Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 55: Điệp Ngữ

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 55: Điệp Ngữ

VD1: Nhà em có một cái bàn, có một cái tủ. Nhà em có một cái giường, có một cái bếp. Nhà em có ba, có má, có chị em, anh em. Nhà em có rất nhiều thứ.

VD2: Con bò đang ăn cỏ. Con bò chợt ngẩng đầu lên. Con bò đột nhiên rống ò ò Con bò đó của gia đình em.

Cách lặp từ ngữ như vậy có gọi là điệp ngữ không? Vì sao?

ppt 34 trang bachkq715 3691
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 55: Điệp Ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 11Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáoVề dự giờ môn Ngữ Văn GạoKIỂM TRA MIỆNGCâu 1: Thế nào là thành ngữ? Giải nghĩa thành ngữ “mò kim đáy bể”. Câu 2: Nhìn hình, đoán thành ngữ?Câu 1: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Mò kim đáy bể (Việc làm khó khăn)ĐÁP ÁN GạoChuột sa chĩnh gạoTreo đầu dê, bán thịt chóCâu 2:NGỮ VĂN 7Tiết 55: ĐIỆP NGỮ Tiết 55: ĐIỆP NGỮI. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:1. Ví dụ:Khổ đầu:Trên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ:“Cục cục tác cục ta”Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơKhổ cuối:Cháu chiến đấu hôm nayVì lòng yêu Tổ quốcVì xóm làng thân thuộcBà ơi, cũng vì bàVì tiếng gà cục tácỔ trứng hồng tuổi thơ. Ở khổ đầu và khổ cuối bài thơ Tiếng gà trưa có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại?Việc lặp đi lặp lại từ ngữ như thế có tác dụng gì?Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:1. Ví dụ:Nghe: Nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa.Vì: Nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Tiết 55: ĐIỆP NGỮ?Cách lặp từ ngữ như vậy gọi là điệp ngữ. Vậy thế nào là điệp ngữ? Tác dụng của điệp ngữ?Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả 1 câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi điệp ngữ.VD1: Nhà em có một cái bàn, có một cái tủ. Nhà em có một cái giường, có một cái bếp. Nhà em có ba, có má, có chị em, anh em. Nhà em có rất nhiều thứ.VD2: Con bò đang ăn cỏ. Con bò chợt ngẩng đầu lên. Con bò đột nhiên rống ò ò Con bò đó của gia đình em.=> Đây không phải là điệp ngữ mà là lỗi lặp từ do thiếu vốn từ.?Cách lặp từ ngữ như vậy có gọi là điệp ngữ không? Vì sao? Cần phân biệt phép điệp ngữ với hiện tượng lặp từ – một loại lỗi thường mắc phải do vốn từ nghèo nàn. 2. Lưu ý:*Ghi nhớ 1: SGK/152 Bài tập 3: Theo em, trong đoạn văn sau, việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ có tác dụng biểu cảm hay không? Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loài hoa. Em trồng hoa cúc. em trồng hoa thược dược. Em trồng hoa đồng tiền. Em trồng hoa hồng. Em trồng cả hoa lay ơn nữa. Ngày phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ em. Em hái hoa tặng chị em. - Đoạn văn trong SGK lặp đi lặp lại một số từ ngữ không có tác dụng biểu cảm. Đó là lỗi lặp từ.- Chữa lại đoạn văn trên: “Phía sau nhà em có một mảnh vườn trồng rất nhiều hoa. Em trồng hoa cúc, thược dược, đồng tiền, hồng, lay ơn. Ngày phụ nữ quốc tế, em hái hoa tặng mẹ và chị em.” BÀI TẬP NHANHXác định và nêu tác dụng của điệp ngữ trong đoạn văn sau:a. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!...b. Buổi sáng mùa hè, sân trường ngập tràn sắc nắng. Nắng nhảy nhót trên những tán lá, nắng nhuộm vàng những sắc hoa, nắng đậu trên vai áo của cô, của bạn. Nắng làm bừng sáng lớp học, bừng sáng những gương mặt học trò.	a. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!...=> Ý nghĩa: Trong bất kì hoàn cảnh nào thì tre vẫn anh dũng, kiên cường. b. Buổi sáng mùa hè, sân trường ngập tràn sắc nắng. Nắng nhảy nhót trên những tán lá, nắng nhuộm vàng những sắc hoa, nắng đậu trên vai áo của cô, của bạn. Nắng làm bừng sáng lớp học, bừng sáng những gương mặt học trò.=> Ý nghĩa: Ánh nắng có mặt khắp nơi, tô điểm thêm cho cuộc sống.II. Các dạng điệp ngữ: So sánh điệp ngữ trong khổ đầu của bài “Tiếng gà trưa” với điệp ngữ trong hai đoạn thơ dưới đây, tìm đặc điểm của mỗi dạng?Khổ đầu:Trên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ:“Cục cục tác cục ta”Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ=> Điệp ngữ cách quãng. a/ Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách trắng mở tung trắng cả rừng chiều .... Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa Thương em, thương em, thương em biết mấy. (Phạm Tiến Duật) Điệp ngữ nối tiếp b/ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? b/ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)II. Các dạng điệp ngữ: Điệp ngữ cách quãng. Điệp ngữ nối tiếp. Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).*Ghi nhớ 2: SGK/152?Kể tên các dạng điệp ngữ? a. Điệp ngữ cách quãng: là phép điệp sắp xếp các từ ngữ được điệp giãn cách nhau, tạo ấn tượng nổi bật và tạo tính nhạc. b. Điệp ngữ nối tiếp: là phép điệp sắp xếp từ ngữ được điệp liên tiếp nhau, tạo ấn tượng mới mẻ, có tính chất tăng tiến.c. Điệp ngữ chuyển tiếp: là phép điệp mà từ ngữ được điệp nằm cuối câu trên chuyển xuống đầu câu dưới tiếp với nó, làm cho câu văn, câu thơ liền nhau để khắc sâu ấn tượng.III. Luyện tập:1. Bài tập 1: Tìm điệp ngữ và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? Đoạn 1: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập. (Hồ Chí Minh)Điệp ngữ:+ Dân tộc đã gan góc.+ Năm nay.+ Dân tộc đó phải được.=> Nhấn mạnh ý dân tộc ta phải được tự do, độc lập, xứng đáng được tự do, độc lập.Người ta đi cấy lấy công,Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm. Trông cho chân cứng đá mềm, Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng. (Ca dao)Người ta đi cấy lấy công,Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm. Trông cho chân cứng đá mềm, Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng. (Ca dao)Điệp ngữ: Đi cấy, trông.=> Nhấn mạnh sự lo lắng của người nông dân: mong mưa thuận gió hòa, thời tiết thuận lợi cho việc làm ruộng.Tìm điệp ngữ trong đoạn văn sau và nói rõ đấy lànhững dạng điệp ngữ gì?Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi.Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. Bài tập 2: Xa nhau: điệp ngữ cách quãng. Một giấc mơ:điệp ngữ chuyển tiếp.THẢO LUẬN NHÓMNghe bài đồng dao sau và tìm phép điệp ngữ có trong bài đồng dao đó?GÁNH GÁNH GỒNG GỒNGGánh gánh gồng gồngGánh gánh gồng gồngGánh sông gánh núiGánh củi gánh cànhGánh gánh gồng gồngGánh gánh gồng gồngTa chạy cho nhanhVề xây nhà bếpNấu nồi cơm nếpChia ra năm phầnMột phần cho mẹMột phần cho chaMột phần cho bàMột phần cho chịMột phần cho anhGánh gánh gồng gồngNHÌN HÌNH ĐỌC TỤC NGỮ, CA DAOChuồn chuồn bay thấp thì mưaBay cao thì nắng, bay vừa thì râm. Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.Thương thayThương thay thân phận con tằm,Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.Thương thay lũ kiến li ti,Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.Thương thay hạc lánh đường mây,Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.Thương thay con quốc giữa trời,Dầu kêu ra máu có người nào nghe.TRÒ CHƠINhìn tranh đoán nội dungNhững hình ảnh này tượng trưng cho các câu thơ trong một bài thơ. Hãy nêu tên và đọc thuộc bài thơ đó, tìm phép điệp ngữ có trong bài thơ?1234CẢNH KHUYATiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.- Điệp ngữ vòng.- Thể hịên sự trăn trở, lo lắng cho quê hương, đất nước của tác giả.CỦNG CỐĐiệp ngữ nào được sử dụng trong đoạn thơ sau:“Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấmNguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bôngNguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùngTrước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu” Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp.Điệp ngữ nào được sử dụng trong đoạn thơ sau:“Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấmNguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bôngNguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùngTrước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu”Đoạn văn sau mắc lỗi lặp từ hay sử dụng điệp ngữ?“Trong trí tưởng tượng của em, đó là một vùng đất của những sắc xanh. Màu xanh của cây lá. Xanh của núi rừng. Xanh trời. Xanh biển. Xanh dịu dàng. Xanh cuốn hút.” Điệp ngữ nối tiếp.Đoạn văn sau mắc lỗi lặp từ hay sử dụng điệp ngữ?“Trong trí tưởng tượng của em, đó là một vùng đất của những sắc xanh. Màu xanh của cây lá. Xanh của núi rừng. Xanh trời. Xanh biển. Xanh dịu dàng. Xanh cuốn hút.”DẶN DÒ- Viết đoạn văn ngắn có dùng điệp ngữ.- Nhận xét về cách sử dụng điệp ngữ trong đoạn văn đã học.- Chuẩn bị: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.Cảm ơn các em đã chăm chú lắng ngheChúc các em chăm ngoan, học giỏi

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_55_diep_ngu.ppt