Bài giảng Ngữ Văn Khối 7 - Tiết 26, Bài 7: Bánh trôi nước

Bài giảng Ngữ Văn Khối 7 - Tiết 26, Bài 7: Bánh trôi nước

Tìm hiểu ngoài:

2.  Sự nghiệp sáng tác:Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi tiếng. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam, “là nhà thơ độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc”

    Lưu Hương Kí là tập thơ có nội dung tình yêu gia đình, đất nước, nó không thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương, cho nên, việc nghiên cứu giá trị thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu được thực hiện trên những bài thơ Nôm truyền tụng của bà. 

    Cách tả cảnh, tả tình, cách dùng từ trong thơ Nôm của bà có một không hai, vô cùng sống động và đặc sắc. X.Diệu đánh giá thơ Hồ X.Hương là "tót vời của nguồn thơ nôm na bình dân".

    Xuân Hương là một nữ sĩ có thiên tài và giàu tình cảm, nhưng “vì số phận hẩm hiu, thân thế long đong, nên trong thơ của bà hoặc có ý lẳng lơ, hoặc có giọng mỉa mai, nhưng bài nào cũng chứa chan tình tự”

     Thơ Xuân Hương cũng rắc rối, phức tạp như chính cuộc đời bà. Số bài thơ còn lại cho đến nay chủ yếu nhờ vào sự lưu truyền, bảo vệ của nhân dân nên có nhiều dị bản.

     Số thơ Nôm lâu nay được coi là của nữ sĩ khoảng năm mươi bài. Ðây là tập thơ Nôm luật Ðường xuất sắc của nền văn học dân tộc (Tập thơ Xuân Hương thi tập) Ngoài tập thơ này còn có tập thơ  Lưu Hương ký mang bút danh của nữ sĩ do ông Trần Thanh Mại phát hiện vào năm 1964 gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm. Với một nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ viết về tâm sự và  những mối tình của mình  với những người bạn trai.

    Có thế nói “Sự nghiệp của Hồ Xuân Hương là ngọn hải đăng” như lời đề tựa thứ hai của tuyển tập Hồ Xuân Hương bằng
tiếng Pháp.

 

pptx 17 trang bachkq715 4460
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Khối 7 - Tiết 26, Bài 7: Bánh trôi nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn bản:BÁNH TRÔI NƯỚC-Hồ Xuân Hương-Tiết 26- Bài 7- Hồ Xuân Hương lai lịch chưa rõ, bà sống vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ 18 – nửa đầu thế kỉ 19.- Nữ sĩ tài hoa trong lịch sử thơ ca.- Được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.1.Tác giảTìm hiểu ngoài:2. Sự nghiệp sáng tác:Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi tiếng. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam, “là nhà thơ độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc” Lưu Hương Kí là tập thơ có nội dung tình yêu gia đình, đất nước, nó không thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương, cho nên, việc nghiên cứu giá trị thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu được thực hiện trên những bài thơ Nôm truyền tụng của bà. Cách tả cảnh, tả tình, cách dùng từ trong thơ Nôm của bà có một không hai, vô cùng sống động và đặc sắc. X.Diệu đánh giá thơ Hồ X.Hương là "tót vời của nguồn thơ nôm na bình dân". Xuân Hương là một nữ sĩ có thiên tài và giàu tình cảm, nhưng “vì số phận hẩm hiu, thân thế long đong, nên trong thơ của bà hoặc có ý lẳng lơ, hoặc có giọng mỉa mai, nhưng bài nào cũng chứa chan tình tự” Thơ Xuân Hương cũng rắc rối, phức tạp như chính cuộc đời bà. Số bài thơ còn lại cho đến nay chủ yếu nhờ vào sự lưu truyền, bảo vệ của nhân dân nên có nhiều dị bản. Số thơ Nôm lâu nay được coi là của nữ sĩ khoảng năm mươi bài. Ðây là tập thơ Nôm luật Ðường xuất sắc của nền văn học dân tộc (Tập thơ Xuân Hương thi tập) Ngoài tập thơ này còn có tập thơ Lưu Hương ký mang bút danh của nữ sĩ do ông Trần Thanh Mại phát hiện vào năm 1964 gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm. Với một nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ viết về tâm sự và những mối tình của mình với những người bạn trai. Có thế nói “Sự nghiệp của Hồ Xuân Hương là ngọn hải đăng” như lời đề tựa thứ hai của tuyển tập Hồ Xuân Hương bằngtiếng Pháp.BÁNH TRÔI NƯỚCThân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son.2.Văn bản-PTBĐ : Miêu tả + Biểu cảm-Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt ( bốn câu bảy chữ ) – viết bằng chữ Nôm-Đề tài : Người phụ nữ-Kiểu thơ : Thơ vịnh vật-Bố cục : Bốn phần ( khai – thưà – luận- kết )Hoặc Bố cục 2 phầnThân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son.?Bài thơ Bánh trôi nước có mấy nghĩa?II. Tìm hiểu văn bản:Có hai nghĩa- Nghĩa tả thực bánh trôi nước- Nghĩa ẩn dụ: nói về thân phận, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa.1.Hình ảnh chiếc bánh trôi-Hình dáng: tròn-Màu sắc : trắng-Thuộc bánh trần được làm từ nguyên liệu bột nếp.-Có nhân bên trong : bằng đường phên, màu nâu đỏ.-Khi luộc : bánh sống chìm, bánh chín nổi trong nước sôi.->Tả thực chiếc bánh trôi mang màu trắng của bột nếp, có hình tròn, xinh xắn, khi nấu chín bánh sẽ nổi lên.Bánh trôi nướcChè trôi nước- Cách làm: Pha nhào bột, “rắn-“nát” tuỳ kinh nghiệm của người làm bánh.-> Vẻ đẹp bên ngoài có thể thay đổi.-Chất lượng: Bánh chín nhân đường phên đỏ tươi, không chảy nước, ngon ngọt.-> Cách làm bánh có thể thay đổi nhưng bên trong vẫn ngọt, vẫn thơm.PHẦN 2 : Hình ảnh người phụ nữ=> Nghệ thuật dùng từ thật khéo léo, người phụ nữ tự hào về vẻ đẹp của mình, giới thiệu về nhan sắc của mình một cách mạnh bạo, tự tin; vẻ đẹp trong trắng, tinh khiết. a.Vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ: vừa trắng lại vừa tròn->xinh xắn, đầy đặn, phúc hậu.b. Thân phận:“Bảy nổi ba chìm” -> đảo thành ngữ => liên tưởng đến sự long đong, vất vả của con người. => Số phận, cuộc đời của người phụ nữ bấp bênh, chìm nổi, phụ thuộc vào người khác.GV:-Số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, sống lệ thuộc, họ không có quyền quyết định cuộc đời mình.c,.Phẩm chất:-Hai từ “mặc dầu”, “mà em” ở hai câu thơ có cấu trúc liền mạch tạo nghĩa đối lập rất ấn tượng => sự cố gắng vươn lên để tự khẳng định mình, chiến thắng hoàn cảnh.GV:Số phận bất hạnh, sống lệ thuộc nhưng họ vẫn cố vươn lên để khẳng định mình, chiến thắng hoàn cảnh.-Tấm gương son sắc, thủy chung là bất biến trong mọi hoàn cảnh => là tuyên ngôn cho người phụ nữ trong xã hội.GV:Trong xã hội chúng ta ngày nay (nam nữ bình quyền), phụ nữ làm chủ cuộc sống, được tự do lấy người mình yêu thương , nhiều người giữ những chức vị cao trong xã hội .Vẻ đẹp độc đáo của bài thơ thể hiện ở hai nét nghĩa. Trong hai nét nghĩa đó, nghĩa nào quyết định giá trị của bài thơ ? Vì sao?Nét độc đáo của bài thơ là sự tương đồng rất tài tình giữa nghĩa tả thực bánh trôi nước và ý nghĩa tượng trưng về thân phận người phụ nữ trên nhiều phương diện: hình dáng, màu sắc, sự chìm nổi, chính vì thế nghĩa thứ hai (nghĩa ẩn dụ) quyết định giá trị của bài thơ. Nếu chỉ tả cái bánh thì bài thơ chỉ là bài vịnh vật, không có gì sâu sắc. Nhưng nhờ nét nghĩa thứ hai, nhờ nói đến hình ảnh, số phận, phẩm chất, của người phụ nữ mà bài thơ trở nên độc đáo về mặt nội dung cũng như nghệ thuật. Đó chính là nét đa nghĩa trong văn thơ.-Ẩn dụ, đảo thành ngữ, đối, điệp từ, quan hệ từ.-Kết cấu chặt chẽ, độc đáo.-Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu.III. Tổng kết:1. Nghệ thuật:2. Nội dung:-Vẻ đẹp, phong cách cao quý của người phụ nữ trong xã hội xưa với cuộc sống chìm nổi, bấp bênh.-Phản kháng, tố cáo xã hội.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_khoi_7_tiet_26_bai_7_banh_troi_nuoc.pptx