Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Bài 2: Bài học cuộc sống ( Truyện ngụ ngôn)

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Bài 2: Bài học cuộc sống ( Truyện ngụ ngôn)

1. Nghệ thuật

- Tình huống bất ngờ hài hước kín đáo.

- Xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi với đời sống.

- Kể chuyện ngắn gọn, cách nói bằng ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên sâu sắc.

- Sử dụng từ láy, phép so sánh, nghệ thuật phóng đại.

2. Nội dung

- Truyện kể về cuộc sống của một chú ếch kiêu ngạo khi ở trong giếng chỉ coi trời bằng vung, đến khi ra ngoài không thèm để ý xung quanh nên bị con trâu giẫm bẹp và việc xem voi và phán voi của 5 ông thầy bói. Qua đó phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà huyênh hoang và khuyên chúng ta cần cố gắng mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo và đánh giá sự vật, hiện tượng một cách toàn diện, khách quan

 

pptx 21 trang phuongtrinh23 30/06/2023 990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Bài 2: Bài học cuộc sống ( Truyện ngụ ngôn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
  BÀI 2: BÀI HỌC CUỘC SỐNG  ( Truyện ngụ ngôn)   
VĂN BẢN 1,2 : 
NHỮNG CÁI NHÌN HẠN HẸP 
TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC  
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG  
Trò chơi: Đuổi hình bắt chữ 
Dựa vào các hình ảnh sau, em hãy kể tên những truyện ngụ ngôn mà mình đã được nghe, được đọc 
ĐÁP ÁN 
1: Con ve và con kiến 
2: Con cáo và chùm nho 
3: Lão nông và con lừa 
4: Thỏ và rùa 
5: Đeo lục lạc cho mèo 
6: Con quạ thông minh 
7: Câu chuyện bó đũa 
8: Dê đen và dê trắng 
Các em tìm đọc 
  BÀI 2: BÀI HỌC CUỘC SỐNG  ( Truyện ngụ ngôn)   
VĂN BẢN 1,2 : 
NHỮNG CÁI NHÌN HẠN HẸP 
I. Trải nghiệm cùng văn bản  
 1.Đọc 
 Ếch ngồi đáy giếng 
 Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể . 
 Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. 
 Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ộp ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp . 
 ( In trong Tổng hợ văn học dân gian người Việt , tập 10, Truyện ngụ ngôn, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Khoa học xã hội Hà Nội,2003) 
Thầy bói xem voi 
 Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. 
 Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem.Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. 
 Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau 
 Thầy sờ vòi bảo: 
 - Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa. 
 Thầy sờ ngà bảo: 
 - Không phải! Nó chần chẫn như cái đòn càn. 
 Thầy sờ tai bảo: 
 - Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc. 
 Thầy sờ chân cãi: 
 - Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình. 
 Thầy sờ đuôi lại nói: 
 - Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn. 
 Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau tọac đầu, chảy máu. 
 ( In trong Tổng hợ văn học dân gian người Việt , tập 10, Truyện ngụ ngôn, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Khoa học xã hội Hà Nội,2003) 
2. Chú thích ( sgk)  
II . Suy ngẫm và phản hồi 
1 . Tóm tắt truyện và xác định đề tài 
a, Tóm tắt nội dung câu chuyện: 
Thầy bói xem voi 
Ếch ngồi đáy giếng 
Một con ếch sống dưới đáy giếng nhìn bầu trời trên cao, tưởng trời chỉ là cái vung. Đã thế, mỗi khi cất tiếng kêu, thấy các con vật bé nhỏ xung quanh đều khiếp sợ, ếch ta tưởng mình là chúa tể thế giới. Lên mặt đất, ếch ta quen thói, vẫn nhâng nháo, nghênh ngang và bị một con trâu dẫm chết 
Năm ôm thầy bói mù góp tiền cho người quản tượng xem voi. Mỗi ông chỉ sờ được một bộ phận của con voi rồi đưa ra kết luận của mình. Ông sờ vòi ví con voi với “con đỉa”; ông sờ ngà ví con voi với “cái đòn càn”; ông sờ tai ví con voi với “cái quạt thóc”; ông sờ chân ví con voi với “cái cột đình”; ông sờ đuôi ví con voi “cái chổi sể”. Không ai chịu ai dẫn đến xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu. 
Những bài học về cách nhìn sự vật.  
b, Đề tài của hai văn bản:  
2. Tình huống truyện  
Ếch ngồi đáy giếng 
Thầy bói xem voi 
Bị nước đẩy lên mặt đất con ếch lâu năm “ngồi đáy giếng” vẫn quen thói nhâng nháo tự phụ, xem bầu trời là cái vung và bản thân là chúa tể nên đã bị con trâu dẫm chết (-> bộc lộ tác hại của sự ngộ nhận về bản thân) 
Năm ông thầy bói mù rủ nhau “xem voi”, mỗi ông chỉ sờ được một phần cơ thể con voi, nhưng ai cũng tin chỉ có mình miêu tả đúng về con voi dẫn đến xô xát, đánh nhau (-> bộc lộ tác hại của lối nhận thức phiến diện về sự vật) 
3. Nhân vật  
Khía cạnh 
Ếch ngồi đáy giếng 
Thầy bói xem voi 
Đặc điểm của nhân vật truyện ngụ ngôn 
Loại nhân vật 
Tên nhân vật 
Căn cứ để rút ra bài học 
3. Nhân vật  
Khía cạnh 
Ếch ngồi đáy giếng 
Thầy bói xem voi 
Đặc điểm của nhân vật truyện ngụ ngôn 
Loại nhân vật 
Tên nhân vật 
Căn cứ để rút ra bài học 
Là loài vật, đồ vật, con người 
Con người 
Loài vật 
Không có tên riêng, được gọi bằng danh từ chung 
Năm ông thầy bói mù 
Con ếch và các con vật nhỏ bé sống trong đáy giếng 
Hành động và tiếng kêu với hàng loạt biểu hiện hàm chứa lời nhắc nhở, bài học với người đọc, người nghe 
Suy nghĩ, hành động, lời nói ẩn chứa những bài học sâu sắc 
Hành động “xem voi” và những lời cãi vã gàn dở ẩn chứa bài học về cách nhận thức sự vật 
4. Bài học  
Ếch ngồi đáy giếng 
Thầy bói xem voi 
+ Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh. 
+ Không được tự cao, tự đại, chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh mà phải khiêm tốn 
+ Dù môi trường, hoàn cảnh sống có giới hạn, khó khăn hay thay đổi vẫn phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải biết những hạn chế của mình, để cố gắng mở rộng tầm hiểu biết, phải nhìn xa trông rộng. 
Nên nhận định sự việc, sự vật với cách nhìn tổng thể, không nên lấy bộ phận thay cho toàn thể. Mỗi người cần phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhau nhằm đánh giá sự việc, sự vật một cách tổng thể, khách quan và chính xác nhất 
  5 . Cách đọc truyện ngụ ngôn  Những lưu ý chung về cách đọc mỗi thể loại   
 Yếu tố 
Đọc truyện ngụ ngôn 
Đọc truyện cổ tích 
Cốt truyện 
Cần nắm được đặc điểm riêng: Xoay quanh một hành vi ứng xử, một quan niệm, một nhận thức, phiến diện, sai lầm, có tính chất cường điệu, tạo một ấn tượng rõ rệt, hướng đến một bài học, một lời khuyên 
Cần nắm được đặc điểm riêng: Có mở đầu “ngày xửa ngày xưa”; có xung đột đấu tranh giữa cái thiện, cái ác; thường sử dụng yếu tố kì ảo; hướng đến một kết thúc có hậu, 
Nhân vật 
Tìm hiểu những ngộ nhận, sai lầm, thói tật của nhân vật để rút ra bài học, tự điều chỉnh nhận thức và cách ứng xử. 
Tìm hiểu nhân vật (nhận thức và cách hành xử) qua những tình huống bộc lộ nhận, sai lầm, thói tật, 
Phân biệt nhân vật theo hai tuyến: thiện-ác, tốt-xấu. 
Tìm hiểu đặc điểm của nhân vật qua cách họ vượt qua khó khăn thử thách. 
Nội dung, ý nghĩa 
Hiểu và tự đúc rút được bài học để tránh những sai lầm trong cuộc sống. 
Hiểu, chia sẻ ước mơ về công lí và hạnh phúc của tác giả dân gian. 
III. Tổng kết 
2 . Nội dung 
- Truyện kể về cuộc sống của một chú ếch kiêu ngạo khi ở trong giếng chỉ coi trời bằng vung, đến khi ra ngoài không thèm để ý xung quanh nên bị con trâu giẫm bẹp và việc xem voi và phán voi của 5 ông thầy bói. Qua đó phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà huyênh hoang và khuyên chúng ta cần cố gắng mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo và đánh giá sự vật, hiện tượng một cách toàn diện, khách quan 
1. Nghệ thuật 
- Tình huống bất ngờ hài hước kín đáo. 
- Xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi với đời sống. 
- Kể chuyện ngắn gọn, cách nói bằng ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên sâu sắc. 
- Sử dụng từ láy, phép so sánh, nghệ thuật phóng đại. 
IV. Luyện tập – vận dụng 
- Ăn ốc nói mò 
- Khôn nhà dại chợ 
- Thùng rỗng kêu to 
- Coi trời bằng vung 
- chín người mười ý 
- Cãi chày cãi Cối 
- Trong nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta. 
Kể tên các thành ngữ mà em biết qua các câu chuyện ngụ ngôn đã học 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_bai_2_bai_hoc_cuoc_song_truyen_ngu_n.pptx