Ngân hàng câu hỏi môn Sinh học Lớp 7 - Học kì 1

Ngân hàng câu hỏi môn Sinh học Lớp 7 - Học kì 1

Câu 1. Động vật nguyên sinh di chuyển bằng chân giả là: (Mức 1)

A.Trùng biến hình. B. Trùng roi.

C. Trùng giày. D. Trùng sốt rét.

Câu 2. Hình thức dinh dưỡng nào có ở Trùng roi xanh? (Mức 1)

A. Tự dưỡng C. Kí sinh

B. Dị dưỡng D. Tự dưỡng và dị dưỡng.

Câu 3. Động vật nguyên sinh nào ăn hồng cầu? (Mức 1)

A. Trùng roi xanh C. Trùng sốt rét

 B. Trùng giày D. Trùng biến hình

Câu 4. Cơ quan di chuyển của trùng biến hình là gì? (Mức 1)

A. Roi bơi. B. Chân giả

C. Lông bơi D Không có cơ quan di chuyển.

Câu 5. Chân giả của trùng biến hình được tạo thành nhờ: (Mức 1)

A. Nhân. B. Không bào co bóp.

C. Không bào tiêu hóa. D. Chất nguyên sinh.

Câu 6. Loài động vật nguyên sinh nào có khả năng tự dưỡng? (Mức 1)

A. Trùng giày B. Trùng biến hình.

C. Trùng sốt rét D. Trùng roi.

Câu 7: Ở máu người, trùng sốt rét sinh sản như thế nào? (Mức 1)

A. Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu người.

B. Chúng sử dụng hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều các thể mới.

 

doc 13 trang bachkq715 9270
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng câu hỏi môn Sinh học Lớp 7 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG CÂU HỎI
SINH HỌC 7 - GIỮA HỌC KÌ I
I. Trắc nghiệm khách quan:
Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Chủ đề : Ngành động vật nguyên sinh:
Câu 1. Động vật nguyên sinh di chuyển bằng chân giả là: (Mức 1)
A.Trùng biến hình. B. Trùng roi.
C. Trùng giày. D. Trùng sốt rét.
Câu 2. Hình thức dinh dưỡng nào có ở Trùng roi xanh? (Mức 1)
A. Tự dưỡng C. Kí sinh
B. Dị dưỡng D. Tự dưỡng và dị dưỡng.
Câu 3. Động vật nguyên sinh nào ăn hồng cầu? (Mức 1)
Trùng roi xanh C. Trùng sốt rét
 B. Trùng giày D. Trùng biến hình
Câu 4. Cơ quan di chuyển của trùng biến hình là gì? (Mức 1)
A. Roi bơi.	 B. Chân giả 
C. Lông bơi	 D Không có cơ quan di chuyển.
Câu 5. Chân giả của trùng biến hình được tạo thành nhờ: (Mức 1)
A. Nhân.	 B. Không bào co bóp.
C. Không bào tiêu hóa.	 D. Chất nguyên sinh.
Câu 6. Loài động vật nguyên sinh nào có khả năng tự dưỡng? (Mức 1)
A. Trùng giày B. Trùng biến hình.
C. Trùng sốt rét	 D. Trùng roi.
Câu 7: Ở máu người, trùng sốt rét sinh sản như thế nào? (Mức 1)
A. Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu người.
B. Chúng sử dụng hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều các thể mới.
C. Chúng phá vỡ hồng cầu chui ra ngoài tiếp tục vào hồng cầu khác.
D. Cả a,b và c đều đúng.
Câu 8. Động vật nguyên sinh sống kí sinh trong cơ thể người là: (Mức 2)
A. Trùng biến hình. B. Trùng kiết lị.
C. Trùng giày. D. Trùng roi.
Câu 9. Trùng kiết lỵ ký sinh ở đâu? (Mức 2)
A. Hồng cầu. B. Ruột người . C. Tiểu cầu D. Bạch cầu. 
Câu 10. Trùng sốt rét truyền vào máu người qua động vật nào? (Mức 2)
A. Ruồi vàng	 B. Bọ chó
C. Bọ chét	 D. Muỗi Anôphen
Câu 11. Để phòng tránh bệnh sốt rét ta phải làm gì? (Mức 2)
A. Vệ sinh môi trường sống cho sạch sẽ. B. Tiêu diệt muỗi Anophen.
C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai.
Câu 12. Động vật nguyên sinh nào có hình thức sinh sản tiếp hợp? (Mức 3)
A. Trùng roi xanh B.Trùng biến hình C. Trùng giày D. Trùng kiết lị
Câu 13. Động vật nguyên sinh di chuyển bằng: (Mức 3)
A. Lông bơi B. Chi trước C. Chân giả và roi D. Cả A và C
Câu 14. Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở điểm nào? (Mức 3)
A. Có diệp lục.	B. Có roi.
C. Có thành xenlulôzơ.	D. Có điểm mắt.
Câu 15. Để phòng chống bệnh sốt rét chúng ta phải làm gì: (Mức 4)
A. Vệ sinh môi trường sống cho sạch sẽ, tiêu diệt muỗi Anophen.
B. Vệ sinh môi trường, không cần tiêu diệt muỗi. 
C. Tiêu diệt muỗi, vứt rác bừa bãi.
D. Sống ở nơi có nhiều bụi rậm, cây cối.
Chủ đề : Ngành ruột khoang:
Câu 1. Trong các đại diện sau, đại diện nào có lối sống di chuyển? (Mức 1)
A. San Hô C. Hải Quỳ
B. Sứa D. San Hô và Hải Quỳ
Câu 2. Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào? (Mức 1)
 A. Không thải ra B. Qua miệng C. Lỗ thoát D. Qua màng cơ thể
Câu 3. Cơ thể thủy tức có dạng: (Mức 1)
A. Hình xoắn
B. Hình tròn
C. Hình thoi
D. Hình trụ
Câu 4. Kiểu di chuyển của sứa như thế nào? (Mức 1)
A. Co bóp dù, đẩy nước qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại.
B. Kiểu sâu đo.
C. Kiểu lộn đầu.
D. Dùng chân giả.
Câu 5. Ruột của thuỷ tức thuộc dạng. (Mức 1)
A. Ruột thẳng. 	 B. Ruột túi; 
C. Ruột ống. 	 D. Ruột xoắn.
Câu 6. Thủy Tức di chuyển bằng cách nào? (Mức 1)
A. Roi bơi 	 B. Kiểu sâu đo
C. Kiểu lộn đầu. 	 D. Cả B và C đều đúng
Câu 7. Lối sống của hải quỳ là gì? (Mức 1)
A. Ký sinh. B.Tự do C. Bám vào bờ đá D. Hoại sinh.
Câu 8. Đặc điểm chung của ngành Ruột khoang phân biệt với các ngành khác là: (Mức 2)
A. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, thành cơ thể hai lớp, ruột dạng túi . 
B. Cơ thể có đối xứng hai bên, ruột dạng túi.
C. Cơ thể chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống của cơ thể. 
D. Cơ thể gồm nhiều tế bào, không đối xứng.
Câu 9. Đại diện nào có lối sống kiểu tập đoàn? (Mức 2)
A. Sứa B. San Hô C. Hải Quỳ D. Thuỷ Tức
Câu 10. Phần lớn ruột khoang đều sống ở: (Mức 2)
A. Ao, hồ. 	 B. Suối. 
C. Sông. 	 D. Biển
Câu 11. Loại tế bào làm nhiệm vụ che chở cho thuỷ tức là: (Mức 2)
A. Tế bào thần kinh. B. Tế bào hình túi.
C. Tế bào mô bì cơ. D. Tế bào hình sao.
Câu 12. Loài ruột khoang giúp hình thành đá vôi là: (Mức 2)
A. Hải quỳ. 	 B. Thuỷ tức. 
C. Sứa. 	 D. San hô. 
Câu 13. Đặc điểm của ruột khoang khác với động vật nguyên sinh là: (Mức 2)
A. Sống trong nước. B. Cấu tạo đa bào.
C. Cấu tạo đơn bào. D. Sống thành tập đoàn.
Câu 14. Để phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ngành ruột khoang ta cần phải làm gì? (Mức 3)
 A. Đeo bao tay trước khi tiếp xúc. B. Dùng vợt khi bắt.
 C. Dùng tay để bắt trực tiếp. D. chỉ A và B đúng.
Câu 15. Ruột khoang có vai trò với đời sống con người làm vật liêu cho xây dựng là: (Mức 3)
A. Hải quỳ. 
B. San hô. 
C. Thuỷ tức. 
D. Sứa.
Câu 16. Miệng của sứa có đặc điểm gì khác so với miệng của thủy tức? (Mức 3)
A. Lỗ miệng của sứa ở phía dưới. B. Lỗ miệng của sứa ở phía trên.
C. Lỗ miệng của sứa ở mép dù. D. Lỗ miệng của sứa rộng hơn.
Câu 17. Cành san hô thường dùng để trang trí là bộ phận nào của cơ thể chúng? (Mức 3)
A. Phần thịt. B. Bộ xương bằng đá vôi.
C. Chồi. D. Phần trụ.
Câu 18. Sự trao đổi khí ở thủy tức được thực hiện nhờ bộ phận nào? (Mức 4)
A. Miệng.	B. Khoang ruột.
C. Thành cơ thể.	D. Gai cảm giác.
Câu 19. Sự da dạng phong phú về hình thức sinh sản của Thủy tức: (Mức 4)
A. Mọc chồi tái sinh. B. Mọc chồi, tái sinh và hữu sinh.
C. Sinh sản hữu tính và tái sinh D. Tái sinh.
Câu 20: Ở bờ biển nước ta thường gặp loài ruột khoang cơ thể hình trụ, kích thước khoảng 2 – 5cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu rực rỡ như cánh hoa. Đó là: (Mức 4)
A. Thủy tức 	B. Sứa 	 C. Hải quỳ 	 D. San hô
Chủ đề: Các ngành giun:
Câu 1. Sán lá gan sống kí sinh trong cơ quan nào của trâu, bò? (Mức 1)
A. Gan, mật. B. Ruột già. 
C. Ruột non. D. Da.
Câu 2. Ấu trùng của sán lá máu xâm nhập vào cơ thể người qua: (Mức 1)
A. Thức ăn. 	 B. Nước uống. 
C. Da. 	 D. A và B đúng.
Câu 3. Loài giun tròn kí sinh và gây hiện tượng “vàng lụi” ở lúa: (Mức 1)
A. Giun đất. B. Giun đũa.
C. Giun kim. D. Giun rễ lúa.
Câu 4. Nơi sống của sán lá máu là: (Mức 1)
 A.Ruột lợn.
C. Ruột non và cơ bắp châu bò.
B.Máu người 
D. Gan mật châu bò
Câu 5. Hình dạng cơ thể giun tròn là: (Mức 1)
A. Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu. 
C. Cơ thể hình dẹt có đối xứng hai bên
 B. Cơ thể tròn có đối xứng hai bên. 
 D. Cơ thể dài phân đốt
Câu 6. Giun đũa kí sinh ở bộ phận nào của cơ thể người ? (Mức 1)
A. Dạ dày B. Tá tràng C. Ruột non D. Ruột già
Câu 7. Cấu tạo của sán lá gan là: (Mức 1)
A.Có mắt và lông bơi phát triển. B. Giác bám và lông bơi tiêu giảm. 
C. Có mắt và lông bơi tiêu giảm. D. Chưa có cơ quan sinh sản.
Câu 8 . Đặc điểm về lối sống của sán lá gan là: (Mức 1)
 A. Sống dị dưỡng B. Sống kí sinh 
 C. Sống dị dưỡng và sống kí sinh D. Sống tự do
Câu 9. Trong các loài giun sau, giun nào có lợi? (Mức 2)
A. Giun đất C. Giun đũa
B. Giun kim D. Giun móc
Câu 10. Vai trò của Giun Đất? (Mức 2)
A. Đa dạng sinh học
B. Có khả năng thay đổi cấu trúc của đất
C. Làm tăng độ phì nhiêu cho đất
D. Gây bệnh cho người và động vật
Câu 11. Giun Đất có hệ thần kinh dạng? (Mức 1)
 A. Vòng B. Lưới C. Tế bào rải rác D. Chuỗi hạch
Câu 12. Những đại diện nào sau đây thuộc ngành giun tròn? (Mức 2)
A. Giun đũa, giun tóc, móc, giun kim B. Giun đũa, sán lá gan 
C. Đỉa, sứa, hải quỳ D. Sán lá máu, sán dây
Câu 13. Giun đốt phân biệt với giun tròn ở các đặc điểm nào? (Mức 2)
A. Cơ thể phân đốt, mỗi đốt đều có vòng tơ.
B. Giác bám phát triển.
C. Có khoang cơ thể chính thức.
D. Cả A và C.
Câu 14. Những đại diện nào sau đây thuộc ngành giun dẹp? (Mức 3)
A. Sán lá gan, sán lá máu, sán dây B.Sán lá gan, giun đũa, sứa 
C. Sán dây ,thủy tức, san hô D.Giun đũa, giun kim, giun móc.
Câu 15. Tại sao không nên ăn thịt trâu, bò sống? (Mức 3)
A. Dễ mắc bệnh sán lá gan	B. Dễ mắc bệnh sán dây
C. Dễ mắc bệnh sán bã trầu	D. Dễ mắc bệnh sán lá máu
Câu 16. Vì sao giun đũa không bị tiêu hóa bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người? (Mức 3)
A. Thành cơ thể được cấu tạo bởi hai lớp tế bào
B. Phía ngoài cơ thể có lớp cuticun bao bọc
C. Thành cơ thể rất dầy.
D. Thành cơ thể được cấu tạo bởi Protein.
Câu 17. Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào? (Mức 3)
A. Làm cho đất khô cằn	
B. Làm mất chất dinh dưỡng của đất
C. Làm đất tơi xốp
D. Không có lợi ích với đất trồng
Câu 18. Cơ quan tiêu hoá của sán dây khác với sán lá gan ở điểm nào? (M 3)
A. Ruột phân nhánh chưa có hậu môn
B. Ruột tiêu giảm, bề mặt cơ thể hấp thụ dinh dưỡng.
C. Bề mặt cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng
D. Roi và không bào tiêu hoá làm nhiệm vụ tiêu hoá 
Câu 19. Màu phớt hồng của giun đất do yếu tố nào quy định? (Mức 4)
A. Màu của máu	 B. Màu của đất
C. Màu các nội quan	 D. Màu các vụn hữu cơ
Câu 20. Tại sao mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất? (Mức 4)
A. Đất bị ngập nước, thiếu không khí. C. Cả A và B đều đúng.
B. Nhiệt độ hạ thấp. D. Cả A và B đều sai..
Câu 21.Vì sao tỉ lệ người mắc bệnh giun lại tập trung nhiều nhất ở trẻ em? (Mức 4)
A. Trẻ em có ý thức vệ sinh sạch sẽ.
B. Chưa có ý thức vệ sinh
C. Hay tiếp xúc với môi trường nhiều trứng giun
D. Chỉ B và C đúng.
II. TỰ LUẬN:
Câu 1. Bản thân em có biện pháp gì để phòng tránh giun đũa kí sinh ở người? (Mức 1)
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
 - Vệ sinh trong ăn uống: ăn chín, uống sôi, không ăn thịt tái, hạn chế ăn rau sống, 
 - Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ
 - Uống thuốc tẩy giun định kì: 6 tháng 1 lần.
 Câu 2. Vẽ sơ đồ vòng đời giun kim ở trẻ em? (Mức 1)
Vòng đời giun kim: 
Gây ngứa
Giun kim (ruột người
Đẻ trứng ở hậu mụn
Mút tay
Trẻ gãi
Câu 3: Vẽ sơ đồ vòng đời của sán lá gan? ( Mức 1)
Sơ đồ vòng đời Sán lá gan:
Trứng sán lá gan Ấu trùng lông Ấu trùng trong ốc
 Sán trưởng thành ở gan bò Kén sán Ấu trùng có đuôi
Câu 4: Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống thủy tức? (Mức 1)
Tế bào gai trong đời sống thủy tức dùng để bắt mồi và tự vệ.
Câu 5. Trình bày các hình thức sinh sản của thủy tức? ( Mức 1)
Thủy tức sinh sản bằng 3 hình thức:
- Mọc chồi: Khi đầy dủ thức ăn, thủy tức thường sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi. Chồi con khi tự kiếm được thức ăn, tách khỏi cơ thể mẹ để sống độc lập.
- Sinh sản hữu tính: Tế bào trứng được tinh trùng của thủy tức khác đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt nhiều lần, cuối cùng tạo thành thủy tức con. Sinh sản hữu tính thường xảy ra vào mùa lạnh, ít thức ăn.
- Tái sinh: Thủy tức có khả năng tái sinh lại cơ thể toàn vẹn chỉ từ một phần cơ thể cắt ra.
Câu 6. Ngành Ruột khoang có vai trò như thế nào đối với tự nhiên và đời sống con người ? (Mức 1)
* Vai trò của ngành Ruột khoang :
- Lợi ích:
 - Tạo vẻ đẹp thiên nhiên, có ý nghĩa sinh thai đối với biển
 - Lam đồ trang trí, trang sức: San hô
 - Là nguồn cung cấo nguyên liệu vôi: San hô
 - Làm thực phẩm có giá trị: Sứa
 - Hóa thạch San hô góp phần nghiên cứu địa chất
- Tác hại: Một số loài gây độc, ngứa cho người,tạo đá ngầm, ảnh hưởng đến giao thông đường biển.
Câu 7: Đặc điểm của sán dây: (Mức 1)
- Đầu nhỏ có giác bám, không có miệng và hậu môn.
- Ruột tiêu giảm, bề mặt cơ thể hập thụ chất dinh dưỡng.
- Mỗi đốt mang một cơ quang sinh dục lưỡng tính, các đốt cuối mang trứng.
Câu 8: Nêu cấu tạo của giun đũa? (Mức 1)
- Cơ thể hình ống, dài bằng chiếc đũa.
- Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giúp giun đũa không bị tiêu hóa bởi dịch tiêu hóa trong ruột non của người.
- Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển. Bên trong có khoang cơ thể chưa chính thức.
Câu 9: Cấu tạo Ruột khoang có điểm chung sau: (Mức 1)
- Là động vật đa bào bậc thấp, ăn thịt, cơ thể đối xứng tỏa tròn. Sống trong nước.
- Có gai độc tự vệ , tấn công.
- Thành cơ thể hai lớp tế bào, có khoang ruột dạng túi.
Câu 10: Nêu tác hại của giun đua đối với sức khỏe con người? (Mức 1)
- Hút chất dinh dưỡng trong cơ thể, sinh ra độc tố làm hại việc tiêu hóa và hấp thụ.
- Giun còn gây ra tắc ruột tắc ống mật.
Câu 11. Em hãy nêu các bước mổ giun đất? (Mức 1)
Các bước mổ giun đất:
- Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ, cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh ghim
- Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi.
- Đổ nước ngập cơ thể giun, dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể.
- Phanh thành cơ thể đến đâu cắm đinh ghim tới đó, dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu.
Câu 12: Biện pháp phòng tránh giun kí sinh ở người? ( Mức 1)
- Rửa tây trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Rửa rau quả trước khi ăn.
- Rửa tay sạch khi làm đất, trồng cây, trẻ em không nên nghịch đất bẩn.
- Không nên tưới hoa màu, cây ăn quả bằng phân tươi chưa hoai mục.
- Tẩy giun định kì 1- 2 lần trong năm.
Câu 13: Chúng ta cần có biện pháp gì để phòng tránh bệnh giun kí sinh ? (Mức 1)
 - Các biện pháp :
+ Giữ vệ sinh môi trường xung quanh
+ Giữ vệ sinh cá nhân, ăn uống hợp vệ sinh
+ Tẩy giun định kì 6 tháng 1 lần.
Câu 14: Đặc điểm chung của động vật? ( Mức 1)
- Có khả năng di chuyển.
- Có hệ thần kinh và giác quan
- Dị dưỡng.
Câu 15: Vai trò của giun đốt? ( Mức 1)
- Làm thức ăn cho động vật
- Làm cho đất trồng xốp thoáng
- Làm màu mỡ đất trồng
- Một số có hại cho con người và động vật ( đỉa, vặt...)
Câu 16: Thủy tức có mấy hình thức sinh sản? Hình thức sinh sản nào là chủ yếu? (Mức 1)
- Thủy tức có hai hình thức sịnh sản: Vô tính và hữu tính.
- Hình thức sinh sản vô tính là chủ yếu.
Câu 17: Vai trò của ruột khoang? (Mức 1)
- Tạo nên vùng biển san hô có màu sắc phong phú là nơi có vẻ đẹp kì thú là tài nguyên thiên nhiên quý và là nơi sinh sống của nhiều đồng vật khác.
- Cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng: san hô đá
- Hóa thạch san hô là vật chỉ thị trong nghiên cứu địa chất
- Làm thức ăn : Sứa sen, sứa rô...
Câu 18: Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng roi? ( Mức 1)
- Cơ thể hình thoi,có roi dài, có nhân, không bào co bóp, có hạt diệp lục, có điểm mắt chưa có cơ quan chuyên hóa.
- Di chuyển bằng roi.
- Dinh dưỡng: tự dưỡng và dị dưỡng
- Sinh sản: Phân đôi theo chiều dọc.
Câu 1: Môi trường sống của trùng roi? So sánh điểm giống nhau và khác nhau của trùng roi với thực vật? (Mức 1) ( Mức 2)
* Môi trường sống của trùng roi là nước ngọt như ao, hồ, đầm 
* So sánh trùng roi với thực vật
- Giống nhau:
Tế bào có chứa hạt diệp lục -> khả năng tự dưỡng.
- Khác nhau: 
Trùng roi
Thực vật
- Tế bào động vật
- Tự di chuyển được
- Cũng là sinh vật dị dưỡng
- Tế bào thực vật
- Không tự di chuyển được
- Là sinh vật tự dưỡng
Câu 2: So sánh trùng sốt rét và trùng kiết lị? (Mức 2)
Giống nhau:
- Cả trùng sốt rét và trùng kiết lị cùng ăn hồng cầu.
Khác nhau:
Trùng kiết lị
Trùng sốt rét
- Có kích thước lớn, “nuốt” nhiều hồng cầu một lúc và tiêu hóa chúng.
- Sinh sản nhân đôi liên tiếp: 1 lần phan chia tạo ra 2 trùng kí sinh mới.
- Có kích thước nhỏ, chui vào hồng cầu kí sinh( kí sinh nội bào), ăn hết chất nguyên sinh của hồng cầu.
- Sinh sản phân nhiều hay liệt sinh: tạo nhiều trùng kí sinh mới một lúc.
Câu 3: Nêu điểm giống nhau giữa thủy tức, san hô, hải quỳ, sứa? (Mức 2)
- Sinh vật ăn thịt sống ở nước và có gai độc.
- Cơ thể đối xứng tảo tròn.
- Có gai độc tự vệ, tấn công.
- Thành cơ thể hai lớp tế bào, có khoang ruột dạng túi.
- Sinh sản: vô tính nảy trồi
- Dinh dưỡng: sinh vật dị dưỡng.
Câu 4: Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan?	(mức 2)
- Cơ thể thon dài, thường thuôn hai đầu, tiết diện ngang tròn.
- Giun đũa phân tính
- Có khoang cơ thể chưa chính thức.
- Trong sinh sản, phát triển không có sự thay đổi vật chủ.
* Sán lá gan
- Lưỡng tính
- Chưa có khoang cơ thể 
- Có sự thay đổi vật chủ ( ốc là vật chủ trung gian)
Câu 5. Phân biệt giun đũa và sán lá gan? ( Mức 2)
Giun đũa
Sán lá gan
- Cơ thể thon dài, hai đầu nhọn, tiết diện ngang tròn.
- Cơ thể đơn tính.
- Có khoang cơ thể chưa chính thức.
- Chỉ có một vật chủ.
- Cơ thể hình lá dẹp, dài 2 – 5cm.
- Cơ thể lưỡng tính.
- chưa có khoang cơ thể.
- Vòng đời phát triển qua nhiều vật chủ.
Câu 6: So sánh trùng roi , trùng giày và trùng biến hình (về hình dạng, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản)? (Mức 2)
* Giống nhau:
- Cơ thể đơn bào
- Sống trong môi trường nước
- Sinh sản trực phân (phân đôi)
Trùng roi
Trùng biến hình
Trùng giày
Hình dạng
Hình thoi
Luôn thay đổi
Đế giày
Di chuyển
Bẳng roi
chân giả
Tiêm mao
Dinh dưỡng
Tự dưỡng và dị dưỡng
dị dưỡng
dị dưỡng
Sinh sản
Phân đôi theo chiều dọc
Phân đôi theo nhiều chiều
Phân đôi theo chiều ngang và tiếp hợp
Cấu tạo
Có chất diệp lục
Không có chất diệp lục
Không có chất diệp lục
Chưa có cơ quan chuyên hóa
Chưa có cơ quan chuyên hóa
có cơ quan chuyên hóa
Câu 7: Do đâu trùng roi vừa có khả năng tự dưỡng vừa có năng dị dưỡng? (Mức 2)
Trùng roi vừa có khả năng tự dưỡng vừa có năng dị dưỡng vì:
- Trùng roi có chứa chất diệp lục trong tế bào nê có thể thực hiện quang hợp khi có ánh sáng. Khi không có ánh sáng, trùng roi sống dị dưỡng bằng cách sử dụng chất hữu cơ như các động vật khác.
Câu 8: Ý nghĩa của vỏ cuticun ở giun đũa? (Mức 2)
Vỏ cuticun ở giun đũa là chiếc “áo giáp hóa học” giúp chúng thoát được tác động của dịch tiêu hóa trong ruột non người. Khi lớp vỏ cuticun này mất thì chính cơ thể giun cũng bị tiêu hóa như nhiều thức ăn khác.
Câu 9: Vai trò giun đốt thường gặp ở địa phương em: (Mức 2)
- Làm thức ăn cho người: Rươi.. 
- Làm thức ăn cho động vật: Giun đất, giun đỏ, rươi...
- Làm cho đất tơi xốp, thoáng: Giun đất, 
- Một số có hại cho người và động vật: Đỉa, vắt.
Câu 10: Vai trò của động vật nguyên sinh trong tự nhiên và đời sống con người. (Mức 2)
- Làm thức ăn cho động vật lớn hơn ở trong nước ( trùng roi )
- Xác định tuổi địa tầng tìm dầu mỏ ( trùng lỗ)
- Làm sạch môi trường nước ( trung roi, trung giày)
- Là nguyên liệu chế giấy ( trùng phóng xạ)
- Gây bệnh cho người và động vật ( trùng kiết lị, trùng sốt rét )
Câu 1: Cơ thể trùng giày có cấu tạo phức tạp hơp trung biến hình như tế nào? ( Mức 3)
- Cơ thể trùng giày đã có sự phân hóa thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phận đảm nhận chức năng nhất định
- Có nhân lớn nhân nhỏ, không bao co bóp, miệng, hầu.
- Có tiêm mao để di chuyển.
Câu 2: Ngành giun đốt có đặc điểm gì tiến hóa hơn giun dẹp? (Mức 3)
Cơ thể phân đốt, có thể xoang chính thức, xuất hiện chi bên, hệ tuần hoàn, hô hấp đầu tiên, hệ thần kinh chuỗi hạch, tiêu hóa phân hóa.
Câu 3: Kể tên ba đại diện ruột khoang mà em biết? Để phòng chống chất đọc khi tiếp xúc với một số động vật ngành Ruột khoang phải có phương tiện gì? (Mức 1) (Mức 3)
* Hải quỳ, thủy tức, san hô 
* Để phòng chống chất đọc khi tiếp xúc với một số động vật ngành Ruột khoang phải dùng bao tay dày khó rách khi bị gai độc ghim vào; nếu lặn xuống biển sâu để khai thác san hô phải mặc đồ bơi dày khó bị đâm thủng.
Câu 4: Tại sao rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có thể phòng tránh giun đũa? ( Mức 3)
- Rửa tay trước khi ăn giúp loại trừ trứng giun sán dính ở tay.
- Không ăn rau sống( xà lách, rau diếp, rau thơm...) vì: ở nước ta theo thói quen thường tưới rau bằng phân tươi chứa đầy trứng giun. Do đó khi chúng ta ăn rau sống có nghĩa là chúng ta đang mang theo số lượng trứng giun rất nhiều mà có rửa nhiều lần cũng không thể sạch hết được vào cơ thể.
Câu 5: Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người? ( Mức 3)
- Mắt và lông bơi tiêu giảm.
- Các giác bám phát triển.
- Cơ dọc, cơ vòng và cơ lựng bụng phát triển nên sán lá gan có thể chun dãn, phồng dẹp cở thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh.
Câu 6: Phân biệt ngành giun dẹp với ngành giun tròn? ( Mức 3)
Phân biệt ngành giun dẹp với ngành giun tròn 
 * Giống nhau: 
- Cơ thể có đối xứng hai bên, 
- Sống kí sinh gây hại cho người và động 	 
- Sinh sản hữu tính bằng thụ tinh 	
 * Khác nhau:
Ngành giun dẹp
Ngành giun tròn
- Cơ thể dẹp 
- Chưa có hậu môn 
- Ấu trùng phát triển qua nhiều giai đoạn vật chủ trung gian 
- Cơ thể dạng tròn 
- Đã có hậu môn 
- Ấu trùng không qua nhiều giai đoạn vật chủ trung gian. 
Câu 8. Vẽ sơ đồ vòng đời của giun đũa? (Mức 3)
Vẽ sơ đồ vòng đời.
Trứng giun	Đường di chuyển ấu trùng (ruột non 	 Máu
Tim, gan	Ruột non rồi kí sinh tại đây). 
Câu 9: Giun kim gây ra những tác hại gì với sức khoẻ con người? (Mức 3)
- Ban đêm giun kim chui hậu môn ra đẻ trứng gây ngứa ngáy khó chịu.
- Trẻ em có phản xạ gãi làm trứng giun bám vào đầu móng tay và do trẻ em có thói quen mút tay làm trứng giun chui vào miệng theo hệ tiêu hoá xuống ruột già kí sinh tại đó.
Câu 10: Ngành giun đốt có đặc điểm gì chứng tỏ cơ thể có tổ chức tiến hóa hơn ngành giun dẹp? ( Mức 4)
Cơ thể phân đốt, có thể xoang chính thức, xuất hiện chi bên, hệ tuần hoàn, hô hấp đầu tiên, hệ thần kinh chuỗi hạch, tiêu hóa phân hóa.
Câu 2: Chứng minh sự đa dạng môi trương sống động vật? ( Mức 4)
Sự đa dạng môi trương sống động vật: 
* Động vật phân bố khắp nơi:
- Nước mặn: ví dụ: 
- Nước ngọt: ví dụ: 
- Nước lợ: ví dụ: 
- Trên không: ví dụ: 
- Trên cạn: ví dụ: 
* Động vật phân bố theo vùng khí hậu:
- Nhiệt đới: ví dụ: 
- Xích đạo: ví dụ: 
- Ôn đới: ví dụ: 
- Vùng cực: ví dụ: 
Câu 3. Tại sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều? (Mức 4)
- Trâu bò nước ta mắc sán lá gan với tỉ lệ rất cao vì:
+ Chúng làm việc trong môi trường đất ngập nước( môi trường có rất nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.)
+ Trâu bò thường uống nước và ăn các cây cỏ từ thiên nhiên có bám nhiều kén sán.
Câu 4: Vì sao Giun đất chui ra khỏi mặt đất khi trời mưa. (Mức 4)
Vì giun đất hô hấp qua da. Do đó khi mưa, đất thiếu không khí nên giun phải bò lên để hô hấp. 
Câu 5: Tại sao nói việc phòng chống bệnh giun sán là một vấn đề lâu dài của xã hội? (Mức 4)
Biện pháp chủ yếu để phòng chống giun sán là cần ăn uống vệ sinh, không ăn rau sống, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn, dùng lồng bàn, diệt trừ ruồi nhặng kết hợp với vệ sinh cộng đồng. Vì thế phòng chống bệnh giun sán còn gọi là vấn đề lâu dài của xã hội.

Tài liệu đính kèm:

  • docngan_hang_cau_hoi_mon_sinh_hoc_lop_7_hoc_ki_1.doc