Đề cương Lịch sử Lớp 7

Đề cương Lịch sử Lớp 7

Câu 1. Xã hội phong kiến châu Âu đã được hình thành như thế nào? Tính chất của nhà nước châu Âu và phương Đông khác nhau như thế nào? Khái niệm: Lãnh địa phong kiên.

 - Thế kỉ V, các bộ tộc Giec man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây. Các tướng lĩnh quân sự và quí tộc chiếm ruộng đất của chủ nô, trở nên quyền thế và giàu có, gọi là lãnh chúa. Nô lệ và nông dân thành nông nô. Hình thành xã hội phong kiến châu Âu

- Tính chất nhà nước châu Âu là nhà nước phong kiến phân quyền còn phương Đông là nhà nước phong kiến tập quyền

- Lãnh địa phong kiến là những vùng đất rộng lớn mà các nhà quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng biến thành của riêng mình

-Mỗi lãnh chúa phong kiế có một lãnh địa riêng

-Đặc điểm trong lãnh địa:- Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp ( khép kín)

 - Cư dân: Lãnh chúa và nông nô ( Nông nô phụ thuộc hoàn toàn LC

Câu 2.a, Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:

- Do yêu cầu phát triển của sản xuất, các thương nhân châu Âu cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.

- Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu. là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.

 

docx 4 trang bachkq715 4590
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Lịch sử Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 7
Câu 1. Xã hội phong kiến châu Âu đã được hình thành như thế nào? Tính chất của nhà nước châu Âu và phương Đông khác nhau như thế nào? Khái niệm: Lãnh địa phong kiên.
 - Thế kỉ V, các bộ tộc Giec man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây. Các tướng lĩnh quân sự và quí tộc chiếm ruộng đất của chủ nô, trở nên quyền thế và giàu có, gọi là lãnh chúa. Nô lệ và nông dân thành nông nô. Hình thành xã hội phong kiến châu Âu
- Tính chất nhà nước châu Âu là nhà nước phong kiến phân quyền còn phương Đông là nhà nước phong kiến tập quyền
- Lãnh địa phong kiến là những vùng đất rộng lớn mà các nhà quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng biến thành của riêng mình 
-Mỗi lãnh chúa phong kiế có một lãnh địa riêng
-Đặc điểm trong lãnh địa:- Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp ( khép kín)
 - Cư dân: Lãnh chúa và nông nô ( Nông nô phụ thuộc hoàn toàn LC
Câu 2.a, Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:
- Do yêu cầu phát triển của sản xuất, các thương nhân châu Âu cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.
- Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.
- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.
b, Những cuộc phát kiến lớn về địa lý:
- B. Đi.a xơ - 1487- vòng qua điểm cực Nam châu Phi
- Va- Cô đơ Ga ma - 1498- cập bến Ca-li- út phía Tây Nam Ấn Độ
- Cô lôm bô - 1492- tìm ra châu Mĩ
- Ph. Ma gien lan đi vòng quanh Trái đất từ năm1519-1522
c, Kết quả: thương nghiệp châu Âu phát triển - GCTS chiếm được nguyên liệu vàng bạc, đất đai ở các châu
d, Những cuộc phát kiến địa lí đã tác động đến xã hội châu Âu.
- Góp phần thúc đẩy thương nghiệp phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ cùng những vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.
⟹ Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản ở châu Âu.
- Hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa là tư sản và vô sản ở châu Âu.
Câu 3. Sự hình thành CNTB ở châu Âu:
- quý tộc thương nhân giàu lên nhanh chóng nhờ cướp bóc của cải, tài nguyên của nước thuộc địa.
- nông dân bị bần cùng hoá
- các nhà tư sản mở rộng sản xuất kinh doanh-> xuất hiện công trường thủ công 
- hình thành 2 giai cấp: Tư sản (chủ xưởng, chủ đồn điền, thương nhân) – vô sản (những người làm thuê)- quan hệ SX TBCN đã được hình thành trong lòng XHPK.
Câu 4 Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á đã hình thành và phát triển như thế nào? Hiện nay các nước Đông Nam Á đều đứng chung trong 1 tổ chức gì?
Niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX
Thời gian
Nội dung
Đầu Công nguyên đến thế kỉ X
Thời kì hình thành và phát triển của các vương quốc cổ như: Vương quốc Cham-pa ở vùng Trung Bộ Việt Nam, vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Công, các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và trên các đảo của In-đô-nê-xi-a.
Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII
Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến: Quốc gia Đại Việt, Cham-pa, thời kì Ăng-co huy hoàng của Cam-pu-chia, vương quốc Pa-gan (Mi-an-ma), 
Nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX
Các quốc gia Đông Nan Á bước vào thời kì suy yếu.
Từ giữa thế kỉ XIX
Lần lượt các quốc gia Đông Nam Á trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
*Hiện nay các nước Đông Nam Á đều đứng chung trong tổ chức ASEAN.
Câu 5 Thành tựu thời kì Ang-co
- Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì Ăng-co.
- Sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội:
+ Các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co đã thi hành nhiều biện pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp.
+ Sử dụng vũ lực để mở rộng lãnh thổ về phía Đông, sang vùng hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan ngày nay) và vùng trung lưu sông Mê Công (Lào hiện nay).
+ Kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng như: Ăng-co Vát, Ăng-co Thom, 
 Câu 6. Những thành tựu lớn về văn hóa và khoa học kỹ thuật của người Trung Quốc thời phong kiến ?
Trung Quốc thời phong kiến đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về văn hóa, khoa học - kĩ thuật và có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước láng giềng.
* Về tư tưởng:
- Nho giáo: Giữ vai trò quan trọng. Trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.
- Phật giáo: Thịnh hành nhất là vào thời Đường. Phật giáo cũng được tôn sùng, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và cử các nhà sư đi tìm hiểu về đạo Phật tại Ấn Độ.
* Văn học:
- Có nhiều thể loại như: Thơ, tiểu thuyết, 
- Với nhiều tên tuổi, tác phẩm nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, 
* Lịch sử:
- Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học nổi tiếng có từ thời Hán.
- Các quan chép sử của Trung Quốc đã ghi chép, biên soạn được nhiều bộ sử đồ sộ khác như Hán thư, Đường thư, Minh sử, 
* Về khoa học - kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng (Tứ đại phát minh): giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới. - Bên cạnh đó các kỷ thuật trong các ngành: đóng tàu (có bánh lái, khai mỏ, luyện kim đều có đóng góp to lớn của người Trung Quốc 
* Về nghệ thuật, kiến trúc: Có nhiều công trình đặc sắc: Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động,... còn được lưu giữ đến ngày nay.
Khái niệm: Chế độ quân chủ là thể chế nhà nước do vua đứng đầu.
- Chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ mà quyền lực tâp trung tuyệt đối, tối cao, vô hạn trong tay một người (vua- hoàng đế - Thiên tử...) mọi người phải phục tùng tuyệt đối.
 Câu 7 Nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường ?
* Chính sách đối nội 
- Cử người cai quản các địa phương - Mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài
- Giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân
* Chính sách đối ngoại 
- Tiến hành gây chiến tranh xâm lược để mở rộng bờ cõi
* Sự thịnh vượng của thời Đường được biểu hiện như thế nào?
Kinh tế: sản xuất nông nghiệp phát triển
- Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.
- Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
* Chính trị:
- Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.
- Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
* Xã hội: ổn định, đời sống nhân dân ấm no.
* Đối ngoại: với tiềm lực về kinh tế và quân sự: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.
⟹ Đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.
Câu 8. So sánh sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến Phương Đông và Phương Tây
* Giống nhau - Cơ sở kinh tế chủ yếu: nông nghiệp
 - Xã hội có hai giai cấp: Thống trị - bị trị
 - Giai cấp thống trị có cuộc sống sung sướng dựa vào bóc lột địa tô
* Khác nhau: 
XHPK Phương đông
XHPK Châu Âu
Thời gian hình thành
Hình thành sớm (TCN)
- Hình thành muộn (TK V)
Giai cấp
Hai giai cấp: Địa chủ - nông dân lĩnh canh
- Hai giai cấp: Lãnh chúa – nông nô
Quá trình phát triển
Phát triển chậm, suy vong kéo dài
- Phát triển nhanh, suy vong nhanh
Bản chất nền KT
- Nông nghiệp mở rộng
- Nông nghiệp khép kín
LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 1 Những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước
- Chọn Cổ Loa làm kinh đô.
- Bỏ chức Tiết độ sứ của chính quyền phương Bắc, thiết lập một bộ máy cai trị mới từ trung ương đến địa phương, quy định các lễ nghi trong triều và màu sắc trang phục của quan lại các cấp.
Câu 2. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước như thế nào? Các em đã học tập được gì về thời niên thiếu của Đinh Bộ Lĩnh?
Đinh Bộ Lĩnh là con ông Đinh Công Trứ, ở Hoa Lư (Ninh Bình)
Nhờ nhân dân ủng hộ, Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ, lần lược tiến đánh các sứ quân khác, đánh đâu thắng đấy, được nhân dân tôn là Vạn Thắng Vương
Năm 967 đất nước thống nhất, yên bình
Em đã học được từ Đinh Bộ Lĩnh lòng yêu nước, trí thông minh, anh dũng, tuổi nhỏ nhưng có ý chí lớn, muốn làm nhiều việc giúp ích cho đất nước
Câu 3. Tóm tắt cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn năm 981?
a. Hoàn cảnh lịch sử:
 Cuối năm 979 nhà Đinh rối loạn quân Tống xâm lược.
b. Diễn biến:
- Đầu năm 981, quân Tống tiến theo 2 đường: thuỷ và bộ do Hầu Nhân Bảo chỉ huy.
- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến.
- Ông cho quân đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng để chặn quân thuỷ của địch. Nhiều trận chiến đấu diễn ra ác liệt. Cuối cùng quân thủy bị đánh lui.
-Trên bộ, quân ta chặn đánh quân Tống quyết liệt, không kết hợp được với quân thủy nên quân Tống bị tổn thất nặng nề, buộc phải rút quân về nước.
c. Kết quả, ý nghĩa:
- Cuộc kháng chiến thắng lợi.
- Ý nghĩa
+ Chiến thắng biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta.
+ Chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt.
Câu 4.
a, Tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh – Tiền Lê:
- Ruộng đất trong nước nói chung thuộc quyền sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng chia đều ruộng đất cho nhau để cày cấy.
- Tổ chức lễ cày Tịch điền hàng năm để khuyến khích nhân dân sản xuất.
- Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng.
- Nhà nước chú ý vấn đề trị thủy, đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, vừa thuận lợi cho việc đi lại vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng.
- Nghề trồng dâu nuôi tằm cũng được khuyến khích.
=> Mùa lúa các năm 987, 989 đều tươi tốt, được mùa liên tục. Nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển
b,Thủ công nghiệp:
- Thủ công nghiệp nhà nước:
+ Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước, chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan.
+ Tập trung nhiều thợ giỏi, lành nghề trong các xưởng đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo, xây dựng cung điện, chùa chiền, 
- Thủ công nghiệp nhân dân: Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển như nghề dệt lụa, kéo tơ, làm giấy, làm đồ gốm, 
 c,Thương nghiệp:
- Nhà nước cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước.
- Có sự giao lưu, buôn bán với nước ngoài, nhất là với Trung Quốc.
- Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành ở các địa phương.
d, Đời sống xã hội và văn hóa nước Đại Cồ Việt có nhiều thay đổi, tiêu biểu là:
- Các nhà sư được nhà nước trọng dụng, nhân dân kính trọng, chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi, thể hiện sự phát triển thịnh trị của đạo Phật.
- Vùng nào cũng có lò luyện võ, trai gái đều chuộng võ, ca hát, nhảy múa phát triển, các lễ hội được tiếp tục phát huy. Đây là bước tiến quan trọng trong đời sống xã hội và văn hóa Đại Cồ Việt.
Câu hỏi tương tự: Nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển là do các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của nhà nước như:
- Trong nông nghiệp: tổ chức lễ cày “tịch điền”, khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích đất trồng trọt, các công việc trị thủy, bảo vệ sức kéo, 
- Trong thủ công nghiệp: mở một số xưởng thủ công nhà nước, tập trung thợ giỏi trong nước về. Khuyến khích các nghề thủ công cổ truyền phát triển. Do đó, sản phẩm không những tăn về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng.
- Thương nghiệp: tạo điều kiện cho thuyền buôn các nước vào nước ta trao đổi buôn bán, đặc biệt là biên giới Việt - Tống, mở mang đường xá, thống nhất tiền tệ,...
Câu 5 Sự thành lập nhà Lý?
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi và năm 1009 thì qua đời.
- Triều thần chán ghét nhà Lê đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập.
- 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô ra Đại La, đổi tên thành là Thăng Long.
- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.
- Xây dựng bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương.
 + Vua đứng đầu nắm giữ mọi quyền hành, theo chế độ cha truyền con nối.
 + Giúp việc cho vua là các đại thần, các quan văn võ.
 + Ở địa phương: cả nước chia làm 24 lộ, phủ; dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.
Câu 6. 
a, Để củng cố quốc gia thống nhất, nhà Lý đã:
- Tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương chặt chẽ. 
- Ban hành luật Hình thư, cũng cố và xây dựng quân đội vững mạnh.
- Thi hành các chính sách mềm dẻo, linh hoạt đối với các tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng.
b, Em hãy trình bày về luật pháp- quân đội- ngoại giao thời Lý ?
* Luật pháp: Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ Hình thư. Nội dung: Bảo vệ nhà vua và cung điện; xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân; nghiêm cấm giết mổ trâu bò, bảo vệ sản xuât nông nghiệp; xử phạt nghiêm khắc những kẻ phạm tội.
* Quân đội: Gồm có cấm quân và quân địa phương. Nhà Lý thi hành chính sách ngụ binh ư nông. Quân bộ và quân thuỷ - kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo; vũ khí đa dạng: giáo mác cung nỏ, máy bắn đá...
* Nêu chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý?
- Đối nội:
 + Củng cố khối đoàn kết dân tộc: gả công chúa, ban tước cho các tù trưởng miền núi
 + Kiên quyết trấn áp những kẻ muốn tách khỏi Đại Việt.
- Đối ngoại: thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo:
 + Đặt quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Tống, Cham-pa.
 + Kiên quyết dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa.
=> tác dụng: củng cố quốc gia thống nhất, tạo điều kiện bảo vệ và xây dựng đất nước lâu dài.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_lich_su_lop_7.docx