Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 92: Ôn tập về văn nghị luận - Nghiêm Hải Chiến

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 92: Ôn tập về văn nghị luận - Nghiêm Hải Chiến

II. LUYỆN TẬP

Câu 3: Luận điểm chính trong bài “Chống nạn thất học” (sgk Ngữ văn 7 tập 2 trang 7) là gì?

A. Chống nạn thất học

B. Mỗi người đều có quyền được đi học.

C. Học tập giúp con người không bị tụt hậu.

D. Cả A,B,C đều sai

Câu 4: Trình từ lập luận nào đúng trong bài “Chống nạn thất học”?

A. Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học. – chống thất học bằng cách nào. – chống thất học để làm gì

B. Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học - chống thất học để làm gì - chống thất học bằng cách nào.

C. chống thất học bằng cách nào - Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học. - chống thất học để làm gì

D. chống thất học để làm gì - chống thất học bằng cách nào - Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học

 

pptx 10 trang bachkq715 3050
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 92: Ôn tập về văn nghị luận - Nghiêm Hải Chiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAY!Gíao viên thực hiện: Nghiêm Hải ChiếnLớp 7A1Tiết 92: ÔN TẬP VỀ VĂN NGHỊ LUẬNI. LÝ THUYẾT1. Khái niệm2. Đặc điểm-Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó: Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.-Trong đời sống, văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, phát biểu ý kiến trên báo chí.... -Mỗi bài văn nghị luận đều phải có: +)Luận điểm. +)Luận cứ. +)Lập luận.Tiết 92: ÔN TẬP VỀ VĂN NGHỊ LUẬNII. LUYỆN TẬPCâu 1: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận ?A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh độngB. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó.C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.D. ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu nên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vẫn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa.Câu 2: Tìm trong số những câu tục ngữ sau những câu nào không nói về thiên nhiên và lao động sản xuất.1. Trăng mờ tốt lúa nỏTrăng tỏ tốt lúa sâu.2. Ruộng không phân như thân không của.3. Lợn đói một đêm không bằng tằm đói một bữa.4. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.5. Mồm gầu dai, tai lá mít, đít lồng bàn.6. Có cứng mới đứng đầu gió.7. Nực cười châu chấu đá xe,Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng.8. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.9. Một lượt tát, một bát cơm.Tiết 92: ÔN TẬP VỀ VĂN NGHỊ LUẬNII. LUYỆN TẬPCâu 3: Luận điểm chính trong bài “Chống nạn thất học” (sgk Ngữ văn 7 tập 2 trang 7) là gì?A. Chống nạn thất họcB. Mỗi người đều có quyền được đi học.C. Học tập giúp con người không bị tụt hậu.D. Cả A,B,C đều saiCâu 4: Trình từ lập luận nào đúng trong bài “Chống nạn thất học”?A. Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học. – chống thất học bằng cách nào. – chống thất học để làm gìB. Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học - chống thất học để làm gì - chống thất học bằng cách nào.C. chống thất học bằng cách nào - Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học. - chống thất học để làm gìD. chống thất học để làm gì - chống thất học bằng cách nào - Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất họcTiết 92: ÔN TẬP VỀ VĂN NGHỊ LUẬNII. LUYỆN TẬPCâu 5: Hãy giải thích câu: “Thất bại là mẹ thành công”.Câu 6: Hãy giải thích câu: “Uống nước nhớ nguồn”.BÀI THAM KHẢO:Thất bại là mẹ thành công. động. Chuyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần hai mươi năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá học của một người cha. Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ. Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày tám tháng ba. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ. Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được? Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi nhiệm vụ một lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công bị trì hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với nhiệm vụ hai, nhiệm vụ ba. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công. Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc BÀI THAM KHẢO:Uống nước nhớ nguồnthể tìm thấy những biểu hiện sinh động phong phú của đạo lý “uống nước nhớ nguồn ”trên đất nước ta . Nhớ nguồn không chỉ là biết ơn, giữ gìn, bảo vệ thành quả đã có mà bản thân mỗi người cần cố gắng cống hiến, bổ sung thêm những thành quả mới cho “nguồn nước” dân tộc luôn tràn đầy và bất diệt. Có như vậy mới phát huy được tinh hoa truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, làm cho xã hội ngày một phát triển. Đó mới là nhớ nguồn một cách thiết thực. Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta chưa làm ra của cải vất chất, tinh thần cho xã hội, do đó hãy bày tỏ lòng biết ơn chân thành với cha mẹ, thầy cô bằng lời nói, việc làm cụ thể của mình: phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội sau này . Câu tục ngữ không chỉ là lời khuyên dạy, nó còn là lời nhắc nhở sâu sắc, thấm thía đối với những kẻ vô ơn,“khỏi vòng cong đuôi”,“qua cầu rút ván”,“khỏi rên quên thầy”. Mạch nguồn trong trẻo của truyền thồng ân nghĩa thuỷ chung sẽ có một ngày làm cho những trái tim lầm đường thức tỉnh ! Lòng biết ơn thực sự là một nét truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc song nó không tự nhiên mà có. Nó là kết quả của quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài của con người.Có lẽ bởi vậy mà tự thủơ ấu thơ, lời ru thấm đượm ân tình của bà của mẹ đã gieo mầm ân nghĩa:“Công cha nghĩa mẹ ơn thầyNghĩ sao cho bõ những ngày ước ao ” Trải qua nghìn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã đúc kết được vô vàn truyền thống tốt đẹp qua những câu tục ngữ ngắn gọn mà đi hết đời, chúng ta cũng không học hết được những điều hay lẽ phải ấy. Một trong những truyền thống quý báu được thể hiện qua câu tục ngữ hàm súc: "Uống nước nhớ nguồn". Trước hết ta phải hiểu nội dung câu tục ngữ là như thế nào. “Uống nước” chính là sự hưởng thụ những thành quả vật chất và tinh thần; “Nhớ nguồn” là sự tri ân, giữ gìn phát huy những thành quả của người làm ra chúng. Như vậy cả câu tục ngữ là lời khuyên, lời dạy bảo chúng ta phải biết ơn thế hệ cha anh và phát huy những thành quả của họ . Thật vậy, thành quả không tự nhiên mà có. Đất nước hoà bình mà chúng ta sống hôm nay được đổi bằng sinh mạng của biết bao người ngã xuống. Bởi vậy ta không được phép quên tổ tiên, nòi giống và những người đã chiến đấu, hy sinh bảo vệ quê hương. Cha mẹ, ông bà người thân đã sinh ra ta, nuôi dưỡng ta khôn lớn, thầy cô dạy dỗ ta học hành trở nên người có ích cho xã hội. Tất cả đều là “nguồn”để ta phải nhớ, phải tri ân. Lòng biết ơn là cở sở của đạo làm người. Một xã hội chỉ thực sự tốt đẹp khi được xây dựng vững vàng trên nền tảng đạo lý. Trên khắp đất nước Việt Nam lòng biết ơn thể hiện ở việc xây dựng các đền, miếu, chùa chiền phụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước. Trong mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng. Nhiều năm nay, cả nước dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và những gia đình có công với cách mạng. Đến bất kỳ nơi nào cũng cóGIỜ HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC!

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_92_on_tap_ve_van_nghi_luan_nghi.pptx