Kế hoạch dạy học môn Tin học 7 - Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán - Nguyễn Thị Liên

Kế hoạch dạy học môn Tin học 7 - Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán - Nguyễn Thị Liên

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức.

- Biết sử dụng một số hàm cơ bản như SUM, AVERAGE, MAX, MIN.

- Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức.

 2. Năng lực.

a. Năng lực chung

 - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin, năng lực tính toán trên trang tính, năng lực tìm hiểu CNTT.

b. Năng lực thành phần

- Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.

- Nld: Sử dụng được phần mềm Excel để tính các hàm thông dụng như: Sum, Average, Min, Max.trong bảng tính.

- Nle: Có khả năng làm việc nhóm khi sử dụng các hàm trên trang tính.

3. Phẩm chất:

- Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng.

- Có ý thức tự giác cao và có tính thần giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.

- Tập trung, nghiêm túc thực hiện các hoạt động học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Thiết bị dạy học.

- Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu

2. Học liệu.

- GV: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo

- HS: SGK, vở viết

 

docx 7 trang Trịnh Thu Thảo 31/05/2022 3060
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tin học 7 - Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán - Nguyễn Thị Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên GV soạn: Nguyễn Thị Liên	
Số ĐT: 039. 892. 6001
Gmail: lienchinhtu@gmail.com
Khối: 7
Bài 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN
( 2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Biết sử dụng một số hàm cơ bản như SUM, AVERAGE, MAX, MIN. 
- Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức.
	2. Năng lực.
a. Năng lực chung 
 - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin, năng lực tính toán trên trang tính, năng lực tìm hiểu CNTT.
b. Năng lực thành phần
- Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
- Nld: Sử dụng được phần mềm Excel để tính các hàm thông dụng như: Sum, Average, Min, Max...trong bảng tính.
- Nle: Có khả năng làm việc nhóm khi sử dụng các hàm trên trang tính.
3. Phẩm chất: 
- Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng.
- Có ý thức tự giác cao và có tính thần giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
- Tập trung, nghiêm túc thực hiện các hoạt động học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Thiết bị dạy học.
- Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu
2. Học liệu.
- GV: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo
- HS: SGK, vở viết 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ: (5’)
Lập công thức tính tổng các ô có dữ liệu số trong bảng tính sau:
HS nêu: = 15+24+45 hoặc A1+B1+C1
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.
a. Mục tiêu:
 Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: 
Tìm hiểu phần khởi động, hoạt động cá nhân, nhóm. 
c. Sản phẩm học tập: 
- Trả lời các câu hỏi mà giáo viên nêu ra
- HS biết tổng hợp, thống kê, lập báo cáo
d Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Chia lớp thành các nhóm nhỏ, Tham gia trò chơi “ Tiếp sức để cùng tiến”. Cho các nhóm thảo luận, thống kê kiểm tra 15phút môn tin của các thành viên trong nhóm. Sau đó viết công thức tính tổng điểm các thành viên trong nhóm.
GV: Gợi ý cách chơi
HS: Tự thảo luận
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
(1) Mục tiêu: Hiểu được cách sử dụng công thức và hàm
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Nêu vấn đề, vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, phần mềm bảng tính
(5) Sản phẩm: Học sinh biết được cách nhập hàm.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Giới thiệu về chức năng của Hàm cho HS hiểu.
GV: Sử dụng tranh vẽ sẵn làm mẫu cho HS quan sát.
GV: Lấy VD thực tế.
GV: Lấy VD nhập số trực tiếp từ bàn phím.
GV: Lấy VD nhập theo địa chỉ ô.
- Yêu cầu HS làm thử trên máy của mình.
GV: Chú ý cho HS cách nhập hàm như nhập công thức trên bảng tính.
(Dấu – là ký tự bắt buộc)
GV: Thao tác trên máy chiếu cho HS quan sát.
1. Hàm trong chương trình bảng tính
- Hàm là công thức được định nghĩa từ trước.
- Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức.
 Ví dụ1: Tính trung bình cộng của: 3 ,4, 5.
C1: Tính theo công thức thông thường: =(3+4+5)/3
C2: Dùng hàm để tính: 
=AVERAGE(3,4,5)
VD2: Tính trung bình cộng của 3 số trong các ô A1, A5, A6:
=AVERAGE(A1,A5,A6)
2. Cách sử dụng hàm
- Chọn ô cần nhập
- Gõ dấu =
- Gõ hàm theo đúng cú pháp 
- Gõ Enter.
GV: Giới thiệu một số hàm có trong bảng tính.
GV: Vừa nói vừa thao tác trên màn chiếu cho HS quan sát.
GV: Lưu ý cho HS: Có thể tính tổng của các số hoặc tính theo địa chỉ ô hoặc có thể kết hợp cả số và địa chỉ ô.
- Đặc biệt: Có thể sử dụng các khối ô trong công thức.
(Các khối ô viết ngăn cách nhau bởi dấu “:”).
? Tự lấy VD tính tổng theo cách của 3 VD trên.
GV: Quan sát HS thực hành và giải đáp thắc mắc nếu có.
GV: Giới thiệu tên hàm và cách thức nhập hàm
- Giới thiệu về các biến a,b,c trong các trường hợp.
- Yêu cầu HS tự lấy VD để thực hành.
- Lấy VD minh hoạ và thực hành trên màn chiếu cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS tự lấy VD để thực hành.
GV Giới thiệu tên hàm và cách thức nhập hàm
- Giới thiệu về các biến a,b,c trong các trường hợp.
- Lấy VD minh hoạ và thực hành trên màn chiếu cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS tự lấy VD để thực hành.
3. Một số hàm thường dùng trong chương trình bảng tính
a. Hàm tính tổng
- Tên hàm: SUM 
- Cách nhập:
=SUM(a,b,c, ..)
Trong đó a,b,c,.. là các biến có thể là các số, có thể là địa chỉ ô tính. (số lượng các biến không hạn chế ).
VD1: =SUM(5,7,8) cho kết quả là: 20.
VD2: Giả sử ô A2 chứa số 5, ô B8 chứa số 27, khi đó:
=SUM(A2,B8) được KQ: 32
=SUM(A2,B8,5) được KQ: 37
VD3: Có thể sử dụng các khối ô trong công thức tính.
=SUM(B1,B3,C6:C12)= B1+B3+C6+C7+ .+C12
b. Hàm tính trung bình cộng
- Tên hàm: AVERAGE
- Cách nhập:
=AVERAGE(a,b,c, .)
Trong đó a,b,c,.. là các biến có thể là các số, có thể là địa chỉ ô tính. ( số lượng các biến không hạn chế ).
VD1: =AVERGE(15,23,45) cho kết quả là: ( 15 + 23+ 45)/3.
VD2: Có thể tính trung bình cộng theo địa chỉ ô. =AVERAGE(B1,B4,C3)
VD3: Có thể kết hợp
=AVERAGE(B2,5,C3)
VD4: Có thể tính theo khối ô:
=AVERAGE(A1:A5,B6)= (A1+A2+A3+A4+A5+B6)/6
c. Hàm xác định giá trị lớn nhất
- Mục đích: Tìm giá trị lớn nhất trong một dãy số.
- Tên hàm: MAX
- Cách nhập:
=MAX(a,b,c, )
d. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất:
- Mục đích: Tìm giá trị nhỏ nhất trong một dãy số.
- Tên hàm: MIN
- Cách nhập: 
=MIN(a,b,c, )
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
(1) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: - Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Trong lớp học, hoạt động cá nhân, nhóm
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính.
(5) Sản phẩm: Giải được bài toán cụ thể
 (1) Nếu trong một ô tính có các kí hiệu #####, điều đó có nghĩa gì?
Công thức nhập sai và Excel thông báo lỗi
Hàng chứa ô đó có độ cao quá thấp nên không hiển thị hết chữ số
Cột chứa ô đó có độ rộng quá hẹp nên không hiển thị hết chứ số (ĐA)
Hoặc b hoặc c
(2) Các cách nhập hàm nào sau đây không đúng?
= SUM(5,A3,B1);
=sum(5,A3,B1);
=SUM(5,A3,B1);
=SUM (5,A3,B1); (ĐA)
Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả
* Công dụng của hàm SUM là:
A. Xác định giá trị lớn nhất của dãy số B. Tính trung bình cộng dãy số
C. Tính tổng dãy số D. Xác định giá trị nhỏ nhất của dãy số
(Tái hiện được chính xác nội dung của đơn vị kiến thức)
* Cách nhập hàm nào sau đây là không đúng:
	A. = Sum(5,A3,B1) 	B. =Sum(5,A3,B1)	 
	C. =Sum (5,A3,B1)	D. =SUM(5,A3,B1)
(Nhận dạng cú pháp cách nhập đúng cuả một hàm)
Giả sử ta có bảng tính sau:
	(Hình 1)
* Tại ô D7 (hình 1) ta gõ công thức = Sum(D3,D5) thì kết quả sẽ cho là:
 A. 11 B. 19	 C. 6	D. 5
(Nhận biết kết quả đúng cuả một hàm )
Cho bảng tính có tên "Danh sach lop em.xls "như sau:
(Hình 2)
* Tính tổng điểm cho từng môn.
(Vận dụng được kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống quen thuộc)
* Công dụng của hàm AVERAGE là:
A. Xác định giá trị lớn nhất của dãy số B. Tính trung bình cộng dãy số
C. Tính tổng dãy số D. Xác định giá trị nhỏ nhất của dãy số
(Tái hiện được chính xác nội dung của đơn vị kiến thức)
* Tính điểm trung bình cho bạn Nguyễn Hoàng Anh (hình 1) , Hàm nào dưới đây viết đúng cú pháp
	A. = AVERAGE(B3,C3,D3) 	B. =AVERAGE(B3:D3)	 
	C. =AVERAGE(6,7,9)	D. =AVERAGE(B3,D3)
(Nhận dạng cú pháp cách nhập đúng cuả một hàm)
* Tại ô G4 (hình 1) ta gõ công thức = AVERAGE(B4,E4) thì kết quả sẽ cho là:
 A. 11 B. 19	 C. 6	D. 5
(Nhận biết kết quả đúng cuả một hàm )
HOẠT ĐỘNG 4. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
(1) Mục tiêu: Giúp những học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Làm việc cá nhân, nhóm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Trong lớp học.
(4) Phương tiện dạy học: Tài liệu tham khảo, máy chiếu, máy tính.
(5) Sản phẩm: HS biết cách mở rộng các kiến thức của mình thông qua câu hỏi thực tế.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Đưa ra kết quả của hàm sau:
=MAX(SUM(1,2),SUM(3,4),SUM(5,6))
Đáp án: 11
* Điểm TB môn được tính như sau: Văn, Toán nhân hệ số 2, các môn còn lại nhân hệ số 1. Hãy viết hàm tổng quát tính điểm TB môn cho bạn Phương Anh (hình 1).
.............................................................................................................................................
(Vận dụng được kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống mới)
* Công dụng của hàm MAX là:
A. Tính trung bình cộng dãy số B. Tính tổng dãy số
C. Xác định giá trị lớn nhất của dãy số D. Xác định giá trị nhỏ nhất của dãy số
(Tái hiện được chính xác nội dung của đơn vị kiến thức)
* Để xác định điểm TB cao nhất của 5 bạn HS trên hình 1 em dùng công thức nào?
 A. = Max(G2:G6)	B. =Max(B2:G6)
 C. =Max(B2: F6)	D. =Max(F2:G6)
(Nhận biết kết quả đúng cuả một hàm )
* Tại ô E7 (hình 1)ta gõ công thức = Max (E2: E6) kết quả sẽ cho là:
 A.5 B. 6	 C. 9	D. 7
(Nhận biết kết quả đúng cuả một hàm )
4. Hướng dẫn học tập.
* Đối với bài học ở tiết này:
- Về nhà các em xem lại các kiến thức đã học của bài học hôm nay.
- Làm các bài tập trong SGK, thực hành các hàm nếu có điều kiện.
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Đọc bài đọc thêm: “Chuyện cổ tích về visicalc”
- Xem trước và chuẩn bị bài cho bài thực hành số 4.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_mon_tin_hoc_7_bai_4_su_dung_cac_ham_de_tinh.docx