Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Bài 22: Cách làm bài bài văn lập luận chứng minh

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Bài 22: Cách làm bài bài văn lập luận chứng minh

Cách 2: Suy từ cái chung đến cái riêng.

Sống tức là khắc phục khó khăn. Không có ý chí, niềm tin, nghị lưc để khắc phục mọi trở ngại trên đường đời thì không thể thành đạt được. Do đó, từ xưa nhân dân đã dạy: “ Có chí thì nên”.

 

pptx 29 trang phuongtrinh23 30/06/2023 1050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Bài 22: Cách làm bài bài văn lập luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách làm bài bài văn lập luận chứng minh 
I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh 
Cho đề văn: Nhân dân ta thường nói: “ Có chí thì nên ”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. 
1.Tìm hiểu đề và tìm ý 
 a. Tìm hiểu đề 
b . Tìm ý 
c. Phương pháp lập luận 
 a. Tìm hiểu đề 
Thể loại 
 Chứng minh 
Vấn đề cần chứng minh 
Có chí thì nên 
 b . Tìm ý 
Chí : 
Là kiên trì, bền bỉ theo đuổi một việc gì đó tốt đẹp. 
Nên: 
Là kết quả, là thành công . 
Khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của Chí trong cuộc sống 
c. Phương pháp lập luận 
Có 2 cách lập luận 
 Nêu dẫn chứng xác thực 
Nêu lí lẽ. 
2. Lập dàn bài 
 a. Mở bài 
b . Thân bài 
c. Kết bài 
Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí, và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí. 
 Nêu luận điểm cần chứng minh. 
 a. Mở bài 
 b. Thân bài 
 Nêu lí lẽ và dẫn chứng chứng tỏ luận điểm là đúng đắn. 
- Xét về lí: 
Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại. 
Không có chí thì không làm được gì. 
- Xét về thực tế: 
Những người có chí đều thành công (dẫn chứng). 
Chí giúp ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được (dẫn chứng). 
Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm được việc lớn. 
 Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. 
 c. Kết bài 
3. Viết bài 
MỞ BÀI 
THÂN BÀI 
KẾT BÀI 
Mở bài 
Cách 1: Đi thẳng vào vấn đề . 
Hoài bão, ý chí, nghị lực là điều không thể thiếu đối với những ai muốn thành đạt. Câu tục ngữ của dân gian Có chí thì nên đã nêu bật tầm quan trọng đó. 
Mở bài 
Cách 2: Suy từ cái chung đến cái riêng. 
Sống tức là khắc phục khó khăn. Không có ý chí, niềm tin, nghị lưc để khắc phục mọi trở ngại trên đường đời thì không thể thành đạt được. Do đó, từ xưa nhân dân đã dạy: “ Có chí thì nên”. 
Mở bài 
Cách 3: Suy từ tâm lí con người. 
Ở đời mấy ai mà không mong muốn được thành đạt về sự nghiệp? Nhưng không phải ai cũng có đủ niềm tin, nghị lực để tiếp tục sự nghiệp cho đến thành công. Bởi thế cho nên từ xưa nhân dân ta đã dạy : Có chí thì nên. 
Thân bài 
- Trước hết phải có từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nối phần Mở bài: Thật vậy hoặc Đúng như vậy 
 - Viết đoạn phân tích lí lẽ. 
- Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu về những người nổi tiếng, vì ai cũng biết họ nên dễ có sức thuyết phục. 
Kết bài 
 Kết bài phải hô ứng với Mở bài 
Cách 1: Đi thẳng vào vấn đề . 
 Mỗi người chúng ta nên tu dưỡng ý chí, hoài bão, nghị lực để làm được những gì ta mong muốn. 
Kết bài 
Cách 2: Suy từ cái chung đến cái riêng. 
Mỗi người chỉ sống có một lần, chỉ có một thời tuổi trẻ, nếu không có ý chí, hoài bão, nghị lực để làm một công việc xứng đáng, chẳng phải là đáng tiếc lắm hay sao? 
Kết bài 
Cách 3: Suy từ tâm lí con người 
Cho nên có hoài bão tốt đẹp là rất đáng quý, nhưng đáng quý hơn nữa là nghị lực và niềm tin, nó đảm bảo cho sự thành công của con người. 
Một số Mở bài tham khảo 
 Con đường đi đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu có sự kiên trì, phấn đấu để đạt được thành công trong cuộc sống, ông cha ta có câu tục ngữ: Có chí thì nên. 
Phần Thân bài tham khảo 
 	Thật vậy, chúng ta hãy nhìn lại một số nhân vật tiêu biểu để thấy cuộc đời của họ đã thể hiện sâu sắc chân lý “Có chí thì nên”. 
	Vào thời nhà Nguyễn, Nguyễn Văn Siêu nổi tiếng học giỏi, văn hay nhưng đến khi đi thi, do viết chữ quá xấu, thần Siêu bị đánh tụt xuống hàng thứ 2 trong bảng cử nhân. Khi đi thi tiến sĩ, cũng do chữ xấu ông chỉ được xếp trúng tuyển trong bảng phụ. Ông thấy rõ tác hại của việc viết chữ xấu nên đã về nhà ngày đêm khổ công tập viết. Cuối cùng chữ của ông cũng đẹp nổi tiếng như lời văn hay. Ngày nay, bút tích ghi lại nét chữ đẹp của ông còn lưu lại ở đền Ngọc Sơn Hà Nội, được nhiều người chiêm ngưỡng và bái phục. 
Phần Kết bài tham khảo 
	Tóm lại, điều mà câu tục ngữ “có chí thì nên” muốn nhắn nhủ mọi người là quá đúng đắn và xác thực. Chính là từ rất nhiều kinh nghiệm sống mà nhân dân ta đã đúc kết nên câu tục ngữ trên. Mỗi chúng ta có thể ngẫm nghĩ về câu tục ngữ này để xem đó là một bài học rất quý giá giúp cho ta trau dồi ý chí nhằm vươn lên, tiến tới. 
GHI NHỚ 
Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện 4 bước: 
Tìm hiểu đề, tìm ý 
Lập dàn bài 
Viết bài 
Đọc lại và sửa 
- Mở bài : 
- Thân bài : 
- Kết bài : 
Nêu luận điểm cần chứng minh 
Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng 
Nêu ý nghĩa của luận điểm cần chứng minh 
 Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết 
DÀN BÀI 
II. Luyện tập 
Cho 2 đề văn sau: 
Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim. 
Đề 2: C hứng minh tính chân lí trong bài thơ: Không có việc gì khó 
 Chỉ sợ lòng không bền 
 Đào núi và lấp biển 
 Quyết chí ắt làm nên 
Giống nhau 
 Khuyên con người nên bền lòng không được nản chí 
- Thể loại: 
- Vấn đề cần chứng minh: 
Chứng minh 
Đề 1 
Khác nhau 
Hễ có lòng bền bỉ , kiên tì thì sẽ làm được những việc khó khăn ( chiều thuận ) 
Đề 2 
+ Bền gan vững chí làm được những việc lớn lao ( chiều thuận ) 
+ Không kiên trì thì không làm được gì( chiều nghịch ) 
Cảm ơn các em!!! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_bai_22_cach_lam_bai_bai_van_lap_luan.pptx