average, max, min.
3. Phẩm chất:
- Nghiêm túc khi sử dụng phòng máy, có thái độ đúng đắn trong nhận thức về bộ môn.
- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: Phòng máy vi tính.
- Học liệu: Sách giáo khoa, giáo án 
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Xem trước bài.
- Sách, vở và dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động 
a) Mục tiêu: 
- Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Tạo tình huốn để hs có hứng thú tìm hiểu về hàm.
b) Nội dung: Tạo hứng thú cho HS tìm hiểu cách sử dụng hàm thay vì sử dụng công thức để tính toán.
 c) Sản phẩm: HS có mong muốn tìm hiểu về cách sử dụng hàm để tính toán.
d) Tổ chức thực hiện:. Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Thảo luận theo bàn học và đư ra câu trả lời.
*Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm thực hiện.
*Báo cáo kết quả: 
HS lên bảng trả lời
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
- Giáo viên chốt.
- Giới thiệu nội dung cần tìm hiểu, chiếu bảng tính phân tích nhu cầu cần sử dụng hàm (ví dụ hàm Max). 
- Giới thiệu nội dung tổng quan toàn bài.
Em đã làm quen với những loại hàm nào trong toán học?
Hàm trong chương trình bảng tính là gì? 
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: 
- HS hiểu được hàm là công thức được định nghĩa từ trước, đồng thời hiểu được tác dụng của hàm trong quá trình tính toán.
Nội Dung: Tìm hiểu khái niệm về hàm, cách sử dụng hàm.
Sảm phầm: HS hiểu được khái niệm về hàm và thực hiện được các bước để nhập hàm.
Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
Hoạt động 2.1: Hàm trong chương trình bảng tính
*Chuyển giao nhiệm vụ 1
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau
?1 Trong chương trình bảng tính hàm được hiểu như thế nào?
*Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Thảo luận nhóm và đư ra câu trả lời.
GV: Giới thiệu về chức năng của Hàm cho HS hiểu thêm.
GV: Lấy VD nhập số trực tiếp từ bàn phím.
HS: Nghe và quan sát trên màn chiếu
GV: Lấy VD nhập theo địa chỉ ô.
- Yêu cầu HS làm thử trên máy của mình.
GV: Chú ý cho HS cách nhập hàm như nhập công thức trên bảng tính.
(Dấu = là ký tự bắt buộc)
GV: Thao tác trên máy chiếu cho HS quan sát.
HS: Nghe và ghi chép.
*Chuyển giao nhiệm vụ 2:
GV: đặt câu hỏi
Nêu các bước để nhập hàm tương tự nhập công thức?
*Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập:
B1: Chọn ô cần nhập
B2: Gõ dấu =
B3: Gõ hàm theo đúng cú pháp 
B4: Gõ Enter.
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
GV lưu ý HS: dấu “=” ở đầu là kí tự bắt buộc.
- GV hướng dẫn thêm cho HS cách nhập hàm bằng cách sử dụng nút lệnh Paste function trên thanh công thức.
1. Hàm trong chương trình bảng tính
- Hàm là công thức được định nghĩa từ trước.
- Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức.
 Ví dụ1: Tính trung bình cộng của: 3 ,4, 5.
C1: Tính theo công thức thông thường: =(3+4+5)/3
C2: Dùng hàm để tính: =AVERAGE(3,4,5)
VD2: Tính trung bình cộng của 3 số trong các ô A1, A5, A6:
=AVERAGE(A1,A5,A6)
2. Cách sử dụng hàm
- Chọn ô cần nhập
- Gõ dấu =
- Gõ hàm theo đúng cú pháp 
- Gõ Enter.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập 
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Nội dung: Cũng cố lại kiến thức cho học sinh về hàm và cách sử dụng hàm.
Sản phẩm: HS Nắm vững được khái niệm hàm, cách sử dụng hàm.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*GV chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
- Chia nhóm Hs thao luận và đưa ra kết quả
1. Nếu trong 1 ô tính có các ký hiệu ########, điều đó có nghĩa là?
2. Hàm AVERAGE là hàm dùng để .
*Thực hiện nhiệm vụ học tập:
 Các nhóm suy nghĩ và đưa ra đáp án.
*Báo cáo:
Các nhóm cử đại diện trả lời đáp án đúng 1-C
2-C
*Đánh giá kết quả:
GV: Hiển thị đáp án C
Hàm AVERAGE là hàm dùng để tìm số trung bình cộng của các số trong dãy
GV: đưa ra nhận xét kết quả và giải thích thêm.
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Nếu trong 1 ô tính có các ký hiệu ########, điều đó có nghĩa là?
A. Công thức nhập sai và bảng tính thông báo lỗi
B. Dòng chứa ô đó có độ cao thấp nên không hiển thị hết chữ số
C. Ô tính đó có độ rộng hẹp nên không hiển thị hết chữ số
D. Nhập sai dữ liệu.
Hiển thị đáp án
Nếu trong 1 ô tính có các ký hiệu ########, điều đó có nghĩa là Ô tính đó có độ rộng hẹp nên không hiển thị hết chữ số
Câu 2: Hàm AVERAGE là hàm dùng để:
A. Tính tổng
B. Tìm số nhỏ nhất
C. Tìm số trung bình cộng
D. Tìm số lớn nhất
.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng 
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Nội dung: Vận dụng các kiến thức đã học để thảo luận với nhóm của mình và báo cáo hoạt động.
Sản phẩm: báo cáo kết quả vận dụng.
Tổ chức thực hiện:
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
? Trong cách sử dụng hàm có gì giống với nhập công thức trên trang tính?	
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
BÀI 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN ( Tiết 2)
I - MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- HS hiểu được hàm là công thức được định nghĩa từ trước, đồng thời hiểu được tác dụng của hàm trong quá trình tính toán.
- HS biết sử dụng một số hàm đơn giản (AVERAGE, SUM, MIN, MAX) để tính toán trên trang tính
2. Về năng lực:
- Năng lực sử dụng CNTT -TT
- Năng lực làm việc, giải quyết vấn đề.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực hợp tác.
- HS biết sử dụng một số hàm đơn giản (AVERAGE, SUM, MIN, MAX) để tính toán trên trang tính.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- Nghiêm túc khi sử dụng phòng máy, có thái độ đúng đắn trong nhận thức về bộ môn.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: Phòng máy vi tính.
- Học liệu: Sách giáo khoa, giáo án 
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Xem trước bài.
- Sách, vở và dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động 
Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Nội Dung: Tìm hiểu về các hàm và cách sử dụng các hàm để tính toán.
Sản phẩm: Có hứng thú trong việc tìm hiểu cách sử dụn hàm để tính toán.
Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
GV: Chiếu bảng tính sau:
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV:Ngoài việc dùng cách lập công thức để tính tổng tiền điện và nước hàng tháng em có thể dùng các nào nữa không?
 Muốn biết tháng nào chi phí điện nước cao nhất hay thấp nhất ta làm thế nào?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS: suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
GV: ngoài việc dùng công thức hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một cách khác đó là dùng hàm.
Ngoài nhìn vào số tiền để so sánh chi phí khá lâu và có thể nhầm lẫn excel cho ta các hàm đưa ra giá trị lớn nhất và nhỏ nhất để tìm được chi phí cao nhất hay thấp nhất của tiền điện và nước.
Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu công dụng và cú pháp của một số hàm trong Excel: Sum, Average, Max, Min.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: 
- HS hiểu được hàm là công thức được định nghĩa từ trước, đồng thời hiểu được tác dụng của hàm trong quá trình tính toán.
- Hiểu được cú pháp của các hàm: tính tổng, tính TB cộng, hàm xác định giá trị lớn nhất, hàm xác định giá trị nhỏ nhất. 
Nội dung: Tìm hiểu về cú pháp và cách sử dụng các hàm để tính tổng, TB cộng, xác định giá trị nhỏ nhất, lớn nhất.
Sản phẩm: HS hiểu được tác dụng của các hàm và sử dụng đúng chổ.
Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
Hoạt đọng 2.1 Tìm hiểu một số hàm trong chương trình bảng tính
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập1 :
GV: trình chiếu bảng sau:
GV: Hãy tính tổng theo hàng.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập1:
HS trả lời cách tính tổng bằng nhập công thức.
= A1+B1+C1+D1
= A2+B2+C2+D2
= A3+B3+C3+D3
= A4+B4+C4+D
GV: Có thể thực hiện bằng cách khác không?
GV: Vừa nói vừa thao tác trên màn chiếu cho HS quan sát.
GV: giới thiệu hàm Sum
GV: Lưu ý cho HS: Có thể tính tổng của các số hoặc tính theo địa chỉ ô hoặc có thể kết hợp cả số và địa chỉ ô.
- Đặc biệt: Có thể sử dụng các khối ô trong công thức.
GV: Giới thiệu tên hàm và cách thức nhập hàm
- Giới thiệu về các biến a,b,c trong các trường hợp.
GV trình bày cách khác:
Tại ô E1, gõ: =SUM(4, 3, 2, 3) 
Tại ô E2, gõ: =SUM(A2, 5, 4,D2)
Tại ô E3, gõ: =SUM(A3,B3,C3,D3) 
Tại ô E4, gõ: =SUM(A4:D4)
Tương tự: để tính trung bình cộng ngoài cách dùng công thức ta có thể sử dụng hàm Average
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2:
GV: Nêu cú pháp hàm tính trung bình cộng?
Lấy ví dụ minh họa?
GV: Tiếp tục trình chiếu bảng trên
Yêu cầu Hs tính trung bình cộng ở ô E1, E2, E3, E4
Có thể sử dụng địa chỉ ô hoặc khối ô hoặc địa chỉ hỗn hợp.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập2:
 =AVERAGE(a,b,c,...)
 =AVERGE(4,3,2,3) cho kết quả là: 3
= AVERAGE(A1: D1)
= AVERAGE(A2,B2,C2, D2)
= AVERAGE(A3, B3: D3)
= AVERAGE(11,B4, C4:D4)
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3:
GV: Nêu cú pháp hàm xác định giá trị lớn nhất?
GV yêu cầu HS xác định giá trị lớn nhất theo từng hàng của bảng dữ liệu
*Thực hiện nhiệm vụ học tập3:
=MAX(a,b,c,...)
= MAX(A1: D1)
= MAX(A2, B2, C2, D2)
= MAX(A3, B3: D3)
= MAX(11,B4, C4:D4)
.
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 4:
GV: Nêu cú pháp hàm xác định giá trị nhỏ nhất?
GV yêu cầu HS xác định giá trị nhỏ nhất theo từng hàng của bảng dữ liệu.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập4:
=MIN(a,b,c, )
= MIN(A1: D1)
= MIN(A2, B2, C2, D2)
= MIN(A3, B3: D3)
= MIN(11,B4, C4:D4)
 Một số hàm trong chương trình bảng tính
a. Hàm tính tổng
- Tên hàm: SUM 
- Cách nhập:
=SUM(a,b,c,...)
Trong đó a,b,c,.. là các biến có thể là các số, có thể là địa chỉ ô tính. (số lượng các biến không hạn chế).
b. Hàm tính trung bình cộng
- Tên hàm: AVERAGE
- Cách nhập:
=AVERAGE(a,b,c,...)
Trong đó a,b,c,.. là các biến có thể là các số, có thể là địa chỉ ô tính. ( số lượng các biến không hạn chế ).
=AVERAGE(a,b,c,...)
 =AVERGE(4,3,2,3) cho kết quả là: 3
= AVERAGE(A1: D1)
= AVERAGE(A2,B2,C2, D2)
= AVERAGE(A3, B3: D3)
= AVERAGE(11,B4, C4:D4)
c. Hàm xác định giá trị lớn nhất
- Mục đích: Tìm giá trị lớn nhất trong một dãy số.
- Tên hàm: MAX
- Cách nhập:
=MAX(a,b,c,...)
d. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất:
- Mục đích: Tìm giá trị nhỏ nhất trong một dãy số.
- Tên hàm: MIN
- Cách nhập: 
=MIN(a,b,c, )
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập 
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Nội dung: Cũng cố lại kiến thức cho Hs về cú pháp của các hàm, cách sử dụng các hàm đó.
Sản phầm: Nắm vững kiến thức về các hàm.
Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 5: Kết quả của hàm sau : =MAX(A1,A5), trong đó: A1=5, A2=8; A3=9; A4=10; A5=2
A. 2
B. 10
C. 5
D. 34
Hiển thị đáp án
Hàm Max là hàm tìm giá trị lớn nhất. Kết quả của hàm: =MAX(A1,A5)= MAX ( 5, 2) =5
Đáp án: C
Câu 6: Nếu khối A1:A5 lần lượt chứa các số 10, 7, 9, 27, 2 kết quả phép tính nào sau đây đúng:
A. =MAX(A1,B5,15) cho kết quả là 15
B. =MAX(A1:B5, 15) cho kết quả là 27
C. =MAX(A1:B5) cho kết quả là 27
D. Tất cả đều đúng.
Hiển thị đáp án
Hàm Max là hàm tìm giá trị lớn nhất trong dãy các số. Ô tính B5 không có giá trị thì sẽ được bỏ qua vì vậy hàm MAX(A1,B5,15) chính là tìm giá trị lớn nhất của 10 và 15 là 15. Hàm MAX(A1:B5, 15) là tìm giá trị lớn nhất của 10, 7, 9, 27, 2, 15 -> 27 (B1, B2, B3, B4, B5 bỏ qua). MAX(A1:B5) cho kết quả là 27.
Đáp án: D
Câu 7: Kết quả của hàm =Average(3,8,10) là:
A. 21
B. 7
C. 10
D. 3
Hiển thị đáp án
Kết quả của hàm =Average(3,8,10) là (3 + 8 + 10) / 3= 7.
Đáp án: B
Câu 8: Để tính giá trị trung bình của ô A1, B1, C1 các cách tính nào sau đâu là đúng:
A. =Sum ( A1+B1+C1)
B. =Average(A1,B1,C1)
C. =Average (A1,B1,C1)
D. Cả A, B, C đều đúng
Hiển thị đáp án
hàm AVERAGE là hàm tính trung bình cộng của 1 dãy các số. Vậy để tính giá trị trung bình của ô A1, B1, C1 trong Excel ta gõ =Average(A1,B1,C1).
Đáp án: B
Câu 9: Cho hàm =Sum(A5:A10) để thực hiện?
A. Tính tổng của ô A5 và ô A10
B. Tìm giá trị lớn nhất của ô A5 và ô A10
C. Tính tổng từ ô A5 đến ô A10
D. Tìm giá trị nhỏ nhất từ ô A5 đến ô A10
Hiển thị đáp án
hàm =Sum(A5:A10) để thực hiện tính tổng từ ô A5 đến ô A10 gồm A5, A6, A7, A8, A9 VÀ A10.
Đáp án: C
Câu 10: Trong Excel, giả sử một ô tính được nhập nội dung:
=SUM(1,2)+MAX(3,4)+MIN(5,6) Vậy kết quả của ô tính là bao nhiêu sau khi ấn phím Enter?
A. 11
B. 12
C. 13
D. Một kết quả khác
Hiển thị đáp án
Hàm SUM, MAX, MIN là hàm tính tổng, giá trị lớn nhất, giả trị nhỏ nhất của một dãy các số. Nên SUM(1,2)+MAX(3,4)+MIN(5,6)= 3 + 4 + 5 =12
Đáp án: B
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng 
Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức để hoàn thành bài tập 
Nội dung: Vận dụng các kiến thức đã học để thảo luận với nhóm của mình và báo cáo hoạt động.
Sản phẩm: Hoàn thành bài tập vận dụng
Tổ chức thực hiện: 
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
 Giả sử trong các ô A1, B1 lần lượt chứa các số -4,3. Em hãy cho biết kết quả các công thức tính sau:
a) =SUM(A1, B1); b) =SUM(A1,B1,B1); c) =SUM(A1,B1,-5);
 d) =SUM(A1, B1, 2); e) =AVERAGE(A1,B1,4); f) =AVERAGE(A1,B1,5,0);	
HS: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_mon_tin_hoc_7_bai_4_su_dung_cac_ham_de_tinh.docx