Kế hoạch dạy học môn Tin học 7 - Bài 5: Thao tác với bảng tính - Lê Thị Hồng Chuyên

Kế hoạch dạy học môn Tin học 7 - Bài 5: Thao tác với bảng tính - Lê Thị Hồng Chuyên

BÀI 5: THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS nắm được:

- Biết điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng

- Biết chèn thêm hoặc xoá hàng, cột

- Biết sao chép và di chuyển dữ liệu

- Biết sao chép công thức

- Hiểu được sự thay đổi của địa chỉ ô khi sao chép công thức

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Viết đúng lệnh lặp với số lần định trước.

- Biết khi nào thì sử dụng đến câu lệnh lặp.

- Viết đúng được lệnh for do trong một số tình huống đơn giản.

- Thành thạo trong quá trình sử dụng câu lệnh lặp với số lần biết trước for do

3. Phẩm chất:

- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.

- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.

 - Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- SGK, máy tính, bảng nhóm.

- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục

2. Học sinh:

- SGK, Bài cũ ở nhà

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu:

- Biết các trang tính sau khi tạo phải được chỉnh sửa và bổ sung cho cân đối, hợp lí.

- Tổ chức tình huống học tập

b) Nội dung: Quan sát 2 trang tính => tìm điểm khác nhau

c) Sản phẩm: Tìm được các thao tác đã thực hiện để chỉnh sửa

 

docx 12 trang Trịnh Thu Thảo 31/05/2022 5830
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tin học 7 - Bài 5: Thao tác với bảng tính - Lê Thị Hồng Chuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên GV soạn: LÊ THỊ HỒNG CHUYÊN
Số ĐT: 0976715946
Gmail: tinhocdongthan@gmail.com
Bài soạn: BÀI 5: THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH
Khối: 7
Khi soạn xong nhờ quý thầy cô gửi về gmail của QTV: hungthu8285@gmail.com
Quý Thầy cô hãy lưu File làm của mình theo cú pháp: 
VD: Tin 8 – Bài 7 - Câu lênh lặp
CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ HỢP TÁC VÀ ĐÓNG GÓP
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
BÀI 5: THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được: 
Biết điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng
Biết chèn thêm hoặc xoá hàng, cột
Biết sao chép và di chuyển dữ liệu
Biết sao chép công thức
Hiểu được sự thay đổi của địa chỉ ô khi sao chép công thức
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực đặc thù: 
- Viết đúng lệnh lặp với số lần định trước.
- Biết khi nào thì sử dụng đến câu lệnh lặp.
- Viết đúng được lệnh for do trong một số tình huống đơn giản.
- Thành thạo trong quá trình sử dụng câu lệnh lặp với số lần biết trước for do
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.
	- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- SGK, máy tính, bảng nhóm.
- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục
2. Học sinh: 
- SGK, Bài cũ ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: 
- Biết các trang tính sau khi tạo phải được chỉnh sửa và bổ sung cho cân đối, hợp lí.
- Tổ chức tình huống học tập
b) Nội dung: Quan sát 2 trang tính => tìm điểm khác nhau
c) Sản phẩm: Tìm được các thao tác đã thực hiện để chỉnh sửa
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Hoạt động nhóm thảo luận tống nhất kết quả trên phiếu học tập.
*Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm thực hiện.
*Báo cáo kết quả: HS lên bảng trả lời.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
GV cho HS QS:
hình 1.34: trang tính ban đầu và hình 1.35: trang tính đã chỉnh sửa
? So sánh 2 trang tính => điểm khác biệt của 2 trang tính. 
Để có trang tính hình 1.35 em cần điều chỉnh và bổ sung những gì?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
a) Mục tiêu: 
Biết điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng
Biết chèn thêm hoặc xoá hàng, cột
Biết sao chép và di chuyển dữ liệu
Biết sao chép công thức
Hiểu được sự thay đổi của địa chỉ ô khi sao chép công thức
b) Nội dung: Hiểu được các thao tác cần thực hiện để chỉnh sửa trang tính
c) Sản phẩm: Trang tính đã được chỉnh sửa cho hợp lí, cân đối
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
Hoạt động 2.1: Điều chỉnh độ rộng của cột và độ cao của hàng
*Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
- GV mở Excel, tạo một tệp mới
? Nhận xét về độ rộng các cột và độ cao các hàng?
-YCHS QS H1.36, 1.37 SGK/42:
? Nhận xét độ dài dữ liệu trong ô B6?
? Ô C6 có nội dung gì ko?
? Nếu em nhập dữ liệu vào ô C6 thì dữ liệu trong ô B6 còn hiển thị đc hết ko?
? Nhận xét độ rộng cột C,D so với dữ liệu cột đó.
? Để trình bày nội dung của các ô hợp lí em phải làm gì?
? QS H1.38, nêu các bước thực hiện điều chỉnh độ rộng cột? Thực hiện điều chỉnh độ rộng cột B.
HS thưc hiện thao tác
? Như vậy em thay đổi độ rộng của mấy cột?
- So sánh với thay đổi độ rộng cột của bảng trong WORD.
? QS H1.39, nêu các bước thực hiện điều chỉnh độ cao hàng? Thực hiện điều chỉnh độ cao hàng 2.
- So sánh với thay đổi độ cao hàng của bảng trong WORD.
- Như vậy em thay đổi độ cao của mấy hàng?
- Gọi HS thực hiện: nháy đúp chuột vào vạch phân cách tên hàng, tên cộtànhận xét
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
 *Sản phẩm học tập:
- Ngầm định, các cột có độ rộng bằng nhau và các hàng có độ cao bằng nhau
- Để trình bày hợp lý cần tăng độ rộng của một số cột hoặc giảm độ rộng của một số cột khác
- Nháy đúp chuột trên vạch phân cách tên cột hoặc tên hàng sẽ điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng vừa khít với dữ liệu có trong cột hoặc hàng đó
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm: 
1. Điều chỉnh độ rộng của cột và độ cao của hàng
a. Điều chỉnh độ rộng của cột
B1. Đưa con trỏ chuột vào biên phải tên của cột cần thay đổi độ rộng
B2. Kéo thả chuột sang phải để mở rộng, sang trái để thu hẹp
b. Điều chỉnh độ cao của hàng
B1. Đưa con trỏ chuột vào biên dưới tên của hàng cần thay đổi
B2. Kéo thả chuột xuống dưới để mở rộng, lên trên để thu hẹp
* Lưu ý: SGK/43
Hoạt động 2.2: Chèn thêm hoặc xoá cột và hàng
*Chuyển giao nhiệm vụ 2: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
? QS H1.40, nhận xét về nội dung trang tính.
? Nên bổ sung số liệu còn thiếu vào cột nào hàng nào?
? Để bổ sung em thực hiện những thao tác gì?
QS h1.41, ng ta chèn thêm số liệu lớp 7B, 7C vào đâu? Số liệu các bạn nữ chèn vào đâu?
? Em có cần lập trang tính mới ko? Em phải làm thế nào?
QS H1.42, nêu các bước thực hiện chèn thêm cột? Thực hiện.
? QS H1.42b, nhận xét vị trí của cột mới được chèn. (ở bên trái cột được chọn)
? Tương tự chèn cột, muốn chèn thêm hàng em làm thế nào? 
Gọi 1 HS thực hiện, nhận xét vị trí của hàng mới được chèn . (ở bên trên hàng được chọn)
- GV thực hiện thao tác chọn 3 cột hoặc 3 hàng, sau đó thực hiện thao tác chèn cột hoặc hàngà Y/c HS nhận xét KQ.
? Để xóa dữ liệu có trong cột A em làm ntn?
? Để xóa cột A em làm ntn?
? QS H1.43, nêu các bước thực hiện xoá cột, hàng?Thực hiện thao tác.
GV KL.
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
 *Sản phẩm học tập:
+ Cần bổ sung thêm các hàng hoặc cột; hoặc xóa hàng/ cột
+ HS thực hiện được thao tác
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm: 
2. Chèn thêm hoặc xoá cột và hàng
a. Chèn thêm cột
B1. Chọn một cột
B2. vào Home\Cells\Insert
 Cột mới được chèn nằm bên trái cột được chọn
b. Chèn thêm hàng
B1. Chọn một hàng
B2. vào Home\Cells\Insert
 Hàng mới được chèn nằm bên trên hàng được chọn
Lưu ý: Nếu em chọn nhiều cột hoặc nhiều hàng, số cột hoặc số hàng mới được chèn thêm sẽ bằng số cột hoặc số hàng đã chọn
c. Xoá cột, xoá hàng
B1. Chọn cột, hoặc hàng cần xóa
B2. Vào Home\Cells\Delete
Lưu ý: Khi xoá cột hoặc hàng các cột bên phải được đẩy sang trái, các hàng ở dưới được đẩy lên
Hoạt động 2.3: Sao chép và di chuyển dữ liệu
*Chuyển giao nhiệm vụ 3: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
GV: em đã làm quen với sao chép và di chuyển văn bản trong WORD
? Ưu điểm khi sao chép và di chuyển dữ liệu.
? Khi thực hiện sao chép, di chuyển văn bản em sử dụng các lệnh nào?
GV KL: Excel cũng có các lệnh tương tự để sao chép hoặc di chuyển dữ liệu từ ô này sang ô khác
? QS H1.44a,b, nhận xét trật tự các cột trong trang tính?
? Theo em cần làm gì để được như H42b?
Cho HS quan sát h43 sgk+ GV làm mẫu thao tác sao chép
? Nêu các bước để sao chép nội dung ô tính?
- Gv chú ý cho HS khi thực hiện sao chép để tránh đè lên dữ liệu: GV thao tác mẫuà HS nhận xét
? QS h44a, 44b, cho biết các ô nào được di chuyển?
GV thực hiện thao tác di chuyển
? Nêu các bước di chuyển nội dung các ô?
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
 *Sản phẩm học tập:
+ Phải sao chép hoặc di chuyển nội dung ô tính
+ Thực hiện được thao tác
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm: 
3. Sao chép và di chuyển dữ liệu
a. Sao chép nội dung ô tính
B1. Chọn các ô có nội dung cần sao chép
B2. Nháy nút (Copy) hoặc nhấn Ctrl+C hoặc vào Edit\Copy
B3. Chọn ô muốn sao chép đến
B4. Nháy nút (Paste) ) hoặc nhấn Ctrl+V hoặc vào Edit\Paste
* Chú ý
 + Khi nháy nút (Copy), một đường biên chuyển động quanh các ô có nội dung được sao chép
+ Nếu đường biên đó vẫn còn thì vẫn sao chép tiếp được sang các ô khác
+ Nhấn ESC để bỏ đường biên chuyển động đó
+ Khi chọn 1 ô đích, nội dung của các ô trong khối được sao chép vào các ô bên dưới và bên phải ô đích
+ Nếu sao nội dung của 1 ô vào một khối, thì nội dung đó được sao chép vào mọi ô trong khối
b. Di chuyển nội dung ô tính
B1. Chọn các ô có nội dung cần di chuyển
B2. Nháy nút (Cut) hoặc nhấn Ctrl+X hoặc vào Edit\Cut
B3. Chọn ô muốn di chuyển đến
B4. Nháy nút (Paste) ) hoặc nhấn Ctrl+V hoặc vào Edit\Paste
Hoạt động 2.4: Sao chép công thức
*Chuyển giao nhiệm vụ 4: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
? Khi sao chép ô có nội dung dữ liệu cố định thì tại các ô đích kết quả ntn?
? QS trang tính, để tính tổng nam và nữ của mỗi lớp em thực hiện ntn?
? Số lượng nam/nữ của các lớp khác nhau ko?
? Tổng nam và nữ của mỗi lớp có khác nhau không?
? Vậy khi sao chép ô có nội dung là công thức thì kết quả thế nào?
- GV giải thích rõ để HS hiểu khái niệm địa chỉ tương đối
? Hỏi HS A: Các bạn ngồi bên trái em có tên là gì?
? Cho HS A chuyển chỗ khác nhưng vẫn hỏi câu đó, Khi đó các HS ngồi bên trái A sẽ thay đổi
Như vậy các bạn bên trái A chỉ vị trí tương đối giữa chỗ ngồi của A so với các bạn
? ô D3 có nội dung là dữ liệu cố định hay công thức?
- Gọi HS thực hiện thao tác sao chép ô D3 vào các ô D4-D7
? Quan sát địa chỉ các ô D3, D4, D5, D6, D7, nhận xét gì?
GV KL
GV di chuyển chuột vào ô D3à gọi HS đọc địa chỉ ô D3
- Gọi HS thực hiện thao tác di chuyển ô D3 sang ô E3
? Quan sát địa chỉ trong công thức của ô E3, nhận xét với ô D3 lúc trước
GV KL
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
 *Sản phẩm học tập:
+ Sao chép hoặc di chuyển nội dung ô có công thức
+ Nhận xét được sự thay đổi địa chỉ trong công thức
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm: 
4. Sao chép công thức
a. Sao chép nội dung các ô có công thức
Nhận xét
+ Khi sao chép 1 ô có nội dung là công thức chứa địa chỉ thì các địa chỉ được điều chỉnh để giữ nguyên quan hệ tương đối về vị trí so với ô nguồn
+ Khi chèn thêm hay xoá hàng cột các địa chỉ trong công thức được điều chỉnh để công thức vẫn đúng
b. Di chuyển nội dung các ô có công thức
+ Khi di chuyển các ô có nội dung là công thức thì các địa chỉ trong công thức không bị điều chỉnh
*. Chú ý
 Khôi phục lại thao tác em nhấn nút (Undo) hoặc nhấn Ctrl+Z
.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Biết cách thực hiện các thao tác để chỉnh sửa trang tính
b) Nội dung: Thực hiện các thao tác chỉnh sửa trang tính
c) Sản phẩm: Trang tính đã chỉnh sửa
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
GV mở một trang tính: 
Y/c HS lập công thức tính tiền điện tiêu thụ cho người đầu tiên
 Sau đó sao chép vào các ô còn lại
BẢNG THU TIỀN ĐIỆN
STT
Chủ
hộ
Chỉ
số cũ
Chỉ
số mới
Điện tiêu
thụ
Tiền điện
1
Vân
150
500
2
Bình
50
200
3
Khánh
40
150
4
Doanh
250
600
5
Lan
10
101
6
Thu
17
50
7
Quảng
170
300
Tiền điện cao nhất:
Tiền điện thấp nhất:
Tổng tiền điện:
*HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập: Trang tính hoàn chỉnh
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
Bài tập:
Lập công thức tính điện tiêu thụ, tiền điện cho các hộ gia đình. Sau đó chỉnh sửa để có trang tính hợp lí, cân đối
BẢNG THU TIỀN ĐIỆN
STT
Chủ
hộ
Chỉ
số cũ
Chỉ
số mới
Điện tiêu
thụ
Tiền điện
1
Vân
150
500
350
 525,000 
2
Bình
50
200
150
 225,000 
3
Khánh
40
150
110
 165,000 
4
Doanh
250
600
350
 525,000 
5
Lan
10
101
91
 136,500 
6
Thu
17
50
33
 49,500 
7
Quảng
170
300
130
 195,000 
Tiền điện cao nhất:
 525,000 
Tiền điện thấp nhất:
 49,500 
Tổng tiền điện:
 1,821,000 
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Tạo được trang tính đơn giản, chỉnh sửa được trang tính cân đối, hợp lí
b) Nội dung: Khác sâu kiến thức đã học
c) Sản phẩm: Trang tính hoàn chỉnh
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
Tạo trang tính về kết quả các môn học của em trong học kì 1. Tính trung bình các môn học và trung bình hk1.
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập: Trang tính hoàn chỉnh
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
Bài tập:
Tạo trang tính về kết quả các môn học của em trong học kì 1. Tính trung bình các môn học và trung bình hk1.
Trường THCS Đồng Than
Lớp: 7A
Họ tên: Lê HồngNgân
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN HỌC KÌ I
Năm học: 2020-2021
STT
Môn học
Điểm thường xuyên
Điểm giữa kì
Điểm cuối kì
TBM
1
Toán
5
6
7
5
7
7
6.444444
2
Lí
6
7
8
8
7.571429
3
Văn
8
7
6
8
7
7
7.111111
4
Sử 
7
6
7
6
8
7
5
Địa
6
6
8
7
6
6.5
6
Tin
8
8
6
8
7
6.555556
7
Công nghệ
7
7
7
8
7.428571
8
Tiếng Anh
8
7
8
7
7
7.25
9
GDCD
7
6
5
8
6.714286
10
Sinh
8
7
7
6
7
6.875
11

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_mon_tin_hoc_7_bai_5_thao_tac_voi_bang_tinh.docx