Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 7

Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 7

a) Về phương tiện họat động:

Các bản báo cáo về kinh nghiệm học tập, về phương pháp học tập tốt do cá nhân chuẩn bị.

Phấn bảng để các cá nhân trình bày và minh họa, các mô hình, dụng cụ học tập liên quan khác

b) Về tổ chức:

Nhiêm vụ của Giáo viên chủ nhiệm:

Nêu nội dung, yêu cầu và hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề (Làm thế nào để học tập tốt) để giúp học sinh định hướng và sẵn sàng tham gia hoạt động.

Yêu cầu mỗi học sinh đều phải chuẩn bị, viết bản báo cáo về kinh nghiệm và phương pháp học tập của mình (kể cả những học sinh kém).

Hướng dẫn các em cách viết báo cáo, cách lựa chọn môn học hoặc nhóm môn học để viết báo cáo.

Quy định thời gian nộp báo cáo, các tổ trưởng thu báo cáo của tổ viên nộp cho lớp phó phụ trách học tập.

Phân công lớp trưởng điều khiển chung, lớp phó học điều khiển thảo luận.

 

doc 14 trang Trịnh Thu Thảo 28/05/2022 3200
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÕ ho¹ch ho¹t ®éng ngoµi giê lªn líp
Chủ điểm tháng 9
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
TuÇn thùc hiƯn
Mơc tiªu c¬ b¶n
Néi dung vµ h×nh thøc ho¹t ®éng
ChuÈn bÞ
TUẦN 1: 
BẦU CÁN BỘ LỚP
Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.
Có kĩ năng giao tiếp, thể hiện sư tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bố lớp hoạt động.
Có ý thức trách nhiệm trong việc lưa chọn những cán bộ có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm
a) Nội dung:
Báo cáo tổng kết hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp sau một năm học.
Bầu đội ngũ cán bộ lớp (lớp trưởng, các lớp phó,các tổ trưởng, tổ phó, các cán sự môn học).
b) Hình thức:
Nghe báo cáo và thảo luận.
Bỏ phiếu bầu hoặc biểu quyết.
a) Về phương tiện họat động: 
Bản báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp năm học vừa qua.
Phiếu bầu (Nếu bầu bằng phiếu).
Một vài tiết mục văn nghệ.
b) Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm họp với cán bộ lớp để xây dựng bản báo cáo về kết quả hoạt động năm học trước,dựï kiến tiêu chuẩn cán bộ lớp và thống nhất chương trình hoat động. 
Phân công người báo cáo kết quả hoạt động của lớp (thường là lớp trưởng), người điều khiển và thư kí.
Phân người chuẩn bị phiếu bầu.
Dự kiến ban kiểm phiếu.
Phân công tổ, nhóm trang trí lớp.
 TUẦN 2
TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 8
Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8.
Tự giác, quyết tâm cao trong học tập.
Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học
a) Nội dung:
Xác định vị trí quan trọng của năm học lớp 8.
Những nhiệm vụ trong năm học này.
Những biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
b) Hình thức họat động:
Trao đổi ,thảo luận.
a) Phương tiện họat động: 
Một số câu hỏi thảo luận:
 Câu 1: Bạn suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8? (Vị trí ,vai trò và trách nhiệm của người học sinh lớp 8 )
 Câu 2: Bạn thấy mình phải làm tốt nhiệm vụ gì ở năm học này? Vì sao?
 Câu 3: Để làm tốt nhiệm vụ đó, theo bạn phải có những biện pháp nào? (Về chủ quan, về khách quan)
Giấy khổ to, bút dạ để ghi kết quả thảo luận: phiếu làm việc cá nhân.
Một vài tiết mục văn nghệ.
b) Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm phổ biến cho cả lớp về yêu cầu, nội dung, hoạt động và họp cán bộ lớp để phân công chuẩn bị các việc cụ thể sau:.
Thống nhất chương trình, hình thức va kế hoạch hoat động.
Phân công người điều khiển chương trình và thư kí.
Phân công chuẩn bị các phương tiện (Đã nêu ở mục a).
Mỗi tổ chuẩn bị một vài tiết mục văn nghe.
Phân công trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê bàn ghế.
Cử người mời đại diện
Chủ điểm tháng 10
CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
TuÇn thùc hiƯn
Mơc tiªu c¬ b¶n
Néi dung vµ h×nh thøc ho¹t ®éng
ChuÈn bÞ
TUẦN 1: LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT
Hiểu ý nghĩa lời Bác dạy, hiểu các kinh nghiệm và phương pháp học tập khoa học để đạt kết quả tồt như bác mong muốn.
Khiêm tốn học hỏi, có thái độ học tập tích cực.
Rèn luyện và thực hành các phương pháp học tập, cùng giúp đỡ nhau học tập tốt.
a) Nội dung:
Nội dung và ý nghĩa việc học tập tốt.
Các kinh nghiệm để học tập tốt các môn học.
Các phương pháp cụ thể giúp học tốt các môn học.
b) Hình thức:
Trao đổi và thảo luận chủ đề “Làm thế nào để học tập tốt”.
a) Về phương tiện họat động: 
Các bản báo cáo về kinh nghiệm học tập, về phương pháp học tập tốt do cá nhân chuẩn bị.
Phấn bảng để các cá nhân trình bày và minh họa, các mô hình, dụng cụ học tập liên quan khác 
b) Về tổ chức:
Nhiêm vụ của Giáo viên chủ nhiệm:
Nêu nội dung, yêu cầu và hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề (Làm thế nào để học tập tốt) để giúp học sinh định hướng và sẵn sàng tham gia hoạt động.
Yêu cầu mỗi học sinh đều phải chuẩn bị, viết bản báo cáo về kinh nghiệm và phương pháp học tập của mình (kể cả những học sinh kém).
Hướng dẫn các em cách viết báo cáo, cách lựa chọn môn học hoặc nhóm môn học để viết báo cáo.
Quy định thời gian nộp báo cáo, các tổ trưởng thu báo cáo của tổ viên nộp cho lớp phó phụ trách học tập.
Phân công lớp trưởng điều khiển chung, lớp phó học điều khiển thảo luận.
Chuẩn bị chương trình hoat động. Hướng dẫn lớp trưởng và lớp phó phụ trách học tập cách thức phối hợp tổ chức lớp tiến hành hoạt động.
Phân công thư ký lớp ghi biên bản.
Phân công chuẩn bị chương trình văn nghệ.
Phân công trang trí.
Dự kiến mời các giáo viên bộ môn làm cố vấn. 
 TUẦN 2
NHỮNG TẤM GƯƠNG HỌC TỐT
Giáo dục cho học sinh tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vươn lên chiếm lĩnh tri thức và đạt kết quả cao trong học tập.
Rèn luyện kỹ năng, phương pháp học tập tốt, rèn luyện các phẩm chất, ý chí, năng lực học tập, năng lực tư duy sáng tạo theo các gương học tập tốt
a) Nội dung:
Tư liệu về các tấm gương học tốt, ham học, hiếu học, những gương vượt khó vươn lên để học tốt sưu tầm hay tìm được trong sách báo và trong đời sống thực tế dưới dạng các mẩu chuyện, bài viết, thơ ca, tranh ảnh, người thật việc thật 
Cac hiện tượng tự nhiên,các câu đố khoa học có liên quan để rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo...
b) Hình thứchọat động:
Thi tìm hiểu, thi kể chuyện.
Văn nghệ xen kẽ.
a) Phương tiện họat động: 
Các tư liệu liên quan đến chủ đề hoạt động.
Hệ thống các câu hỏi câu đố 
Bảng quy định điểm chuẩn và thang chấm điểm cũng như đáp án (Nếu có).
Phần thưởng.
Các lá cờ nhỏ hoặc chuông.
b) Về tổ chức:
Nhiệm vụ của Giáo viên chủ nhiệm: 
Nêu nội dung, hình thức tổ chứchoạt động cho cả lớp và hướng dẫn các em sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu liên quan. Nêu kế hoạch chuẩn bị và thời gian tiến hành.
Phân công, giúp đỡ và hướng dẫn lực lượng cốt cán trong lớp chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt động, cụ thể là:
+ Phân công chuẩn bị các phương tiện cho hoạt động.
+ Mỗi tổ cử một đội dự thi (Từ 3-5 người).
+ Cử một ban giám khảo (Mỗi tổ 1 người).
+ Cử người dẫn chương trình.
+ Cử nhóm trang trí lớp.
+ Mời đại biểu.
Nhiệm vụ của học sinh:
Thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
Các học sinh trong đội tuyển dự thi trong mỗi đội trao đổi, bàn bạc, chuẩn bị tư liệu và nội dung sẵn sàng cho cuộc thi.
Các tổ cùng đội dự thi của mình hội ý để thống nhất hoạt động: các tổ viên cũng chuẩn bị về nội dung hoạt động để vừa là cổ động viên cho đội nhau, vừa sẵn sàng tham gia cùng đội nhà khi can thiết để giải đáp các câu hỏi hoặc câu đố “Khó“ của cuộc thi khi có yêu cầu của người dẫn chương trình.
Chủ điểm tháng 11
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
TuÇn thùc hiƯn
Mơc tiªu c¬ b¶n
Néi dung c¬ b¶n
ChuÈn bÞ
TUẦN 1: THẢO LUẬN THEO CHỦ ĐỀ “TÌNH NGHĨA THẦY TRÒ”
Khắc sâu tình nghĩa thầy trò và công ơn đối với thầy cô giáo.
Yêu quý và tin tưởng các thầy cô giáo.
Kính trọng lễ phép với thầy cô giáo.
a) Nội dung:
Những kỷ niệm sâu sắc về tình cảm học sinh với thầy cô giáo.
Những chuyện kể, bài hát ca ngợi thày cô giáo, ca ngợi tình nghĩa thầy trò.
b) Hình thức:
Trao đổi, thảo luận, kể chuyện, sinh hoạt văn nghệ.
a) Về phương tiện họat động: 
Tư liệu học sinh sưu tầm được: các bài hát, bài viết, truyện kể, bài thơ, tranh ảnh và những kỷ niệm về tình nghĩa thầy trò.
Câu hỏi để học sinh trao đổi, thảo luận.
Phương tiện để trang trí, trình bày sản phẩm và vị trí trưng bày sản phẩm cho các tổ.
b) Về tổ chức:
Nhiệm vụ của Giáo viên chủ nhiệm:
Nêu ý nghĩa nội dung và định hướng hoạt động cho học sinh.
Gợi ý, hướng dẩn cho cán bộ lớp và chi đội:
+ Lựa chọn các công việc phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp như (Báo tường, tập san hoặc triển lãm, trao đổi thảo luận, liên hoan văn nghệ).
+ Hướng dẫn cách phân công công việc hợp lý (Chia nhóm và phân công cụ thể theo nội dung của công việc).
+ Động viên và khuyến khích toàn thể học sinh chủ động tham gia vào những công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mỗi em.
Nhiệm vụ của học sinh:
Họp tổ chia nhóm sưu tầm và sắp xếp tư liệu theo chủ đề.
Nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc của cá nhân đối với thầy cô giáo. Tập một số bài hát, bài thơ ca ngợi tình nghĩa thầy trò.
Phân công người thực hiện các công việc cụ thể (Trang trí, trưng bày tư liệu, dẫn chương trình ).
TUẦN 1
TỔ CHỨC KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Nhận thức được ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
Có thái độ trân trọng, yêu quý và luôn ghi nhớ công ơn các thầy cô giáo.
Biết lễ phép, nghe lời thầy cô giáo.
a) Nội dung:
Tóm tắt ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
Vị trí, vai trò của thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và xây dựng, phát triển đất nước.
Lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo của thế hệ học sinh.
b) Hình thức:
Tặng hoa, chúc mừng thầy cô giáo.
Trao đổi, thảo luận, tâm sự những kỷ niệm thầy trò.
Văn nghệ chúc mừng thầy cô giáo
a) Phương tiện hoạt động: 
Bản tóm tắt ngày Nhà giáo Việt Nam.
Lời chúc mừng thầy cô giáo đã chuẩn bị sẵn.
Các câu hỏi thảo luận (Ví dụ: Cảm nghĩ của bạn về ngày 20 – 11? Bạn hiểu ý nghĩa câu “Tôn sư trọng đạo” như thế nào? ).
Dụng cụ để trang trí.
b) Về tổ chức:
Nhiệm vụ của Giáo viên chủ nhiệm:
+ Thông báo cho cả lớp về nội dung và kế họach tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20–11.
+ Động viên học sinh chuẩn bị các ý kiến thảo luận, sẵn sàng tham gia các tiết mục văn nghệ mừng ngày hội của các thầy cô giáo.
+ Hội ý cán bộ lớp và các tổ trưởng phân công chuẩn bị các công việc cụ thể:
Cử người dẫn chương trình.
Chuẩn bị các câu hỏi thảo luận.
Chuẩn bị lời chúc mừng các thầy cô giáo và tóm tắt ý nghĩa ngày 20–11.
Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
Phân công người chuẩn bị tặng hoa, tặng phẩm.
Dự kiến mời đại biểu: các thầy cô giáo trong lớp, thầy cô chủ nhiệm cũ, đại diện của ban giám hiệu hoặc ban phụ huynh lớp 
Phân công trang trí, kê bàn ghế 
Nhiệm vụ của học sinh:
+ Thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công.
+ Tập các bài hát, bài thơ để trình diễn chúc mừng thầy cô giáo.
+ Suy nghĩ các ý kiến để phát biểu và thảo luận.
Chủ điểm tháng 12
 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
TuÇn thùc hiƯn
Mơc tiªu c¬ b¶n
Néi dung c¬ b¶n
ChuÈn bÞ
TUẦN1: TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA QUÊ HƯƠNG EM
Hiểu rõ truyền thống cách mạng của quê hương và ý nghĩa của truyền thống đó dối với sự phát triển của quê hương, gia đình và bản thân.
Tự hào về quê hương, biết ơn các thế hệt cha anh đã hy sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng quê hương.
Tự giác học tập tôt, rèn luyện tốt, tích cực tham gia các phong trào họat động của địa phương, góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương
a) Nội dung:
Các phong trào cách mạng của địa phương trong chiến đấu chống giặc ngọai xâm và trong lao động xây dựng đất nước.
Các bài hát, bài thơ, truyện kể về quê hưong.
b) Hình thức:
Báo cáo kết ủa sưu tầm, trao đổi, thảo luận.
Văn nghệ.
a) Về phương tiện họat động: 
Tư liệ sưu tầm về truyền thống cách mạng của quê hương.
Các bài hát, bài thơ, truyện kể ca ngợi quê hương.
Một số câu hỏi về truyền thống cách mạng của quê hương.
b) Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm nêu yêu cầu và nội dung họat động trước lớp:
+ Phân công cho từng tổ tìm hiểu truyền thống của quê hương thuộc một giai đọan lịch sử cụ thể:
Trong cách mạng tháng Tám.
Trong kháng chiến chống Pháp.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Trong hòa bình và xây dựng hiện nay v.v 
Thống nhất chương trình họat động.
Nhiệm vụ của học sinh: 
+ Phân công người điều khiển chương trình.
+ Từng tổ phân công ngưởi trình bày kết quả tìm hiểu của tổ mình.
+ Phân công trang trí lớp ( kẻ tiêu đề, kê bàn ghế )
+ Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
+ Cử người mời đại biểu.
TUẦN 2
GIAO LƯU VỚI CỰU CHIẾN BINH
Hiểu sâu sắc về phẩm chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của bộ đội Cụ Hồ.
Tự hào, yêu quý và biết ơn bộ đội Cụ Hồ ; kính trọng và biết ơn các bác cựu chiến binh.
Biết noi gương bô đội Cụ Hồ, đòan kết, giúp đỡ nhau học tốt, rèn luyện tôt, quan tâm giúp đỡ các gia đình cựu chiến binh khó khằn
a) Nội dung:
Những kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời người lính.
Nguồn gốc, sức mạnh làm nên vẻ vang cảu bộ đội Cụ Hồ.
b) Hình thứchọat động:
Giao lưu, kể chuyện.
Thảo luận.
Văn nghệ. 
a) Phương tiện họat động: 
Một số câu hỏi để giao lưu:
Những kỷ niệm sâu sắc của người lính ?
Nguồn gốc sức mạnh làm nên truyền thống của bộ đội Cụ Hồ?
Một số bài hát, bài thơ, câu chuyện về bộ đội Cụ Hồ.
Tặng phẩm để tặng các bác cựu chiến binh.
b) Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm nhờ chi hội phụ huynh học sinh mời một vài cựu chiến binh của địa phương để họ kể cho học sinh nghe những kỷ niệm, những chiến công của người lính và những phẩm chất tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ.
Hướng dẫn học sinh sưu tầm các câu chuyện về gương chiến đấu của bộ dội Cụ Hồ.
Thống nhất chương trình họat động.
Phân công người điều khiển.
Cử người mời đại biểu.
Phân công nhóm, tổ trang trí lớp, kẻ tiêu đề họat động, kê bàn ghế.
 Chủ điểm tháng 1 - 2: MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN 
TuÇn thùc hiƯn
Mơc tiªu c¬ b¶n
Néi dung c¬ b¶n
ChuÈn bÞ
TUẦN 1: 
THI TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG
Nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đảng (3-2); các mốc lớn và sự kiện lịch sử truyền thống vẻ vang của Đảng.
Biết ơn và tự hào về Đảng, về truyền thống cách mạng của dân tộc do Đảng lãnh đạo.
Học tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng.
a) Nội dung:
Lịch sử ngày thành lập Đảng (3 – 2 –1930).
Các sự kiện lịch sử của Đảng.
Các bài thơ, bài hát về Đảng.
b) Hình thức:
Thi tìm hiểu theo tổ.
a) Về phương tiện hoạt động: 
Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi liên quan đến chủ đề cuộc thi.
Đáp án và thang điểm cho các câu hỏi, câu đố.
Tặng thưởng để thưởng cho các đội và cá nhân đạt điểm cao.
Chuông báo giờ của giám khảo.
Các lá cờ đỏ để làm tín hiệu trả lời. 
b) Về tổ chức:
- Nhiệm vụ vủa Giáo viên chủ nhiệm:
+ Nêu chủ đề cuộc thi cho cả lớp và hướng dẫn HS sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu, tranh ảnh, bài thơ, bài hát về Đảng.
+ Hội ý với các lực lượng cốt cán trong lớp để thống nhất về nội dung, hình thức, yêu cầu của cuộc thi và phân công các công việc chuẩn bị như sau:
Mỗi đội cử một đội dự thi từ 2 – 3 người.
Soạn các câu hỏi, câu đố, trò chơi (ví dụ như trò chơi giải ô chữ ) và các đáp án.
Cử ban giám khảo (mỗi tổ một người), thống nhất biểu điểm (thang điểm 10) và thống nhất thời gian để suy nghĩ trả lời (ví dụ 10 giây).
Mời thầy, cô dạy môn GDCD hoặc môn Lịch sử làm cố vấn cuộc thi để giúp HS trả lời các câu hỏi khó.
Cử người dẫn chương trình cuộc thi.
Phân công chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
Phân công trang trí, chuẩn bị tặng phẩm.
Dự kiến mời đại biểu.
- Nhiệm vụ của Học sinh:
+ Lực lượng cốt cán cùng GVCN bàn về nội dung, hình thức và chương trình tiến hành hoạt động.
+ Tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao và triển khai hoạt động theo kế hoạch.
TUẦN 2:
THI VIẾT,VẼ CA NGỢI CÔNG ƠN
 CỦA ĐẢNG VÀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM
Củng cố và khắc sâu công ơn của Đảng đối với quê hương đất nước.
Tự hào về Đảng, thêm yêu quê hương đất nước.
Rèn luyện óc tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú.
a) Nội dung:
Những bài thơ, bài văn, tiểu phẩm, tranh vẽ ca ngợi công ơn của Đảng và vẻ đẹp của quê hương đất nước.
b) Hình thứchoạt động:
Thi viết, vẽ theo chủ đề.
Trưng bày giới thiệu những tác phẩm cá nhân, nhóm, tổ theo chủ đề hoạt động.
a) Phương tiện hoạt động: 
Giấy, bút, mực vẽ, bút vẽ 
Sản phẩm viết, vẽ và địa điểm trưng bày cho các tổ.
Phần thưởng cho những cá nhân, nhóm, tổ đạt điểm cao cho tác phẩm của mình.
b) Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề và yêu cầu của cuộc thi viết, vẽ theo chủ đề trên và quy định:
Mỗi tổ chuẩn bị tác phẩm dự thi của mình gồm một sáng tác viết (văn hoặc thơ) và một sáng tác vẽ (bức tranh) kèm theo lời bình.
Khuyến khích mỗi cá nhân đều có thể gửi một hoặc hai sáng tác của mình để dự thi.
Thống nhất thời gian và kế hoạch tiến trình hoạt động.
Mời các cố vấn (Giáo viên Văn, Giáo viên Mỹ thuật) làm giám khảo.
Các tổ gợi ý, bàn bạc chuẩn bị tác phẩm dự thi.
Các cá nhân chuẩn bị sáng tác của mình.
Cử một ban tổ chức cuộc thi (trong đó có người điều khiển hoạt động thi). Ban tổ chức gồm lớp trưởng, chi đội trưởng và lớp phó phụ trách văn thể. Ban tổ chức phải nắm được số lượng các sáng tác dự thi của các tổ và cá nhân. Phân công các tổ và vị trí trưng bày cho các tổ và cá nhân.
Chủ điểm tháng 3: 
 TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
TuÇn thùc hiƯn
Mơc tiªu c¬ b¶n
Néi dung c¬ b¶n
ChuÈn bÞ
TUẦN 1: TIẾN LÊN ĐOÀN VIÊN
Nhận thức được mục đích, lý tưởng của Đoàn và nhiệm vụ của Đoàn viên thanh niên hiện nay.
Tự hào và tin tưởng ở tổ chức Đoàn.
Rèn luyện đạo đức, tư cách người Đoàn viên và phấn đấu được đứng trong đội ngũ Đoàn.
a) Nội dung:
HS phát biểu ý kiến của mình về mục đích, lý tưởng, nhiệm vụ của Đoàn, về vai trò và nhiệm vụ của người Đoàn viên, thanh niên hiện nay; nhận thức về truyền thống vẻ vang của Đoàn; ý nghĩa thành lập Đoàn 26/3 
Thảo luận các vấn đề trên và rút ra được bài học bổ ích về đạo đức, tư cách người Đoàn viên, về con đường phấn đấu để trở thành Đoàn viên 
b) Hình thức:
Tổ chức diễn đàn và thảo luận.
Các tiết mục văn nghệ xen kẽ
a) Về phương tiện hoạt động: 
Các tư liệu về tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (bài viết, sách báo, điều lệ Đoàn ) và các tư liệu liên quan đến tổ chức Đoàn của nhà trường hoặc chi Đoàn của lớp 
Các bản tham luận của HS về từng vấn đề liên quan đến diễn đàn.
Các tiết mục văn nghệ (bài hát, bài thơ về Đoàn ).
b) Về tổ chức:
Nhiệm vụ của Giáo viên chủ nhiệm:
+ Nêu yêu cầu, nội dung hoạt động và hình thức tiến hành. Đề nghị mỗi HS đều chuẩn bị và sẵn sàng tham gia.
+ Hội ý với cán bộ Đoàn, Đội và cán bộ lớp để thống nhất chương trình, kế hoạch hoạt động và phân công công việc chuẩn bị như:
Chuẩn bị nội dung của diễn đàn, xây dựng các vấn đề và câu hỏi (ví dụ: Bạn hiểu gì về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26 – 3 – 1931? Vai trò và nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hiện nay? Nhiệm vụ của Đoàn viên hiện nay là gì? Bạn có muốn phấn đấu trở thành Đoàn viên không, tại sao? Lý tưởng của Thanh niên hiện nay là gì? Bạn hiểu gì về tổ chức Đoàn ở trường ta? Bạn học tập được những gì ở những gương Đoàn viên tiêu biểu, hãy cho ví dụ cụ thể?v.v ).
Phân công người điều khiển chung.
Phân công người dẫn chương trình.
Phân công trang trí.
Mời đại biểu tham dự.
Nhiệm vụ của HS:
+ Thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
+ Chi đội trưởng phổ biến cho cả lớp các câu hỏi cụ thể, đề nghị các cá nhân lựa chọn, đăng ký vấn đề sẽ phát biểu trong diễn đàn. Có thể chia ra các cụm vấn đề và giao cho các tổ chuẩn bị – mỗi tổ chuẩn bị một số câu hỏi. Tổ trưởng phân công cho các tổ viên (2 hoặc 3 tổ viên cùng chuẩn bị 1 câu).
TUẦN 2: 
VUI VĂN NGHỆ MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN 
Hiểu thêm nhiều bài hát, bài thơ, câu chuyện về Đoàn ; củng cố thêm ý thức về ngày thành lập Đoàn 26 – 3 và lý tưởng của Đoàn viên, thanh niên hiện nay.
Có kỹ năng phân loại bài hát theo chủ điểm về Đoàn.
Có tình cảm yêu mến, tôn trọng tổ chức Đoàn và người Đoàn viên; sống lạc quan, gắn bó, đoàn kết trong tập thể lớp, trường
a) Nội dung:
Những bài hát, điệu múa, bài thơ, câu chuyện kể, tiểu phẩm về Đoàn và những Đoàn viên ưu tú 
Những sáng tác tự biên, tự diễn về Đoàn.
b) Hình thứchoạt động:
Chương trình biểu diễn văn nghệ của lớp mừng thành lập Đoàn 26 –
a) Phương tiện hoạt động: 
Sưu tầm, tập hợp các bài thơ, bài hát, câu chuyện, tiểu phẩm về Đoàn.
Những bài sáng tác thơ, ca hát về Đoàn.
Một số nhạc cụ thông thường.
b) Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm nêu nội dung hoạt động biểu diễn văn nghệ của lớp và hướng dẫn các tổ và cá nhân chuẩn bị tập luyện.
Thống nhất thời gian, kế hoạch tiến hành hoạt động cũng như thời gian các tổ và cá nhân, nhóm đăng ký các tiết mục tham gia.
Cử người dẫn chương trình.
Phân công trang trí.
Mời đại biểu.

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_7.doc