Câu hỏi ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2019-2020
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Hãy chọn chữ cái đứng trước kết quả mà em cho là đúng
Câu 1. Mắt, mũi của ếch nằm ở vị trí cao trên đầu có tác dụng:
A.bảo vệ mắt, mũi;
B. giúp ếch lấy được ôxy trong không khí và tăng khả năng quan sát khi bơi;
C. giúp sự hô hấp trên cạn; D. giúp ếch lấy được ô xy trong không khí.
Câu 2. Lớp mỡ dưới da của động vật lớp Thú có vai trò:
A.xúc giác B. giữ nhiệt; C. cảm giác; D. giảm nhiệt.
Câu 3. Vai trò của chim trong tự nhiên là:
A.giúp thụ phấn cho cây , phát tán quả và hạt ; B. cung cấp thực phẩm ;
C. làm cảnh; D. làm đồ trang trí.
Câu 4. Đại diện dưới đây được xếp vào thú Guốc là :
A.trâu, bò, dê ; B. hổ, trâu, bò ; C. trâu, thỏ, tê giác ; D. ngựa, voi, chuột.
Câu 5. Vành tai của thỏ lớn và dài, cử động được mọi chiều, có chức năng :
A.chống trả kẻ thù ; B. định lượng âm thanh;
C. tham gia bắt mồi ; D. định hướng cơ thể khi chạy.
Câu 6: Gà, vịt, ngan, ngỗng thuộc nhóm chim
A.chim bay; B. chim bơi; C. chim chạy; D. cả ba nhóm.
Câu 7: Ếch đồng, cóc, nhái, ễnh ương thuộc bộ
A.bộ Lưỡng cư có đuôi; B. bộ Lưỡng cư không đuôi;
C.bộ Lưỡng cư không chân; D. cả ba bộ trên.
Câu 8. Cá chép hô hấp bằng:
A. mang; B. phổi; C. da; D. ống khí.
Câu 9. Tim ếch có mấy ngăn?
A.1 ngăn; B. 2 ngăn; C. 3 ngăn; D. 4 ngăn.
Câu10 . Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp có tác dụng:
A.giảm sức cản của nước; B. giữ ấm cơ thể;
C. để thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang;
D. giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước.
Câu11. Các bộ phận của hệ thần kinh cá chép bao gồm:
A.não và các dây thần kinh; B. tủy sống và các dây thần kinh;
C. não và tủy sống; D. não, tủy sống và các dây thần kinh.
Câu 12. Lớp Cá, lớp Ếch nhái và lớp Bò sát giống nhau ở chỗ:
A.thụ tinh ngoài; B. thụ tinh trong;
C.môi trường sống; D.chúng là động vật biến nhiệt.
Câu 13: Đặc điểm nào sao đây không liên quan đến hô hấp của ếch đồng?
A. Xuất hiện phổi; B. Cử động hô hấp nhờ sự nâng hạ thềm miệng;
C. Da trần ẩm ướt, có hệ mao mạch dày đặc; D. Xuất hiện lồng ngực.
Câu 14: Máu đi nuôi cơ thể ếch đồng là
A. máu đỏ tươi; B. máu đỏ thẫm; C. máu pha; D. bạch huyết.
Câu 15: Cóc nhà đi kiếm ăn chủ yếu vào thời gian nào trong ngày?
A. Ban đêm; B. Ban ngày; C.Cả ngày và đêm; D. Chiều và đêm.
Câu 16: Đặc điểm chung của nhóm chim chạy là
A. cánh dài, khỏe; có lông nhỏ, ngắn, dày và không thấm nước;
B. có dáng đứng thẳng, chân ngắn có màng bơi;
C. cánh ngắn, yếu; chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón;
D. cánh phát triển, chân có 4 ngón.
Câu 17: Đặc điểm chung của nhóm chim bay là
A. cánh dài, khỏe; có lông nhỏ, ngắn, dày và không thấm nước;
B. có dáng đứng thẳng, chân ngắn có màng bơi;
C. cánh ngắn, yếu; chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón;
D. cánh phát triển, chân có 4 ngón.
Câu 18: : Đặc điểm chung của nhóm chim bơi là
A. cánh dài, khỏe; có lông nhỏ, ngắn, dày và không thấm nước; chân ngắn có màng bơi;
B. cánh ngắn, tròn; chân to, móng cùn;
C. cánh ngắn, yếu; chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón;
D. cánh phát triển, chân có 4 ngón.
Câu 19: Chi trước của Dơi có đặc điểm gì?
A. Biến đổi thành cánh; B. Biến đổi thành cánh da;
C. Biến đổi thành vây bơi; D. Bình thường.
Câu 20: Cá voi sống chủ yếu ở đâu?
A. Biển ôn đới và biển lạnh; B. Biển nhiệt đới;
C. Biển có nồng độ muối cao; D. Chỉ ở biển ôn đới.
Câu 21: Bộ Ăn sâu bọ có đặc điểm gì đặc trưng nhất?
A. Mõm dài kéo thành vòi ngắn; B. Răng nhọn, răng hàm cũng có 3 – 4 mấu nhọn;
C. Thị giác kém phát triển nhưng khứu giác rất phát triển;
D. Có lông xúc giác dài ở trên mõm.
Câu 22: Trong những động vật sau, loài nào sống đơn độc?
A. Khỉ.; B. Vượn; C. Đười ươi; D. Tinh tinh.
CÂU HỎI ÔN TẬP HKII, Năm học: 2019-2020 Môn: SINH 7 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Hãy chọn chữ cái đứng trước kết quả mà em cho là đúng Câu 1. Mắt, mũi của ếch nằm ở vị trí cao trên đầu có tác dụng: A.bảo vệ mắt, mũi; B. giúp ếch lấy được ôxy trong không khí và tăng khả năng quan sát khi bơi; C. giúp sự hô hấp trên cạn; D. giúp ếch lấy được ô xy trong không khí. Câu 2. Lớp mỡ dưới da của động vật lớp Thú có vai trò: A.xúc giác B. giữ nhiệt; C. cảm giác; D. giảm nhiệt. Câu 3. Vai trò của chim trong tự nhiên là: A.giúp thụ phấn cho cây , phát tán quả và hạt ; B. cung cấp thực phẩm ; C. làm cảnh; D. làm đồ trang trí. Câu 4. Đại diện dưới đây được xếp vào thú Guốc là : A.trâu, bò, dê ; B. hổ, trâu, bò ; C. trâu, thỏ, tê giác ; D. ngựa, voi, chuột. Câu 5. Vành tai của thỏ lớn và dài, cử động được mọi chiều, có chức năng : A.chống trả kẻ thù ; B. định lượng âm thanh; C. tham gia bắt mồi ; D. định hướng cơ thể khi chạy. Câu 6: Gà, vịt, ngan, ngỗng thuộc nhóm chim A.chim bay; B. chim bơi; C. chim chạy; D. cả ba nhóm. Câu 7: Ếch đồng, cóc, nhái, ễnh ương thuộc bộ A.bộ Lưỡng cư có đuôi; B. bộ Lưỡng cư không đuôi; C.bộ Lưỡng cư không chân; D. cả ba bộ trên. Câu 8. Cá chép hô hấp bằng: mang; B. phổi; C. da; D. ống khí. Câu 9. Tim ếch có mấy ngăn? A.1 ngăn; B. 2 ngăn; C. 3 ngăn; D. 4 ngăn. Câu10 . Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp có tác dụng: A.giảm sức cản của nước; B. giữ ấm cơ thể; C. để thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang; D. giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước. Câu11. Các bộ phận của hệ thần kinh cá chép bao gồm: A.não và các dây thần kinh; B. tủy sống và các dây thần kinh; C. não và tủy sống; D. não, tủy sống và các dây thần kinh. Câu 12. Lớp Cá, lớp Ếch nhái và lớp Bò sát giống nhau ở chỗ: A.thụ tinh ngoài; B. thụ tinh trong; C.môi trường sống; D.chúng là động vật biến nhiệt. Câu 13: Đặc điểm nào sao đây không liên quan đến hô hấp của ếch đồng? Xuất hiện phổi; B. Cử động hô hấp nhờ sự nâng hạ thềm miệng; Da trần ẩm ướt, có hệ mao mạch dày đặc; D. Xuất hiện lồng ngực. Câu 14: Máu đi nuôi cơ thể ếch đồng là máu đỏ tươi; B. máu đỏ thẫm; C. máu pha; D. bạch huyết. Câu 15: Cóc nhà đi kiếm ăn chủ yếu vào thời gian nào trong ngày? Ban đêm; B. Ban ngày; C.Cả ngày và đêm; D. Chiều và đêm. Câu 16: Đặc điểm chung của nhóm chim chạy là cánh dài, khỏe; có lông nhỏ, ngắn, dày và không thấm nước; có dáng đứng thẳng, chân ngắn có màng bơi; cánh ngắn, yếu; chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón; cánh phát triển, chân có 4 ngón. Câu 17: Đặc điểm chung của nhóm chim bay là cánh dài, khỏe; có lông nhỏ, ngắn, dày và không thấm nước; có dáng đứng thẳng, chân ngắn có màng bơi; cánh ngắn, yếu; chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón; cánh phát triển, chân có 4 ngón. Câu 18: : Đặc điểm chung của nhóm chim bơi là cánh dài, khỏe; có lông nhỏ, ngắn, dày và không thấm nước; chân ngắn có màng bơi; cánh ngắn, tròn; chân to, móng cùn; cánh ngắn, yếu; chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón; cánh phát triển, chân có 4 ngón. Câu 19: Chi trước của Dơi có đặc điểm gì? A. Biến đổi thành cánh; B. Biến đổi thành cánh da; C. Biến đổi thành vây bơi; D. Bình thường. Câu 20: Cá voi sống chủ yếu ở đâu? A. Biển ôn đới và biển lạnh; B. Biển nhiệt đới; C. Biển có nồng độ muối cao; D. Chỉ ở biển ôn đới. Câu 21: Bộ Ăn sâu bọ có đặc điểm gì đặc trưng nhất? A. Mõm dài kéo thành vòi ngắn; B. Răng nhọn, răng hàm cũng có 3 – 4 mấu nhọn; C. Thị giác kém phát triển nhưng khứu giác rất phát triển; D. Có lông xúc giác dài ở trên mõm. Câu 22: Trong những động vật sau, loài nào sống đơn độc? A. Khỉ.; B. Vượn; C. Đười ươi; D. Tinh tinh. II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 23. Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh. Câu 24. Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới nóng. Câu 25. Các biện pháp để duy trì đa dạng sinh học. Câu 26. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Trình bày ưu điểm và hạn chế của đấu tranh sinh học? Câu 27: Kể tên các lớp trong ngành Động vật có xương sống thích nghi với đời sống ở cạn. Câu 28. Hãy trình bày đặc điểm chung của lớp Chim. Câu 29. Nêu vai trò của lớp Bò sát. Câu 30: Trình bày đặc điểm chung của lớp Thú. Câu 31: Nêu vai trò của Chim. Câu 32: So sánh sinh sản vô tính với sinh sản hữu tính ở động vật. Câu 33: Kể tên các loài Bò sát mà em biết (kể ít nhất là 4 đại diện). HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP HKII, SINH 7 II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 23. Cấu tạo: Bộ lông dày Mỡ dưới da dày Lông màu trắng (mùa đông) Tập tính: Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét. Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ. Câu 24 Cấu tạo: Chân dài Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày Bướu mỡ lạc đà Màu lông nhạc giống màu cát Tập tính: Mỗi bước nhảy cao và xa Di chuyển bằng cách quăng thân Hoạt động về đêm Khả năng đi xa Khả năng nhịn khát giỏi Chui rúc vào sâu trong cát Câu 25 Các biện pháp để duy trì đa dạng sinh học: Cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật, đầy mạnh các biện pháp chống ơ nhiễm môi trường. Câu 26: -Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật hại gây ra. * Ưu điểm: - Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại - Tránh ô nhiễm môi trường * Nhược điểm: -Đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định. Câu 27. Lớp Lưỡng cư, lớp Bò sát, lớp Chim và lớp Thú Câu 28. -Mình có lông vũ bao phủ. - Chi trước biến đổi thành cánh - Có mỏ sừng - Có mạng ống khí; có túi khí tham gia vào hô hấp - Có hiện tượng thở kép - Tim bốn ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể - Trứng lớn có vỏ đá vôi - Được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ - Là động vật hằng nhiệt. - Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại Câu 29. Lợi ích: Có ích cho nông nghiệp: diệt sâu hại, diệt chuột Có giá trị thực phẩm: baba, rùa Làm dược phẩm: rắn, trăn Làm sản phẩm mĩ nghệ: vảy đồi mồi, da (trăn, rắn, cá sấu ) Tác hai: Gây độc cho người: rắn, Câu 30. Đặc điểm chung của thú là: Có hiện tượng thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ Có bộ lông mao bao phủ cơ thể Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm Tim 4 ngăn Bộ não phát triển Thú là động vật hằng nhiệt Câu 31. Vai trò của chim là: Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm gây hại cho nông nghiệp Cung cấp thực phẩm: gia cầm Làm cảnh: chim cu gáy, chìa vôi Làm chăn, đệm: lông vịt, ngan ngỗng Làm đồ trang trí: lông đà điểu Huấn luyện để săn mồi: chim ưng, đại bang Phục vụ du lịch, săn bắt: vịt trời, ngỗng trời Câu 32. Giống nhau: Đều tạo ra thế hệ mới Khác nhau: Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính - Số cá thể tham gia sinh sản: 1 (mẹ) - Con giống hệt như mẹ - Không đa dạng di truyền - Sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái - Số cá thể tham gia sinh sản: 2 (bố, mẹ) - Con có nhiều điểm sai khác với bố mẹ - Đa dạng di truyền - Sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái Câu 33 - Thằn lằn bóng đuôi dài, rắn nước, rùa, cá sấu Xiêm (HS có thể kể các đại diện khác) - Hết –
Tài liệu đính kèm:
- cau_hoi_on_tap_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2019_202.docx