Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 9, Bài 8: Khoan dung - Nguyễn Duy Hữu
3, Vì sao Khôi lại có sự thay đổi đó ?
- Khôi đã chứng kiến cảnh cô tập viết. Biết được nguyên nhân vì sao cô viết khó khăn như vậy.
4, Em có nhận xét gì về việc làm và thái độ của cô giáo Vân ?
- Cô Vân kiên trì, có tấm lòng khoan dung, độ lượng và tha thứ.
5, Em rút ra bài học gì qua câu truyện trên ?
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 9, Bài 8: Khoan dung - Nguyễn Duy Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng giáo dục công dân 7 Người thực hiện: Nguyễn Duy Hữu Tình huống: “ Hoa và Hà học cùng trường, nhà ở cạnh nhau. Hoa học giỏi, được bạn bè yêu mến. Hà ghen tức và thường hay nói xấu Hoa với mọi người. Nếu là Hoa, em sẽ cư xử như thế nào đối với Hà.” Tiết 9 Khoan dung I, Truyện đọc: "hãy tha lỗi cho em" 1, Thái độ của Khôi đối với cô giáo như thế nào ? Lúc đầu: Đứng dậy nói to. Về sau: Chứng kiến cô tập viết. Cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nghèn nghẹn, xin cô tha lỗi. 2, Cô giáo Vân đã có việc làm như thế nào trước thái độ của Khôi? -Đứng lặng người, mắt chớp, mặt đỏ rồi tái dần, rơi phấn, xin lỗi học sinh. -Cô tập viết -Tha lỗi cho học sinh. 3, Vì sao Khôi lại có sự thay đổi đó ? - Khôi đã chứng kiến cảnh cô tập viết. Biết được nguyên nhân vì sao cô viết khó khăn như vậy. 4, Em có nhận xét gì về việc làm và thái độ của cô giáo Vân ? - Cô Vân kiên trì, có tấm lòng khoan dung, độ lượng và tha thứ. 5, Em rút ra bài học gì qua câu truyện trên ? Bài học Không nên vội vàng, định kiến khi nhận xét người khác. Cần biết chấp nhận và tha thứ cho người khác. * Qua câu truyện trên em thấy lòng khoan dung có những đặc điểm gì ? Đặc điểm của lòng khoan dung - Biết lắng nghe để hiểu người khác. - Biết tha thứ cho người khác. - Không chấp nhặt, không thô bạo. - Không định kiến, không hẹp hòi khi nhận xét người khác. - Luôn tôn trọng và chấp nhận người khác. Thảo luận nhóm Nhóm 1: Vì sao cần phải biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác ? Nhóm 2: Làm thế nào để có thể hợp tác nhiều hơn vơi các bạn trong việc thực hiện nhiệm vụ của lớp, của trường ? Nhóm 3: Phải là gì khi có sự bất đồng, hiểu lầm, hoặc xung đột ? Nhóm 1: Cần phải biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác. Vì: Có như vậy mới không hiểu lầm, không gây sự bất hoà, không đối xử nghiệt ngã với nhau. Tin tưởng và thông cảm với nhau, sống chân thành và cởi mở hơn. Đây chính là bước đầu hướng tới lòng khoan dung. Nhóm 2: Muốn hợp tác với bạn. Phải tin vào bạn, chân thành, cởi mở với bạn, lắng nghe ý kiến, chấp nhận ý kiến đúng, góp ý chân thành, không ghen ghét, định kiến, đoàn kết, thân ái với bạn. * Khi bạn mắc khuyết điểm, ta nên xử sự như thế nào ? - Tìm nguyên nhân, giải thích, thuyết phục góp ý với bạn. - Tha thứ và thông cảm với bạn. - Không định kiến . II, Nội dung bài học: 1 , khái niệm: Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. 2, ý nghĩa: Khoan dung là đức tính quý báu của con người. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái và dễ chịu 3, Cách rèn luyện lòng khoan dung: Chúng ta hãy sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội. III, Bài tập: Bài1: Những hành vi nào sau đây thể hiện lòng khoan dung, vì sao ? a, Bỏ qua lỗi nhỏ của bạn b, Tìm cách che giấu khuyết điểm của bạn. c, Nhường nhịn bạn bè và em nhỏ. d, Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý. e, ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm. g, Hay chê bai người khác. h, Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người. i, Hay chả đũa người khác k, Đổ lỗi cho người khác. c e h
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_7_tiet_9_bai_8_khoan_dung_ng.ppt