Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2 - Bài 19: Tục ngữ về con người và xã hội - Nguyễn Ngọc Khang

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2 - Bài 19: Tục ngữ về con người và xã hội - Nguyễn Ngọc Khang

+ Nghĩa đen: một cây đơn lẻ thì không thể làm nên rừng nhưng nhiều cây gộp lại sẽ thành rừng rậm, núi cao

+ Nghĩa bóng: một người riêng lẻ thì không thể làm nên việc lớn nhưng nhiều người hợp sức lại sẽ giải quyết được khó khăn, trở ngại

-> Khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết

 

pptx 19 trang phuongtrinh23 30/06/2023 1330
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2 - Bài 19: Tục ngữ về con người và xã hội - Nguyễn Ngọc Khang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Tân Phúc 
Chào Mừng Các Bạn Học Sinh 
Lớp 7a1 
Tục ngữ về con người và xã hội 
Văn bản: 
Trình bày: NGUYỄN NGỌC KHANG 
Văn bản: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI 
1. Một mặt người bằng mười mặt của. 
2. Cái răng, cái tóc là góc con người. 
3. Đói cho sạch, rách cho thơm. 
4. Học ăn, học nói, học gói, học mở. 
5. Không thầy đố mày làm nên. 
6. Học thầy không tày học bạn. 
Thương người như thể thương thân. 
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 
Một cây làm chẳng nên non 
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. 
A. Tìm hiểu bài 
1. Một mặt người bằng mười mặt của. 
2. Cái răng, cái tóc là góc con người. 
3. Đói cho sạch, rách cho thơm. 
4. Học ăn, học nói, học gói, học mở. 
5. Không thầy đố mày làm nên. 
6. Học thầy không tày học bạn. 
7. Thương người như thể thương thân. 
8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 
9. Một cây làm chẳng nên non 
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. 
I - Bố cục 
Tục ngữ về phẩm chất, giá trị con người 
Tục ngữ về học tập, tu dưỡng 
Tục ngữ về quan hệ ứng xử 
Tìm hiểu bài 
 II – Phân tích 
 1. Tục ngữ về phẩm chất, giá trị con người 
Câu 1: Một mặt người bằng mười mặt của 
Văn bản: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI 
Câu 1: Một mặt người bằng mười mặt của 
Câu 1: Một mặt người bằng mười mặt của 
* Nghệ thuật 
So sánh ( bằng) ; hoán dụ: mặt người ; nhân hóa: mặt của ; phép đối, gieo vần lưng: người-mười 
-> Nội dung: 
Đề cao giá trị của con người; con người quý hơn nhiều lần so với củ cải vật chất... 
=>Giá trị sử dụng: 
Tư tưởng, triết lí sống: đặt con người lên trên mọi thứ của cải; phê phán những người coi của hơn người... 
*Câu tương tự 
Người sống hơn đống vàng; Của đi thay người; Người ta là hoa đất... 
Câu 3: Đói cho sạch rách cho thơm 
Câu 3: Đói cho sạch, rách cho thơm. 
* Nghệ thuật 
Đối song song (đói – rách, sạch – thơm) , gieo vần sạch - rách 
-> Nội dung 
+ Nghĩa đen: Sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất sạch, chỉ những điều mà con người cần phải giữ gìn,vươn lên trong mọi hoàn cảnh ->Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ; dù rách vẫn phải giữ quần áo thơm tho, gọn gàng 
+ Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch; không vì nghèo khổ mà làm điều xấu, tội lỗi.. 
=> Giá trị sử dụng 
Khuyên con người sống tự trọng, nhân cách, Dù nghèo khổ thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch. Giáo dục con người phải có lòng tự trọng. 
* Câu tương tự: 
- Giấy rách phải giữ lấy lề,... 
II- Phân tích 
2. Tục ngữ về học tập, tu dưỡng 
Câu 5: Không thầy đố mày làm nên 
Câu 5: Không thầy đố mày làm nên 
* Nghệ thuật 
Lời thách đố, gieo vần: (Thầy – mày) 
-> Nội dung 
Vai trò quan trọng và công ơn của người thầy trong sự thành công của mỗi người 
=> Giá trị sử dụng 
Khuyên nhủ cần kính trọng và biết ơn thầy cô 
* Câu tương tự: 
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy 
II – Phân tích 
3. Tục ngữ về quan hệ ứng xử 
Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
* Nghệ thuật 
Ẩn dụ: (ăn quả) : người được thừa hưởng thành quả (Kẻ trồng cây) : chỉ người làm ra của cải 
-> Nội dung 
+ Nghĩa đen: Quả ngọt trái chín trên cây, người trồng trọt đã tốn chăm sóc để cây ra hoa, kết trái ->Hoa quả ta ăn đều do công sức người trồng cây mà có nên phải ghi nhớ công ơn. 
+ Nghĩa bóng: Khi được thừa hưởng thành quả nào đó thì ta phải nhớ đến công ơn của người đã gây dựng nên thành quả. 
=> Giá trị sử dụng 
Khuyên nhủ lối sống ân nghĩa thủy chung
Phê phán lối sống vô ơn, bội bạc 
* Câu tương tự hoặc trái nghĩ a với câu ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
* Câu đồng nghĩa 
- Uống nước nhớ nguồn 
* Câu trái nghĩa 
- Được chim bẻ ná, được cá quên ơn 
Qua cầu rút ván 
Ăn cháo đá bát... 
II – Phân tích 
3. Tục ngữ về quan hệ ứng xử 
Câu 8: Một cây làm chẳng nên non 
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao 
Câu 9: Một cây làm chẳng nên non 
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. 
* Nghệ thuật 
Hoán dụ: số từ: ( một- ba) ; 
Ẩn dụ: (một cây – một người) ; (ba cây – nhiều người) ;non, núi cao: việc lớn, khó khăn; lục bát; đối 
-> Nội dung 
+ Nghĩa đen: một cây đơn lẻ thì không thể làm nên rừng nhưng nhiều cây gộp lại sẽ thành rừng rậm, núi cao 
+ Nghĩa bóng: một người riêng lẻ thì không thể làm nên việc lớn nhưng nhiều người hợp sức lại sẽ giải quyết được khó khăn, trở ngại
 -> Khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết 
=> Giá trị sử dụng 
Giáo dục lối sống tập thể; lời khuyên về tinh thần đoàn kết; tránh những tiêu cực cá nhân 
* Câu tương tự 
Cả bè hơn cây nứa 
Hợp quần gây sức mạnh 
Góp gió thành bão 
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ 
III. Tổng kết 
Nghệ thuật 
Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ 
Ngắn gọn, hàm súc, có vần, nhịp... 
2. Nội dung 
Tôn vinh giá trị con người 
Đưa ra nhận xét, lời khuyên về những lối sống, phẩm chất mà con người cần có. 
Cảm ơn cô và các bạn học sinh đã lắng nghe 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_tap_2_bai_19_tuc_ngu_ve_con_nguoi_va.pptx