Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2 - Bài 18: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2 - Bài 18: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Tháng Năm tháng Sáu, mặt trời đi chệch 
Tháng Bảy, tháng Tám mặt trời đi xiên 
Em là phận gái thuyền quyên 
Đừng cho sóng dợn, đò nghiêng nước vào 
Đò nghiêng sóng dợn ba đào 
Trong dễ thấy đục, nhưng đục nào thấy trong

 

pptx 38 trang phuongtrinh23 30/06/2023 1150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2 - Bài 18: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT 
I. Tìm hiểu chung 
Đọc phần chú thích (SGK – tr3) và điền thông tin còn thiếu vào bảng sau: 
TỤC NGỮ LÀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN 
Tác giả: .. 
Hình thức: 
Nội dung: 
Nghệ thuật: . 
Phạm vi vận dụng: .. 
1. Khái niệm tục ngữ 
1. Khái niệm tục ngữ 
TỤC NGỮ LÀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN 
Tác giả: 
Hình thức: 
Nội dung: 
Nghệ thuật: 
P. vi vận dụng: 
Câu nói 
Dân gian 
Kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động, con người, xã hội 
+ những câu nói hoàn chỉnh, ngắn gọn 
+ giàu hình ảnh, sử dụng so sánh, ẩn dụ 
+ gieo vần 
 Mang tính tập thể , dị bản 
Đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói hàng ngày 
3 . Bố cục 
Đọc và phân loại 8 câu tục ngữ trong SGK – tr3 thành 2 nhóm và đặt tên chung cho nhóm theo nội dung: 
Nhóm 2 
 Tên chung: 
 Gồm: Câu . 
Nhóm 1 
 Tên chung: 
 Gồm: Câu . 
TN về thiên nhiên 
TN về lao động sản xuất 
1 4 
5 8 
II. Đọc hiểu văn b ản 
PHIẾU BÀI TẬP 
Câu tục ngữ số .. 
Nội dung/Cơ sở thực tế 
Nghệ thuật 
Giá trị kinh nghiệm 
 Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng  Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 
Nội dung 
Tháng 5 (Âm lịch)ngày dài, đêm ngắn 
Tháng 10 (Âm lịch)ngày ngắn, đêm dài 
Quan sát 1 hiện tượng lặp đi lặp lại nhiều lần 
Sự vận động của Trái Đất (Sự phân chia ngày đêm của các tháng trong năm không đều nhau) 
CSTT 
 Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng  Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 
Nghệ 
thuật 
Đối: Đêm > < Tối 
Nói quá Nhấn mạnh thời gian đêm ngày của tháng 5 và tháng 10 
Gieo vần lưng: năm – nằm; mười – cười 
 Tạo âm điệu dễ nhớ, dễ thuộc 
Câu tục ngữ giúp người dân lao động chủ động sắp xếp công việc cày cấy, sản xuất phù hợp với thời gian từng mùa 
Giá trị kinh nghiệm 
 Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng  Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 
Tháng Năm tháng Sáu, mặt trời đi chệch Tháng Bảy, tháng Tám mặt trời đi xiên Em là phận gái thuyền quyên Đừng cho sóng dợn, đò nghiêng nước vào Đò nghiêng sóng dợn ba đào Trong dễ thấy đục, nhưng đục nào thấy trong 
Liên hệ 
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa 
Nội dung 
Trời nhiều sao Ít mây Có nắng 
Trời ít sao Nhiều mây Có mưa 
CSTT 
Đêm trước trời có nhiều sao Hôm sau nắng 
Đêm trước trời có ít sao Hôm sau mưa 
Nghệ 
thuật 
Đối: Mau > < Mưa 
Điệp từ “thì” 
Gieo vần lưng: nắng – vắng 
 Tạo âm điệu dễ nhớ, dễ thuộc 
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa 
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa 
Giúp cho người nông dân dự đoán được thời tiết ngày hôm sau để chủ động trong việc gieo trồng, gặt hái, cày bừa.. 
Giá trị kinh nghiệm 
Nội dung: 
Chân trời xuất hiện những áng mây có màu mỡ gà là trời sắp có bão, cần phải gia cố giữ gìn nhà cửa. 
Ráng là màu vàng xuộm của mây do mặt trời chiếu vào 
Ráng mỡ gà thường xuất hiện ở phía chân trời trước khi có giông bão 
CSTT 
Ráng mỡ gà có nhà thì giữ 
Nghệ 
thuật 
Lược bỏ 1 số thành phần chính để thành câu rút gọn Nhấn mạnh vào nội dung chính để mọi người dễ nhớ 
Gieo vần lưng: gà – nhà 
 Tạo âm điệu dễ nhớ, dễ thuộc 
Ráng mỡ gà có nhà thì giữ 
Cần chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu... Nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt giảm thiểu thiệt hại. 
Giá trị kinh nghiệm 
Ráng mỡ gà có nhà thì giữ 
Liên hệ 
 Đêm trời lạnh, trăng sao không tỏ,  Ấy là điềm mưa gió tới nơi.  Đêm nào sao sáng xanh trời,  Ấy là nắng ráo yên vui suốt ngày.  Những ai chăm việc cấy cầy,  Điềm trời trông đó, liệu xoay việc làm . 
 - Kho tàng ca dao người Việt, NXB Văn hóa thông tin, 2001- 
Tấc đất tấc vàng 
Em có đồng ý với cách đánh giá về giá trị của đất như câu tục ngữ trên không? Vì sao? 
Nội dung: 
Đất được coi như vàng, thậm chí hơn vàng 
Tấc đất tấc vàng 
Nghệ thuật: 
So sánh, cách nói ngắn gọn 
Giá trị kinh nghiệm 
Câu tục ngữ nhắc nhở con người nâng cao ý thức vào việc bảo vệ và cải tạo đất đai . 
Tấc đất tấc vàng 
Tấc đất tấc vàng 
Kể tên những tác phẩm văn học mà em đã học/ đọc có nội dung đề cao vai trò của đất 
Liên hệ 
Ơn trời mưa nắng phải thì  Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.  Công lênh chẳng quản lâu đâu,  Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.  Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang  Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu . 
Nội dung: 
Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và của việc cày xới đối với nghề trồng trọt 
Nhất thì, nhì thục 
Nghệ thuật: 
So sánh Đưa ra thứ tự lợi ích các các yếu tố 
Giá trị kinh nghiệm 
- Gieo cấy đúng thời vụ 
- Cải tạo đất sau mỗi thời vụ 
Nhất thì, nhì thục 
Liên hệ 
Ai ơi nhớ lấy lời này Nuôi tằm ba lứa, ruộng cày ba năm Nhờ trời hoà cốc phong đăng Cấy lúa lúa tốt, nuôi tằm tằm tươi Được mùa dù có tại trời Chớ thấy sóng cả mà rời tay co. 
Tháng Giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà. Tháng Ba cày bở ruộng ra, Tháng Tư bắc mạ, thuận hoà mọi nơi. Tháng Năm gặt hái vừa rồi, Bước sang tháng Sáu, nước trôi đầy đồng. Nhà nhà vợ vợ chồng chồng, Đi làm ngoài đồng, chớ kể sớm trưa... Tháng Sáu, tháng Bảy, khi vừa, Vun trồng giống lúa, bỏ chừa cỏ tranh. Tháng Tám lúa trỗ đã đành, Tháng Mười cắt hái cho nhanh kịp người. 
III. 
Tổng kết 
1. Nội dung 
 Các câu tục ngữ trong bài học thể hiện kinh nghiệm của nhân dân trong việc quan sát thời tiết 
(1) 
 Những bài học trong lao động, sản xuất nông nghiệp 
(2) 
2. Nghệ thuật 
Ngắn gọn, xúc tích 
(1) 
Gieo vần lưng, cách ngắt nhịp ngắn, đều 
(2) 
Các vế đối xứngvề hình thức + nội dung 
(3) 
Lập luận chặt chẽ + Hình ảnh cụ thể sinh động + Nói quá + So sánh 
(4) 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
Học thuộc 5 câu tục ngữ 
Tập sử dụng 1 vài câu tục ngữ trong bài học vào những tình huống giao tiếp khác nhau/ viết thành những đoạn hội thoại ngắn 
Soạn bài: “Tìm hiểu chung về văn NL” 
Chọn 1 nhóm tục ngữ theo chủ đề mà em thích, sưu tầm và lập danh mục tục ngữ theo chữ cái đầu với trật tự A, B, C. Mang đến lớp và chia sẻ kết quả sưu tầm với các bạn 
Nhóm tục ngữ về hiện tượng thiên nhiên, dự báo thời tiết 
Nhóm tục ngữ về LĐSX, kinh nghiệm gieo trồng các loại cây 
Nhóm tục ngữ lưu hành ở địa phương em 
Cảm ơn các em! Chúc các em học tốt!!! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_tap_2_bai_18_tuc_ngu_ve_thien_nhien.pptx