Giáo án Tin học Lớp 7 - Tiết 20: Bài thực hành 4

Giáo án Tin học Lớp 7 - Tiết 20: Bài thực hành 4

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau tiết này HS:

- Biết sử dụng các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN.

2. Kỹ năng

- Làm quen với môn học.

- Sử dụng được các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN.

3. Thái độ

- Giáo dục HS yêu thích môn học.

- Tích cực thảo luận, hoàn thành tốt bài tập thực hành.

- Nghiêm túc trong quá trình thực hành, nội quy phòng máy, rèn luyện ý thức học tập tốt.

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực: NL CNTT –TT; NL tự học; NL sáng tạo, NL hợp tác.

- Phẩm chất: trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm, chấp hành kỷ luật.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thực hành trên máy.

- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, sách bài tập, phòng máy, máy chiếu.

2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, chuẩn bị trước bài tập 3, 4 bài thực hành 4: Bảng điểm của lớp em.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

 

doc 5 trang sontrang 4280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 7 - Tiết 20: Bài thực hành 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
CHỦ ĐỀ: BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM
Tiết 20
BÀI THỰC HÀNH 4. BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM (T2/2)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Sau tiết này HS:
- Biết sử dụng các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN.
2. Kỹ năng
- Làm quen với môn học.
- Sử dụng được các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN.
3. Thái độ
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
- Tích cực thảo luận, hoàn thành tốt bài tập thực hành.
- Nghiêm túc trong quá trình thực hành, nội quy phòng máy, rèn luyện ý thức học tập tốt.
4. Năng lực, phẩm chất
- Năng lực: NL CNTT –TT; NL tự học; NL sáng tạo, NL hợp tác. 
- Phẩm chất: trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm, chấp hành kỷ luật.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thực hành trên máy.
- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, sách bài tập, phòng máy, máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, chuẩn bị trước bài tập 3, 4 bài thực hành 4: Bảng điểm của lớp em.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HS khởi động máy.
GV điều chỉnh chỗ ngồi nếu cần.
HS làm bài tập sau: (Phiếu cá nhân)
Viết hàm thích hợp tính cột Điểm trung bình (sd hàm).
GV chốt đáp án.
HS chấm chéo.
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
Hoạt động 3: 3. Bài tập 3: Sử dụng hàm AVERAGE, MAX, MIN (20p)
- Yêu cầu HS khởi động Excel và mở bảng tính đã được lưu ở bài tập 1.
HS đọc yêu cầu.
Bài 3: Sử dụng hàm AVERAGE, MIN, MAX
a) Sử dụng hàm tính lại điểm trung bình đã tính trong bài tập 1. So sánh với cách tính bằng công thức.
b) Sử dụng hàm AVERAGE để tính điểm trung bình từng môn học của cả lớp trong dòng “Điểm trung bình các môn” 
c) Sử dụng hàm MAX, MIN để xác định môn học có điểm trung bình cao nhất, thấp nhất.
- Hướng dẫn HS thực hành theo yêu cầu trong SGK tr 35. 
GV yêu cầu HS nhập hàm theo kết quả đã thống nhất trong phần khởi động vào máy cột G. Sau đó so sánh kết quả.
- HS thực hành (Tính cho 4 học sinh đầu tiên).
- HS thực hành xóa dữ liệu cột G, tính lại cột F bằng cách sử dụng hàm. (Tính cho 2 HS)
GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS.
- GV chốt kết quả và nhận xét.
GV hướng dẫn cách sử dụng hàm bằng cách sử dụng nút f(x) trên thanh công thức. (Tính cho 2 học sinh tiếp theo).
HS thực hiện. 
Gv hướng dẫn cách sao chép nhanh công thức. Sao công thức của HS thứ 4 cho những học sinh còn lại.
HS thực hiện.
? Để tính điểm TB của cả lớp em làm thế nào?
HS ô F16 nhập = average(F3:F15)
HS thực hiện.
Gv chốt câu a.
HS theo dõi, ghi bài.
GV yêu cầu HS thực hành tính điểm TB môn Toán, Vật lí, Ngữ văn vào ô tương ứng.
HS thực hiện.
Gv quan sát, giúp đỡ HS.
1 HS lên làm trên máy GV.
GV chốt.
HS theo dõi, ghi bài.
GV yêu cầu HS thực hiện câu c.
1 HS lên bảng làm.
GV chốt. HS theo dõi, ghi bài.
3. Bài tập 3: Sử dụng hàm AVERAGE, MAX, MIN 
a. Sử dụng hàm thích hợp để tính lại kết quả đã tính trong bài tập 1 và so sánh với cách tính bằng công thức.
Tính điểm Tb của bạn thứ nhất Đinh Vạn Hoàng An, ô G3 nhập = Average(C3:E3)
Các bạn khác làm tương tự. (G4 đến G15)
Nhận xét: Cách tính toán bằng cách sử dụng hàm và sử dụng công thức có kết quả giống nhau.
b. Tính điểm Trung bình các môn:
Môn Toán: C16 nhập
= average(C3:C15)
Các môn khác tương tự.
c. Xác định điểm trung bình môn cao nhất
ô C17 nhập =max(C16:E16)
Xác định điểm trung bình môn thấp nhất.
ô C17 nhập =min(C16:E16)
Hoạt động 4: 4. Bài tập 4: Lập trang tính và sử dụng hàm SUM (19p)
HS đọc yêu cầu.
Giả sử chúng ta có các số liệu thống kê về giá trị sản xuất của một vùng như được cho trên hình 31 sau đây:
	Lập trang tính và sử dụng hàm thích hợp để tính tổng giá trị sản xuất của vùng đó theo từng năm vào cột bên phải và tính giá trị sản xuất trung bình trong sáu năm theo từng ngành sản xuất. Lưu bảng tính với tên Gia tri san xuat.
- Hướng dẫn HS thực hành theo yêu cầu trong SGK tr 35.
+ Lưu bài: Gia tri san xuat.
+ Nhập dữ liệu.
+ Tính cột Tổng
+ Tính hàng Trung bình.
- HS thực hành.
GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS.
GV chốt.
HS theo dõi, ghi bài.
Bài tập thêm: Nhập bảng thống kê hoa điểm tốt tuần 11 năm học 2017 – 2018, thống kê thu kế hoạch nhỏ của nhóm em(đã chuẩn bị trước ở nhà và tính tổng, trung bình, cao nhất, thấp nhất theo mẫu.
HS thực hiện.
GV chiếu một số bảng tính cần tính tổng, trung bình, cao nhất, thấp nhất yêu cầu HS sử dụng công thức hoặc hàm phù hợp để tính.
HS thực hiện 
4. Bài tập 4: Lập trang tính và sử dụng hàm SUM
Tính tổng:
Năm 2001:
Ô E4 nhập = sum(B4:D4)
Các năm còn lại tương tự.
Giá trị sản xuất trung bình ngành nông nghiệp:
Ô B10 nhập = Average(B4:B9)
Giá trị sản xuất trung bình ngành công nghiệp:
Ô c10 nhập = Average(C4:C9)
Giá trị sản xuất trung bình ngành dịch vụ:
Ô D10 nhập = Average(D4:D9)
C. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Sử dụng công thức và hàm phù hợp để tính tổng, trung bình cho bảng tính chi phí hàng tháng và các bảng tính khác tại gia đình em.
Về nhà:
- Thực hành nếu có điều kiện. 
- Ôn lại các kiến thức đã học, tiết sau làm bài tập.
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_7_tiet_20_bai_thuc_hanh_4.doc