Slide thuyết trình Lịch sử Lớp 7 - Bài: Chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid

Slide thuyết trình Lịch sử Lớp 7 - Bài: Chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid

Năm 1990, dưới sức ép của cộng đồng quốc tế, nhà cầm quyền Nam Phi đã phải trả tự do cho ông. Với cương vị Chủ tịch ANC, Nelson lại tiếp tục dẫn dắt nhân dân Nam Phi thoát khỏi xiềng xích của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Chế độ A pác thai đã bị xóa bỏ ở Nam Phi năm 1993, đánh dấu sự chấm hết của chế độ phân biệt chủng tộc hà khắc bậc nhất trong lịch sử.

 

pptx 15 trang phuongtrinh23 30/06/2023 860
Bạn đang xem tài liệu "Slide thuyết trình Lịch sử Lớp 7 - Bài: Chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỀ 
CHẾ ĐỘ PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC 
APARTHEID 
CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BUỔI THUYẾT TRÌNH CỦA TỔ 2 
 Phân biệt chủng tộc ở Nam Phi đã bắt đầu vào thời thuộc địa thời đế quốc Hà Lan , cho đến năm 1795 khi người Anh chiếm Mũi Hảo Vọng . Apartheid với tư cách như một chính sách cấu trúc chính thức được giới thiệu sau khi cuộc tổng tuyển cử năm 1948. Pháp luật phân loại người dân thành bốn nhóm chủng tộc - "đen", "màu trắng", "màu", và "Ấn Độ", hai chủng tộc cuối cùng được chia thành nhiều tiểu phân loạ i và các khu vực dân cư đã được tách ra. từ năm 1960 đến năm 1983, 3,5 triệu người Nam Phi không phải da trắng đã bị đuổi khỏi nhà của họ, và buộc phải vào các khu dân cư tách biệt. Đây là một trong những vụ di chuyển dân cư số lượng lớn nhất trong lịch sử hiện đại . Đại diện chính trị cho những chủng tộc không phải da trắng đã bị bãi bỏ vào năm 1970, và bắt đầu từ năm đó người da đen bị tước quyền công dân , trở thành một công dân của một trong mười vùng tự trị được gọi là bantustans, bốn trong số đó đã trở thành quốc gia độc lập trên danh nghĩa. Chính phủ tách rời giáo dục, chăm sóc y tế, bãi biển, và các dịch vụ công cộng khác; chỉ cung cấp người da đen với các dịch vụ thường là kém hơn so với người da trắng. 
Bức ảnh nổi tiếng về vụ việc tại Soweto. 
Sự tàn bạo của cảnh sát lan tràn ở Nam Phi. (Nguồn: AP) 
MỘT SỐ BỨC ẢNH VỀ NAM PHI TRONG CHẾ ĐỘ PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC APARTHEID 
  Một tấm biển từng một thời rất thường thấy tại Nam Phi hồi thập niên 1950-1990. Tấm biển cảnh báo rằng đây là khu vực sinh sống của người dân bản địa (tức người da đen). Ảnh được chụp tại thành phố Johannesburg năm 1956. 
MỘT SỐ BỨC ẢNH VỀ NAM PHI TRONG CHẾ ĐỘ PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC APARTHEID 
Sự tàn bạo của chế độ phân biệt chủng tộc apartheid ở Nam Phi. Ảnh (tư liệu): cs-students.stanford.edu 
MỘT SỐ BỨC ẢNH VỀ NAM PHI TRONG CHẾ ĐỘ PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC APARTHEID 
  Những trẻ em da trắng đang chơi bên một hồ nước có tấm biển đề “Chỉ dành cho trẻ em da trắng”. Ảnh chụp năm 1956. 
  Một chiếc ghế băng trong công viên Albert ở thành phố Durban được mặc định là dành riêng cho người da trắng. Ảnh chụp năm 1960. 
  Một chiếc xe taxi dành riêng cho người da trắng. Ảnh chụp năm 1967. 
  Một tấm biển nằm ở bên ngoài một công viên đã được quây rào kín với mục đích sử dụng dành riêng cho “Những bà mẹ da trắng có con nhỏ”. Ảnh chụp năm 1971. 
  Một bãi biển nằm ở gần thủ đô Cape Town có tấm biển đề rằng đây là nơi chỉ dành riêng cho người da trắng. Ảnh chụp năm 1974. 
Sự tàn bạo của chế độ phân biệt chủng tộc apartheid được khắc họa qua ký ức của nữ nhà báo Michelle Faul – một người da màu từng trải qua thời kỳ này ở Nam Phi. 
SỰ MAN RỢ VÀ TÀN BẠO CỦA CHẾ ĐỘ APARTHEID Ở NAM PHI 
Nelson Mandela - Biểu tượng về sự đấu tranh chống phân biệt chủng tộc 
Huyền thoại của Nam Phi Mandela bắt đầu cuộc đời mình dưới một cái tên khác: Rolihlahla Dalibhunga Mandela. Ông sinh ngày 18/7/1918, trong gia đình hoàng tộc Xhosa.Mẹ của ông là Nonqaphi Nosekeni, người cha là Nkosi Mphakanyiswa Gadla Mandel, tộc trưởng của người Thembu, một nhóm nhỏ của người Xhosa, nhưng lại là những người tạo nên nhóm văn hóa lớn thứ hai của Nam Phi. Sau khi chống lại một quan tòa người Anh, cha của Mandela đã bị tước bỏ quyền thủ lĩnh, tước vị và đất đai. Ông qua đời khi Mandela mới 12 tuổi. 
Nhà lãnh đạo Nelson Mandela đã được trao hơn 250 giải thưởng cao quý, trong đó tiêu biểu là Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1993, giải thưởng Lenin của Liên Xô và giải thưởng Tự do của Mỹ Tháng 11/2009, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 64 đã thống nhất lấy ngày 18/7 hằng năm là “Ngày quốc tế Nelson Mandela”. 
Sự thật nhỏ 
Sau khi tốt nghiệp Đại học Fort Hare và Đại học Witwatersrand chuyên ngành Luật, Nelson Mandela đã tham gia Đại hội Dân tộc Phi (ANC) vào năm 1943 và sau đó thành lập Liên đoàn thanh niên của ANC. 
Năm 1948, khi Đảng Dân tộc, với đa số là người Nam Phi gốc châu Âu, giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử , Mandela bắt đầu tham gia phong trào chống chính sách phân biệt chủng tộc của đảng này. 
Cuộc đời đấu tranh chống phân biệt chủng tộc mà nhà hoạt động chính trị kiệt xuất Nelson Mandela theo đuổi, gắn với những năm tháng bị chính quyền A pác thai truy đuổi và cầm tù. Năm 1964, ông bị chính quyền kết án tù chung thân và bị giam giữ suốt 27 năm qua nhiều nhà tù. 
Suốt thời gian ấy, kiên định với mục tiêu vì quyền con người, nhiều lần từ chối các điều kiện trả tự do của nhà cầm quyền, Nelson Mandela đã trở thành biểu tượng, thành nguồn cảm hứng cho cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. 
. 
Sau đó, với cuộc bầu cử dân chủ năm 1994, "người tù chính trị" nổi tiếng nhất thế kỷ XX, đã trở thành Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi. Chiến thắng này là kết tinh của hơn 4 thập niên đấu tranh của những người da màu dưới sự lãnh đạo của đảng ANC. 
Năm 1990, dưới sức ép của cộng đồng quốc tế, nhà cầm quyền Nam Phi đã phải trả tự do cho ông. Với cương vị Chủ tịch ANC, Nelson lại tiếp tục dẫn dắt nhân dân Nam Phi thoát khỏi xiềng xích của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Chế độ A pác thai đã bị xóa bỏ ở Nam Phi năm 1993, đánh dấu sự chấm hết của chế độ phân biệt chủng tộc hà khắc bậc nhất trong lịch sử. 
Tem phát hành tại Việt Nam nhân kỷ niệm 100 ngày sinh Nelson Mandela 
BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA CHÚNG EM XIN ĐƯỢC KẾT THÚC TẠI ĐÂY 
TỔ 2/BÀI THUYẾT TRÌNH VỀ CHẾ ĐỘ PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC APARTHEID 
TẠM BIỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxslide_thuyet_trinh_lich_su_lop_7_bai_che_do_phan_biet_chung.pptx